Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

LOÀI RỒNG KOMODO Ở INDONESIA - tka2 post

Image result for komodo dragon
Rồng Komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, sống  trên 5 hòn đảo nhỏ ở Indonesia. Khi trưởng thành, nó  dài lên đến 3 m và có thể nặng 70 kg. Thật khó tưởng tượng loài vật này có thể hạ được con trâu nước to hơn chúng rất nhiều lần chỉ bằng một cú cắn.<!>
Theo các nghiên cứu trước đây, ngoài kích thước to lớn và hàm răng sắc nhọn, loài bò sát săn mồi này còn khiến người ta khiếp sợ bởi trong nước bọt của chúng có tổng cộng 57 loại vi khuẩn nguy hiểm.
Không thể biết chính xác vi khuẩn trong  miệng của chúng từ đâu mà có, các nhà khoa học cho rằng nó xuất phát từ việc loài rồng Komodo uống nhầm nước ở các nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải.
Image result for Varanus komodoensis
Protein được tìm thấy trong máu loài rồng Komodo có khả năng kháng khuẩn. Ảnh: Science Alert
Mang trong miệng cả ổ vi khuẩn độc mà rồng Komodo vẫn sống. Điều này khiến các nhà khoa học chú ý.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Goerge Mason ở tiểu  bang Virginia - Mỹ đã lấy mẫu máu rồng Komodo để tìm hiểu xem chúng có chứa các “peptide kháng khuẩn ion dương” (CAMP) hay không (peptide là các chuỗi axit amin).
Hầu hết các sinh vật sống có thể  sinh ra các thành phần protein này và chúng cấu thành hệ thống miễn dịch của chúng ta. "Chúng giúp chúng ta sống  2-3 tuần trước khi cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn" - nhà hóa sinh Monique Van Hoek giải thích.
Nghiên cứu trước đây của nhóm nói trên vào năm 2015 đã xác định được các peptide kháng khuẩn có trong máu cá sấu Mỹ.
Image result for komodo dragon
Sau khi phân tích, các nhà khoa học xác định 
được 48 CAMP trong máu rồng Komodo và tổng hợp được 8 mẫu peptide. Họ thử nghiệm 8 mẫu này trên 2 "siêu vi khuẩn" Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus - được cho là đặc biệt kháng thuốc. Kết quả, 7 trong số 8 mẫu peptide tổng hợp tiêu diệt được cả 2 "siêu vi khuẩn" nêu trên, mẫu peptide còn lại có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa.
Nhờ kết quả khả quan trên, các nhà khoa học hy vọng  nghiên cứu thêm để tạo ra một loại thuốc kháng sinh mới diệt được các "siêu vi khuẩn" đang trở thành mối lo cho con người bởi tính kháng kháng sinh của chúng .
Ý Nhi
Một nghiên cứu từ Mỹ cho biết trong protein của máu loài rồng Komodo có thành phần kháng khuẩn, mở ra cơ hội chế tạo các loại thuốc mới chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh. 

Không có nhận xét nào: