Việt Công sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, áp đặt thể chế của chúng trên toàn cõi và đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là một sự nói láo trắng trợn vì lý do là Xã Hội hiện tại tại Việt Nam không đáng gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa một chút nào. Xã Hội Chủ Nghĩa như tên gọi của nó là Chủ Nghĩa thực hiện sự Công Bằng trong Xã Hội. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong một quốc gia là một điều khó san bằng. Quốc Gia nào cũng có những người giàu và những người nghèo. <!>
Người giàu nhiều khi kiếm tiền trong một ngày bằng người khác vất vả cả năm, thậm chí cả đời !! Nhìn vào một Xã Hội, khoảng cách giầu nghèo cho người ta thấy được tính cách của xã hội đó. Thời phong kiến, của cải tập trung trong triều đình, thời Tư Bản, là các chủ nhân các hãng xưởng, các xí nghiệp. Mác là người chủ trương đòi quyền lợi cho giới công nhân, không để giới chủ nhân bóc lột. Lý thuyết Công Sản ra đời trong hoàn cảnh đó. Lê Nin là người đem chủ thuyết Công Sản ra áp dụng trong cuộc đời. Điều mơ tưởng của người đề ra lý thuyết là một ngày nào đó, ai cũng như ai, trước hết mọi người làm việc theo khả năng, và hưởng theo khả năng trong các hợp tác xã ( tính theo công, điểm), sau đó tiến lên đến làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu.
Là một nước tự mệnh danh là Xã Hội Chủ Nghĩa, đáng lý chính quyền CS Việt Nam phải thực thi công bằng xã hội.
Những gì người ta nhìn thấy tại Việt Nam ngày nay làm người ta thất vọng não nề. Quyền lực và của cải tại Việt Nam ngày nay tập trung trong tay một số rất hạn chế những người có quyền hạn, những đảng viên. Họ cha truyền, con nối, không khác gì thời phong kiến. Họ là một đảng giống như đảng Mafia, với những ông hoàng đỏ, những hoàng tử đỏ. Họ có nhà cao, cửa rộng, nhiều khi dát vàng. Họ tiêu tốn trong một đêm trác táng những số tiền khổng lồ. Xe Hơi đắt tiền, rượu đắt giá, đám cưới, đám tang tráng lệ còn hơn vua chúa ngày xưa. Trong khi đó người dân lành lầm than, con gái của đồng bằng Nam Bộ bán mình cho các ngoại nhân, công nhân đi làm cu li cho các xứ dầu hỏa Trung Đông, bà già lưng còng bẩy tám chục tuổi bán bánh phòng, bán vé số tại các vỉa hè.
Các lãnh tụ Việt Nam khi nói về cuộc đấu tranh dành quyền lực luôn luôn tự kiêu là đã chiến thắng bọn Tư Bản chuyên bóc lột giới công nhân, nhưng hãy nhìn qua các xứ Tư Bản tại Âu Châu và Mỹ Châu để xem cái xã hội của các xứ này đi về đâu. Như đã nói ở đoạn trên là khoảng cách giầu nghèo trong một xã hội là điều khó san bằng. Tuy nhiên những nước Tây Phương đã có nhiều cố gắng để thực thi công bằng trong các xã hội của họ. Đó là những gì tôi muốn trình bầy trong bài viết ngắn này :
1) Tại Âu Châu, nước Phần Lan (Finlande), người ta đang thực hiện một cuộc thí nghiệm để phát lương cho các người thất nghiệp. Người ta rút thăm trong số những người đang tìm việc làm để phát cho những người này một số lương tối thiểu gọi là lợi tức đồng đều là 560 euro một tháng. Những người thất nghiệp này cứ việc ở nhà khỏi cần bắt buộc làm những việc họ không thích, và họ vẫn có lương xã hội trả cho họ.
2) Tại Mỹ và Canada : Kế hoạch lương tối thiểu 15 đồng một giờ : Nhiều người khi nghe việc trả lương tối thiểu 15 đô la một giờ tưởng rằng vì lý do lạm phát, người ta tăng lương cho các công nhân. Sư thực không phải như vậy, những người tranh đấu cho đòi hỏi lương tối thiểu 15 đô la một giờ chỉ muốn thực hiệnviệc làm giảm thiểu sự ngăn cách giầu nghèo. Người ta muốn là giới chủ nhân các công ty bớt lời, và người công nhân thêm lương. Lấy một thí dụ như công ty Mac Donald. Đây là một công ty rất lớn nhưng những người làm việc cho Mc Donald thường chỉ lãnh lương tối thiểu khoảng 10, 11 đô la một giờ. Nay người ta đòi MC Donald trả lương tối thiểu 15 đô la một giờ. Dĩ nhiên là làm như vậy thì công ty mất bớt tiền lời nhưng đời sống các công nhân, những người rửa cầu tiêu, lau sàn nhà cho Mc Donald sẽ có thể đi làm bằng xe hơi, và trả tiền thuê nhà thoải mái hơn trước. Tại Mỹ, Seattle là thành phố đầu tiên áp dụng lương tối thiểu 15 đô. Phong trào này lan sang Canada : Vancouver , Alberta, Toronto sẽ tiến tới mức này trong vài năm sắp tới. Tại Quebec, hiện lương tối thiểu là 11 đồng 50, nhưng nhọ sẽ tăng dần lên để đạt mức 15 đô la một giờ cho bằng các thành phố khác. Tại Canada, khi có bệnh, vào bệnh viện có Xã Hội lo ( Thẻ mặt trời tại Quebec) và dù là ông thủ tướng hay người dân thường, được đối xử ngang nhau . Khi về già, lãnh hưu bổng dù trước đó chẳng đi làm một ngày nào.
Vậy thì Canada chẳng cần dùng đến chữ đao to búa lớn như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Canada, nhưng người dân Canada vẫn được hưởng một An Sinh Xã Hội vạn phần tốt đẹp hơn Việt Nam. An Sinh Xã Hội tại Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan…v.v.. lại còn tốt hơn nữa.
Bởi thế cho nên người ta hay nói : Thùng Rỗng kêu to.
CS Việt Nam chính là một cái thùng rỗng, nhưng nó kêu to không ai bằng. Chỉ tội cho những người dân lành, có miệng như câm, có tai như điếc, hàng chục, hàng trăm năm nay.
Trần Mộng Lâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét