Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

Philippines : Tiền đồn chống Tàu tại Biển Đông ? - Trần Lý


Biển Đông, nơi đang là mục tiêu bành trướng của Tàu, mở một cửa ngõ cho đường biển tiến xuống phía Nam..Tàu đã thành công trong việc buộc Việt Nam phải im tiếng, không dám đối đầu dù Tàu đã gây hấn và chiếm các đảo mà trước đây Việt Nam đã giành chủ quyền, đã đặt những bia chủ quyền, và đóng quân để bảo vệ.. Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, sau cuộc tấn công quân sự. Hải quân VNCH bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống trả; tuy thua trận nhưng đã đánh dấu chủ quyền bị xâm phạm. 
<!>
Tuy nhiên do Hà Nội , cũng là Việt Nam, đã ‘mặc nhiên' bằng văn bản, công nhận Hoàng Sa thuộc Tàu, nên về mặt pháp lý tạo nhiều trở ngại cho việc ‘đòi lại’ Hoàng Sa ? CSVN cũng đã ‘yên lặng' sau vụ Trung Cộng chiếm và giết các binh sĩ CSVN tại Đảo Gạc Ma.. Trung Cộng xây các Căn cứ quân sự tại các đảo bồi đắp trong khu vực cũng chỉ bị CSVN phản đối bằng văn bản (!)

Khác hẳn với thái độ khiếp nhược của CSVN, Philippines đã có những hành vi cương quyết để chống lại Trung cộng. Phi dùng về cả hai phương thức :Kiện các vụ xâm lăng của Tàu Cộng, chiếm đảo, ngăn trở hoạt động hàng hải, cám ngư dân đánh cá.. vi phạm Công pháp Quốc Tế , ra Tòa Quốc Tế UNCLOS và đã thắng kiện vẻ vang (CSVN không cùng đứng tên với Phi trong vụ kiện !)
Dùng mọi phượng tiện nhỏ bé của Hải Quân Phi để chống lại và ngăn cản các cuộc đàn áp, chiếm ngự các vùng biển tự nhận chủ quyền, tròng tréo với lãnh hải của Phi..như tại Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây)..

Xin mời đọc lại các bài của Trần Lý về Tranh chấp Trường Sa, liên quan đến Philippines (trên Diễn Đàn Biển xưa, Dòng sông cũ..Bãi Cỏ May :

Philippines kiên cường, Việt Nam ở đâu?

Scarborough Shoal và chính sách đối đầu của Philippines

Vụ Bãi Sa-binRFI (18 tháng 9, 2024) đưa tin :
“ Biển Đông : 65 tàu Trung Quốc hiện diện tại vùng bãi cạn Sabin, nơi đang có tranh chấp với Philippines..” (Việt Nam tuy cũng đòi chủ quyền nhưng không phản đối các hành vi của Tàu, giữ thái độ yên lặng ?)

Bài báo cho biết thêm về một số chi tiết như “số tàu thuyền của Trung quốc tại các khu vực tranh chấp với Phi ở Biển Đông (như đảo Thị Tứ, Bãi cạn Scarborough, Bãi cạn Ayungin= Bãi Cỏ Mây).. có lúc lên đến 207 chiếc !..Riêng số lượng tàu Hải cảnh Tàu tập trung thường trực tại 3 khu vực : Sabin (9 chiếc), Cỏ Mây (10) và Scarborough (6 chiéc)

..”Về Bãi Sa bin, người phát ngôn của Hải quân Phi nhấn mạnh : Bất chấp lực lượng đông đảo, phía Trung Quốc chưa thể kiểm soát được khu vực này và các lực lượng Phi vẫn đang tiếp tục thực thi phận sự, ngăn chặn ‘sự hiện diện bất hợp pháp của Tàu..”BBC (28 tháng 8, 2024 )

“Bãi cạn Sabin : Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines" Theo BBC thì tàu của Bắc Kinh và Manila va chạm gần bãi cạn Sabin, cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau là tàu của bên kia cố tình đâm vào tàu của mình..”



Bãi Sabin, tên tiếng Anh là Sabina Shoal, được Tàu gọi là Tân Tiên Rạn (Xianbun Jiao), và Phi gọi là Escoda, nằm cách bờ biển phía tây của Phi khoảng 75 hải lý (gần 140km) và cách Trung Quốc 630 hải lý (1170 km)


Bãi Sabin, VIệt Nam còn gọi là bãi Chóp Mao, là một rạn san hô vòng, thuộc Cụm Bình Nguy6n của quần đảo Trường Sa. Diện tích khoảng 115 km vuông. Phần phía Tây chim dưới nước từ 3-8m , Phần phía Đông bị ngập sóng. Theo Phân hạng của UNCLOS thì Sabina là một LTE (Low-tide Elevation) không có người cư trú, Một khu vực bị nước biển vây quanh, chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi triều tháp và chìm dưới nước khi triều lên.. LTE không có hải phận, không có thềm lục địa..


Diễn biến các sự kiện :
- Năm 1995, ngay sau khi chiếm Mischief Reef (Đá Vành khăn),Tàu đã đặt 3 phao nổi gần Bãi Sabin và Phi đâ tháo bỏ 3 phao này.

- 27 tháng 4, 2021,Tàu tuần tra Philippines Coast Guard vả Phòng Bảo vệ Nguồn Hải sản Phi đã phát giác 7 tàu cá Trung Quốc thả neo tại khu vực Bãi Sabin ,và sau đó các tàu cá Trung quốc đã bị Tàu tuần BRP Capra của Phi đuổi khỏi khu vực

- Đề phòng các hoạt động lấn biển của Trung Quốc, HQ Phi đã cho Tàu BRP Teresa Magbanua thường trực tuần tra, canh phòng tại khu vực từ tháng 4-2024. Để hăm dọa, Tàu đã đưa đến vùng này chiếc tàu tuần khổng lồ dài 165m, trọng tải 12 ngàn tán..


BRP Teresa Magbanua (MRRV-9701) do Nhật đóng, và giao cho Phi tháng 2-2002; chính thức hoạt động 6-05-2022; dài 96.6m. trọng tải 2300 tấn. 67 nhân viên; có bãi đáp cho 1 trực thăng

- Ngày 19/8/2024, một số tàu của Trung Quốc và Phi đã va chạm gần các bãi cạn ở Quần đảo Trường Sa, (khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tiềm ẩn mà cả hai nước đã tranh chấp trong nhiều năm). Hải cảnh Trung Quốc cho biết tàu Phi đã cố tình va chạm, trong khi Phi cho biết các tàu của Bắc Kinh đã thực hiện các hành động hung hăng, phá rối.

Trong vụ này Tàu Philippines Coast Guard BRP Cape Engano và BRP Bagacay bị hư hại nhẹ. Bagacay bị thủng một lỗ đường kính 100m trên thân tàu, phần nổi trên mặt nước biển. Lỗ thủng trên Cape Engano, lớn hơn, khoảng 1.3m.

BRP Cape Engano (MRRV-4412) là tàu tuần tra phòng vệ duyên hải lớp Parola do Nhật đóng,dài 45m, độ mớn nước 7.5m, 25 nhân viên thủy thủ đoàn,trang bị 2 đại liên .50. BRP Bagacay (MRRV-4410),cùng lớp Parola và tương tự như Cape Engano.

BRP Bagacay MRRV-4410

- Ngày 25 tháng 8 2024, tàu kiểm soát ngư nghiệp của Phi BRP Daru Sanday đã bị ít nhất 8 tàu của Trung Cộng bao vây (gồm chiến hạm HQ Tàu số 626, nhiều tàu tuần tra khác cùng 2 tàu kéo) BRP Daru Sanday đang thi hành một hải vụ nhân đạo, thì bị các tàu Trung cộng đâm và xịt vòi rồng. Tàu tiếp tục đổ lỗi cho Phi đã gây ra cuộc va chạm..

Tàu tiếp vận Daru Sanday

Một số quốc gia bao gồm Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng LIên minh Châu Âu (EU) đã lên tiếng đồng chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc..

- Ngày 26/8 Phi cho biết 40 tàu Trung Quốc đã ngăn cản hai tàu của họ thực hiện một nhiệm vụ nhân đạo để tiếp tế cho tàu Teresa Magbanua, tàu tuần tra của Phi đã được đưa đến tuần tra tại khu vực bãi cạn Sabin này từ vài tháng trước

Ngày 31 tháng 8 đến lượt Tàu tuần Trung cộng số 5205 đâm vào mạn trái của mũi chiếc CG Phi Teresa Magbanua, sau đó quay lại,và và tiếp tục va chạm thêm lần nữa. Trung cộng tiếp tục đổ lỗi cho Phi..


Đâm vào BRP Teresa Magbanua

Ngày 15 tháng 9, Phi đã rút BRP Teresa Magbanua ra khỏi khu vực với lý do là Tàu đã hoạt động trong vòng hơn 5 tháng, cần tái trang bị, sửa chữa máy lọc nước mặn đang bị hư hỏng, và tiếp liệu thực phẩm, thay đổi các nhân viên đau ốm và cũng do thời tiết, mùa bão đến.. Tàu về lại Bến Puerto Princesa ở Palawan, 4 trong số 63 nhân viên thủy thủ đoàn đã phải nhập viện. Lực lượng Phòng vệ Duyên hải Phi hiện còn 2 chiến hạm có khả năng hoạt động dài này trên biển là các chiếc BRP Melchora Aquino và BRP Gabriela Silang, chiếc sau tuy lớn hôn, nhưng vỏ nhôm có thể ít thích hợp hơn cho công tác..

Trong tuần sau đó, kể từ 1 đến 17 tháng 9, Hải quân Phi đã ghi nhận đuợc 11 tàu của Trung cộng, ra vào, khu vực Bãi Sabin


BRP Gabriela Silang(OPV-8301), hoạt động từ-2020
Đóng tại Pháp, dài 84m, mớn nước 16m, 40 nhân viên

Ngày 20 tháng 9, Phi loan báo,một chiến hạm khác đã được phái đến vùng Sabin đẻ thay thế cho Teresa Magbanua, tiếp tục duy trì sự hiện diện của Phi trong vùng, để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Phi không công bố chi tiết và vị trí của Tàu này tại vùng biển tranh chấp ?

Những tính toán tiếp theo :
Sau khi rút tàu Magbanua ra khỏi khu vực, Phát ngôn viên Jay Tarriela của PCG tuyên bố PCG, sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của Lực lượng bảo vệ tại bãi cạn ””Escoda (tên Phi của Bãi Sabin ), Escoda vẫn là lãnh thổ của Phi, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi..”

Philippines, qua bài học Scarborough đã quyết tâm duy trì sự hiện diện của mình, bằng đủ phương tiện hiện có, dù lớn hay nhỏ để chống chiến thuật ‘tằm ăn dâu' của Tàu tại Biển Đông (Năm 2012, khi Philippines rút tàu thuyền của mình ra khỏi khu vực Scarborough Shoal để tránh bảo.. Tàu đã huy động một lực lượng tàu thuyền của cả Hải quân, Cảnh sát biển và dân quân biển đến phong tỏa vùng biển, ngăn cản tàu thuyền Phi trở lại khu vực)

Bãi Sabin : Trọng điểm chiến lược của Philippines :

- Bãi được xem là một trạm trung chuyển cho các hoạt động tiếp tế cho Đảo Cỏ May, nơi Phi giành chủ quyền bằng cố ý ủi Chiến hạm cũ, phế thải Sierra Madre lên Bãi san hô và dùng như tiền đồn với 30 binh sĩ trú đóng.. Khoảng cách giữa Sabin và Cỏ Mây khoảng 65 km. Sabin có thể là nơi tạm trú an toàn cho tàu thuyền Phi khi gặp trở ngại về thời tiết, lúc đang thi hành các hải vụ tiếp tế cho Cỏ May..

- Chủ quyền trên bãi Sabin cũng cho phép Phi ngăn cản các tàu thuyền đến Đảo Thị Tứ, do Phi kiểm soát, trên đảo hiện có 400 thường dân Phi sinh sống..

- Sabin gần với Reed Bank, khu vực lãnh hải chỉ cách Palawan (Phi) khoảng 85 hải lý, Reed Bank hiện được xem là có thể có một trữ lượng dầu khí quan trọng ? Reed Bank cũng là một ngư trường quan trọng của ngư dân Phi, đến đánh cá từ Palawan..

Vai trò của Hoa KỳQuân đội Mỹ trú đóng tại Philippines :

Hoa Kỳ đã ký một thỏa ước Phòng thủ chung với Philippines từ 30 tháng 8, 1951, Thỏa Ước gồm 8 điều khoản và khẳng định 2 quốc gia có nghĩa vụ yểm trợ lẫn nhau khi có một quốc gia nào khác tấn công vào Mỹ hoặc Phi. Thỏa ước này đã được các Quốc hội của Mỹ và Phi cùng chuẩn thuãn

Ngày 28 tháng 4, 2014 Mỹ và Phi đã cùng ký kết thêm Thỏa ước 2014 Enhanced Defence Cooperation Agreement (EDCA), tăng cường hợp tác quốc phòng, gồm nhiều điều khoản cộng tác và tăng cường thêm các hoạt động trợ giúp nhân đạo, chống thiên tai. Thỏa ước ghi rõ Lực lượng Mỹ có quyền dàn quân tại những khu vực và các Căn cứ cùng sử dụng các phương tiện của Quân lực Philippines, theo lời ‘mời' của Chính phủ Phi. Thỏa ước có thời hạn 10 năm và có thể gia hạn cho đến khi một trong hai bên muốn.. chấm dứt ?

Do EDCA, năm 2016 Quân đội Mỹ đã đến trú đóng tại các Căn cứ KQ Phi ở Palawan, Pampanga, Cebu.. và sử dụng một kho tiếp vận quân sự tại Căn cứ KQ Basa…

Tháng 4-2023 , Phi đã ‘mời’ Quân đội HK đến trú đóng tại 4 căn cứ mới (theo điều khoản của EDCA), gồm 3 căn cứ tại Bắc Luzon : Phi cảng Lal-lo (KQ Mỹ), Trại Melchor Dela Cruz (Bộ binh) và Căn cứ HQ Camilo Osias, ba căn cứ này trực diện với Taiwan và Căn cứ thứ tư, tại Đảo Balabac (Palawan) trong vùng Biển Đông

Quân viện cho Philippines :

Defense News 19 tháng 7, 2024 loan tin , trong chương trình Viện trợ An ninh trị giá 2 tỷ USD của Mỹ cho các quốc gia khu vực Ấn Độ Thái bình dương : Đài Bắc nhận 1.2 tỷ USD, Philippines nhận 500 triệu, còn 300 triệu được phân phối cho các quốc gia khác như các Nước trong khu vực Hải đảo Thái Bình Dương , kể cả VN.. :

Viện trợ cho Philippines gồm các hạng mục về vũ khí và xây dựng các Cơ sở quân sự

Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch tối tân hóa quân đội Phi, sẽ được khởi sự ngay và tiếp tục trong 10 năm sắp tới..

Ngoài Quân viện của Mỹ, Phi cũng gia tăng chi phí để cải tiến lực lượng Hải Quận , chi phí thêm 2 tỷ USD, để mua các chiến hạm từ Nam Hàn, Nhật (Xem chi tiết trong bài Scarborough Shoal, có link ở phần đầu)

Vài tin tức.. liên hệ ?

- AP (Sep 25,2024) có hàng tin ngắn "US missile system will remain in Philippines despite China's alarm"

Defense News giải thích thêm : Các bộ Quốc Phòng Mỹ-Phi đã cùng thỏa thuận ‘giữ lại một hệ thống phi đạn tầm trung tại vùng phía Bắc Philippines, vô hạn định, để tăng cường khả năng răn đe, mặc dù Tàu lên tiếng cảnh báo ?

Mỹ đã đưa hệ thống phi đạn Typhoon (hệ thống vũ khí đặt trên đất), có thể phóng các phi đạn Standard Missile 6 và Phi đạn tấn công Tomahawk Land Attack, tại Bắc Philippines, trong khuôn khổ một cuộc tập trận vào tháng 4 tại Phi, cùng quân đội Phi, và thử nghiệm khả năng chuyển vận quân đội Phi đến khu vực ‘chiến trường' bằng các chiến hạm Mỹ (Tomahawk có tầm xa 1000 miles (1600 km), có đủ khả năng bay đến lãnh thổ Trung Cộng)

- Japan Times (22 tháng 9, 2024) loan tin :

Các nhà lãnh đạo QUAD, đã đồng ý tổ chức một Lực lượng Hỗn Hợp các chiến hạm của 4 nước cùng tuần tra Khu vực biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, để kiểm soát các tàu-thuyền ‘đánh cá lậu' trong vùng (chủ yếu là tàu-thuyền ‘dân quân biển' của Tàu)? Mỹ, Úc, Ấn và Nhật đã cùng khẳng định sự hợp tác này.

Công tác sơ khởi “Quad-at-sea Ship Observer Mission" sẽ khởi đầu cho hoạt động liên quốc 4 nước, kiểm soát các sinh hoạt an ninh hàng hải trong khu vực bao gồm cả Biển Đông ! Trung Cộng nhiều lần lên tiếng cảnh báo về mục tiêu của QUAD là ‘bao vây' Trung Cộng về mặt biển và ngăn cản họ tiến xuống phía Nam?

Ngày 17 tháng 5-2024, Nhật đã ký một hợp đồng cho Philippines ‘vay nhẹ lãi’ 64.3 tỷ Yen (413 triệu USD) để mua thêm 5 chiến hạm loại 97m, do Nhật đóng và sẽ giao trong khoảng thời gian 2027-2028. Nhật đã đóng và giao cho Phi 2 chiếc loại này, trọng tải 2300 tấn (các chiéc BRP Teresa Magbanua 9701 và BTP Melchora Aquino 9702) cùng 12 chiếc tuần duyên loại ‘đa nhiệm, phản ứng" MRRV)

USNI News 29 tháng 9,2024

Philippines đã tổ chức một cuộc tuần tra hỗn hợp tại Biển Đông có sự tham dự của các lực lượng Hải Quân Phi (BRP Antonio Luna FF-151; BRP Emilio Jacinto PS-35), Mỹ (USS Howard DDG-83). Úc (HMAS Sydney DDG-42) ; Nhật (JS Sazanami DD-113) và New Zealand (HMNZS Aotearoa A-11). Lực lượng Hải quân hỗn hợp này, gồm thêm 3 trực thăng và một phi cơ trinh sát Úc Poseidon P8A, tập trận và tuần tra gần Khu vực EEZ của Phi quanh Đảo Luzon. Các chiến hạm của Úc, Nhật và New Zealand đã đi qua Eo biển Taiwan đẻ vào Biển Đông, tham dự cuộc tập trận chung này, đây cũng là lần đầu Chiến hạm Nhật hải hành qua Eo biển Taiwan. Tư Lệnh Quân lực Phi Tướng Romeo Brawner tuyên bố: Cuộc tuần tra hỗn hợp 5 nước, theo đúng Luật Hàng hải quốc tế và xác định Quyền lưu thông hàng hải tự do và bay trên không phận Biển Đông

Cuộc thao dượt này diễn ra vài ngày sau khi Phi rút Tàu Teresa Magbanua Vè Palawan để sửa chữa và tái tiếp liệu..

HQ Phi cũng cho biết, một chuyến tiếp vận cho Lực lượng Phi trên BRP Sierra Madre, tại bãi cạn Cỏ May, do Tàu buôn Phi, MV Lapu-Lapu, (được thiết kế chống vòi rồng phun nước) đã đến được Cỏ Mây, mà không bị Trung Cộng cản trở ?

Trần Lý 
10-2024

Không có nhận xét nào: