Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

HOA MÓNG BÒ TÍM – Bùi Huyền Trân


Hoa Lan hoàng hậu nhà Nàng (1970)
Từ phương trời Tây, Nhỏ Gia Long chợt nhớ những cây hoa, trái trồng trong vườn Hòa Hưng, Saigon của 60 năm trước (!).. gửi thư hỏi về cây hoa Ban, niểm nhớ của những năm 20.. Bùi Huyền Trân xin gửi tặng Nhỏ vài ‘chi tiết’ về Hoa Ban…nhà Nàng.1- Vài chuyện về cái Tên Giáo sư Tôn Thất Trình, Bộ trưởng Bộ Canh Nông của Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam ghi nhận Chi thực vật Bauhinia tại Việt Nam có khoảng 40 loài, và được gọi (không phân biệt) thành Chi Hoa ban, tại miền Bắc và Móng bò tại miền Nam.
<!>
Tại Nam Việt Nam, tên gọi rất đơn giản ‘Móng bò’ là do lá của cây có dạng trái tim, to , rất giống móng bò.
.

Hình lá cây Móng bò tím (Bauhinia purpurea)
Các tác giả của “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam” (Viện Dược liệu VN) trang 913 (Tập 1), chỉ ghi Hoa Ban, với tên phụ ‘Móng bò sọc’, cùng tên khoa học là Bauhinia variegata (một loài Móng bò ?), không đề cập đến cây Móng bò tím của miền Nam Việt Nam ! Sách còn dùng tên Ban (không kèm với chữ Hoa) để gọi cây Hypericum japonicum, tên khoa học của cây St John’s wort, trang 167.
Giáo sư Võ văn Chi trong “Từ Điển Cây thuốc Việt Nam” , ghi 13 cây Móng bò có dược tính ở Việt Nam. Ông liệt kê nhiều cây Móng bò đặc biệt của Nam VN như Bauhinia saigonensis (Móng bò nhị dài), Bauhinia bassacensis (Móng bò Hậu giang); B. touranesis(Móng bò Đà Nẵng). Ông không dùng tên Ban cho các cây Bauhinia..
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong “Cây có Vị thuốc Việt Nam’ cũng không dùng tên Ban, chỉ dùng các tên Móng bò cho từng loài được mô tả.

Bùi Huyền Trân xin dùng tên Móng bò hoa tím cho bài viết, tên Hoa Ban chỉ dùng cho loài B. variegata và xem 2 cây này khác nhau ?2- Tóm lược về thực vật :

Chi Bauhinia gồm trên 200 loài, phân bố tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Tên thực vật Bauhinia, được đặt để vinh danh hai anh em nhà thực vật học Pháp-Thụy Sĩ: Jean Bauhin (1541-1613) và Gaspard Bauhin (1560-1624).
Bauhinia còn có các tên Orchid tree, Butterfly tree.. và tên đi kèm với một tĩnh từ chỉ màu sắc, như Pink Orchid tree (B. monandra), Yellow Orchid-tree.
Tên Orchid tree do các cánh hoa xếp dạng theo kiểu hoa Lan. Bauhinia purpurea, tên Việt Móng bò tím (đỏ, tía), Móng lạc đà; Lan hoàng hậu..
Anh-Mỹ : Purple bauhinia, Purple Orchid-tree, Camel’s foot tree. Pháp : Bauhinia à fleurs violettes.

Tây ban Nha : Pie de cabra..

Cây có nguồn gốc tại vùng Nam Á (Tàu, Thái, Nhật..) và hiện được du nhập trồng tại Hoa Kỳ (Florida, California..) ; Úc, Ai cập, Kenya.. DS Phan Đức Bình (quá cố) đã mô tả Cây Móng bò tím tại Saigon trong Tạp chí Khoa học Phổ thông ngày 24-11-2010 :
..”Cây thuộc loại tiểu mộc, cao 2-8m; nhánh non có lông. Lá to hình móng bò, không lông, có 9-11 gân lá phát xuất từ đáy cuống lá. Phát hoa quanh năm, thành tán phòng, to, nhưng tán mang ít hoa. Hoa tím đỏ, rất đẹp, có 3-4 nhị lép, 5-6 nhị thụ, noãn sào có lông. Trái dẹp, ngang 2cm, dài 15-30cm, chứa 12-13 hạt..”
Mô tả của University of Florida
Cây tăng trưởng nhanh, có thể cao 30 đến 35 feet (10m), và mọc lan quanh ra 30-35 feet.
Thân mảnh, phân cành nhiều thành tán uốn cong, mang lá to.
Lá mọc cách, có hai thùy, rụng lá hàng năm. Vào mùa thu, cây trổ rất nhiều hoa thơm.
Hoa 5 cánh, to đến 5 inch (8-10cm) rất nhiều, màu từ tím-đỏ, tím-hồng và lavender, Cánh hoa xếp sát nhau dạng hoa Lan (orchid). Hoa ở nguyên trên cành trong suốt các tháng 9 đến 11, tạo cảnh sắc rất đẹp cho mùa Thu..
Hoa phát triển thành quả nang (pod) dài 12 inch, mỏng, màu xanh khi non, chuyển sang nâu khi chín, dẹp và ở lại trên cây đến mùa Đông mới rụng. Nang chứa 12-16 hạt
Hạt có dầu béo.
Tại Hoa Kỳ, thường gặp tại Florida, California và Texas, Hawai (có thêm tên Hawaii orchid-tree) Cây không được khuyến khích trồng, do tính cách ‘xâm phá đất đai=invasive)
.

Hình hoa Purple orchid tree (Butterfly tree) của ĐH Florida

Bauhinia purpurea = Móng bò tím (đỏ, tía), Móng lạc đà; Lan hoàng hậu..
Nên dùng tên Ban cho Móng bò hay nên dành tên Ban cho riêng Bauhinia variegata ?
Tên Hoa Ban, trong các tài liệu thực vật tại Việt Nam, chỉ được dùng để gọi loài Móng bò sọc Bauhinia variegata, và có tính cách địa phương ! biểu tượng cho vùng Tây-Bắc (Việt Bắc).

Cây hoa Ban

Sự khác biệt giữa bông Móng bò và Hoa Ban
Vài điểm khác biệt giữa Móng bò sọc (Hoa Ban) và Móng bò tím (MB tím).Lá :

– MB tím có 9-11 gân, cuống lá dài 4cm

Lá cây Móng bò có hoa màu tím


– Hoa Ban có 11-13 gân, cuống 2.5cm, không xẻ thùy sâu.

Lá của cây hoa Banmiền Tây bắcHoa :

Hoa Móng bò tím
– Màu bông Hoa Ban thay đổi, thường trắng và hồng nhạt; 5-6 nhị, trên cánh hoa luôn có những đường sọc rõ nét, khó nở hoa khi trồng tại các vùng khí hậu nóng..

Hoa Ban trắng

3- Thành phần và dinh dưỡng
Các nghiên cứu khoa học xác định được nhiều hoạt chất trong Cây Móng bò tím :

Thành phần hóa học thay đổi tùy theo bộ phận của cây :Toàn cây : gồm các chất biến dưỡng thứ cấp (secondary metabolites) loại glycosides, flavonoids, saponins, triterpenoids, hợp chất phenolic, oxepins, acid béo và phytosterols..Lá : Lupeol, stigmasterol, lanosterol, ergosterol ; beta-tocopherol; phytol; ach béo gồm palmitic acid, methyl palmitate, octadecadienoic và octadecanoic acid..Vỏ thân, cành : Flavones; flavonoids dạng glucopyranoside, Kaempferol- glycosides và lupeol.Rễ : có chứa khoảng 11 chất có hoạt tính như flavones, bibenzyls, dihydrodibenzoxepins, dihydrobenzofuran..(PMID : 17480099).Hạt có proteins, acid béo như oleic, linoleic, palmitic và stearic acid..

Thành phần muối khoáng (mg/gram) : Potassium (103), Sắt &5.9),Calcium(56.5), Sodium(53.3), Phosphorus (47.6)4- Móng bò tím nguồn dược liệu ?
Hoa Móng bò tím (B purpurea) đã được nghiên cứu rất nhiều về các tính chất trị liệu.
Xin đọc chi tiết trong bài tổng hợp Bauhinia purpurea : An updated Pharmacological Profile (Journal of Ayurvedic and Herbal Medicine 2020; 6(2) :81-85).
Hoạt tính của Lá Bauhinia purpurea cũng được tóm lược :“Chống cảm giác đau, chống sưng, hạ nhiệt, hạ đường, diệt ký sinh trùng sốt rét, kháng nấm và diệt tế bào ung thư .

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/article/PMC28666349/ BHT xin tóm lược vài tác dụng trị liệu chính :Hoạt tính chống tiểu đường

Thử nghiệm dùng dịch chiết toàn cây bằng methanol, với liều 100mg/kg, được dùng chích cho chuột thử nghiệm, bị gây bệnh tiểu đường bằng streptozocin, có kết quả cho thấy hạ được glucose trong máu; Thử nghiệm trên chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan cũng có những hiệu ứng tương tự.Chống ký sinh trùng sốt rét, kháng nấm gây bệnh, kháng vi khuẩn.

Nước chiết từ Rễ, ly trích được các hoạt chất thuộc các nhóm dihydrodibenoxepins và dihydrobenzofuran. Hai nhóm này có hoạt tính diệt được các ký sinh trùng plasmodium gây sốt rét. Các dịch chiết bằng nước và bằng methanol, thử nghiệm theo phương pháp cấy trên dĩa thạch cho thấy khả năng làm ngưng sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Pseudomonas..và Nấm gây bệnh Candida albicans..Trị tiêu chảy

Dịch chiết bằng ethanol từ lá, thử trên chuột bị gây tiêu chảy bằng dầu đu đủ tía, theo những liều 100, 200 và 300 mg/kg có tác dụng cầm được tiêu chảy, chứng minh cho cách sử dụng dân gian khi dùng lá móng bò trị tiêu chảy..Hoạt tính làm tiêu sợi máu (fibrinolytic).

Vỏ thân, tán thành bột, thử về tác dụng ly giải máu, trên dê bị gây sưng vú kinh niên (chronic mastitis), cho dùng (uống) các liều 6g/kg bột, trong 7 ngày; so sánh nhóm đối chứng dùng ceftriaxone (chích).. Kết quả ghi nhận bột vỏ thân có tác dụng ly giải sợi huyết, giúp tăng thêm hiệu ứng của ceftriaxone..Hoạt tính đặc biệt của lectins từ Móng bò tím

Lectins từ Hạt Móng bò tím như Agglutinins BPL (2.2micro M) có hoạt tính ngăn chặn sự phát triển của dòng tế bào ung thư vú MCF-7. Agglutinins két bám vào màng tế bào ung thư và kích khởi việc gây ngừng hoạt động của diễn tiến sinh sản tế bào ở các phase S và G2. Hoạt động Apoptosis gây ra, liên hệ với sự thoát LDH và làm ngưng chu kỳ sinh sản của tế bào ung thư (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32268848/
Trong Sinh-hóa: Bauhinia purpurea agglutinin (BPA) , Galbeta1-3 GalNAc (T) Lectin có ái lực mạnh cùng galactose và lactose đã được dùng trong các thử nghiệm sinh hóa và miễn nhiễm học.

Hình : BPA lectin..– Dược học dân gian :

Tại Đông Nam Á, Móng bò tím (các cây móng bò khác) đều được giã nát làm thuốc đắp để trị các trường hợp sưng, bầm, mụn nhọt và lở loét ngoài da. Các bộ phận của cây được sắc, dùng uống trị nóng sốt và đau bụng, bao tử, và làm chất chát (thu liệm).
Thuốc Nam dùng vỏ cây trị ho, suyễn, kinh phong, tê thấp, thông mật, giúp tiêu hóa, trị tiêu chảy, loét bao tử (liều 12-20g vỏ khô). Vỏ sắc làm nước súc miệng, trị viêm họng, dùng thoa tóc khi hói đầu.

Thuốc dân tộc Án dùng lá trị ho, trong khi vỏ dùng trị các trường hợp sưng hạch, và thuốc giải ngộ độc Móng bò tím làm thực phẩm ?

Lá non , đọt và hoa của Móng bò tím có thể ăn được :
Tại Philippines, cây được gọi là alibangbang (bươm-bướm); lá có vị chua nhẹ của chanh, dùng tạo vị chua cho món sinigang; thêm vào các rau-củ muối chua.
Một số món ăn ‘dân tộc’ Phi (vùng Luzon) dùng lá và đọt non của Móng bò tím như ‘gia vị’ tạo chua. Lá có vị chanh, dùng tạo vị chua cho các món sinigang, nilagang baka và papaitan. Lá được thêm vào các món canh và món hầm (bò, heo, dê), cũng ăn tươi với cơm.. Hạt có nhân bên trong nhão, màu đỏ tươi, dùng tạo màu thực phẩm (như màu annatto).
Sinigang, món thịt heo, cắt miếng kiểu thịt heo kho VN, nấu chung với hành, cà chua.. khi thịt mềm thêm lá móng bò, hầm thêm và sau đó thêm gia vi, kể cả nước mắm Phi tilapos.. Nilagang baka làm canh thịt bò nấu với rau củ (Filipino beef soup with vegetables).
Papaitanlà thịt bò, thịt dê hầm nhừ.. thêm vị đắng đặc trưng của mật, lòng bò, rau ăn thêm bên ngoài.
Tại Ấn Độ :
Hoa dùng trong dưa muối và thêm vào cà-ri, nấu chín dùng như rau.Vài ứng dụng khác :

Vỏ thân được dùng làm thuốc nhuộm, dùng trong công nghiệp thuộc da tanning industry, bện dây.
Lá dùng làm chất độn, nuôi bò trâu, dê tại Nepal, làm tăng sữa khi nuôi trâu. Tỷ lệ chất đạm khoảng 12.6%. Lá chứa (100g) : 18.5% protein, 9.0% chất béo, 62.5% carbohydrate tổng cộng, 10% chất sơ; 1.73mg Calcium, 160mg Phosphorus..

Thân và cành vụn làm củi đốt, cho nhiệt lượng khoảng 4800 kcal/kg .

Bùi Huyền Trân 9-2024

Ghi chú : Theo GS Tôn Thất Trình, tại Nam Việt Nam, quanh Sài Gòn còn có những cây :Móng bò trắng (Bauhinia acuminata), lá hình móng bò nhưng thuôn nhọn, hoa 5 cánh trắng bằng nhau.



White orchid tree – Bauhinia acuminata = Móng bò trắng

Móng bò hoa vàng (Bauhinia tomentosa)
.

Móng bò hồng, móng bò đôn hùng (Bauhinia monandra), gốc Nam Mỹ, được người Pháp đưa về trồng quanh Saigon. Hoa 5 cánh lớn : 4 cánh màu hồng có đốm đỏ và cánh thứ 5 màu đỏ tuyền, không đốm..

Pink Orchid tree – Bauhinia monandra = Móng bò hồng, móng bò đôn hùng

Nguồn: Mr. TL chuyển.

Không có nhận xét nào: