Không được đặt tên ngớ ngẩn cho con:Pháp luật Thụy Sĩ yêu cầu các bậc phụ huynh phải cân nhắc đến tương lai đứa trẻ khi đặt tên cho con. Trong đó, bố mẹ không được phép đặt những tên gọi có thể làm tổn hại tới cuộc sống của đứa trẻ hay xúc phạm một bên nào đó. (Ảnh: Travel Mamas).
<!>
Không được đứng tiểu sau 22h: Điều luật này được áp dụng với nam giới, do hành động này gây ra quá nhiều tiếng động và có thể khiến các công dân khác tỉnh giấc. Ngoài ra, một số khu nhà còn quy định không được xả toilet sau 22h để tránh ảnh hưởng tới người cùng khu. Sau “giờ vàng” này, nếu sập cửa ôtô mạnh, bạn cũng sẽ bị phạt. (Ảnh: Shutterstock).
Phải đóng thuế cho chó: Ở Thụy Sĩ, chủ nhân phải đóng thuế cho cún cưng của mình. Một số bang thu mức thuế chung, số khác quy định thuế theo kích cỡ và trọng lượng của con vật. (Ảnh: Switzerland Tourism).
- Mỹ cũng có luật này, nhưng nhiều gia dình trốn thuế, nên khi chó di lạc không dám đi tìm, còn phải mua insurance nữa..-
Cấm tuyên chiến với nước khác: Theo luật pháp quy định, không công dân Thụy Sĩ nào có quyền tuyên bố chiến tranh với các quốc gia khác. (Ảnh: The Atlantic).
Không được cắt cỏ vào ngày chủ nhật để gây ồn ào trong ngày nghỉ..Việc tự rửa xe ở nhà vào ngày cuối tuần cũng bị cấm. (Ảnh:
Askmen).
Ngôi làng Thụy Sĩ khốn khổ vì không có trẻ emtheo Zing
Dân Việt 10/09/2017 Dù chỉ cách thành phố gần nhất 30 phút đi xe nhưng toàn bộ thanh niên trong làng đã rời bỏ quê hương, tìm về các đô thị hiện đại.
Làng Corippo nhìn từ trên cao.
Ngôi làng Corippo ở Ticino, Thụy Sĩ là một địa điểm bình yên, được thành lập cách đây hơn 600 năm. Trái với vẻ yên bình bên ngoài, ngôi làng này đang vật lộn để duy trì số dân cư ít ỏi.
Hiện nay, làng Corippo chỉ có 16 thành viên nhưng 15 người đã ở tuổi hưu trí. Người còn lại là thị trưởng cũng ở đã cao tuổi. Theo Daily Mail, ngôi làng này rơi vào tình trạng “thảm họa” khi toàn bộ lớp người trẻ chuyển tới các thành phố giàu có để sinh sống, làm ăn. Người già ở lại và họ đang vật lộn duy trì cuộc sống ở đây. Làng Corippo không hề có bất kì đứa trẻ nào.
Du khách tới thăm ngôi làng hẻo lánh.
Dù làng Corippo chỉ cách thành phố gần nhất 30 phút đi xe ô tô nhưng người trẻ tuổi không thích cư trú ở đây. Để giải quyết tình trạng thiếu người ở và bài toán kinh tế, ngôi làng này đã tự chuyển thành một làng du lịch độc đáo. Du khách tới đây sẽ được tận hưởng một không gian yên bình, đậm chất Thụy Sĩ và đặc biệt là rất vắng vẻ.
Kế hoạch của làng là biến 60 ngôi nhà đá bỏ hoang từ cách đây 70 năm trở thành những phòng trọ tiện nghi cho du khách. Ý tưởng này được dân làng đồng tình và cũng là biện pháp tức thời trong bối cảnh quá neo người như hiện nay.
Các ngôi nhà bằng đá cổ kính.
“Mục tiêu là gìn giữ các ngôi nhà, biến chúng thành nơi ở cho du khách và duy trì sự riêng có trong các kiến trúc nhà bằng đá”, ông Frapolli, chủ nhân ý tưởng, nói. Ông Frapolli nói rằng khi du khách ở đây, họ sẽ được cảm nhận cuộc sống chậm rãi, thanh bình như thập niên 1990.10 điều chỉ có ở Thụy Sĩ
Thông thường ai cũng biết mấy thương hiệu cao cấp đồng hồ Thuỵ Sĩ như Rolex, Tissot, Omega, Longines, Bulova... nhưng ít người biết còn có những thứ thú vị khác ở đất nước yên bình Confédération Helvétique này!Mời quý bạn cùng tìm hiểu thêm, SOT.10 điều chỉ có ở Thụy Sĩ
Lượng súng lưu hành vào hàng nhiều nhất thế giới hay tiền phạt chạy quá tốc độ phụ thuộc vào thu nhập của người lái là những điều chỉ có ở Thụy Sĩ.
Thuỵ Sĩ đem đến ấn tượng về một đất nước yên bình. Tuy nhiên, khu quân đội Thụy Sĩ thực sự có thể cải trang thành nhà dân nằm ngay giữa các ngôi làng để bảo đảm an toàn và sẵn sàng ứng phó với tình huống nguy hiểm. “Don’t mess with S” (Đừng gây rối với Thuỵ Sĩ) là cụm từ du khách cần nhớ khi tới đây.
Swiss Army Knife là món quà được phần đông du khách lựa chọn khi tới Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, không phải mọi thứ trên con dao đều do Thuỵ Sĩ chế tác. Cái mở nút chai luôn luôn được sản xuất tại Nhật.
Biểu tượng chiếc ghế gãy một chân (broken chair) nổi tiếng đặt tại quảng trường Palais des Nations, đối diện trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva là lời kêu gọi tất cả quốc gia phổ cập hóa và thực hiện nhanh chóng, đầy đủ Công ước Ottawa trong việc phản đối sử dụng mìn sát thương cá nhân và bom bi.
Đài phun nước Kindlifresserbrunnen (Bern, Thụy Sĩ) có hình một con quỷ đang ăn thịt đứa trẻ và vác một túi đầy trẻ con trên tay. Không ai biết ý nghĩa của bức tượng này, nhưng nó luôn là nỗi khiếp sợ của người lớn và trẻ em suốt 500 năm qua.
Năm 2010, mức lương trung bình của giáo viên Thuỵ Sĩ là 120.000 USD/ năm, được xếp hạng cao nhất thế giới.
Bất cứ công dân Thuỵ Sĩ nào cũng có quyền phản đối luật và kiến nghị sửa đổi hiến pháp.
Tiền phạt cho hành vi chạy quá tốc độ ở Thụy Sĩ phụ thuộc vào thu nhập của người lái. Gần đây nhất, một người đàn ông đi Ferrrari đã phải nộp 250.000 USD do thu nhập của ông vào khoảng gần một triệu USD/ năm.
Theo khảo sát của tạp chí Economist, Thuỵ Sĩ là nơi tốt nhất cho một em bé ra đời dựa trên các chỉ số về lao động, mức độ tội phạm, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, Thuỵ Sĩ vẫn có đủhầm trú ẩn cho toàn bộ người dân.
Thuỵ Sĩ là quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp nhất thế giới nhưng cũng đồng thời có những đạo luật về sử dụng súng tự do hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Mỹ. Ước tính có khoảng 2,3 đến 4,5 triệu khẩu súng được lưu hành trên tổng số dân là 8 triệu người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét