Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 17/10/2024 - Mỹ Loan


Tự do Internet toàn cầu 2024’: Trung Quốc xếp cuối bảng 10 năm liên tiếp Tổ chức hoạt động nhân quyền Freedom House của Mỹ đã công bố “Báo cáo Tự do Internet” (Freedom on the Net) toàn cầu năm 2024 hôm thứ Tư (16/10). Báo cáo chỉ ra rằng tự do Internet toàn cầu đã suy giảm trong 14 năm liên tiếp. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia đội sổ năm thứ 10 liên tiếp, chỉ đạt 9 điểm/100, Việt Nam đạt 22/100 điểm. Đài Loan đứng đầu châu Á và thứ 7 thế giới với số điểm 79/100. Freedom House cho biết trong một thông cáo báo chí rằng người dân ở ít nhất 43 quốc gia đã bị tấn công hoặc giết hại vì những ngôn luận và hoạt động trực tuyến, đây là con số ở mức cao kỷ lục.
<!>
Cư dân mạng Trung Quốc phải đối mặt với môi trường tự do internet tồi tệ nhất thế giới
Tự do Internet là nghiên cứu hàng năm về nhân quyền trong lĩnh vực kỹ thuật số. “Báo cáo Tự do Internet” năm 2024 đã đánh giá quyền tự do Internet ở 72 quốc gia và khu vực, người dùng Internet ở các quốc gia và khu vực này chiếm 87% tổng số người dùng Internet toàn cầu. Trong số đó, tình hình bảo vệ nhân quyền trực tuyến ở 27 quốc gia đã giảm sút và 18 quốc gia đã được cải thiện.

Đánh giá này sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để xác định điểm tự do Internet của mỗi quốc gia và khu vực theo thang điểm 100, với 21 chỉ số độc lập bao gồm các rào cản truy cập, hạn chế nội dung và xâm phạm quyền lợi người dùng. Trung Quốc, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tiếp tục bị đánh giá là quốc gia có môi trường tự do Internet tồi tệ nhất thế giới, chỉ đạt 9/100 điểm.

Điểm tổng thể của Myanmar đã giảm trong đánh giá năm nay, khiến nước này ngang hàng với Trung Quốc là quốc gia có điểm tổng thể thấp nhất trong báo cáo. Đây cũng là lần đầu tiên sau 10 năm, một quốc gia cùng xếp hạng với Trung Quốc ở vị trí cuối bảng.

Freedom House cho biết, kể từ khi nắm quyền trong cuộc đảo chính vào năm 2021, quân đội Myanmar đã tiến hành trấn áp bạo lực một cách tàn khốc đối với những người bất đồng chính kiến, sử dụng một hệ thống kiểm duyệt và giám sát rộng rãi để ngăn chặn những ngôn luận chỉ trích và bỏ tù hàng ngàn người vì những phát ngôn trên mạng.

Về quyền tự do Internet ở Trung Quốc, báo cáo cho biết, “Bắc Kinh tiếp tục ngăn cách Internet nội địa của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, chặn quyền truy cập của nước ngoài vào một số trang web của chính phủ và phạt nặng những người sử dụng VPN.”

Báo cáo cũng cho biết Chính phủ ĐCSTQ cũng tiếp tục “đàn áp những người bất đồng chính kiến một cách có hệ thống”. Ví dụ, vào tháng 11/2023, nhà hoạt động và nhà báo Trung Quốc Tôn Lâm (Sun Lin) đã bị cảnh sát đánh đến chết vì có những phát ngôn trên mạng phản đối lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Sau đó, ĐCSTQ đã kiểm duyệt các cuộc thảo luận trực tuyến có liên quan về ông Tôn Lâm.

“Trong 10 năm qua, cư dân mạng Trung Quốc đã phải đối mặt với điều kiện tự do trực tuyến tồi tệ nhất trên thế giới. Những người chia sẻ tin tức, nói về niềm tin tôn giáo, liên lạc với các thành viên trong gia đình và người nước ngoài trên mạng cũng như các hoạt động khác đã phải đối mặt với hậu quả pháp luật và ngoài pháp luật nghiêm trọng.” Báo cáo còn viết, “Chính quyền nắm giữ quyền lực to lớn đối với ngành công nghệ, sử dụng các cuộc điều tra theo quy định và lệnh gỡ bỏ để thực thi chỉ lệnh của chính phủ.”

“Chế độ độc tài của ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp trong những năm gần đây. ĐCSTQ cầm quyền tiếp tục thắt chặt kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống và quản lý, bao gồm bộ máy quan liêu nhà nước, truyền thông, ngôn luận trực tuyến, hoạt động tôn giáo, trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Xã hội dân sự Trung Quốc phần lớn đã bị phá hủy sau nhiều năm đàn áp những người bất đồng chính kiến, các tổ chức phi chính phủ độc lập (NGO) và những người bảo vệ nhân quyền”, báo cáo cho biết thêm.

Iceland đứng đầu, Đài Loan vào top 10
Iceland được bình chọn là quốc gia có quyền tự do Internet tốt nhất năm thứ 6 liên tiếp, đạt 94/100 điểm. Các quốc gia và khu vực khác trong top 10 là Estonia (92 điểm), Chile (86 điểm), Canada (86 điểm), Costa Rica (85 điểm), Hà Lan (83 điểm) và Đài Loan (79 điểm), Vương quốc Anh (78 điểm), Nhật Bản (78 điểm) và Đức (77 điểm).

5 quốc gia dẫn đội sổ từ dưới lên là Trung Quốc (9 điểm), Myanmar (9 điểm), Iran (12 điểm), Cuba (20 điểm) và Nga (20 điểm).

Theo báo cáo Việt Nam đạt 22 điểm. Trong số 22 điểm này, mục rào cản tiếp cận bị đánh giá ở mức 12/25 điểm, mục hạn chế nội dung chỉ được 6/35 điểm, và mục vi phạm quyền của người dùng thậm chí còn thấp hơn, chỉ được 4/40 điểm.

Trong bảng xếp hạng mới nhất, Đài Loan có quyền tự do Internet cao nhất châu Á. Báo cáo cho biết xã hội dân sự, ngành công nghệ và Chính phủ Đài Loan đã thực hiện các hành động sáng tạo để chống lại tác động của các chiến dịch đưa thông tin sai lệch của ĐCSTQ.

Báo cáo cho biết: “Xã hội dân sự Đài Loan đã thiết lập một phương pháp minh bạch, phi tập trung và hợp tác để kiểm tra thực tế và nghiên cứu thông tin sai lệch, có thể nói là hình mẫu cho toàn cầu”.

Bà Allie Funk, giám đốc nghiên cứu công nghệ và dân chủ tại Freedom House, cho biết: “Internet tự do và cởi mở là điều kiện không thể thiếu để các hệ thống dân chủ trong thế kỷ 21 hoạt động tốt. Để đảo ngược xu hướng suy giảm quyền tự do Internet trên toàn thế giới, các nhà hoạch định chính sách và các công ty nên tái cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bảo vệ các kênh tiếp cận thông tin đa dạng và tăng cường hỗ trợ cho xã hội dân sự địa phương.”

Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc sử dụng võ lực để sáp nhập Đài Loan


Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc không hề cam kết từ bỏ việc sử dụng võ lực để sáp nhập Đài Loan sau một cuộc tập trận mới nữa và sau chuyến thăm của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến nơi từng diễn ra cuộc xâm lược bị thất bại của các lực lượng Đài Loan vào Hoa Lục trong thế kỷ trước, thông tấn xã Reuters đưa tin.

Trung Quốc, nước luôn luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình, vào hôm Thứ Hai, đã thực hiện một cuộc tập trận lớn lao chung quanh hòn đảo tự trị và coi đó là lời cảnh cáo về “các hành động ly khai,” nhằm phản ứng với lời phát biểu nhân ngày quốc khánh Song Thập hồi tuần trước của Tổng Thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te).

Chen Binhua, phát ngôn viên Văn Phòng Đặc Trách Vấn Đề Đài Loan của Trung Quốc, lên tiếng trong một cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh: “Chúng tôi sẵn sàng phấn đấu cho triển vọng thống nhất trong hòa bình với lòng chân thành và nỗ lực tối đa.”

“Nhưng chúng tôi không hề cam kết từ bỏ việc sử dụng võ lực để đạt mục tiêu đó,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, điều đó chỉ nhắm đánh vào sự can thiệp của “các lực lượng ngoại lai” cùng với một thiểu số những kẻ có khuynh hướng ly khai tại Đài Loan chứ không phải nhắm vào đại đa số người dân Đài Loan, vẫn theo lời phát ngôn viên Chen.

Đài Loan có mối liên hệ chặt chẽ, mặc dù không chính thức, với Hoa Kỳ, nước cung cấp võ khí quan trọng cho Đài Loan.

“Cho dù Đài Loan có bao nhiêu quân và có bao nhiêu võ khí, và cho dù các lực lượng bên ngoài có can thiệp để giúp họ hay không, nếu Đài Loan dám chấp nhận rủi ro thì hành động ngoan cố này sẽ dẫn đến sự hủy diệt của chính họ,” ông Chen nói thêm.

“Các hành động của chúng tôi nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ sẽ không khi nào ngưng lại.”

Hôm Thứ Tư, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo rằng Chủ Tịch Tập Cận Bình đã đến thăm đảo Đông Sơn, đối diện với Đài Loan và thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, là nơi Trung Quốc đã đánh bại một cuộc tấn công xâm lược của quân đội Đài Loan hồi năm 1953

Zelensky trình ‘kế hoạch chiến thắng’ lên Quốc Hội Ukraine


– Ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, trình “kế hoạch chiến thắng” lên Quốc Hội nước này hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, theo BBC.
Ông Zelensky tuyên bố với các thành viên Quốc Hội rằng kế hoạch này có thể kết thúc cuộc chiến với Nga vào năm sau. Cuộc chiến bùng nổ sau khi Nga đưa quân sang xâm lăng Ukraine hồi Tháng Hai, 2022.

Yếu tố quan trọng trong kế hoạch là Ukraine phải chính thức được mời gia nhập NATO, Tây phương phải cho phép Ukraine dùng vũ khí được Tây phương viện trợ để tấn công sâu vào Nga, Ukraine phải từ chối nhượng lãnh thổ và chủ quyền, và Ukraine phải tiếp tục tiến vào vùng Kursk phía Tây nước Nga.

Nga bác bỏ kế hoạch của ông Zelensky, cho hay Ukraine cần “tỉnh rượu đi.”

Phát biểu trước Quốc Hội hôm Thứ Tư, Tổng Thống Zelensky cũng chỉ trích Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn vì ủng hộ Nga. Ông gọi những quốc gia này là “liên minh tội phạm.”

Ông cũng cho rằng ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, “phát điên” và quyết tâm gây chiến.

Ông Zelensky cho biết ông sẽ trình “kế hoạch chiến thắng” tại hội nghị thượng đỉnh Liên Âu vào Thứ Năm tuần này.

Có ba chi tiết trong kế hoạch này vẫn được giữ bí mật và chỉ được chia sẻ với đối tác của Ukraine, theo ông Zelensky.

Ông Zelensky thông báo kế hoạch này với Tổng Thống Joe Biden, cũng như hai ứng cử viên tổng thống Mỹ – bà Kamala Harris và ông Donald Trump, hồi Tháng Chín.

Tin cho biết ông Zelensky cũng thông báo kế hoạch này với Anh, Pháp, Ý và Đức.

Tháng trước, báo Wall Street Journal dẫn lời giới chức Mỹ cho hay chính quyền Tổng Thống Biden lo ngại kế hoạch này thiếu chiến lược toàn diện và giống như Ukraine lặp lại yêu cầu cấp thêm vũ khí và cho phép dùng hỏa tiễn tầm xa.

Các hãng hàng không Ấn Độ hoảng loạn vì đe dọa đánh bom nặc danh


Ít nhất 10 chuyến bay tại Ấn Độ bị đe dọa đánh bom nặc danh trong 48 giờ qua, làm các phi trường lâm vào tình trạng đình hoãn và chuyển hướng liên miên, theo BBC.

Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười, Không Quân Singapore cử hai chiến đấu cơ hộ tống một phi cơ của Air India Express ra khỏi khu vực cư dân đông đúc sau khi bị đe dọa đánh bom.

Vài giờ trước đó, một phi cơ của Air India từ New Delhi tới Chicago phải hạ cánh xuống phi trường Canada nhằm đáp ứng một biện pháp phòng ngừa.

Tại Ấn Độ, việc các hãng hàng không bị đe dọa đánh bom nặc danh không phải là chuyện lạ nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao từ Thứ Hai lại ngày càng xuất hiện thêm nhiều lời đe dọa.

Giới chức Cơ Quan Hàng Không Dân Dụng DGCA và Cơ Quan An Ninh Hàng Không Dân Dụng BCAS thuộc chính phủ Ấn Độ chưa trả lời yêu cầu bình luận của BBC qua điện thư.

Ngoài Air India, hàng loạt chuyến bay của IndiGo, SpiceJet và Akasa Air cũng bị đe dọa nặc danh.

Hôm Thứ Hai, ba chuyến bay quốc tế cất cánh từ Mumbai phải chuyển hướng hoặc bị đình hoãn sau khi cảnh sát bắt giữ một thiếu niên liên quan tới một trương mục X đăng những lời đe dọa.

Hôm Thứ Ba, bảy chuyến bay, trong đó có cả hai phi cơ của Air India, bị ảnh hưởng do các mối đe dọa từ một trương mục X khác. Hình chụp màn hình của một số bài viết cho thấy người dùng này nêu danh hãng hàng không và cảnh sát địa phương, đồng thời nhắc tới mã số chuyến bay.

Air India cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang hợp tác với nhà chức trách nhằm nhận dạng những kẻ đứng sau các mối đe dọa và sẽ xem xét hành động pháp lý để bồi thường thiệt hại cho hành khách.

Mỗi phi trường Ấn Độ đều có Ủy Ban Đánh Giá Mối Đe Dọa Đánh Bom nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa và đưa ra hành động phù hợp. Đội phá bom, cảnh khuyển, xe cứu thương, cảnh sát và bác sĩ có thể cần phải phối hợp với nhau để giải quyết mối đe dọa.

Hành khách được đưa xuống phi cơ cùng với hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hóa, đồng thời tất cả hành lý đều được quét qua một lần nữa. Các đội kỹ thuật và an ninh cũng kiểm tra phi cơ trước khi tiếp tục khởi hành.

Việc chậm trễ có thể gây thiệt hại hàng ngàn Mỹ kim cho các hãng hàng không và cơ quan an ninh.

Trong các chuyến bay tới các quốc gia khác, điều này cũng có thể làm các cơ quan quốc tế tham gia, chẳng hạn như ở Singapore và Canada.

Hôm Thứ Ba, Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore điều động hai trong số các chiến đấu cơ trong thành phố “bám theo và hộ tống” phi cơ của Air India Express trước khi hạ cánh an toàn xuống Phi Trường Changi trong lúc bay từ Madurai ở Ấn Độ tới Singapore.

“Sau khi hạ cánh, phi cơ được bàn giao cho Cảnh Sát Phi Trường để tiếp tục điều tra,” Bộ Trưởng Quốc Phòng Ng Eng Hen viết. Sau đó phi cơ hạ cánh an toàn xuống Changi.

Tại Canada – nơi chuyến bay của Air India tới Chicago hạ cánh xuống phi trường Iqaluit theo một biện pháp phòng ngừa – Cảnh Sát Hoàng Gia Canada cho biết họ đang điều tra mối đe dọa.

Air India cho biết hôm Thứ Tư rằng một phi cơ thuộc Không Quân Canada đang chở hành khách tới Chicago. Vẫn chưa rõ chừng nào phi cơ của Air India sẽ được phép cất cánh.






Không có nhận xét nào: