Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Lên án Tầu Cộng đánh đập, ngư dân Việt trên Biển Đông! Tin Bầu Cử Và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Nhiều nước trên thế giới, lên án Tầu Cộng tàn ác, đánh đập, ngư dân Việt trên Biển Đông! Càng ngày càng nhiều, như cơm bữa! -(NV) Nhiều nước lên án hành động tàn ác của lính Tầu cộng đã đánh ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa cuối Tháng Chín. Các chính phủ Phi Luật Tân, Mỹ, Anh Quốc, Úc, Canada đã phản ứng trước các tin tức cho hay hai tàu tuần tiễu của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, mới đây đã đánh đập gây nhiều thương tích cho 10 ngư dân tàu câu mực của tỉnh Quảng Ngãi.
<!>


(Một ngư dân tàu câu mực Quảng Ngãi bị lính Trung Quốc đánh gãy chân! ngày 29 Tháng Chín 2024 tại vùng biển Hoàng Sa.)
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án các hành động bạo lực và bất hợp pháp của lực lượng tuần biển Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam hành nghề gần quần đảo Hoàng Sa ngày 29 Tháng Chín 2024. Vụ tấn công phi lý làm 10 ngư dân bị thương và gây thiệt hại tài sản cho tàu của họ, là hành vi đáng báo động vốn không có chỗ đứng trong quan hệ quốc tế.” Ông Eduardo M. Ano, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Phi Luật Tân, viết trong bản tuyên bố phổ biến trên mạng ngày Thứ Sáu mùng 4 Tháng Mười.

Bản tuyên bố của ông Ano viết thêm rằng chính phủ Phi đứng chung cùng với Việt Nam, lên án hành động “vô cùng nghiêm trọng” của lính Trung Quốc, vì những hành vi bạo lực tàn ác đó, đối với ngư dân dân sự “trắng trợn vi phạm luật lệ quốc tế cũng như không tôn trọng phẩm giá con người”.
Ông nói thêm rằng thế giới ít lâu nay đã và đang chứng kiến Trung Quốc đạo diễn các hành động lấn chiếm dần dần tại Biển Đông. Chúng diễn ra dưới nhiều hình thức gây căng thẳng trên biển, đối với cả ngư dân cũng như lực lượng cảnh sát biển của các nước trong khu vực, đặc biệt đối với ngư dân và cảnh sát biển của hai nước Việt Nam và Phi Luật Tân, trái Công ước về Luật Biển (UNCLOS). “Trung Quốc phải tôn trọng luật lệ hàng hải quốc tế và chấm dứt các hành vi thù nghịch gây nguy hiểm tính mạng và đời sống của người dân hành nghề trên biển, trên hải phận của họ”. Ông Ano viết trong bản tuyên bố.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ viết trên trang cá nhân X (Twitter) rằng “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc, khi hay tin hành động nguy hiểm của lực lượng tuần biển Trung Quốc, đối với ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa ngày 29 Tháng Chín. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành vi nguy hiểm và làm mất ổn định tại Biển Đông”.
Đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam Iain Frew ra một bản tuyên bố ngày 4 Tháng Mười nói: “Chúng tôi quan ngại về các hành vi bạo lực đối với ngư dân Việt Nam tại khu vực Biển Đông. Những hành động đó gây nguy hiểm đối với thường dân, cũng như đe dọa sự ổn định khu vực. Nước Anh kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Luật Biển để bảo đảm hòa bình, ổn định và an toàn tại khu vực Biển Đông”.
Ông Andrew Goledzinowski, đại sứ Úc tại Việt Nam viết trên trang cá nhân X (Twitter) ngày 4 Tháng Mười, là ông “Vô cùng quan ngại khi được biết lực lượng tuần biển Trung Quốc đã làm bị thương nhiều ngư dân Việt Nam”.

Như báo chí tại Việt Nam và các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin, tàu đánh cá tỉnh Quảng Ngãi do ông Nguyễn Thanh Biên làm thuyền trưởng hành nghề câu mực ở vùng biển Hoàng Sa, đã bị khoảng 40 lính thuộc hai chiếc tàu Tam Sa Chấp Pháp (Sansha Zhifa) 101 và 301, tấn công ngày nói trên. Thấy dấu hiệu các tàu Trung Quốc từ xa, họ đã bỏ chạy nhưng bị đuổi theo chặn lại. Bọn lính Trung Quốc đều cầm ống sắt, đánh tới tấp tất cả mọi người trên tàu.
“… chúng đánh từ đằng sau đánh tới, gặp đâu đánh đó. Chúng nhằm vào tôi là thuyền trưởng, hai thằng đánh vô lưng và vai làm tôi bất tỉnh. Trong khi tôi bất tỉnh nó đánh mấy anh em khác, một anh bị gãy tay là Huỳnh Tiến Công,” ông Biên thuật lại sự việc trước khi ông bị đánh bất tỉnh. Sau khi đánh và lấy hết ngư sản, trang bị của tàu, chúng mới ra lệnh tàu ông Biên quay về đất liền rồi mới bỏ đi.


(Tàu Sansha Zhifa 301 (Tam Sa Chấp Pháp) là một trong hai tàu Trung Quốc cho lính tấn công làm 10 ngư dân Việt bị thương ngày 29 Tháng Chín 2024 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.)
Tàu của ông Biên ráng lết về được Quảng Ngãi, trình báo với nhà cầm quyền địa phương, mà báo chí trong nước đưa tin nhưng không dám nói họ đã bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa. Khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Phạm Thu Hằng lên tiếng đả kích Trung Quốc về vụ việc, thì dân chúng trong nước mới biết rõ hơn ai là thủ phạm.
Không chỉ tấn công tàu của ông Nguyễn Thanh Biên ngày 29 Tháng Chín. Trước đó không lâu tức ngày 20 Tháng Tám, một tàu khác của ngư dân Quảng Ngãi cũng đã bị tàu Trung Quốc tấn công khi ông Tổng bí thư Chủ tịch nước CSVN Tô Lâm, cầm đầu một phái đoàn hùng hậu sang Bắc Kinh thăm viếng.
Vụ tấn công này chỉ được dư luận biết đến khi Hội Thủy Sản Việt Nam viết văn thư yêu cầu nhà nước có các biện pháp mạnh mẽ giúp ngư dân yên tâm bám biển. Dù vậy, nhà cầm quyền trung ương cho guồng máy tuyên truyền ca ngợi “chuyến thăm Trung Quốc tốt đẹp trên mọi phương diện, góp phần thúc đẩy quan trọng đối với việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc”, như đài VTV viết trên trang mạng ngày 20 Tháng Tám 2024


Việt Nam Tôi Đâu? Biển Việt Nam Hay Biển Tầu? Hội Thủy Sản Việt Nam Yêu Cầu Trung Quốc Bồi Thường Cho Ngư Dân Bị Tấn Công!

 

(Hình PLO: Các ngư dân bị đánh đã được đưa về bờ, đang được cơ quan chức năng tìm hiểu, hỗ trợ và chữa trị.)
-Vào ngày 3/10/2024, Hội Thủy sản Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của Chính phủ Hà Nội phản đối vụ lực lượng chấp pháp Trung Quốc tấn công ngư dân Quảng Ngãi khi đang đánh bắt tại Hoàng Sa.
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam còn yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại, sức khỏe cho những ngư dân Việt Nam trong vụ này.
Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng, cho truyền thông nhà nước biết những yêu cầu vừa nêu được đưa ra trong văn bản gửi ngày 2/10 đến Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Lên tiếng của Hội Thủy sản Việt Nam được đưa ra sau phản đối của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, vào chiều tối 2/10.

Phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng nhấn mạnh rằng: "Hành động (tấn công) của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm pháp luật quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển".
Bà Phạm Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp nghiêm khắc với Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hà Nội về sự việc vừa nêu.
 

Thông tấn xã Việt Nam trước đó loan tin vụ tấn công, nhưng ngay sau đó cho rút bản tin xuống.
Một số cơ quan truyền thông nhà nước khác gồm mạng báo Tiền Phong, vào ngày 1/10 dẫn lời ông Nguyễn Thanh Biên (40 tuổi), thuyền trưởng tàu đánh cá QNg 95739 TS kể lại, lúc khoảng 6 giờ sáng ngày 29/9, ông phát giác chiếc tàu mang số hiệu 301 trên máy định vị trên tàu.
Khoảng một tiếng sau, tàu 301 tiếp cận và rượt đuổi tàu đánh cá. Khi đến gần, tàu này thả hai chiếc ca-nô xuống và chạy hai bên kẹp tàu đánh cá ở giữa để cho người lên tàu nhưng không được.

Cũng theo ông Biên, một lúc sau có thêm một tàu sắt khác mang số hiệu 101 tiếp cận, thả thêm một ca-nô nữa, bao vây kẹp tàu đánh cá vào giữa.
"Lúc này khoảng 10 giờ, lực lượng trên hai tàu sắt mang đồ rằn ri, khoảng 40 người leo lên tàu, mỗi người cầm một tuýp sắt rồi đánh xối xả... gặp đâu đánh đó. Lúc này tôi cố gắng chạy về phía trước mũi tàu, tuy nhiên có hai người kẹp tôi lại đánh tới tấp vào người khiến tôi bất tỉnh không biết gì nữa, khoảng một giờ sau tôi mới tỉnh lại", thuyền trưởng Biên nhớ lại.
Em của ông Biên là ngư dân Nguyễn Thương (34 tuổi) lúc này quỳ xuống xin tha, nên họ không đánh nữa, đến một giờ chiều thì "lực lượng mặc đồ rằn ri" rời tàu chỉ để lại năm người kèm một thông dịch viên. Ông Thương kể lại: "Lúc này thông dịch viên nói cho tàu chạy về Việt Nam. Khi anh em kiểm tra thì ngư lưới cụ, máy móc trên tàu đã bị lấy đi hết, chỉ để lại một máy định vị để quay về bờ".
Mạng báo Kinh tế Đô Thị cho hay, khoảng sáu tấn hải sản các ngư dân đánh bắt được bị lấy đi và hầu hết dụng cụ trên tàu bị đập phá. Nhóm người hung hãn kia chỉ chừa lại một máy định vị để các ngư dân quay về bờ.

Tờ báo này cho biết thêm, một chiếc tàu khác mang số hiệu QNg 90659TS đang neo đậu tại tọa độ 16 độ 11 phút vĩ độ Bắc, 112 độ 23 phút kinh độ Đông (ngay khu vực quần đảo Hoàng Sa) vào ba giờ chiều ngày 29/9, thì bị một tàu ngoại quốc áp sát, khống chế, hành hung thuyền trưởng và uy hiếp các thuyền viên, sau đó lấy hết trang thiết bị và hải sản gồm bảy bành dây hơi, bảy đôi chân vịt, bảy bộ đồ lặn, khoảng 3,5 tấn cá các loại. Tổng thiệt hại ban đầu khoảng 300 triệu đồng.


Phi Luật Tân Cáo Buộc Trung Quốc Tấn Công, Đánh Đập Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam Vẫn Im Tiếng Xác Nhận Chủ Quyền


(Hình YouTube Bao VietNamNet: Các ngư dân Quảng Ngãi điều trị vết thương tại bệnh viện sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công ngày 29/9/2024.)
-Hôm 4/10/2024, Phi Luật Tân cáo buộc các viên chức hàng hải Trung Quốc thực hiện một "cuộc tấn công vô cớ" vào ngư dân Việt Nam ở vùng biển tranh chấp của Biển Đông, một động thái thêm tiếng nói của họ vào cuộc tranh chấp căng thẳng về vụ đối đầu.
Tuần này, Việt Nam cho biết các nhân viên thực thi pháp luật Trung Quốc đã đánh đập 10 ngư dân và tịch thu thiết bị của họ khi họ đang đánh cá trên biển vào ngày 29/9 gần quần đảo Hoàng Sa, do Trung Quốc kiểm soát, nơi mà Hà Nội cũng có tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết tuyến đường thủy đông đúc, hôm 1/10 nói rằng các ngư dân đã ở đó một cách bất hợp pháp và rằng họ đã thực hiện các bước để ngăn chặn những ngư dân này. Trung Quốc không phản hồi lập tức tuyên bố của Phi Luật Tân.

Những cuộc đụng độ gần đây khác giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân, một đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ, đã biến Biển Đông vốn có tính chiến lược cao trở thành điểm nóng tiềm tàng giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh.
Cố vấn An ninh Quốc gia Phi Luật Tân Eduardo Ano hôm 4/10 nói rằng đất nước ông đứng về phía Việt Nam trong việc lên án "hành động nghiêm trọng" hôm 29/9.


"Việc sử dụng vũ lực như vậy đối với dân thường là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế... và vi phạm phẩm giá cơ bản của con người", ông nói thêm trong tuyên bố của mình.
Phi Luật Tân và Việt Nam cũng có các yêu sách chồng chéo về các đảo ở Biển Đông, nhưng cả hai đều nhất trí vào tháng 8 sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Cũng trong tháng đó, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và Phi Luật Tân đã tổ chức các cuộc tập trận chung đầu tiên của họ.
Các cuộc chạm trán đã trở nên thường xuyên hơn trong năm qua khi Bắc Kinh thúc đẩy các yêu sách chủ quyền của mình và Manila từ chối dừng các hoạt động đánh bắt cá và tiếp tế cho quân nhân Phi Luật Tân tại hai bãi cạn đang tranh chấp.
Trung Quốc sử dụng cái gọi là đường chín đoạn bao gồm khoảng 90% Biển Đông để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đối với hầu hết tuyến đường thủy chiến lược này và đã khai triển hàng trăm tàu Hải cảnh để tuần tra chống lại các đối thủ có tuyên bố chủ quyền.


Trung Quốc thường xuyên nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển của họ đang hành động một cách chuyên nghiệp và hợp pháp để bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi những kẻ xâm phạm.
Hoa Kỳ có Hiệp ước Phòng thủ chung với Phi Luật Tân và đã nhiều lần nêu rõ rằng họ sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu lực lượng tuần duyên hoặc lực lượng vũ trang của Manila bị tấn công ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông.
Bộ ngoại giao Phi Luật Tân cũng lên tiếng hôm 4/10, nói rằng họ đã biết về một "sự việc nghiêm trọng" giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và "nhấn mạnh nhu cầu các bên liên quan phải thực sự kiềm chế".


Tấn Công Ngư Dân Tại Hoàng Sa, Ngay Trong Ngày Tô Lâm “Chầu” Quan Thầy: Trung Quốc Muốn Trắc Nghiệm Tân Lãnh Đạo Việt Nam?
(Trọng Thành)

(Hình AP - Zhai Jianlan: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 19/8/2024.)
-Vụ tàu công vụ Trung Quốc tấn công ngư dân tàu đánh cá Việt Nam hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa ngày 29/9/2024 là một nấc mới trong hành xử bạo lực của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tại sao Trung Quốc gia tăng mức độ bạo lực nhắm vào ngư dân Việt Nam vào thời điểm này ?
Ngày 29/9, khoảng 40 người từ 2 tàu công vụ của Trung Quốc đã xông lên một tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, dùng gậy sắt đánh đập khiến 4 người bị thương nặng. Nhân viên Trung Quốc đã cướp đi toàn bộ hải sản đánh bắt, cùng trang thiết bị trên tàu, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Năm ngày sau vụ tấn công, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng "kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam". Về phần mình, Trung Quốc khẳng định "lực lượng Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp bắt giữ theo quy định của pháp luật, được thực hiện một cách có kiềm chế", và không thừa nhận có người bị thương.

"Phần Nổi của Tảng Băng Chìm"
Theo một số nhà quan sát, sự việc mới nhất xảy ra có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Collin Koh, một chuyên gia cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Tân Gia Ba, cho biết đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, do Trung Quốc kiểm soát và Việt Nam đòi chủ quyền. Ông Koh cho biết thêm là có thể có nhiều trường hợp tương tự đã không được báo cáo hoặc "bị ỉm đi".

 

Trên thực tế, trong thời gian gần đây, báo chí chính thức ở Việt Nam đã ghi nhận một số vụ tàu công vụ Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Chẳng hạn như vụ một tàu đánh cá, cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đang hoạt động gần đảo Phú Lâm hồi cuối tháng 08/2024, đã bị tàu Hải cảnh của Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công gây hư hại nặng, có người trên tàu bị thương. Tuy nhiên, vụ khoảng 40 nhân viên xông lên tàu đánh đập, cướp phá, đe dọa tính mạng của ngư dân ngày 29/09 rõ ràng là một nấc thang bạo lực mới của Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt Nam. Viên thuyền trưởng của tàu đánh cá bị tấn công kể lại đây là hành động tàn bạo nhất mà anh từng biết đến trong 15 năm hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa.
Về lý do của việc Trung Quốc gia tăng bạo lực, ông Benjamin Blandin, chuyên gia về an ninh hàng hải tại Hội đồng Nghiên cứu Á Châu-Thái Bình Dương Yokosuka, Nhật Bản, được SCMP trích dẫn, đã so sánh hành xử tàn bạo gia tăng của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam trong vụ mới nhất với mức độ gây hấn tăng cao của Bắc Kinh đối với tàu thuyền Phi Luật Tân, bao gồm tàu công vụ, tại nhiều địa điểm thuộc Vùng đặc quyền Kinh tế của Manila trên Biển Đông, đặc biệt với việc khai triển với số lượng lớn tàu Hải quân, Hải cảnh và Dân quân Biển. Đỉnh điểm là vụ nhân viên Trung Quốc xông lên tàu công vụ Phi Luật Tân đánh bị thương người, tước đi nhiều vũ khí hồi giữa tháng 6/2024.

Trung Quốc Không Hài Lòng Với Tân Lãnh Đạo Việt Nam ?
Tuy nhiên, hành động bạo lực gia tăng của Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào một thời điểm đặc biệt, chỉ ít ngày sau chuyến đi Mỹ đầu tiên của tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, kế nhiệm cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vừa qua đời hồi tháng 7/2024. Theo nhiều nhà quan sát, chuyến đi này cũng được coi là một hoạt động ngoại giao quan trọng của tân lãnh đạo Việt Nam nhằm siết chặt quan hệ hợp tác với Mỹ.
Nhà báo Sebastian Strangio, chuyên về Đông Nam Á, trong một bài viết trên trang mạng Nhật Bản The Diplomat, trích nhận định của nhà nghiên cứu Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á Châu-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hawaii, Mỹ), lưu ý là vụ tấn công nhắm vào tàu đánh cá Việt Nam xảy ra sau chuyến thăm của ông Tô Lâm tới Trung Quốc và Mỹ, cho thấy "Trung Quốc không hài lòng với nhà lãnh đạo mới của Việt Nam". Theo nhà nghiên cứu Alexander Vuving, tân lãnh đạo Việt Nam cũng tỏ ra "ít dễ dãi hơn với Trung Quốc".

Dàn Xếp Nội Bộ Với Trung Quốc Hay Mạnh Mẽ Khẳng Định Chủ Quyền ?
Vụ tấn công "bạo lực" gây thiệt hại nặng cho ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa phải chăng là một hành động trắc nghiệm của Trung Quốc đối với tân lãnh đạo chế độ Hà Nội ? Việt Nam sẽ hành xử ra sao sau cuộc tấn công hiếm có này ? Theo chuyên gia Abdul Rahman Yaacob, nghiên cứu viên của chương trình Đông Nam Á, thuộc Viện Lowy, trụ sở tại Úc Ðại Lợi, Việt Nam có thể chọn cách gia tăng "lực lượng tuần duyên hoặc Hải quân để bảo vệ ngư dân". Việt Nam cũng có thể có nhiều hành động khác mạnh mẽ hơn về pháp lý và hợp tác quốc tế, để khẳng định chủ quyền.
Nhưng cũng theo chuyên gia Viện Lowy, Hà Nội cũng có thể tiếp tục cách hành xử lâu nay, tức là tìm cách dàn xếp tranh chấp với Trung Quốc thông qua các đàm phán song phương. Một viên chức Việt Nam cho chuyên gia Viện Lowy biết "tranh chấp Biển Đông chỉ chiếm 1% trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, 99% còn lại là tốt, ta không nên để 1% đó ảnh hưởng đến 99% còn lại". Liệu các dàn xếp nội bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc để giảm nhẹ căng thẳng có sẽ giúp ngư dân Việt Nam hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa tránh bị tấn công trong tương lai ?


Sau 'Hành Xử Thô Bạo' Trung Quốc Sẽ Làm Gì Tiếp?
(Hoàng Trường)


(Hình AFP: Một cuộc biểu tình ở Hà Nội phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, tháng 7/2011.)
-Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án mạnh mẽ hành vi truy đuổi và tấn công ngư dân Quảng Ngãi của lực lượng Trung Quốc, gọi đây là "hành xử thô bạo". Theo thông báo, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp nghiêm khắc với Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, chính thức phản đối những hành vi này.
Hoàng Trường
Thái độ cứng rắn trên phản ánh rõ sự bất bình của Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền và quyền lợi của ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa (1). Dự án Đại Sự Ký Biển Đông nói với BBC Tiếng Việt, căn cứ những gì Dự án này tổng hợp được, đã có ít nhất hai vụ tấn công tàu đánh cá Việt Nam xảy ra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/9/2024. Vụ thứ nhất xảy ra tại khu vực Đá Chim Én là vụ tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên vào khoảng 9, 10 giờ sáng, làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có người bị đánh gãy tay. Tàu đánh cá bị cướp hết máy móc, ngư cụ và vài tấn cá, thiệt hại sơ bộ khoảng 500-600 triệu đồng. Vụ thứ hai là đối với tàu Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90659 TS do ông Võ Thành Tân làm chủ tàu. Sự việc xảy ra vào lúc 3 giờ chiều, cách Đá Chim Én hơn 22 hải lý (2). "Các tàu chấp pháp của Trung Quốc trên thực tế đã biến thành một lực lượng bán quân sự, được phép sử dụng mọi phương tiện sẵn có để buộc các nước láng giềng phải phục tùng", nhà nghiên cứu Raymond Powell, người sáng lập và Giám đốc của SeaLight, Dự án về minh bạch hàng hải, nhận xét với với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) qua tin nhắn ngày 2/10 (3).

Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tìm cách duy trì ảnh hưởng đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội ngày càng mở rộng quan hệ với các nước phương Tây và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến lược "cái gậy và củ cà rốt", nhằm kiềm chế Việt Nam. Thời gian gần đây, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm các nước Mỹ, Pháp, Ái Nhĩ Lan... và tham gia các diễn đàn quốc tế càng khiến Bắc Kinh tăng cường các động thái quân sự và ngoại giao để tạo sức ép đối với Việt Nam. Theo thông tấn xã Reuters, từ ngày 30/9 đến 1/10, Trung Quốc đã khai triển các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại Biển Đông, thể hiện rõ ràng sự phản ứng của họ trước những nỗ lực ngoại giao "hướng Tây" của Việt Nam (4). Trong khi đó, Trung Quốc vẫn khẳng định tàu đánh cá Việt Nam "đã vi phạm vùng biển Hoàng Sa", nhằm giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ tấn công này trong mắt công luận quốc tế (5).

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, câu hỏi "Trung Quốc sẽ làm gì tiếp?" không chỉ đơn giản là một lời cảnh báo mà còn là một dự đoán có cơ sở về những hành động tiếp theo của Bắc Kinh. Các hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam không phải là những sự việc riêng lẻ, mà là một phần trong chiến thuật "vùng xám" mà Bắc Kinh áp dụng ở Biển Đông (6). Tương lai, Trung Quốc có thể tiếp tục kết hợp các biện pháp quân sự và ngoại giao để gia tăng áp lực lên Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm khi Hà Nội đang có những thay đổi trong ban lãnh đạo cấp cao. Bắc Kinh có thể lợi dụng thời điểm này để làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn chặn nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trung Quốc có khả năng sử dụng sức mạnh kinh tế và các đòn bẩy ngoại giao nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó buộc Hà Nội phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại để tránh rơi vào tình thế bất lợi. Câu hỏi quan trọng đặt ra là Trung Quốc sẽ điều chỉnh chiến lược "vừa đánh vừa đàm" ra sao trong tương lai gần?

Dù hai bên Việt Nam và Trung Quốc từng có những thỏa thuận mang tính nhượng bộ như Hà Nội chia sẻ "tương lai chung" với Bắc Kinh và tuyên bố ủng hộ các sáng kiến về "an ninh-phát triển-văn minh toàn cầu" của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không từ bỏ những động thái nhằm gây sức ép cả về ngoại giao lẫn quân sự với Hà Nội. Đặc biệt, giới phân tích chú ý đến thời điểm nhạy cảm khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm chuẩn bị gặp gỡ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ngày 19/8/2024, Trung Quốc cho tàu cố tình va chạm vào tàu Phi Luật Tân gần bãi cạn Sabina Shoal thuộc quần đảo Trường Sa (7). Nhiều chuyên gia nhận định, đây không chỉ là hành động nhắm đến Phi Luật Tân, mà còn là cách Trung Quốc gửi thông điệp cảnh cáo gián tiếp đến Việt Nam: Việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ hay phương Tây sẽ không làm thay đổi chính sách cứng rắn của Bắc Kinh đối với Hà Nội. Sự kiện này xảy ra ngay trước khi ông Tập và ông Tô Lâm cùng duyệt đội quân danh dự tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh (19/8), cho thấy Trung Quốc luôn biết cách sử dụng thời điểm nhạy cảm để gia tăng áp lực đối với Việt Nam (8).

Dựa vào các động thái gần đây của Bắc Kinh, có thể dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì một chiến lược kết hợp giữa sức mạnh cứng và mềm nhằm đạt được các mục tiêu của mình trong khu vực Biển Đông. Về mặt quân sự, việc Bắc Kinh tiến hành các cuộc tuần tra và tập trận gần khu vực tranh chấp với các nước láng giềng sẽ tiếp tục được tăng cường, tạo ra áp lực liên tục lên các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc có khả năng sẽ tìm cách chia rẽ ASEAN, khai thác các mối quan hệ không đồng đều giữa các thành viên của khối này để làm suy yếu lập trường chung của ASEAN đối với các vấn đề tranh chấp trên biển. Đồng thời, Bắc Kinh cũng có thể gia tăng sức ép kinh tế, thông qua các biện pháp như hạn chế xuất nhập cảng hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính, nhằm gây khó khăn cho Việt Nam trong việc duy trì các quan hệ đối tác chiến lược với phương Tây. Tuy nhiên, với sự chủ động và kiên định của Việt Nam trong việc củng cố các mối quan hệ với Hoa Kỳ và Âu Châu, Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình, tạo ra sự cân bằng giữa việc gây sức ép và duy trì mối quan hệ hợp tác cần thiết với Việt Nam.

Nhân dịp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam-Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 30/9, Bộ trưởng Công nghiệp và Kỹ thuật Trung Quốc đã kêu gọi Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo máy bay. Trước bối cảnh Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật với Việt Nam, Hà Nội sẽ phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Chính quyền Hoa Thịnh Ðốn, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc và mối quan hệ căng thẳng ngày càng gia tăng về kỹ thuật, sẽ theo dõi chặt chẽ các bước đi của Việt Nam. Bất kỳ sự hợp tác quá gần gũi nào với Bắc Kinh trong các lĩnh vực kỹ thuật cao, chẳng hạn như vũ trụ và hàng không, có thể gây ra những hệ quả đối với quan hệ Việt – Mỹ (9). Trong bối cảnh ấy, Việt Nam cần duy trì một chiến lược "ngoại giao cân bằng bền", tiếp tục thu hút đầu tư và hỗ trợ từ phương Tây, đồng thời không để mối quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng quá mức. Khả năng quản lý mối quan hệ này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh và chủ quyền tại Biển Đông. Tương lai gần sẽ chứng kiến những quyết định quan trọng của Hà Nội trong việc điều hướng mối quan hệ song phương phức tạp này.


Ông Trump quay trở lại nơi ông bị ám sát ở Pennsylvania


(Ông Trump thoát chết trong gang tấc sau khi bị một viên đạn sượt qua tai phải trong một cuộc tập hợp vận động tranh cử tại thị trấn Butler, bang Pennsylvania, vào ngày 13 tháng 7.)
-Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ quay trở lại địa điểm ở vùng nông thôn bang Pennsylvania, nơi ông suýt bị ám sát trong một cuộc tập hợp vận động tranh cử tại bang chiến địa trọng yếu này đúng một tháng trước cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
Đồng minh của ông Trump là Elon Musk, giám đốc điều hành của Tesla và chủ sở hữu nền tảng mạng xã hội X, sẽ tham dự cuộc tập hợp này. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Musk xuất hiện tại một sự kiện vận động tranh cử của ông Trump kể từ khi công khai ủng hộ cựu tổng thống sau vụ ám sát hụt ngày 13 tháng 7.
Ông Trump thoát chết trong gang tấc sau khi bị một viên đạn sượt qua đầu và khiến tai phải của ông chảy máu ở thị trấn Butler. Vụ việc phơi bày những lỗ hổng an ninh nghiêm trọng và đã dẫn đến các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn cho các cuộc tập hợp ngoài trời sau đó của ông.

Đây là vụ đầu tiên trong hai vụ ám sát hụt nhắm vào ông Trump. Vào ngày 15 tháng 9, một tay súng ẩn nấp mà không bị phát hiện suốt gần 12 tiếng đồng hồ tại sân golf của ông Trump ở West Palm Beach, bang Florida, với kế hoạch sát hại ông, theo các công tố viên, nhưng đã bị một viên chức Mật vụ Hoa Kỳ tuần tra sân golf đi trước ông Trump ngăn chặn.
Tham gia cùng ông Trump trong cuộc tập hợp ở Butler còn có ứng cử viên phó tổng thống của ông, Thượng nghị sĩ JD Vance, và gia đình của nhân viên cứu hỏa Corey Comperatore, người đã bị bắn chết trong vụ ám sát bất thành.
Vụ nổ súng ở Butler đã dẫn đến nhiều chỉ trích nhắm vào Mật vụ Hoa Kỳ và khiến giám đốc của cơ quan này phải từ chức.


 
Những người chỉ trích nêu lên lo ngại về cách thức mà nghi phạm 20 tuổi, Thomas Matthew Crooks, người sau đó đã bị các viên chức mật vụ bắn chết, có thể tiếp cận một mái nhà gần đó với tầm nhìn hướng trực tiếp ra nơi ông Trump đang phát biểu.
Một cuộc điều tra của Mật vụ phát hiện ra những lỗ hổng trong liên lạc và thiếu sự rà soát kĩ lưỡng trước vụ nổ súng. Sau đó, cơ quan này đã chấp thuận các biện pháp an ninh bổ sung cho ông Trump, bao gồm sử dụng kính chống đạn để bảo vệ ông tại các cuộc tập hợp ngoài trời.
Người phát ngôn của Mật vụ Anthony Guglielmi nói trong một phát biểu trước cuộc tập hợp hôm thứ Bảy rằng đã có "những thay đổi và cải tiến toàn diện đối với khả năng liên lạc, nguồn lực và hoạt động bảo vệ của chúng tôi."


Tin Bầu Cử: Obama sẽ vận động cho Harris trong khi Musk sẽ tham gia buổi vận động của Trump ở Pennsylvania


(Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh trái) và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc tranh luận tổng thống do ABC tổ chức tại Philadelphia, Pennsylvania, hôm 10/9/2024.)
-Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ bắt đầu một làn sóng vận động tranh cử cho Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, vào tuần tới bằng một sự kiện tại Pittsburgh để tập hợp cử tri tại các tiểu bang dao động quan trọng.
Ông Obama đã có bài phát biểu được đón nhận nồng nhiệt cho bà Harris tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8 và đã trở thành cố vấn không chính thức cho bà kể từ khi bà trở thành người dẫn đầu đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui làm ứng cử viên của đảng sau màn tranh luận kém cỏi với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Ông Obama sẽ đến các tiểu bang chiến trường chính trong tháng cuối cùng của chiến dịch trước Ngày bầu cử, theo một quan chức cấp cao trong chiến dịch của bà Harris cho biết vào ngày 4/10.
Cựu tổng thống vẫn được lòng cử tri đảng Dân chủ và được coi là người kết thúc hiệu quả trong giai đoạn cuối của chiến dịch, dự kiến sẽ nhắm vào sự tham gia của cử tri cơ sở tại các tiểu bang mà biên độ chiến thắng rất sít sao.
"Tổng thống Obama tin rằng lợi ích của cuộc bầu cử này vô cùng quan trọng và đó là lý do tại sao ông đang làm mọi thứ có thể để giúp giành phiếu bầu cho Phó Tổng thống Harris, Thống đốc Walz và đảng Dân chủ trên khắp cả nước", cố vấn cấp cao của ông Obama, Eric Schultz cho biết.


"Mục tiêu của ông là giành được Nhà Trắng, giữ được Thượng viện Mỹ và giành lại Hạ viện. Bây giờ khi cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu, trọng tâm của chúng tôi là thuyết phục và huy động cử tri, đặc biệt là ở các tiểu bang có các cuộc đua quan trọng. Nhiều cuộc đua trong số này có khả năng sẽ diễn ra quyết liệt và không nên coi nhẹ bất cứ điều gì".
Văn phòng của ông Obama cho biết các hoạt động gây quỹ và sự kiện có sự góp mặt của cựu tổng thống đã quyên góp được 76 triệu USD trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay.
Ông Obama đã dẫn đầu một cuộc gây quỹ trị giá 4 triệu USD cho bà Harris vào tháng trước tại Los Angeles và đã xuất hiện trong nhiều quảng cáo cho chiến dịch của bà.
Ông Obama sẽ bắt đầu nỗ lực của mình bằng chuyến đi đến Pittsburgh vào ngày 10/10.
Ông và vợ, bà Michelle Obama, đã ủng hộ nỗ lực tranh cử tổng thống của Kamala Harris vào tháng 7.
Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk cho biết vào cuối ngày 3/10 rằng ông sẽ tham dự cuộc tập hợp tranh cử của Donald Trump tại Butler ở Pennsylvania vào cuối tuần này, một sự kiện đánh dấu sự trở lại của cựu tổng thống Hoa Kỳ tại nơi ông đã sống sót sau một vụ mưu sát hồi tháng 7.


"Tôi sẽ đến đó để ủng hộ!" ông Musk nói khi phản hồi một đăng tải của ông Trump trên nền tảng mạng xã hội X rằng ông sẽ trở lại Butler vào ngày 5/10.
Ông Musk, giám đốc điều hành của Tesla và chủ sở hữu của X, đã gọi ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump là "cứng rắn" và chính thức ủng hộ cựu tổng thống sau khi ông sống sót sau một vụ ám sát hụt tại Butler vào ngày 13/7, củng cố sự chuyển hướng của ông sang chính trị cánh hữu.
Cuộc tập hợp ngày 5/10 sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm, nơi mà ông Trump bị bắn sượt qua tai phải và một người tham gia cuộc biểu tình đã thiệt mạng khi một tay súng nổ súng. Tay súng, được xác định là Thomas Crooks, 20 tuổi, đã bị một người bắn tỉa của Sở Mật vụ bắn chết.
Vào tháng trước, cựu tổng thống đã sống sót sau một nỗ lực ám sát khác khi một tay súng ẩn náu mà không bị phát hiện trong gần 12 giờ tại một sân golf tại một trong những câu lạc bộ của ông Trump ở Florida.
Bà Harris sẽ đối mặt với ông Trump vào ngày 5/11 trong cuộc đua giành chức tổng thống mà các cuộc thăm dò cho thấy là một cuộc đua sít sao.


Ông Trump, ông Musk phát biểu tại Butler, nơi cựu tổng thống từng bị ám sát hụt
(Hải Đăng)


(Ông Elon Musk, nhà sáng lập, CEO của SpaceX phát biểu trong buổi tập trung vận động tranh cử của đề cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump tại Butler Farm Show, Butler, Pennsylvania vào ngày 5 tháng 10 năm 2024.)
-Cựu Tổng thống Donald Trump đã phát biểu trên sân khấu tại Butler, Pennsylvania vào tối thứ Bảy (5/10, giờ Hoa Kỳ). Đây là địa điểm nơi ông Trump đã may mắn sống sót sau vụ nỗ lực ám sát vào ngày 13 tháng 7.
Sau khoảng 45 phút phát biểu, ông Trump đã mời doanh nhân tỷ phú Elon Musk lên sân khấu. Ông Musk kêu gọi đám đông có mặt tại buổi tập trung và khán giả đang theo dõi trực tuyến hãy đăng ký bỏ phiếu bầu cử. Ông cảnh báo rằng năm nay sẽ là “cuộc bầu cử cuối cùng” nếu mọi người không hành động.
“Không có gì quan trọng hơn thế“, ông Musk nói.
Ông Trump sau đó đã cảm ơn lực lượng thực thi pháp luật và những người ứng cứu đầu tiên đã tham gia bảo vệ ông và đưa ông ra khỏi sân khấu và đến bệnh viện sau khi viên đạn của một sát thủ đã sượt qua tai phải của ông ở đúng địa điểm mà ông đang đứng phát biểu.
Ông Trump cũng dành nhiều phút để tưởng nhớ Corey Comperatore, người đàn ông đã thiệt mạng trong vụ nổ súng hôm 13 tháng 7. Cựu tổng thống đã tạm dừng cuộc tập trung để dành một phút mặc niệm ông Comperatore khi đồng hồ điểm 6:11 chiều, thời điểm vụ nổ súng vào tháng 7 bắt đầu. Một ca sĩ đã biểu diễn bài “Ave Maria” khi đám đông đứng lên.
“Ave Maria” (Kính mừng Maria) là thánh ca rất phổ biến được trình diễn rất nhiều trong các buổi lễ long trọng như Thánh Lễ trong Nhà Thờ, lễ cưới, lễ tang…
“Tình yêu mà ông ấy thể hiện vào ngày hôm đó và trong suốt cuộc đời mình là tình yêu duy trì toàn bộ phong trào [MAGA] này, tình yêu dành cho gia đình, tình yêu dành cho cộng đồng và tình yêu dành cho đất nước của chúng ta“, ông Trump nói về ông Comperatore, người đã lao ra để bảo vệ gia đình mình khi tiếng súng nổ.


Tại cuộc tập trung vận động tranh cử vào ngày 13 tháng 7, ước tính có khoảng 15.000 người đã chờ đợi trong cái nóng thiêu đốt trong nhiều giờ. Nhưng ông Trump chỉ phát biểu trong vài phút trước khi tiếng súng vang lên, khiến cuộc tập trung kết thúc đột ngột.
Sở Mật vụ Hoa Kỳ đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về những sơ suất an ninh xung quanh vụ nổ súng đó và một kế hoạch bất thành của một tay súng khác nhằm giết ông Trump khi ông đang chơi golf ở Tây Palm Beach, Florida, vào ngày 15 tháng 9. Hầu hết các mối quan ngại đều tập trung vào những thất bại trong việc lập kế hoạch tại chỗ. Nhưng ông Trump và những người khác đã khen ngợi các đặc vụ vì đã hành động nhanh chóng sau khi các mối đe dọa trở nên rõ ràng trong cả hai trường hợp.
Trước cuộc tập trung vận động tranh cử vào ngày 5 tháng 10, các quan chức địa phương và liên bang đã bày tỏ sự tin tưởng rằng những điều chỉnh cần thiết đã được thực hiện để bảo vệ ông Trump và công chúng.


Ông James Ott, cảnh sát trưởng tại Quận Blair của Pennsylvania, cách Butler khoảng 160 km về phía đông nam, nói với The Epoch Times: “Sau khi chứng kiến những gì đã diễn ra lần trước, tôi chắc chắn nghĩ rằng họ sẽ có nhiều biện pháp để giảm thiểu mọi mối đe dọa như vậy lần này“.
Ông Ott là một trong số khoảng một chục cảnh sát trưởng Pennsylvania dự kiến sẽ tham dự cuộc tập trung của ông Trump vào thứ Bảy (5/10) tại Butler Farm Show. Ông chỉ ra rằng ông và các cảnh sát trưởng đồng nghiệp đã đưa ra quan điểm công khai rằng, “bất kể bạn đứng ở vị trí nào trong cuộc bầu cử này … không ai nên dùng đến bạo lực“.
Ông Anthony Guglielmi, phát ngôn viên của Sở Mật vụ, nói rằng ông Trump “đang nhận được mức độ bảo vệ cao hơn từ Sở Mật vụ Hoa Kỳ“. Trong một tuyên bố cung cấp cho các hãng tin, ông Guglielmi cho hay: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giảm thiểu rủi ro để đảm bảo an toàn liên tục cho ông ấy mọi lúc“.
Sở Mật vụ đã không trả lời yêu cầu bình luận thêm của The Epoch Times.

Nhiều ‘khách mời đặc biệt’
Những tên tuổi nổi tiếng nhất trong danh sách khách mời đặc biệt của chiến dịch Trump cho cuộc tập trung ngày 5 tháng 10 bao gồm Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla, Nhà sáng lập Space X Elon Musk; ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, Thượng nghị sĩ JD Vance (Đảng Cộng hòa, Ohio); con trai của ông Trump, ông Eric Trump; và vợ của ông Eric Trump, bà Lara Trump, hiện đang giữ chức đồng chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa.
Cũng nổi bật trong danh sách khách mời là nửa tá người thân của ông Corey Comperatore, bao gồm góa phụ, bà Helen Comperatore; ông David Dutch, người tham dự bị thương ngày 13 tháng 7; và nhân viên y tế.


Chiến dịch Trump đã tuyên bố rằng mục đích chính của sự kiện tại Butler vào ngày 5 tháng 10 là để vinh danh những người đã bị bắn và những người đã hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh.
Theo thông cáo báo chí của chiến dịch Trump, danh sách khách mời cũng bao gồm các nghệ sĩ biểu diễn như Đội nhảy dù Frog-X, nghệ sĩ vẽ tranh tốc độ Scott LoBaido và nhạc sĩ Lee Greenwood, tác giả của nhạc phẩm yêu nước nổi tiếng “God Bless the U.S.A.” vốn từ lâu đã là bài hát mở màn trong các buổi tập trung vận động tranh cử của ông Trump.
Cuộc tập trung ở Butler lần hai diễn ra đúng tròn một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11. Cho đến nay, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy một cuộc đua sít sao. Trước sự kiện tại Butler, đề cử viên Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, đang dẫn trước ông Trump khoảng hai điểm phần trăm trong cuộc thăm dò ý kiến trung bình của RealClearPolitics.
Bà Harris và ông Trump thời gian qua đã thay phiên nhau đi khắp Pennsylvania, nơi được coi là một trong những tiểu bang chiến trường hàng đầu có thể quyết định đề cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2024 này.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Ủy Ban Âu Châu Đến Việt Nam Thanh Tra IUU Trong Tháng 10 Này


(Hình AFP, minh họa: Tàu đánh cá của ngư dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hôm 20/8/2022.)
-Truyền thông nhà nước loan tin ngày 2/10/2024, dẫn nguồn từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam, cho hay Đoàn Ủy ban Âu Châu (EC) dự kiến lại đến Việt Nam trong tháng 10 này để thanh tra về tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, và không theo quy định (gọi tắt theo tiếng Anh IUU).
Theo Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam, EC báo cho Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam chuyến thanh tra sắp đến dự kiến trong tháng 10 này; tuy vậy cụ thể ngày nào chưa rõ.
Ngoài đoàn thanh tra của EC sắp đến, hiện theo Cục phó Cục Thủy sản Việt Nam, ông Nhữ Văn Cẩn, hiện có một đoàn kiểm tra của Âu Châu đang có mặt tại Việt Nam để tiến hành thanh tra thực địa từ hôm 24/9 đến ngày 17/10 tới đây. Mục đích của đoàn Âu Châu hiện nay là kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đặc biệt là dư lượng hóa chất và chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản nuôi trồng xuất cảng sang các nước EU.

Ủy Ban Âu Châu (EC) vào ngày 23 tháng 10 năm 2017 đã quyết định cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, vì không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EC trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Từ lúc đó đến nay EC đã 4 lần qua Việt Nam kiểm tra việc cải thiện tình trạng này của Việt Nam. Vào tháng 10 năm 2023, khi đó đoàn thanh tra của EC đã ghi nhận Việt Nam có nhiều nỗ lực, quyết tâm chính trị trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Tuy nhiên trong kỳ kiểm tra thứ tư, EC cho rằng, kết quả tổ chức thực hiện trên thực tế ở địa phương đến nay vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu đánh cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU; chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc.


Việt Nam và Nhiều Nước Á Châu Hoan Nghênh Âu Châu Hoãn Luật Về Chống Phá Rừng


(Hình AP, minh họa: Người nông dân cầm những hạt cà-phê mới hái tại một trang trại cà-phê ở tỉnh Đắc Lắc vào ngày 1/2/2024.)
-Vào ngày 3/10/2024, giới sản xuất cà-phê tại Việt Nam cho đến các nhà máy dầu cọ tại Mã Lai Á bày tỏ hoan nghênh quyết định của Liên Hiệp Âu Châu (EU) cho hoãn thi hành luật chống phá rừng.
Trong khi đó, giới bảo vệ môi trường lại phản đối quyết định hoãn một năm thi hành luật chống phá rừng của EU.
Thông tấn xã AFP loan tin trong cùng ngày dẫn phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Cà-phê Ban Mê Thuột, ông Trịnh Đức Minh, rằng quyết định hoãn vừa nêu của EU khiến những người thuộc hiệp hội này 'thở phào nhẹ nhõm', và đó là một quyết định cần thiết và hợp lý.

Còn Chủ tịch Nhóm Các nhà Xuất cảng Cà-phê An Thái, ông Nguyễn Xuân Lợi, khẳng định với thông tấn xã AFP là trong thực tế Việt Nam đã nghiêm chỉnh giải quyết các vấn nạn phá rừng, khó có thể xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực này.
Nhiều chính phủ và các ngành công nghiệp liên quan như cà-phê chỉ trích luật chống phá rừng của EU với biện pháp không cho nhập cảng vào khối này những sản phẩm gây phá rừng; cho rằng luật đó gây khó hiểu và có những yêu cầu về chứng từ phức tạp làm khó đối với giới nông dân quy mô nhỏ.
Thống kê của tổ chức bảo vệ môi trường WWF cho thấy có đến 16% sản phẩm nhập vào EU là gây phá rừng. Khi luật được thông qua vào năm 2023, giới bảo vệ môi trường hoan nghênh đó là một đột phá trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và khí hậu.
Luật quy định các sản phẩm nhập cảng vào EU gồm ca-cao, đậu nành, gỗ xẻ, gia súc, dầu cọ, cao-su, cà-phê và những phó phẩm từ những sản phẩm này phải được chứng nhận không sản xuất trên đất canh tác từ rừng sau tháng 12 năm 2020.
Global Forest Watch nhận định rằng tình trạng mất rừng của Việt Nam đã giảm từ đỉnh vào năm 2016; tuy vậy vào năm 2023, nước này vẫn còn mất chừng 16.500 héc-ta rừng. Nguyên nhân chính là phá rừng để canh tác những sản phẩm công nghiệp như cà-phê, cao-su....


Gần 550 Ca Ngộ Độc Salmonella Tại Việt Nam Trong Vụ Hồi Tháng Tư và Tháng Năm Vừa Qua


(Hình VietNamNet: Ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) thăm hỏi một bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện hồi tháng 5/2024.)
-Mạng báo Food Safety News (FSN) loan tin ngày 3/10/2024, dẫn nghiên cứu công bố của Western Pacific Surveillance & Response, cho hay một vụ ngộ độc do khuẩn Salmonella khiến chừng 550 người phải nhập viện hồi cuối tháng tư và đầu tháng Năm vừa qua tại tỉnh Đồng Nai được nêu ra trong nghiên cứu do Tạp chí Western Pacific Surveillance & Response công bố.
Cụ thể những người bị ngộ độc do ăn bánh mì trong đó có pate, thịt heo, đồ chua.... Số trường hợp bị nhiễm được báo cáo xảy ra từ ngày 30/4 đến 6/5; trong đó có một cháu bé 6 tuổi chết.
Kết quả điều tra cho thấy, nơi chế biến không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khâu chế biến giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín không tách biệt, nơi chế biến hai loại thực phẩm sống và chín liền kề nhau; nơi bảo quản không đúng quy cách; người bán không mang gang tay....
Thống kê cho thấy có hơn 3.700 ca nhiễm các loại bệnh do thực phẩm gây nên tại Việt Nam từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2022. Tuy vậy theo FSN, nước này không có hệ thống dữ liệu thực sự về khuẩn Salmonella vì chưa có hệ thống báo cáo.


Vụ "Chuyến Bay Giải Cứu": Kết Thúc Điều Tra Giai Đoạn Hai, Đề Nghị Truy Tố 17 Người


(Hình AFP: Tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" bắt đầu từ ngày 11/7/2023.)
-Truyền thông loan trong ngày 2/10/2024 cho hay Cơ quan Điều tra - Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra giai đoạn hai vụ án "Chuyến bay giải cứu", đề nghị truy tố 17 người về các tội danh "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Che giấu tội phạm".
Trong số 17 người bị truy tố đợt này, có ông Trần Tùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên. Ông Tùng bị truy tố hai tội danh "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Năm người khác bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ", gồm: Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt), Lê Thị Phượng (nguyên chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương), Nguyễn Văn Văn (nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), Lê Ngọc Tường (nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) và Nguyễn Mạnh Trường (nguyên chuyên viên Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông-Vận tải).

Mười người bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ", và một bị can đang bị điều tra về hành vi "Che giấu tội phạm".
Ở giai đoạn một (28/7/2023), 54 người đã bị tuyên phạt với các tội danh như "Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ".
Trong đó có ba người đã nhận án tù chung thân về tội "Nhận hối lộ", gồm: Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ Bộ Y tế), Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất-nhập cảnh, Bộ Công an) cùng các cựu điều tra viên, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao và các cựu lãnh đạo địa phương lần lượt nhận án tù từ ít nhất ba năm đến 20 năm tù.
Các cựu Ðại sứ và cán bộ Tòa Ðại sứ liên quan vụ án này cũng nhận án từ 18 tháng tù treo đến bốn năm tù, trong khi các doanh nghiệp đưa hối lộ bị phạt cao nhất chín năm tù.
Đại diện Bộ Công an cho biết, vụ án này thuộc loại tham nhũng chức vụ đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, hành vi của các bị can đã xâm phạm hoạt động của cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ công dân Việt Nam ở ngoại quốc, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, Hội đồng Xét xử trong giai đoạn một nhận định, nhóm bị can nhận hối lộ đã lợi dụng dịch bệnh và chức vụ của mình để nhũng nhiễu, tạo điều kiện xin-cho, buộc doanh nghiệp phải chi tiền. Hành vi này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan Nhà nước và gây bất bình trong xã hội.


Đề Nghị Kỷ Luật Ba Cựu Bí Thư Tỉnh Uỷ Tuyên Quang, Phú Thọ Liên Quan Vụ Thuận An, Phúc Sơn


(Hình nhadautu.vn/Th.C: Ông Chẩu Văn Lâm, cựu Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.)
-Truyền thông nhà nước loan tin cho hay Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam vừa đề nghị kỷ luật cựu Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm do liên quan sai phạm vụ Tập đoàn Thuận An và 2 cựu Bí thư Phú Thọ dính vi phạm vụ Tập đoàn Phúc Sơn.
Trong ngày 2/10/2024, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 48 diễn ra tại Hà Nội đã đưa ra những kết luận trên.
Cụ thể, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho rằng Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, để Uỷ ban Nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện Gói thầu số 26 thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ (do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện).

Những vi phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát tài sản Nhà nước, gây dư luận xấu. Uỷ ban Kiểm tra cho rằng trách nhiệm thuộc về các cán bộ Chẩu Văn Lâm, nguyên Bí thư tỉnh uỷ. Do đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban thường vụ tỉnh uỷ (nhiệm kỳ 2020-2025) và ông Lâm.
Cũng tại cuộc họp, liên quan sai phạm trong việc thực hiện dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện tại Phú Thọ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho rằng trách nhiệm cá nhân liên quan các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Trong đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2010-2015 và các ông Ngô Đức Vượng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Doãn Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư đảng đoàn, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh.


Đề Nghị Xử Kỷ Luật Chủ Tịch VCCI Cùng 3 Cấp Phó



(Hình haiquanonline.com.vn: Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI.)
-Truyền thông loan tin cho hay trong cuộc họp diễn ra ngày 2/10/2024, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đưa ra đề nghị kỷ luật Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công, cùng 3 cấp phó do liên quan những vi phạm về công tác cán bộ tại VCCI.
Theo kết luận của cơ quan kiểm tra, Đảng đoàn VCCI đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để VCCI và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng, ban hành, thực hiện các quy chế, quy định.
Những vi phạm còn xảy ra trong công tác tổ chức, cán bộ; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu đến mức phải thi hành kỷ luật. Tin không nêu những thiệt hại cụ thể liên quan các vi phạm tại VCCI.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trách nhiệm đối với những vi phạm, thuộc về Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2016-2021 và các ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch, cùng 3 Phó Chủ tịch, gồm các ông: Hoàng Quang Phòng, Võ Tân Thành, Bùi Trung Nghĩa.
Do đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm và gửi báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.


Thượng Đỉnh của Tổ Chức Quốc Tế Pháp Ngữ Khai Mạc Tại Pháp


(Hình RFI: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19, khai mạc ngày 4/10/2024 tại cung điện Villers-Cotterets, Pháp.)
-Hôm 4/10/2024, Hội nghị Thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 19 khai mạc tại cung điện Villers-Cotterets, cách thủ đô Paris khoảng 60 cây số. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tiếp lãnh đạo của 19 quốc gia và đại diện của các nước thành viên.

Từ cung điện Villers-Cotterets, Chi Phương tường trình:
"Từ 11 giờ sáng, nguyên thủ của 19 nước và đại diện của 54 nước thành viên, 7 nước liên kết và 27 quan sát viên, đã đến cung điện Villers-Cotterets, trụ sở của Trung tâm quốc tế Pháp ngữ, được khánh thành vào tháng 10 năm 2023. Cũng chính tại nơi đây, vào năm 1539, tiếng Pháp đã được quy định là ngôn ngữ chính thức, sử dụng trong tất cả các văn bản hành chính, thay cho tiếng La tinh, theo lệnh của vua François Đệ Nhất.
Trong thông cáo báo chí, Tổng thống Pháp Macron khẳng định "đại gia đình Pháp ngữ gồm 321 triệu dân trên khắp năm châu", có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các giá trị về tự do, nhân quyền và đa dạng văn hóa. Theo ông, hội nghị này 'mở ra những con đường hợp tác mới, cần nỗ lực và đoàn kết của tất cả các nước thành viên". Nguyên thủ quốc gia Pháp và Tổng Thư ký khối Pháp ngữ sẽ phát biểu vào lúc 2 giờ 30 chiều, chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh, tiếp đến là lễ chuyển giao chức chủ tịch chủ trì hội nghị từ Tunisia sang Pháp, lần đầu tiên từ 33 năm qua.

Theo Tổng Thư ký của khối, Louise Mushikiwabo, Cộng đồng Pháp ngữ - Francophonie, "được ra đời từ mong muốn của các thuộc địa cũ của Pháp, sử dụng ngôn ngữ Pháp, để hợp tác", trên cơ cở văn hoá và ngôn ngữ, dần được mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên.
Một trong những chủ đề thảo luận chính của thượng đỉnh lần này là "những thách thức và cơ hội cho cộng đồng Pháp ngữ trong thời đại kỹ thuật số". Một cuộc thảo luận bàn tròn về chủ đề này được mở ra bên lề sự kiện vào chiều nay, với sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp về kỹ thuật hoặc Meta, cùng với Fann Attiki, đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về kỹ thuật, cũng là nhà văn người Congo.
Tối nay, lãnh đạo và đại diện các nước và chính phủ được tiếp đón tại điện Élysée và sẽ dự dạ tiệc do Tổng thống Macron khoản đãi. Hội nghị sẽ tiếp tục ngày mai với cuộc họp kín của các lãnh đạo tại Cung điện lớn (Grand Palais)".
Theo báo chí trong nước, sau khi dự thượng đỉnh khối Pháp ngữ, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm sẽ thăm chính thức nước Pháp, " theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron". Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Tô Lâm sẽ hội đàm với Tổng thống Macron, hội kiến với các lãnh đạo khác của Pháp.


Không có nhận xét nào: