Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Hà Nội chỉ tuyên bố suông khi phản đối Trung Quốc? - Thanh Trúc

Cơ sở hạ tầng Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải - AMTI ở Hoa Kỳ chụp qua vệ tinh hôm 28/1/2017.
Cơ sở hạ tầng Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải - AMTI ở Hoa Kỳ chụp qua vệ tinh hôm 28/1/2017. Hôm thứ Năm 23 vừa qua, Việt Nam lại lên tiếng yêu cầu không làm tình hình Biển Đông phức tạp thêm, đồng thời loan báo sẽ xác minh việc Trung Quốc sắp hoàn thành hơn 20 cấu trúc tại các đảo nhân tạo trên Biển Đông được cho là giống với khó chứa tên lửa tầm xa đất đối không.
"Phi pháp khi Việt Nam chưa cho phép!"
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, khi được báo chí nêu câu hỏi liên quan đến tin Trung Quốc sắp hoàn tất hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp trên Biển Đông mà được cho là rất giống những kho chứa tên lửa tầm xa đất đối không, đã trả lời rằng việc xây dựng cải tạo không có phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Tôi nghĩ có lẽ đây là động thái trước mắt nhằm thăm dò những hoạt động của Hoa Kỳ, sau khi  Donald Trump tuyên bố mạnh mẽ về những hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc...
- Tiến sĩ Trần Công Trục

Như mọi lần, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao tái khẳng việc xây dựng, cải tạo không có phép của Việt Nam đều là phi pháp, Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi trên hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rằng lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, dựa căn bản trên Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 cũng như tuân thủ DOC Bản Tuyên Bố Ứng Xử Các Nước tại Biển Đông.
Đây là những tuyên bố không có gì mới nhưng là những điều bắt buộc phải lập lại mỗi có vấn đề liên quan đến chủ quyền. Các chuyên gia trong nước có nhận định khá là khác nhau từ củng một vấn đề. Đầu tiên là tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Ban Biên Giới của Việt Nam, hiện là nhà nghiên cứu độc lập về lãnh vực này, nhận định:
Theo dõi mọi diễn biến ở Biển Đông, đặc biệt những hoạt động của Trung Quốc, tôi nghĩ chuyện họ tiến hành biến các thực thể ngầm thành đá nhân tạo rồi xây dựng căn cứ quân sự, bố trí tên lửa và vũ khí quân viện chiến tranh ra ngoài quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm trong chiến lược vạch ra từ lâu mà bây giờ họ tiến hành mạnh mẽ hơn lên.
Ông nói Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa bất kể một số hoạt động tôn tạo trước đó của họ trên Biển Đông đã bị dư luận thế giới và các quốc gia trong khu vực mạnh mẽ chỉ trích:
Tôi nghĩ có lẽ đây là động thái trước mắt nhằm thăm dò những hoạt động của Hoa Kỳ, sau khi  Donald Trump và những cộng sự của ông ta tuyên bố mạnh mẽ về những hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc, đặc biệt trong thực tế Hoa Kỳ còn đưa thêm tàu sân bay ra nhằm mục đích vô hiệu hóa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc muốn mở rộng ở vùng biển quanh đó.
Trung Quốc phớt lờ
Vẫn theo lời nguyên trưởng ban biên giới Trần Công Trục, dù phải nhắc đi nhắc lại những điều không thay đổi nhưng đó là quyền và trách nhiệm đương nhiên của Việt Nam trước vấn đề chủ quyền bị xâm phạm mà rõ ràng đã, đang và sẽ tác động  không nhỏ đến tâm lý của dư luận trong cũng như ngoài nước:
Về phương diện pháp lý, tiếng nói chính thức của nhà nước Việt Nam hoàn toàn phú hợp nguyên tắc trong quá trình bảo vệ vùng biển và thếm lục địa hợp pháp theo Công Ước Luật Biển 1982. Trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay Việt Nam đồng thời phải tính đến tình hình chung của khu vực và quốc tế, tìm mọi cách không để xung đột xảy ra trong Biển Đông do những cạnh tranh về địa chính trị và chiến lược giữa các siêu cường, do những hoạt động mà vi phạm một cách trắng trợn đến quyền và lợi ích của các nước trong khu vực và đặc biệt của Việt Nam.
Trung Quốc thì họ phớt lờ những tiếng nói về pháp lý và ngoại giáo, thậm chí phán quyết của Tòa Trọng Tài họ còn phớt lờ đi, nhưng không có nghĩa vì họ phớt lờ mà Việt Nam không tiếp tục cuộc đấu tranh đó. Đấy là cuộc đấu tranh hết sức đứng đắn và văn minh của thời đại hiện nay.
f3f5ea4d-9c44-4594-8cc9-670c4a41381c-400.jpg
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đưa vũ khí ra Trường Sa hôm 29/11/2016. Courtesy of amti.csis.org
Được hỏi về thông tin mới nhất là hơn 20 cấu trúc mà Bắc Kinh cho xây trên các bãi nhân tạo, sắp hoàn thành với nhiều phần giống các kho chứa phi đạn đất đối không tầm xa, thạc sĩ Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông, tác giả cuốn Biển Đông & Sự Kiện, nói rằng phải xem lại có thực là Việt Nam rất mạnh mẽ khi bày tỏ lập trường của mình về vấn đề này hay không:
Trung Quốc đã hoàn thành bước thứ nhất là đã xây dựng được những đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa nó. Người  phát ngôn của Bộ Ngoại Giao luôn luôn khẳng định lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng mà nhìn lại thông cáo chung của Việt Nam và Trung Quốc ngày 14 tháng Giêng 2017 vừa qua thì tôi thấy rất mâu thuẫn.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì tổng bí thư Việt Nam đã hoan nghinh những thành tựu trong đại hội lần thứ XVIII của đảng cộng sản Trung Quốc. Nếu hoan nghênh những  thành công của đảng cộng sản Trung Quốc thì những thành tựu này bao gồm cả việc quân sự hóa, bố trí tên lửa phục vụ cho việc mổ rộng xuống phương Nam của Trung Quốc.
Không là chuyện song phương
Hiện trạng càng ngày càng phức tạp ở Biển Đông không còn là chuyện giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa, ông Đinh Kim Phúc nhấn mạnh:
Nó cũng không phải chuyện giữa Mỹ với Trung Quốc nữa mà đây phải là một vấn đề quốc tế, phải là giải pháp đồng bộ. Nếu chỉ lên tiếng, chỉ kêu gọi đấu tranh  bằng giải pháp hòa bình thì một lúc nào đó Trung Quốc sẽ nuốt trọn Biển Đông với  tiềm lực kinh tế, khả năng quân sự và những trò ma mãnh của họ.
Cũng trong khi trả lời báo chí ngày 23, ông Lê Hải Bình đề nghị các bên liên quan tranh chấp nên hành xử có trách nhiệm, không làm tình hình phức tạp hơn bằng hành động quân sự hóa vì điều này đe dọa đến nền hòa bình, sự an ninh và an toàn cũng như phương hại đến tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.
Nếu không đưa Trung Quốc ra các tổ chức tài phán quốc tế sẽ không giải quyết được vấn để Biển Đông, còn Trung Quốc có đồng ý có chấp hành hay không là chuyện khác.
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc 
Theo tiến sĩ Trần Công Trục, dù không muốn xung đột hay chiến tranh nhưng để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ thì ngoài  biện pháp có tính cách pháp lý Việt Nam còn thực hiện những bước tiến trong lãnh vực quốc phòng:
Theo thông tin công khai thì Việt Nam đang tiếp tục cố gắng đầu tư để mua sắm thêm trang thiết bị, tàu bè, vũ khí hiện đại để có thể đẩy mạnh hơn nữa khả năng phòng thủ của mình. Nếu không làm những điều đó thì tõ ràng khả năng bảo vệ lãnh thổ  lãnh thổ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đông vẫn bị đe dọa, thậm chí ản hưởng rất lớn.
Những đề nghị có tính cách khuyến cáo như vậy liệu có đủ mạnh và có đủ để tác động Trung Quốc hay không. Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng đưa Trung Quốc ra các tổ chức tài phán quốc tế cũng là biện pháp thách thức một cách hòa bình:
Nếu không đưa Trung Quốc ra các tổ chức tài phán quốc tế sẽ không giải quyết được vấn để Biển Đông, còn Trung Quốc có đồng ý có chấp hành hay không là chuyện khác. Phán quyết của Tòa Trọng Tài không đề cập vấn đề chủ quyền, mà muốn kiện về chủ quyền thì đưa ra Tòa Công Lý Quốc Tế. Nhưng điều ngặt nghèo trong qui định là hai bên phải chấp nhận ra tòa thì tòa mới tiến hành nhận đơn và phán xét.
Nhưng dù sao đi nữa Trung Quốc cũng là một thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam phải thách thức Trung Quốc xử sự bằng biện pháp hòa bình, biện pháp pháp lý. Như thế chúng ta mới có thể vận động thế giới ủng hộ chúng ta, chứ còn mỗi bên cứ tuyên bố chủ quyền, cứ khẳng định bằng lời nói thì sẽ không thể nào đưa Trung Quốc đi vào các biện pháp hòa bình mà chúng ta mong muôn.
Tóm lại, đừng bao giờ hy vọng vào thiện chí giải quyết của Trung Quốc, đừng mong họ thay đổi và rút lại những tuyên bố đòi chủ quyền cũng như ngưng lại những hành động bành trướng quân sự đang theo đuổi lâu nay trên Biển Đông, là kết luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.  

Không có nhận xét nào: