Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen nói “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc, cũng như những nước khác tranh chấp chủ quyền, tự chế không tiến thêm bước nào nữa trong việc xây dựng những cơ sở mới, quân sự hóa những đảo tranh chấp, và lấp đất lấn biển tại Biển Đông, và cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp với các nước khác.”
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng những cơ cấu quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông theo như tin của Thông tấn xã Reuters.
Các giới chức Mỹ dấu tên nói với các hãng tin là việc xây dựng hầu như hoàn tất đối với hơn hai chục cơ cấu với mái đóng mở được thiết kế để chứa các phi đạn đất đối không trên quần đảo Trường Sa.
Bà Richey-Allen nói tiếp “Quân sự hóa những đảo này gây căng thẳng và những tin tức gần đây nhất đã tạo ra những quan ngại giữa các nước trong vùng.”
Một phúc trình được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và những hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo kể từ tháng 6 năm ngoái.
Vào lúc đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra một tuyên bố cho rằng việc xây dựng này “chủ yếu để sử dụng trong dân sự mà thôi.”
Tranh chấp Biển Đông sẽ giải quyết vào đời sau?
23/02/2017
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường biểu tình trước toà Lãnh sự quán Trung Quốc tại Philippines, phản đối việc nước này bị nghi lắp đặt hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 24 tháng 01 năm 2017.
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông khó mà giải quyết được trong ‘thời chúng ta’, nên tốt hơn là gác sang một bên, giao tiếp với Bắc Kinh và tránh đụng độ võ trang, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố ngày 22/2.
Bảo vệ quyết định của Tổng thống Rodrigo Duterte chớ thúc đẩy buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện của Manila chống lại bản đồ lưỡi bò của Bắc Kinh trên Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay, cho hay có ‘bế tắc’ mà không bên nào có thể đả thông, cho nên tốt hơn hết là tối đa hóa những gì có lợi từ Bắc Kinh.
Phát biểu trước Thượng viện, Ngoại trưởng Yasay cho rằng quan điểm và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy khó có thể có một giải pháp.
“Cá nhân tôi không tin rằng việc này sẽ sớm được giải quyết. Tôi nghĩ có lẽ sẽ không giải quyết được trong thời chúng ta, nhưng sự lựa chọn không phải là chiến tranh mà là chúng ta buộc phải giao tiếp để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình,” ông Yasay nói.
Tổng thống Duterte đã lật ngược chính sách ngoại giao của Philippines bằng cách hướng về Trung Quốc để thu hút thương mại, du lịch, và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bình luận của Ngoại trưởng Philippines được đưa ra một ngày sau khi chủ tọa cuộc họp của các Ngoại trưởng Đông Nam Á, những người bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về việc Trung Quốc thiết đặt các hệ thống võ khí trên các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng gần hai chục công trình trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông mà dường như nhằm để tạo điều kiện cho những phi đạn đất đối không tầm xa, Reuters ngày 21/2 dẫn nguồn tin từ hai quan chức Hoa Kỳ cho biết.
ASEAN quan ngại Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
22/02/2017
Ảnh vệ tinh cho thấy những công trình quân sự được đặt trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông.
Các nước Đông Nam Á xem việc Trung Quốc lắp đặt những hệ thống vũ khí ở Biển Đông là "rất đáng lo ngại" và đã kêu gọi đối thoại để ngăn chặn sự leo thang "những diễn biến gần đây," Philippines cho biết hôm thứ Ba.
Bộ trưởng ngoại giao các nước trong khu vực đồng lòng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa những đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng tin tưởng rằng khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử hàng hải có thể đạt được với Bắc Kinh trước tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong một hội nghị các bộ trưởng khu vực trên đảo Boracay của nước này.
Ông Yasay không cho biết những diễn biến nào khơi lên mối lo ngại này, nhưng nói rằng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định.
Ông nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là một thành phần quan trọng của bất kỳ bộ quy tắc ứng xử nào giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều kiện tiên quyết có phải là Bắc Kinh tháo dỡ những hệ thống vũ khí của mình hay không.
Nhắc đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhận thấy, một cách rất đáng lo ngại, rằng Trung Quốc đã lắp đặt những hệ thống vũ khí tại những cơ sở mà họ đã thiết lập, và họ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc này."
Với việc Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm nay, những phát biểu của ông Yasay cho thấy một lập trường vững chắc hiếm có của một tổ chức mà thường chật vật để đạt được đồng thuận vì những quan điểm ý trái ngược của họ về việc làm thế nào đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thông cáo bày tỏ lo ngại của ASEAN tránh nhắc tên Trung Quốc. Làm Trung Quốc phật lòng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ, trong khi các nước thành viên của ASEAN đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc với mức độ khác nhau, và cần thương mại, đầu tư và khách du lịch từ Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét