Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG HAY BẠO ĐỘNG CHO VIỆT NAM ?

Tôi biết thường những người ủng hộ cho đấu tranh bạo động thường bị ném đá. Người cổ động cho đấu tranh bất bạo động luôn được đề cao là đạo đức, quân tử, bác ái v.v. Nhưng thực tế vấn đề này như thế nào?<!> 
Đấu tranh bất bạo động hay bạo động thực ra hoàn toàn lệ thuộc vào dân trí của từng nước. Ta không thể lấy cách đấu tranh bất bạo động của các nước dân trí cao phát triển để dùng cho VN. Có nhiều điểm khác biệt giữa các nước. 
Ở các nước dân chủ, khi thấy chuyện sai trái, dân chúng sẽ tự giác xuống đường với số đông và khả năng bạo động sẵn sàng cho đến khi đòi được công lý.
 
Có một sự ngộ nhận mà nhiều người VN do bị cộng sản và những tổ chức tay sai đánh lận con đen với quan điểm: "Đấu Tranh Bất Bạo Động Như Là Một Chân Lý". Đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm và ngây thơ. Ngay cả các nước có dân trí cao và văn minh như Mỹ vẫn chưa bao giờ chấp nhận "chân lý" này. 
Ông Nelson Mandela là người nhận giải Nobel Hòa Bình đã nói: "For me, nonviolence was not a moral principle but a strategy; there is no moral goodness in using an ineffective weapon."
 
Tam dịch: "Đấu tranh bất bạo động đã không phải là một chân lý của đạo đức mà nó chỉ là một phương cách; không có đạo đức nào hơn quyền tự vệ với vũ khí răn đe hiệu quả".
Cũng vậy Martin Luther King Jr. trong vụ "Birmingham Campaign" Ông với mục đích có một sự nổi dậy bạo động để nhiều người bị bắt để tạo ra một khủng hoảng và từ đó buộc chính quyền ngồi xuống đàm phán ôn hòa.
 
Chính sự bạo động hay khả năng có thể bạo động
là một yếu tố quan trọng để dẫn đến ôn hòa.
 
Ngay tại Mỹ là một nước có trình độ dân trí cao. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có biểu tình bạo động. Vậy thử hỏi một nước có dân trí thấp như VN khó có thể tập trung được số đông để áp lực CS thì bất bạo động là tự sát. Chưa nói đến bản chất của cộng sản là bạo lực, gian trá với đủ mọi thủ đoạn. 
Trở lại hoàn cảnh của VN. Ai cũng biết cộng sản cai trị bằng bạo lực và chưa bao giờ ôn hòa cả. Vấn đề ở chỗ là chúng ta không có đủ số đông và ý thức đấu tranh, cộng thêm quan điểm ngu ngơ "bất bạo động" đã biến chúng ta thành đàn cừu ngu xuẩn, mặc cho đám sói công an cắn xé.
 
Chính sự tuyên truyền và kêu gọi biểu tình bất bạo động của những người cầm đầu trước đây đã tước đi "khả năng bạo động" là một vũ khí răn đe hữu hiệu cho người biểu tình khi bị chính quyền đàn áp. Chúng ta có thể ôn hòa nhưng phải sẵn sàng để tự vệ và đánh trả. 
Xin đừng rao giảng cái "đạo đức bất bạo động" vì sẽ không có bất cứ đạo đức nào của sự bất bạo động, gọi là Đạo Đức nếu chúng ta không có một khả năng tự vệ trước bạo quyền tàn ác. Chính sự tuyên truyền ôn hòa mị dân đã biến người dân thành con cừu và chính quyền thành con sói.Đã gián tiếp gây ra và kéo dài sự tang thương mất mát cho dân tộc VN. Đã đến lúc phải nhìn vào sự đấu tranh bất bạo động một cách nghiêm chỉnh và thấu đáo, không như những con vẹt.
 
Đấu Tranh Bất Bạo Động chưa bao giờ là chân lý, quảng bá
nó là hành động vô lương tâm của những kẻ làm chính trị
với đạo đức giả.
 
Cộng sản rất sợ biểu tình và bạo động nên chúng đã tìm cách bóp nghẹt từ trong trứng nước. Cô lập các người tiên phong. Hù dọa khủng bố, tuyên truyền để mọi người dân sợ hãi mà không xuống đường. 
Đừng sợ cộng sản, hãy làm những gì chúng sợ. Mỗi người đều có thể là tiên phong và dẫn đầu.
 
Tóm lại "Số Đông đoàn kết có ý thức" là điều kiện cần thiết, cộng thêm khả năng bạo động là vũ khí răn đe hữu hiệu để có được biểu tình ôn hòa dưới bất cứ chế độ nào kể cả cộng sản.
 
Tien Tran

Không có nhận xét nào: