Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Phát hiện 7 hành tinh “anh em” của Trái đất có dấu hiệu của sự sống

https://i2.wp.com/news-thumb2.ymgstatic.com/YanThumbNews/2167221/201702/3300dc02-5dd3-494b-b5fb-bc29caa81140.jpg
Trong một cuộc họp báo mới đây, NASA vừa công bố phát hiện 7 hành tinh gần Trái đất có thể có sự sống.
<!>
Trước đó, vào hồi tháng 8/2016, Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại Nam Bán cầu (ESO) đã xác nhận sự tồn tại của Proxima Centauri b (thường gọi là Proxima b) – hành tinh được mệnh danh là Trái đất thứ 2, có khoảng cách chỉ 4 năm ánh sáng với Trái đất.
Và mới đây, vào ngày 22/2, theo giờ địa phương, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổ chức một cuộc họp báo tại Washington, với sự tham dự của nhiều nhân vật hàng đầu trong giới nghiên cứu khoa học và thiên văn học trên khắp thế giới. Cuộc họp báo kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ, được phát trực tiếp trên trang mạng và tài khoản mạng xã hội của NASA.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một “sự sống” mới. Video: NASA.
Thông tin nổi bật gây chú ý lớn tới báo giới đó là việc NASA cho biết kính thiên văn vũ trụ Spitzer đã phát hiện ra một hệ thống gồm 7 hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái đất và xoay quanh một ngôi sao. Việc phát hiện các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời này được xem là hiếm có vì các hành tinh có kích thước tương tự Trái đất cùng nhiệt độ không quá khắc nghiệt, dao động từ 0 đến 100 độ C.
Điều này có nghĩa những hành tinh mới có thể có nước dạng lỏng ở bề mặt, một dấu hiệu của sự sống. Đặc điểm nhận dạng các hành tinh lạ này là nó lạnh hơn và đỏ hơn so với Mặt trời và lớn hơn một chút so với sao Mộc. Các ngôi sao như vậy có rất nhiều trong dải Ngân hà và tồn tại rất lâu.
Các khoa học cũng cho biết, hệ thống này có tên gọi TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng. Chúng ta có tất cả 7 hành tinh lạ, tuy nhiên cơ hội lớn nhất thuộc về 3 hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được, khu vực xoay quanh một ngôi sao mà một hành tinh có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt.
Hệ thống TRAPPIST-1.

Minh họa hệ sao TRAPPIST-1. Ảnh: NASA.

Với khoảng cách là 40 năm ánh sáng, nó được xem là khá gần với địa cầu trong dải Ngân hà rộng lớn. Tuy nhiên, với công nghệ tàu vũ trụ hiện tại thì cần hàng triệu năm để từ Trái đất đến nơi này.
Ông Michael Gillon , giáo sư Đại học Liege ở Bỉ và cũng là tác giả chủ trì nghiên cứu, chỉ ra sự khác biệt trong phát hiện thiên văn học thú vị: ” Ý tưởng tuyệt vời trong cách tiếp cận này là nghiên cứu về các hành tinh quay chung quanh những ngôi sao nhỏ nhất trong dải ngân hà và gần với chúng ta. Đó là điều mà không ai trước chúng tôi đã làm. Hầu hết các nhà thiên văn học đều đã chỉ tập trung vào những ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta “.

Hình ảnh mô phỏng về một trong số 7 hành tinh của hệ Trappist-1. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

Được biết, nhóm nghiên cứu đã theo dõi TRAPPIST-1 bằng một kính viễn vọng từ năm 2010. TRAPPIST-1 còn được gọi là ngôi sao lùn “mát mẻ” màu đỏ, có khối lượng nhỏ hơn 10 lần so với Mặt trời. Nếu so sánh khoảng cách giữa Mặt trời của chúng ta và các hành tinh quay quanh nó, thì không gian hoạt động của TRAPPIST-1 nhỏ hơn. Ngôi sao lùn và 7 hành tinh của nó có thể hoạt động trong phạm vi khoảng cách từ Mặt trời tới hành tinh gần nhất của nó là Sao Thủy.
Ông Gillon và các cộng sự đã bắt đầu phân tích những thành phần hóa học trong các bầu khí quyển của những hành tinh này. Ông nói: “ Có ít nhất một sự kết hợp các phân tử mà nếu điều đó tồn tại tương đối nhiều, chúng tôi có thể tự tin tới 99% để nói rằng sẽ có sự sống ”.
Nguồn: Tổng hợp
Thời Báo

Không có nhận xét nào: