Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Đi theo bác và bị cướp mất nhà - CaliToday

Ông Vương Duy Bảo, cháu nội của Vua Mèo. Ảnh: Dân Trí
Vietnam – Cali Today news – Mấy ngày nay, câu chuyện ông Vương Duy Bảo, cháu nội vua Mèo Vương Chí Sình gởi đơn cầu cứu đến ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN để cầu cứu về việc chính quyền tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của tòa dinh thự họ Vương (xã Sa Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) cho Phòng văn hóa thông tin huyện Đồng Văn đã làm cho dư luận xôn xao. 
<!>
Không phải chỉ vì danh tiếng của chủ nhân dinh thự, mà nó còn cho thấy trong xã hội này bất kỳ ai cũng có thể bị cướp mất nhà một cách trắng trợn. Chỉ cần vài trò phù phép, căn dinh thự nơi có đến vài hộ gia đình sinh sống bỗng thuộc quyền sở hữu của…nhà nước.
Độ khoảng 10 năm trở lại đây, khi đường xá đi lại dễ dàng hơn thì nhà Vương, tức nhà của Vua Mèo Vương Chí Sình được nhiều người ưa đến. Vì ngoài việc tòa dinh thự có tuổi đời gần trăm năm với kiến trúc độc đáo Pháp-Trung Quốc-H’mong, thì nơi đây còn biết đến vì chủ nhân của nó từng là người anh em kết nghĩa với Hồ Chí Minh.
Vào thời kháng Pháp, ông Vương Chí Sình, một thủ lãnh người H’mong (Mèo) trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn là người hết sức ủng hộ chính quyền của Hồ Chí Minh. Chẳng những trợ giúp về vũ khí, mà ông còn tài trợ về tiền bạc. Vì thấy có thể lợi dụng được người H’mong nghĩa khí nên Hồ Chí Minh đã kết nghĩa anh em với Vương Chí Sình nhằm đạt được mưu đồ của mình. Ông Vương còn được Hồ Chí Minh cho làm việc trong chính phủ và trở thành đại biểu Quốc hội. Ngay trước khi về hưu, ông giữ chức chủ tịch huyện Đồng Văn.
Do làm việc tại Hà Nội nên ông Vương có con cháu sống tại Hà Nội, có người sống ở Sài Gòn nhưng tòa dinh thự tại xã Sa Phìn vẫn có con cháu ông ở trong đó. Căn nhà gồm 3 hộ gia đình sinh sống. Tiến trình cướp tòa dinh thự được diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, được chuẩn bị kỹ lưỡng và được cái đời lãnh đạo thực hiện một cách nghiêm túc. Năm 1993, vì tòa dinh thự có kiến trúc quá độc đáo, lại là của một người anh em với Hồ Chí Minh nên nhà Vương được chính quyền CSVN xếp vào di sản văn hóa quốc gia. Đến năm 2002, lấy lý do cần phải trùng tu, vì tòa nhà đã hư hại theo năm tháng, trong khi con cháu của Vương Chí Sình không còn được giàu có như cha ông mình vì lệnh cấm trồng cây anh túc (thuốc phiện), chính quyền CSVN đã đuổi con cháu Vương Chí Sình ra khỏi dinh thự, cấp cho 3 hộ gia đình 500 triệu với 230m2 đất trước tòa dinh thự để xây nhà
Tòa dinh thự hay còn được gọi là Nhà Vương. Ảnh: Dân Trí
Sau khi trùng tu xong, chính quyền cho du khách đến tham quan, nhìn ngắm. Đến khoảng năm 2008-2009, chính quyền bắt đầu cho thu tiền du khách đến tham quan. Sơ khởi vé được bán với giá 10,000 đồng, rồi dần tăng lên 20,000 đồng. Con cháu của Vương Chí Sình được cho làm nhân viên bán vé. Điều độc ác là vé được bán ra nhưng chính quyền lấy sạch, không hề chia cho con cháu của Vua Mèo đồng cắc nào. Con cháu của Vua Mèo chẳng những bị đuổi ra khỏi dinh thự, còn còn phải trở thành người làm trong ngay chính dinh thự của cha ông mình xây dựng.
Khi du khách đến tham quan tòa dinh thự họ được hướng dẫn viên thuyết minh rằng, tòa nhà đã được con cháu Vương Chí Sình hiến tặng cho nhà nước.
Đến năm 2012, để hoàn tất công đoạn cướp nhà, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Hà Giang đã cấp giấy “chứng nhận quyền sử dụng đất” của tòa dinh thự cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đồng Văn.
Trong đơn kêu cứu của mình, ông Vương Duy Bảo cho biết:
“Từ cuối năm 1978, tôi đã công tác ở Bộ Văn hóa Thông tin cho đến ngày về hưu năm 2016, nhưng khi công nhận khu dinh thự là di tích năm 1993 tôi và người nhà không hề được thông báo.
Việc tự tiện công nhân di tích cho ngôi nhà gia đình đang sinh sống nhưng không thông báo đã khiến bố tôi là vụ Vương Quỳnh Sơn khi đó nổi cáu. Bố tôi có thư gửi tới lãnh đạo đảng, Chính phủ và bộ trưởng Văn hóa thông tin”- ông Bảo nói với phóng viên.
Ngoài việc không còn được sinh sống trong dinh thự, mới đây gia đình ông Vương Duy Bảo còn được biết tòa nhà đã chuyển sang chủ sở hữu mới, đó là Phòng văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
“Gia đình chúng tôi thừa kế, đang còn sống mà lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dinh thự cho Phòng văn hóa thông tin Đồng Văn quản lý từ năm 2012 là chuyện rất buồn cười và không thể chấp nhận được”.
Trước những thông tin nói rằng, gia đình ông đã hiến tặng tòa dinh thự cho nhà nước, ông Vương Duy Bảo, người đại diện cho cả 3 hộ gia đình sinh sống trong tòa dinh thự nay đã bị đuổi ra ngoài khẳng định, từ trước đến nay ông chưa bao giờ ký bất cứ văn bản nào mua bán, trao đổi hay hiến tòa dinh thự này cho nhà nước
“Nếu tôi hiến cho nhà nước thì phải có bảng vàng vinh danh ghi lại hoặc giấy tờ đồng ý hiến được đóng khung treo trong khu dinh thự, nhưng thực tế nếu ai vào thăm sẽ không thấy có những thứ này mà chỉ có bảng công nhận di tích”- ông Bảo cho hay.
Trước việc bị cướp tòa dinh thự một cách ngang nhiên, ông vào tháng 6/2018, ông Vương Duy Bảo đã viết đơn cầu cứu gởi đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Vào tháng 8/2018, từ Chính phủ CSVN đã có văn bản yêu cầu chính quyền tỉnh Hà Giang phải giải quyết sự vụ cho ông Vương Duy Bảo.
Trong khi đó, Sở Tài nguyên-Môi trường khẳng định, việc cấp giấy “quyền sử dụng đất” cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn là làm đúng theo quy định pháp luật.

Nguoi Quan Sat

Không có nhận xét nào: