Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Úc Ðại Lợi Khuyên ASEAN Lấy Phán Quyết Biển Đông Làm Cơ Sở Cho Bộ ‘Quy Tắc Ứng Xử’

(Hình epa: Ngoại Trưởng Úc Ðại Lợi Julie Bishop nói khối ASEAN nên nhận ra sức mạnh của mình khi cùng chung tiếng nói.)
<!>

CANBERRA (VOA) - Hôm thứ Năm (16/3/2017), Ngoại Trưởng Úc Ðại Lợi Julie Bishop nói Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) nên sử dụng phán quyết của Tòa án Quốc tế, vốn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông, để làm cơ sở cho Bộ quy tắc Ứng xử. 
Ngoại Trưởng Bishop nói Úc Ðại Lợi không ngả về bên nào trong những tranh chấp Biển Đông, nhưng muốn thấy tình trạng căng thẳng tại đây giảm xuống. Bà lặp lại lập trường của Úc Ðại Lợi phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Trung Quốc và 10 thành viên ASEAN đã thảo luận trong gần 15 năm về một bộ quy tắc nhằm tránh xung đột giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn, bà Bishop nói: “Tòa trọng tài đã đưa ra một số khuyến nghị và kết luận rất rõ ràng, những khuyến nghị đó có thể dùng làm nền tảng cho Bộ quy tắc Ứng xử”.

Bà cho biết: “Sẽ có một cuộc thảo luận để chốt một bộ khung với phía Trung Quốc trong năm nay, tôi sẽ thúc giục các lãnh đạo ASEAN và Phi Luật Tân tiến xa hơn để hoàn tất một Bộ quy tắc Ứng xử càng sớm càng tốt”. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, một vùng biển giàu năng lượng và có lưu lượng thương mại hàng hải thông qua hàng năm trị giá khoảng 5 ngàn tỷ Mỹ kim. Brunei, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này. 
Căng thẳng ở Biển Đông đã lên tới đỉnh điểm sau khi Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài ở The Hague (Hòa Lan), khi Trung Quốc bắt đầu quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây trên các bãi đá ở Biển Đông.

Hồi năm 2016, Tòa án ra phán quyết có lợi cho Manila. Nhưng việc Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đắc cử đã dẫn đến sự đảo ngược hoàn toàn chính sách của nước này. 
Ông Duterte nhiều lần nói ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và thấy không cần thiết phải ép Trung Quốc tuân thủ phán quyết trên. 
Bà Bishop nói khối ASEAN nên “nhận ra sức mạnh của mình khi cùng chung tiếng nói và không nên lùi bước nếu tin rằng lập trường đang theo đuổi phục vụ các lợi ích của khối, và đừng sợ hãi lùi bước vì lo ngại những điều có thể xảy ra”. 
Các tuyên bố bày tỏ quan tâm của ASEAN thường tránh đề cập đến Trung Quốc. Các thành viên của ASEAN, ở nhiều mức độ, đều cần Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch nên thường tránh làm phật lòng Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào: