Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

TNS John McCain và những lần gặp gỡ giới tranh đấu tại Việt Nam - EFA

Cuộc gặp của TNS với các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội năm 2015
Cuộc gặp của TNS với các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội năm 2015
 Courtesy US Embassy in Hanoi
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền, người từng gặp gỡ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tại Hà Nội nói rằng, ông tiếc thương trước sự ra đi của “người có nhiều mối thiện cảm với Việt Nam” và mong vị TNS này sẽ an nghỉ sau khoảng thời gian hoạt động chính trị không mệt mỏi. Thượng Nghị Sĩ Mỹ John McCain qua đời vào lúc 4 giờ 28 phút ngày 25/8/2018 tại nhà của mình ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ - tiểu bang mà ông đại diện ở Thượng Viện, hưởng thọ 81 tuổi.
Cuộc gặp vào tháng 5 năm 2015<!>
Thượng nghị sĩ John McCain từng viếng thăm Việt Nam rất nhiều lần và có ít nhất 2 lần gặp gỡ những nhà tranh đấu tại Hà Nội trong thời gian gần đây để tìm hiểu về tình trạng nhân quyền ở quốc gia độc đảng này. 
Hồi tháng 5/2015, trong chuyến thăm 2 ngày đến Hà Nội ngoài cuộc gặp các nguyên thủ lúc bấy giờ như các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, Thượng nghị sĩ John McCain và 2 vị TNS khác còn dành thời gian để gặp các nhà hoạt động như nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, luật gia Nguyễn Đình Hà, ông Nguyễn Chí Tuyến và luật sư Trần Thu Nam.
Khi nghe vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì ông thể hiện sự xúc động, đồng cảm với những gì người dân Việt đang phải trải qua. - Nguyễn Đình Hà
Luật gia Nguyễn Đình Hà thuật lại với Đài Á Châu Tự Do về cuộc gặp mà ông cho rằng “không có khoảng cách này”. 
Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật, cởi mở và chúng tôi nói chuyện với nhau như những người bạn và dường như không có khoảng cách nào.
Chúng tôi có thể trao đổi thẳn thắn với nhau về những gì chúng tôi quan tâm ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng ông ấy là người rất chú ý lắng nghe về những điều mọi người nói và rất quan tâm tới những vấn đề đang tồn tại ở VN. 
Đặc biệt vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông và nhân quyền ở Việt Nam thì ông rất quan tâm”, ông Nguyễn Đình Hà trả lời qua điện thoại sau khi hay tin về sự ra đi của TNS John McCain. 
Ông Hà cho biết thêm, TNS John McCain “khi nghe vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì ông thể hiện sự xúc động, đồng cảm với những gì người dân Việt đang phải trải qua.”
Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Lần cuối cùng và gần đây nhất là cuộc gặp vào tháng 6/2017 giữa các nhà hoạt động dân sự gồm ông Vũ Quốc Ngữ, cựu tù nhân lương tâm - luật sư Lê Quốc Quân và 2 nhà hoạt động khác không được nêu tên.
Luật sư Lê Quốc Quân trước cuộc gặp nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn đe dọa không được gặp vị đại diện từ Hoa Kỳ, nhưng ông vẫn quyết chí đi vì “John Mccain là một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư cách là một người bạn”.
Vì cuộc gặp gỡ này, vị cựu tù nhân lương tâm này bị sách nhiễu và ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều ngày sau đó.
John Mccain là một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư cách là một người bạn - LS Lê Quốc Quân
Trong cuộc gặp gỡ khoảng 1 tiếng với 3 vị Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ trong đó có ông John McCain, Giám đốc tổ chức Bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền Vũ Quốc Ngữ cho hay, ông nêu lên vấn đề chính quyền tỉnh Nghệ An sử dụng loa phóng thanh với dải âm thanh rộng (LRAD) có thể gây điếc tai người để giải tán cuộc biểu tình của người dân Nghệ An sau khi bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.
Chiến dịch bắt bớ các nhà hoạt động mà khởi đầu là cuộc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà và blogger Mẹ Nấm cũng được ông Ngữ nêu ra tại đây.
Tôi cũng đề đạt với ông John McCain là ông về truyền đạt ý kiến tới Quốc hội Mỹ là Việt Nam cần tôn trọng chính luật pháp của mình và những cam kết về nhân quyền đối với quốc tế”, ông Ngữ cho hay.
Dư luận Việt Nam trước cái chết của TNS John McCain
Các tờ báo trong nước đều đưa các hàng tít lớn về sự qua đời của “anh hùng chiến tranh” Hoa Kỳ.
Mạng báo Thanh Niên với bài viết “Thượng nghị sĩ McCain với các mốc thời gian và phát biểu đáng nhớ” đã điểm lại các dấu mốc trong cuộc đời của ông bao gồm cả việc máy bay chiến đấu của ông bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội khi tham chiến ở Việt Nam và khoảng thời gian khi ông làm chính khách ở đất nước cờ hoa. 
Báo Lao Động với tiêu đề “Thượng nghị sĩ John McCain và định mệnh mang tên Việt Nam” cho rằng, ông là một trong những người có đóng góp tích cực nhất vào quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt - Mỹ.
Hình chụp hôm 27/10/1967: Một bác sĩ Việt Nam khám bệnh cho Trung uý Hải quân Hoa Kỳ John McCain
Hình chụp hôm 27/10/1967: Một bác sĩ Việt Nam khám bệnh cho Trung uý Hải quân Hoa Kỳ John McCain AFP
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân: “Thượng nghị sĩ John McCain dù ở vị trí quân nhân hay chính khách luôn chứng tỏ đẳng cấp vượt trội của mình so với đối thủ đã giam cầm ngài ở Hỏa Lò, bởi tầm vóc văn minh và văn hóa mà ngài thụ hưởng và thừa hưởng.
Cuộc đời và cống hiến của ngài là bài ca đẹp về danh vị Con Người. Người Mỹ và người Việt sẽ mãi còn nhắc đến ngài, thưa Thượng nghị sĩ McCain!
Với tất cả lòng tôn kính, xin nghiêng mình tiễn biệt ngài!
Luật sư Lê Quốc Quân đăng tấm ảnh chân dung ngài Thượng nghị sĩ và gọi ông là là “người bạn, người ân nhân“ cùng hứa hẹn sẽ có bài viết chi tiết hơn về ông.
Tác giả cuốn sách Bên Thắng Cuộc, nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) trong bài viết ngắn của mình chiều tối 26/8 cũng dành cho ông những lời tốt đẹp:
Nhờ những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hoà giải được với Washington. Trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía VN hoà giải. 
Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và mạng xã hội hôm nay tràn ngập những lời tốt đẹp khi nói về ông. Một người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người”.
Một người Việt đặt hoa tưởng nhớ TNS John McCain ở Hồ Trúc Bạch nơi máy bay của TNS John McCain bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967
Một người Việt đặt hoa tưởng nhớ TNS John McCain ở Hồ Trúc Bạch nơi máy bay của TNS John McCain bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967 AFP
Trong những chuyến viếng thăm và bài phát biểu của mình khi đến Việt Nam, John McCain đều thẳng thắn đề cập đến vấn đề nhân quyền như một giá trị mà ông luôn theo đuổi. 
Thậm chí ông đã chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump sau chuyến đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC năm 2017 mà không hề đề cập gì đến vấn đề nhân quyền. 

Tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại Đà Nẵng và không nhắc tới nhân quyền - Buồn”, ông viết trên Twitter.
Thượng Nghị Sĩ John McCain được xem là người có nhiều gắn bó với Việt Nam và đã từng tham chiến ở đất nước này. Máy bay của ông đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội vào năm 1967. Sau đó ông đã bị giam giữ suốt 5 năm rưỡi ở nhà tù Hoả Lò, nơi các cựu binh Mỹ thường gọi đùa là Hilton Hà Nội, cho đến khi được trao trả về cho phía Mỹ vào năm 1973.
Tờ New York Times trong bài viết hôm 25/8, sau khi Thượng Nghị sĩ qua đời cho biết, trong thời gian bị giam giữ ở Việt Nam, ông đã bị biệt giam hai năm và bị tra tấn liên tục. Với rất nhiều người Mỹ, ông là một người hùng trong chiến tranh, tờ New York Times viết.
Sau cái chết của “anh hùng nước Mỹ”, Đại sứ quán nước này tại Hà Nội cho biết sẽ mở sổ chia buồn với ông từ ngày 27-29/8/2018. Cũng trong dịp này ông John Kerry, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ khởi động Chương trình McCain/Kerry.
Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain”, trang Fanpage của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink ghi rõ.

Không có nhận xét nào: