Giáo xứ Thuận Nghĩa thắp nến cầu nguyện cho xứ Song Ngọc và các nạn nhân bị đánh đập hôm 14.02.2017. Hơn 50.000 giáo dân hạt Thuận Nghĩa cos lẽ không để yên cho hành động công an đấm chảy máu môi cha JB Nguyễn Đình Thục.<!>
Sắp tới ngọn nến hiệp thông cầu nguyện sẽ lan tỏa khắp nơi.
NHỮNG NGỌN NẾN CÔNG LÝ BỪNG CHÁY TẠI GIÁO XỨ YÊN LẠC, GP VINH
Tối nay 18.02.2017 tại Gx Yên Lạc, Giáo hạt Vạn lộc, sau thánh lễ, Lm Giuse Phạm Ngọc Quang đã cùng bà con giáo dân đã thắp lên những ngọn nến để cầu nguyện cho Cha Jb.Nguyễn Đình Thục và bà con giáo Xứ Song Ngọc bị đàn áp bởi bạo quyền khi đi nạp đơn khiếu kiện Cty Hưng Nghiệp Formosa ngày 14.02 vừa qua.
Nguồn: Gx Yên Lạc
Giáo Phận Vinh lến án nhà cầm quyền dùng bạo lực ngăn chặn người dân khởi kiện Formosa
Ban CL & HB Giáo Phận Vinh
- Giáo Phận Vinh
Ban Công Lý Và Hoà Bình
Xã Đoài, ngày 15 tháng 2 năm 2017
THÔNG CÁO
VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN DÙNG BẠO LỰC NGĂN CHẶN
NGƯỜI DÂN NẠP ĐƠN KHỞI KIỆN FORMOSA
Ngày 14/2/2017, ngư dân các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) dưới sự hướng dẫn của Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, di chuyển vào Tòa Án Nhân Dân Huyện Kỳ Anh để nạp đơn khởi kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường mà công ty này đã gây ra vào tháng 4/2016.
Tuy nhiên chính quyền Tỉnh Nghệ An đã ngăn cản một cách thô bạo người dân thực hiện quyền này. Khởi đầu bằng cách cấm các chủ phương tiện vận tải công cộng chở đoàn người khởi kiện. Khi người dân quyết tâm đến tòa án bằng cách đi bộ và đi xe gắn máy, khoảng chừng 20 km, lực lượng công an đã bố ráp, đánh đập hàng trăm người, làm bị thương hàng chục người, bắt giữ các phóng viên báo chí tự do và nghiêm trọng hơn, đã tấn công gây thương tích Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục ngay trước mặt những quan chức an ninh cấp cao của Tỉnh Nghệ An.
Chúng tôi khẳng định việc chính quyền tổ chức dùng bạo lực đối với linh mục và giáo dân hay để cho người khác hành hung linh mục và giáo dân trước mặt mình mà không bảo vệ thì trách nhiệm đều như nhau. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đại chúng do Nhà nước quản lý lại chụp mũ, vu khống Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh và tổ chức bạo loạn.
Đây là hành động sử dụng bạo lực một cách nghiêm trọng vi phạm đến quyền con người và quyền công dân Việt Nam. Trước tình trạng bất công này, Ban Công lý và Hòa bình Giáo Phận Vinh, với ý thức trách nhiệm của mình, công bố như sau:
1. Chính quyền Tỉnh Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (1966) ghi nhận và Việt Nam đã ký kết tham gia; vi phạm quyền khởi kiện của công dân là quyền đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận.
2. Phản đối việc sử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa.
3. Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, đây là một hành động thô thiển xúc phạm đến người đứng đầu tổ chức tôn giáo. Hành động vi phạm pháp luật này làm tổn hại đến tinh thần của những tín đồ Công Giáo.
Vậy chúng tôi kêu mời những cá nhân, tổ chức yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình lên tiếng để bảo vệ quyền lợi các nạn nhân. Kêu gọi các giáo xứ, bằng các hành động thiết thực, hiệp thông cầu nguyện để hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các nạn nhân trong biến cố ngày 14/02 vừa qua.
Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Giáo Phận Vinh – ban bình an và công lý cho quê hương Việt Nam thân yêu.
Xin chân thành cảm ơn!
TM. BAN CL & HB GIÁO PHẬN VINH
Trưởng ban
Lm. Antôn Nguyễn Văn Đính
Nguồn: Giáo Phận Vinh
CHỈ VÌ KHÁC QUỐC TỊCH
Nguyễn Anh Tuấn - nguyenanhtuan's blog - 19.02.2017
Người bên trái mang quốc tịch Indonesia. Ngay khi cô này bị cảnh sát Malaysia bắt giữ, giới chức Indonesia ngay lập tức đã lên tiếng xác nhận sự việc.
Phó Tổng thống Indonesia liền sau đó đã trả lời báo giới theo hướng bênh vực một cách thận trọng đối với cô này và cho biết họ đang cố gắng liên lạc với giới chức Malaysia để đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của công dân nước họ.
Bộ Ngoại giao Indonesia còn tiết lộ một "đội bảo vệ công dân" đã được gửi sang Malaysia để tham dự vào vụ việc, gặp gỡ cảnh sát, quản ngục.
.
Người bên phải mang quốc tịch Việt Nam. Nhiều ngày sau khi cô này bị bắt giữ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ động thái nào xác nhận hay phủ nhận sự việc.
Ngay cả người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về vụ ám sát, cũng chỉ lên tiếng về hành vi giết người, song lại hoàn toàn lờ đi chi tiết một trong hai nghi phạm chính "mang hộ chiếu Việt Nam", như muốn tỏ ra không liên quan.
Tệ hơn nữa, hàng trăm tờ báo trong nước cũng theo hướng chỉ đạo đó mà cắt bỏ hoàn toàn chi tiết này, tạo ra cảm giác rằng "quốc tịch Việt Nam" sẽ gánh chịu thân phận vô thừa nhận mỗi khi người mang nó có dính líu đến một việc không tốt đẹp ở nước ngoài.
Quả thực, cách hành xử của chính quyền Indonesia trung thực, đường hoàng, minh bạch bao nhiêu thì của nhà nước Việt Nam lại lấp liếm, quanh co, tù mù bấy nhiêu.
Hơn thế nữa, vấn đề không phải đúng/sai hay bản chất vụ án thế nào, mà là: một chính phủ luôn cần bảo vệ công dân của nó khi người này đối mặt với một nhà nước khác hoặc một hệ thống pháp luật khác, vì đây là lý do mà công dân chúng ta đóng thuế nuôi nó.
Ngay cả khi công dân này là thủ phạm thực sự, cô ấy vẫn có những quyền chính đáng hợp pháp cần được nhà nước của cô ấy bảo vệ, chứ chưa nói đến trong trường hợp này chỉ mới là nghi phạm mà đã bị ruồng rẫy thế kia thì thật là không thể chấp nhận được.
.
Tóm lại, nếu coi quốc tịch là một bản hợp đồng giữa công dân với nhà nước thì người Việt đang có một bản hợp đồng tồi, cần đàm phán lại.
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/3147
Đảng CSVN sẽ rã từ vụ Vũ Huy Hoàng!
Mai Linh - 19.02.2017
Trong hệ thống cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, mọi trách vụ trong bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương đều do đảng phân công. Những cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thành, Quận Huyện và Quốc hội đều chỉ là hình thức.
Do đó việc kỷ luật một cán bộ tham ô không thể cách chức bên hệ thống nhà nước là xong vì những chức vụ này chỉ là do sự phân công từ đảng. Muốn làm rốt ráo và trong sạch đảng phải đi từ gốc của vấn đề. Đó chính là khai trừ và cắt đứt mọi quyền lợi mà họ có được từ những vị trí ở trong đảng. Nếu không làm như vậy mà chỉ dùng hình thức “kỷ luật hành chánh”, chỉ là bôi thuốc đỏ ngoài da để che đậy con bệnh nan y hết thuốc chữa.
Đây chính là mấu chốt dẫn đến nguy cơ tan rã của đảng Cộng sản Việt Nam trong vòng vài năm tới, mà vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đang mở đầu.
Sau khi để cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát, ông Nguyễn Phú Trọng đã dồn mọi công lực tấn công ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ công thương… để răn đe.
Ngày 3 tháng 11, 2016, dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, Ban bí thư đã kết án ông Vũ Huy Hoàng 3 tội:
Thứ nhất là lợi dụng trách vụ bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm phó Tổng giám đốc tổng công ty bia, ruợu (Sabeco).
Thứ hai là đã đề nghị khen thưởng huân chương lao động hạng ba cho ông Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng trường đại học công nghiệp thực phẩm TP Sài Gòn.
Thứ ba là không chỉ đạo tốt công việc tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bổ xung, quy hoạch cán bộ ở Bộ công thương.
Nói một cách ngắn gọn là ông Trọng muốn kết tội ông Vũ Huy Hoàng đã dính đến các vụ buôn bán chức vụ ở Bộ công thương. Vì thế, Ban bí thư đã ra quyết định cách chức nguyên Bí thư ban cán sự đảng Bộ công thương của ông Hoàng và nghĩ rằng việc triệt tiêu ông Hoàng như vậy là xong.
Thế nhưng, trước khi được phân công ra làm Bộ trưởng Bộ công thương từ năm 2007 đến 2016, ông Vũ Huy Hoàng đã từng là Ủy viên trung ương đảng khóa X (2006-2011) và khóa XI (2011 – 2016).
Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không cho THU HỒI chức Trung ương đảng của ông Vũ Huy Hoàng để “xử lý nội bộ” mà lại tránh né giao cho Quốc hội, rồi Chính phủ loay hoay tìm biện pháp “xử lý hành chánh” để trở thành chuyện bầy nhầy.
Trung ương đảng là bộ phận đã PHÂN CÔNG cho ông Vũ Huy Hoàng ra làm Bộ trưởng Bộ công thương (2007-2016). Do đó nếu ông Hoàng đã có những việc làm sai trái ở Bộ công thương như Ban bí thư nhận định, tức là ông Hoàng đã không làm đúng trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo do Trung ương đảng giao phó, thì đảng chỉ việc truất phế ông ta ra khỏi vị trị trong trung ương đảng.
Như vậy, có nghĩa là mọi áo mũ trong đảng bị lột hết, và tất nhiên những trách vụ được phân công trong bộ máy quốc hội, chính phủ đều trở thành vô giá trị.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Trọng không dùng Trung ương đảng để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng?
Có thể ông Trọng cho rằng ông Vũ Huy Hoàng không còn là ủy viên Trung ương đảng của khóa XII (2016-2021) nên không thể đưa ra cho Trung ương đảng hiện nay biểu quyết kỷ luật. Nhưng nếu theo lý luận này thì việc để cho Ủy ban thường vụ quốc hội hay Thủ tướng chính phủ ra quyết định thu hồi chức nguyên Bộ trưởng của ông Hoàng cũng là vi phạm hiến pháp 2013, khi ông Hoàng chưa bị xét xử là có tội.
Sở dĩ ông Trọng tránh né không dùng cơ chế trung ương đảng để “xử lý” ông Vũ Huy Hoàng vì ông Trọng sợ lập lại điều mà Trung ương đảng khóa XI (2006-2011) đã làm là không biểu quyết kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương đảng, khiến ông Trọng phải bật khóc… vì không “trừng trị” được ông Dũng.
Rõ ràng là qua vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, người ta thấy là ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng như đã hô hào, ngược lại chính cách làm của ông Trọng đã cho thấy quyền lực của các phe nhóm đứng lên trên quyền lực của đảng.
Nói cách khác, phe ông Nguyễn Tấn Dũng còn quá mạnh. Họ đã dùng tiền bạc để khóa tay những ủy viên trung ương đảng khác và hạn chế quyền lực của ông Trọng. Sự đấu đá giữa hai phe Trọng – Dũng không còn là những tranh giành về quyền lực chính trị, mà tất cả đang tập trung vào những lợi ích kinh tế và sẽ dẫn đến bối cảnh thanh toán nhau để thủ lợi, không khác gì vụ thanh toán giữa 3 cán bộ ở tỉnh Yên Bái hôm 18 tháng 8, 2016.
Nói tóm lại, vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đã cho thấy là càng đánh tham nhũng, đảng CSVN càng rơi vào những bế tắc tự thân do chính guồng máy độc tài gây nên, và chính nó sẽ dẫn đến những rệu rã trong nội bộ vì các phe chỉ còn biết tranh nhau quyền lợi và sẵn sàng tháo chạy khi có biến động.
Nhân dân mãi là người chịu đau
VietTuSaiGon
Cùng tác giả:
Nếu như trước đây gần một năm, chính Chu Xuân Phàm tự nhận Formosa giết biển miền Trung Việt Nam bằng một câu hỏi rất kêu “Việt Nam chọn thép hay chọn cá?” thì sau đó gần một năm, chính nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã trả lời câu hỏi ai là thủ phạm chính trong việc giết chết biển Việt Nam bằng hành động ngăn chặn, đánh đập, bắt bớ, đe dọa, thậm chí ruồng bố những người dân đi kiện Formosa. Vì sao?
Vì trước đây một năm, với tính khí phổi bò của một nhà quản lý luôn ăn trên ngồi trốc, ăn to nói lớn với các quan lại địa phương và mặc dù mang thân phận một kẻ thực dân đúng nghĩa nhưng Chu Xuân Phàm lại quá được giới chức đại phương o bế bởi những đồng tiền mà Formosa ném ra nên đâm ra Phàm trở nên hống hách đến độ hoang tưởng, nghĩ rằng Formosa là kẻ mang ánh sáng cho kinh tế Việt Nam, thậm chí không chừng là ánh sáng khai thị cho Việt Nam…! Chính vì vậy, khi phóng viên VTC14 hỏi Phàm về vấn đề hải sản chết hàng loạt, Phàm không ngại ngần hỏi ngược, vừa hỏi mà cũng vừa là răn đe “Việt Nam chọn cá hay chọn thép?”.
- Ảnh từ FB Anthanh Linhgiang
Chính sự hống hách phổi bò của Phàm đã làm mọi chuyện trở nên xấu hơn. Nhưng xấu cho Formosa một thì xấu cho kẻ đã nhận tiền của Formosa và rước cái tập đoàn vốn bị tai tiếng về tàn phá môi trường này vào Việt Nam thì mười. Và không dừng ở đó, hàng loạt vấn đề về cho thuê đất vược quá ngưỡng cho phép của luật nhà đất Việt Nam, hoàn thuế mờ ám, các khoản lót tay có liên quan đến các quan chức cộm cán trong hệ thống trung ương đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều này dẫn đến hệ quả hết sức tồi tệ đối với các cái ghế quyền lực đang bị lung lay ở trung ương đảng Cộng sản vì Formosa nhanh chóng trở thành nhược điểm, thành tử huyệt của phe cánh thân Trung Quốc, và mọi vấn đề có liên quan đến Formosa, biển miền Trung đều có thể trở thành tử đòn đối với họ. Trong khi đó, đáng sợ nhất là các phái đối lập trong hệ thống chính trị Cộng sản Việt Nam vẫn chưa có động tịnh nào, họ dụng chiêu “ngư ông đắc lợi” bằng cách chấp nhận, ra vẻ như là đang thỏa hiệp với Formosa để họ đền bù một khoản tiền bé mọn có tính tính tượng trưng cho ngư dân.
Bởi 500 triệu đô là mới nghe thì to lớn nhưng nếu chia đều cho các nạn nhân thiệt hại do biển nhiễm độc khắp miền trung thì mỗi người nhận chưa được 10 đô la. Số tiền này đủ để mua bánh mì lạt ăn sáng chừng hai tháng cho một người. Nếu cộng thêm bữa trưa, bữa tối thì ăn nhín uống nhịn chưa đủ một tuần. Trong khi đó, phía chính phủ lại phân năm xẻ bảy số tiền đó ra để lên các “dự án lớn, có tính lâu dài cho ngư dân”. Và đương nhiên, số tiền đền bù chỉ còn lại chưa đầy 3 đô la trên mỗi nạn nhân bị thiệt hại kinh tế. Người dân bức xúc là chuyện đương nhiên!
Khi người dân càng bức xúc thì có một nhóm chính trị trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản càng thấy vui và ngồi rung đùi, án binh bất động để xem trận đấu. Trong khi đó, phe phái đã từng có liên hệ với Formosa và chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo lắng và bất an, vì nếu như sự vụ này thực sự đưa ra ánh sáng, thanh tra chính phủ sẽ chính thức vào cuộc để bứt một dây mà động cả rừng.
Và ở đây, rõ ràng cả hai phe cũng chẳng tốt đẹp gì với nhân dân mà chỉ toàn là lợi dụng nhân dân. Kẻ thì bán đứng dân tộc, bán đứng tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia cho ngoại bang. Kẻ kia thì bán đứng sinh mệnh và quyền lợi nhân dân cho nước cờ chính trị của mình. Ở đây, chỉ có nhân dân là chịu thiệt mọi bề.
Kinh tế gia đình khủng hoảng, sinh kế bị đập nát, muốn nộp đơn khiếu kiện kẻ đã gây ra sự thiệt hại cho con người và tài nguyên quốc gia thì liền bị kẻ đã đi đêm với Formosa chặn đứng bằng mọi giá và ruồng bố. Bởi nếu người dân kiện được Formosa, truy ra manh mối tội lỗi thì điều đó cũng đồng nghĩa với sự thành công, ván cờ chính trị đã đến lúc bị đối phương chiếu nước bí. Chính vì vậy mà bằng mọi giá, họ phải chặn đứng nhân dân kiện Formosa nhằm bít những lỗ hổng tội lỗi của họ.
Thử đặt một giả thuyết, nếu không có cuộc đấu đá chính trị này, thẳng tay trừng trị Formosa và đưa tập đoàn này ra tòa án quốc tế nếu họ không đền bù đúng mức và thẳng tay đóng cửa Formosa thì nhân dân có phải đội đơn đi kiện, phải biểu tình như đã có?
Chắc chắn là nhân dân sẽ bái phục nhà cầm quyền và chẳng rỗi hơi đâu mà đi biểu tình nếu như nhà cầm quyền đối xử tốt với dân. Nghiệt nỗi, ở đây, cái bóng của Formosa quá lớn, đụng đến nó là đụng đến chỗ nhạy cảm nhất của hệ thống chính trị nên một kẻ khôn ranh sẽ không lựa chọn đụng đến nó mà để cho nó tự diễn biến.
Chiêu bài để Formosa tự diễn biến đã xảy ra, không có vụ trừng phạt hay kiện tụng nào cả, Formosa tha hồ diễn trò cúi đầu xin lỗi, rơi nước mắt trước bàn dân thiên hạ và bỏ ra một chút tiền đền bù, bỏ thêm một chút tiền đút lót. Và đương nhiên cả kẻ thủ phạm và kẻ chơi đòn triệt đối phương đều có thể vui vẻ nhận tiền. Nước cờ tự nó ắt đi đến chung cục. Một kiểu vừa đánh cờ vừa gọi cà phê thuốc lá cho cả đối phương để xem đối phương loay hoay đi vào nước bí của mình.
Và trong cuộc cờ này, chỉ có nhân dân mất tất cả. Hai phe đánh nhau, kẻ nào ngã ngựa thì trắng bụng về quyền lực nhưng cũng đủ tiền bạc để sống nhiều đời, nhiều họ. Kẻ thắng thì một tay thâu tóm quyền lực làm vua một cõi. Chỉ có nhân dân héo mòn, đau khổ và tuyệt vọng vẫn cứ nỗ lực, cố gắng đi tìm công lý, đi tìm sự thật. Trong khi đó, sự thật nằm trong nước cờ chính trị của các bên, chính vì vậy, khi nhân dân đi tìm sự thật cũng có nghĩa là đang đụng đến vấn đề tử sinh của phe nhóm chính trị, đụng đến thủ phạm bự con nhất trong các vụ liên quan đến cái chết của môi trường Việt Nam. Và nhân dân cứ mãi là người chịu đau trên ván cờ chính trị, trong bữa tiệc lịch sử!
Nguồn: Blog VietTuSaiGon, RFA
Thủ đoạn Nguyễn Phú Trọng: Từ Trịnh Xuân Thanh đến Hồ Thị Kim Thoa
Người Buôn Gió Blog
Thực Hiện Bureau CTM Media - Mỹ Châu -
19/02/2017
Đúng như dự đoán từng nói trong bài 700 tỷ của bà Hồ Thị Kim Thoa đã đăng tuần trước. Kịch bản mớm cho cho báo chí lên tiếng tạo bức xúc cho dư luận, tiếp đến dùng ban kiểm tra trung ương vào cuộc là một đòn quen thuộc cuả Nguyễn Phú Trọng đã giở ra nhiều lần trước đây.
Trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Trọng mở đầu cho báo chí soi vụ xe tư biển công. Tiếp đến cho ban kiểm tra trung ương vào cuộc phanh phui ra các chuyện thua lỗ của PVC. Lần này với bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng bộ công thương kịch bản ấy lại được lặp lại.
Ngày 16 tháng 2, báo chí Việt Nam đưa tin tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo ban kiểm tra trung ương phối hợp với các ban ngành khác kiểm tra số tài sản của bà Thoa có tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá hay không.
Từ đầu báo chí theo chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng chỉ nhấn vào con số 700 tỷ của gia đình nhà bà Thoa. Sau khi có bài viết nói rằng con số 700 tỷ ấy là con số trên thị trường chứng khoán, phải đến khi bán hết số cổ phiếu nhà bà Thoa nắm thì mới rõ được thu về bao nhiêu. Cùng với việc giải thích sự tăng trưởng cổ phiếu này từ mấy năm qua. Nguyễn Phú Trọng đuối lý, quay sang việc truy vấn quá trình tăng giá trị của cổ phiếu Điện Quang có bàn tay lợi ích nhóm của gia đình nhà bà Thoa.
Công ty cổ phần Điện Quang từ những năm 2014 đổ về trước tình trạng tổng số nợ chiếm môt nửa trên số tổng tài sản. Sau khi những người thân trong gia đình bà Thoa quản lý, số nợ chỉ còn chiếm 1 phần tư số tài sản. Đó là thành công rõ rệt của việc tư nhân quản lý doanh nghiệp. Trong khi phần lớn cổ phần vẫn thuộc nhà nước nắm giữ. Giá trị cổ phiếu tăng không chỉ gia đình nhà bà Thoa được lợi, mà chính bản thân nhà nước cũng được lợi nhiều hơn vì nắm đa số cổ phiếu.
Một số báo chí đưa tin gia đình bà Thoa nắm 33% cổ phần công ty Điện Quang, trị giá trên thị trường có báo nói hơn 600, có báo nói hơn 700 tỷ. Thực ra con số này không chính xác khớp nhau là bởi giá trên sàn chứng khoán biến động hàng ngày. Nhưng cũng có thể qua đó đánh giá con số tài sản tính bằng cổ phiếu không thể chính xác. Nhất là trong trường hợp bán tất số này đi cùng một lúc sẽ tạo ra làn sóng đổ tháo khiến giá trị của chúng không còn được bao nhiêu.
Báo chí cho biết năm vừa qua gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa được chia 24,5 tỷ tiền lợi tức trên số cổ phần nắm giữ 33% trị giá 700 tỷ đó.
Với lãi suất một năm của ngân hàng hiện nay là 7,2%. Nếu gia đình bà Thoa bán số cổ phiếu họ đang nắm được 700 tỷ như báo chí nêu, đem tiền đó gửi ngân hàng. Một năm họ được 50 tỷ tiền lãi mà không cần phải tham gia quản lý, đau đầu, mệt xác.
Thất bại ở việc đánh vào dư luận số tài sản 700 tỷ, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo làm rõ xem có việc thâu tóm cổ phiếu ở côn ty Điện Quang ra sao. Được biết việc cổ phần hoá Điện Quang lúc đó không được giới đầu tư chú ý, vì còn nhiều mã chứng khoán khác sáng giá hơn. Việc vốn hoá của Điện Quang ế ẩm khi chìm lấp trong bể các mã chứng khoán khác tên tuổi. Gia đình bà Thoa đã mua một cách hợp pháp đúng quy định số cổ phiếu này.
Sau khi gia đình bà Thoa mua và tham gia quản lý, công ty Điện Quang khởi sắc hơn. Trị giá cổ phần nhà bà nắm và nhà nước nắm đều tăng trên sàn chứng khoán, đôi bên đều có lợi.
Giả dụ nếu thua lỗ, ai sẽ là người gánh chịu cho số vốn đầu tư gia đình bà Thoa bỏ ra. Chẳng ai hết, gia đình bà đầu tư, được thì ăn, thua thì chịu.
Nhưng chế độ cộng sản mà Nguyễn Phú Trọng lại bất chấp quy luật sòng phẳng ấy. Lúc người ta đầu tư mua cổ phiếu thì không nói gì. Nhưng đến lúc giá trị cổ phiếu tăng thì giở mặt soi xét. Hỏi lúc gia đình bà Thoa mua cổ phiếu Điện Quang ông Trọng chết ở đâu mà không điều tra. Đợi đến khi người ta mua và bỏ công sức vực lên có thành quả mới tính chuyện cướp không của họ.
Bà Hồ Thị Kim Thoa trong cơ chế chính trị hiện nay không có thế lực, vây cánh. Bà trước kia đang làm doanh nghiệp, được ông Nguyễn Tấn Dũng thấy năng nổ bèn cất nhắc lên thứ trưởng bộ Công Thương. Bản thân bà Thoa đã từ chối, nhưng vì bộ công thương lúc ấy cần một thứ trưởng người miền Nam và cần thêm một phụ nữ làm thứ trưởng để tạo sự đa sắc thái trong bộ. Nên dù từ chối nhiều bà cũng đành phải nhận lời. Ông Nguyễn Tấn Dũng về hưu, bà Thoa thành một quan chức đơn độc, lẻ loi. Các quan chức được cất nhắc dưới thời ông Dũng đa số là cánh đàn ông, họ thường qua lại nhậu nhẹt với nhau và tạo thành mối quan hệ chằng chịt làm Trọng e ngại không dám đụng đến. Riêng bà Thoa là phụ nữ và bà đứng ngoài những quan hệ đó, bà cũng đang trong thời gian chờ đợi về hưu.
Nguyễn Phú Trọng thất bại trong việc bao vây Trịnh Xuân Thanh và đánh phủi bụi quan chức về hưu là Vũ Huy Hoàng, chỉ bắt được những con tép riu trong PVC mà đến giờ còn chưa khai thác được đủ các bằng chứng kết tội. Để cứu vãn uy tín của mình, Trọng đã chọn một người đàn bà cô thế để tấn công, mục đích gỡ lại sự nhục nhã làm trò cười thiên hạ khi xử lý Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng. Đồng thời Trọng cũng muốn nêu lý do mình cần phải ở lại tiếp tục vị trí tổng bí thư, vì luôn có những vụ việc, nhân sự cần đến ông ta xử lý. Vì thế Trọng liên tiếp tìm mọi vụ việc bới ra để lấy lý do ở lại. Việc xử lý bà Thoa nếu như người ta không biết rõ nội tình, sẽ nghĩ Trọng là người mạnh mẽ ra tay tấn công thẳng vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng. Trọng sẽ hù doạ được khối người là thế lực của ông ta mạnh và ông ta muốn trừng trị ai đều được cả. Với đối tượng như Hồ Thị Kim Thoa đang chờ đợi về hưu, có lẽ màn kiểm tra này sẽ khiến bà Thoa làm đơn từ chức sớm hơn chút ít. Chừng đó đủ khiến cho ông Trọng hân hoan loè thiên hạ mình đã thắng lợi vẻ vang.
Sâu xa hơn ngoài việc tiến hành thanh trừng các nhân vật đơn lẻ hoặc về hưu để duy trì vị trí tổng bí thư đang giữ, Trọng còn khuấy động chính trường để người ta quên đi thảm hoạ Formosa đang được những giáo dân Nghệ An thổi bùng lên. Cứ mỗi lần bùng nổ Formosa thì Nguyễn Phú Trọng lại tìm một nhân vật, một chuyện nào đó để tung ra gây hút dư luận. Lần trước là vụ Trịnh Xuân Thanh khơi ra đúng lúc Formosa nhận tội, lần này vụ bà Thoa và đúng lúc giáo dân Nghệ An khởi kiện trở lại và bị công an đánh đập, đàn áp dã man. Đáng chú ý là những tên nhà báo bồi bút chờ đợi Trọng tung ra là hùa vào xâu xé, kéo dư luận vào vụ việc mà Nguyễn Phú Trọng tạo ra. Tất cả những tên nhà báo này đều giống nhau một điểm không bao giờ chúng nhắc đến Formosa, Hoàng Sa, Trường Sa, hay tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc dù chỉ trên Facebook của chúng. Nhờ thế chúng được Trọng trao cho giải thưởng man rợ có tên Búa Liềm Vàng để huênh hoang với thiên hạ.
Tất cả những gì Nguyễn Phú Trọng đang làm rầm rộ như chấn chỉnh đảng, xây dựng đảng, thực ra là để che đậy những hành vi làm tay sai cho Trung Quốc, âm thầm đưa Việt Nam tiến sâu lệ thuộc vào Trung Quốc qua những văn kiện đã ký kết chuyến đi Trung Quốc vừa qua. Đổi lại Nguyễn Phú Trọng được làm một vị vua độc tôn ở Việt Nam. Cả đất nước, nhân dân và cả những đồng bọn của Trọng đều là những quân bài để Trọng mang ra phục vụ mục đích ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét