Tổng thống Philippines và Chủ tịch Việt Nam tại lễ đón chính thức ở Hà Nội năm ngoái. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/3 tuyên bố rằng nước ông, hay thậm chí Mỹ, cũng không thể cản bước Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ xây một trạm quan trắc môi trường trên bãi cạn tranh chấp ngoài khơi tây bắc Philippines.<!>
Tôi có thể làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc? Tôi có thể, nhưng chúng tôi sẽ để mất tất cả quân đội, cảnh sát, và đất nước sẽ bị phá hủy.Tổng thống Philippines nói.
“Tôi có thể làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc? Tôi có thể, nhưng chúng tôi sẽ để mất tất cả quân đội, cảnh sát, và đất nước sẽ bị phá hủy”, ông Duterte được AP trích lời nói tại sân bay ở thành phố Davao trước khi lên đường đi thăm Miến Điện.
Tuy nhiên, ông Duterte cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh khai thác các tài nguyên ở ngoài khơi quốc gia Đông Nam Á này, nước ông sẽ dùng tới phán quyết năm ngoái của Tòa Trọng tài Quốc tế, trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu của ông Duterte hơi khác so với Bộ Ngoại giao Philippines, cơ quan cho biết sẽ không đưa ra bình luận trong khi tìm cách xác minh thông tin về việc Trung Quốc sẽ xây dựng trên bãi cạn Scarborough.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bình luận của ông Duterte cho thấy ông “chùn bước” trước Trung Quốc do tiềm lực quân sự không mạnh bằng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Manila “bỏ cuộc ở Biển Đông” như ý kiến của một số nhà quan sát.
Việt Nam muốn xử lý các tranh chấp ấy bằng các phương pháp hòa bình. Thế nhưng mà Việt Nam cũng nhiều lần tuyên bố rằng nếu mà có một nước nào đó tấn công Việt Nam thì Việt Nam buộc lòng phải tự vệ và đánh thôi.Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói.
Khi được hỏi rằng liệu Việt Nam có chung suy nghĩ như quốc gia cùng là thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, hay không, chuyên gia này nói tiếp: “Việt Nam muốn xử lý các tranh chấp ấy bằng các phương pháp hòa bình. Thế nhưng mà Việt Nam cũng nhiều lần tuyên bố rằng nếu mà có một nước nào đó tấn công Việt Nam thì Việt Nam buộc lòng phải tự vệ và đánh thôi. Việt Nam mà so sánh về mặt tiềm lực quân sự và cán cân quân sự với Trung Quốc thì nó nhỏ hơn. Nhưng mà để làm việc quốc phòng, tự vệ thôi, thì to nhỏ không thành vấn đề lắm. Việt Nam không đi tấn công nước nào cả”.
Tổng thống Philippines nói như trên ít ngày sau khi quân đội nước này chặn một nhóm các nhà lập pháp và quan chức an ninh ra thăm Thị Tứ, một trong 9 đảo mà Manila kiểm soát ở Biển Đông do các vấn đề về an toàn, trong khi có ý kiến cho rằng lý do chủ yếu là vì không muốn làm mếch lòng Trung Quốc.
Phát biểu của ông Duterte còn được đưa ra đúng ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh trong chặng cuối của chuyến công du Đông Á còn đưa nhà ngoại giao này tới Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/3.
Ông Tập dành không ít lời ca ngợi cho cựu giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí ExxonMobil, nhất là về bình luận của ông Tillerson rằng “quan hệ Mỹ - Trung chỉ có thể được xác định trên cở sở hợp tác và bạn hữu”.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ nói tới việc “tránh xung đột và đối đầu”, sự cần thiết phải gây dựng “sự tôn trọng lẫn nhau" và nỗ lực hợp tác “đôi bên cùng có lợi”, theo Washington Post.
Tờ báo này còn dẫn lời một số người chỉ trích nói rằng ông Tillerson đã quá nhún nhường, và trao cho Bắc Kinh điều mà báo chí Trung Quốc nói là một “chiến thắng ngoại giao”.
Trong các tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc sau các cuộc thảo luận song phương cấp cao, vấn đề Bắc Hàn dường như đứng đầu nghị trình, trong khi Biển Đông không được đề cập, trái với nhận định của các nhà phân tích trước khi ông Tillerson công du Đông Á.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết rằng ông có hỏi một số nguồn tin thì được biết rằng phía Mỹ và Trung Quốc có đặt ra vấn đề Biển Đông.
Họ đặt ưu tiên chuyện Bắc Triều Tiên trước, và không có lý do gì họ không đặt vấn đề Biển Đông ở một mức ưu tiên cao. Rõ ràng một chuyến thăm có một ngày thì họ không thể nói hết được.Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
Ông nói thêm: “Họ đặt ưu tiên chuyện Bắc Triều Tiên trước, và không có lý do gì họ không đặt vấn đề Biển Đông ở một mức ưu tiên cao. Rõ ràng một chuyến thăm có một ngày thì họ không thể nói hết được. Vả lại, cuộc hội đàm kín giữa ông Tillerson và người Trung Quốc thì không được công bố ra ngoài, chỉ có nói ra với báo chí từ phía Trung Quốc, và lời nói cuối cùng là của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, không mang tính thông tin nhiều”.
Trong khi ông Tillerson đi Đông Á, hai thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã trình một dự luật đòi áp đặt trừng phạt đối với các công ty của Trung Quốc tham gia vào “các hoạt động bất hợp pháp” ở Biển Đông.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng nói rằng dự luật, trong đó nói rằng Bắc Kinh “trắng trợn” vi phạm các luật lệ quốc tế, cho thấy “sự ngạo mạn và thiếu hiểu biết” của các nhà lập pháp Mỹ.
Posted by: Quocviet V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét