Nguồn hình ảnh,ReutersChụp lại hình ảnh,Chỉ trong tuần vừa qua, đã có vài tiếng sấm có thể là báo hiệu cho những cơn bão chính trị sắp tới ngay trước thềm bầu cử ngày 5/11. Chỉ còn một tháng nữa là đến ngày bầu cử, cuộc đối đầu giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn là trận đấu tay bo quyết liệt.Cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn đang trong thế giằng co, cả ở những bang chiến trường và trên quy mô cả nước. Do đó, chiến thắng có lẽ sẽ được quyết định với một cách biệt nhỏ nhất – mỗi một cử tri mới quyết định tham gia, mỗi một cử tri còn do dự bị thuyết phục, đều sẽ có thể giúp cho một đấu thủ tung cú đấm hạ đo ván đối phương.
<!>
“Trong bất kỳ cuộc đua sát sao nào mà sự ủng hộ bị chia đôi, khoảng cách một hoặc hai điểm phần trăm có thể sẽ mang tính quyết định,” Giáo sư David Greenberg từ Đại học Rutgers, một nhà sử học chuyên nghiên cứu về tổng thống, đánh giá.
Khi mà các chiến lược gia từ hai đảng đang tìm cách giành mức cách biệt quyết định ấy, chỉ cần một sự kiện ngoài tầm kiểm soát , hoặc một biến cố bất ngờ, tình thế cuộc đua vào Nhà Trắng trong những tuần cuối cùng có thể bị đảo lộn.
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động chính trị - từ việc một ứng cử viên bị kết tội hình sự và sống sót sau hai vụ ám sát, cho tới việc Tổng thống Mỹ Joe Biden từ bỏ ý định tái tranh cử để nhường chỗ cho phó tổng thống trẻ trung hơn nhiều.
Tuy nhiên, khi những điều bất ngờ xảy đến trong tháng Mười – ví dụ như đoạn băng rò rỉ của ông Trump khi tham gia chương trình Access Hollywood hoặc bê bối email của bà Hillary Clinton vào năm 2016 - hầu như không còn thời gian để hồi phục hoặc lấy lại đà sau một cú sẩy chân hoặc vài tin tức tiêu cực.
Chỉ trong tuần vừa qua, đã có vài tiếng sấm có thể là báo hiệu cho những cơn bão chính trị sắp tới ngay trước thềm bầu cử ngày 5/11.
Hệ quả chính trị của bão Helene
Nguồn hình ảnh,Getty ImagesChụp lại hình ảnh,Bắc Carolina, nơi bị cơn bão Helene tàn phá, là bang mà Trump phải thắng
Cơn bão chính trị đầu tiên có thể sẽ được hình thành từ một cơn bão thiên nhiên.
Cuối tháng 9, bão Helene đã tàn phá hai bang chiến trường quan trọng - Georgia và Bắc Carolina.
Do hai bang này nhận được rất nhiều sự chú ý trong cuộc đua tổng thống lần này, một thảm họa nhân đạo khiến hơn 130 người chết đã biến thành một vấn đề chính trị.
Trong chuyến thăm bang Georgia vào đầu tuần, bà Harris đã cam kết viện trợ dài hạn cho khu vực. Tới ngày 5/10, bà đã tới bang Bắc Carolina để thăm những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
“Chúng tôi sẽ còn ở đây trong dài hạn,” bà nói khi ở bang Georgia.
Trong khi đó, ông Trump gần như phải thắng ở hai bang này, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy tình hình đang khá cân bằng.
Khi tới bang Georgia, cựu tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng người Mỹ đang dần mất đi tiền cứu trợ khẩn cấp vì nó đã được sử dụng cho những người di cư.
Trên thực tế, đây là hai chương trình khác nhau với ngân sách riêng biệt.
Chính quyền của ông Joe Biden cáo buộc Đảng Cộng hòa đang lan truyền "những lời nói dối trắng trợn" về những nguồn vốn được sử dụng cho việc ứng phó với thiên tai.
Khi thảm họa ập đến, rất khó để chính quyền có thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
Nếu đòn tấn công của ông Trump có hiệu quả, sự bất mãn của cử tri trong chính sách phục hồi hậu thiên tai có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử ở hai bang được theo dõi sát sao nhất ở Mỹ này.
Bầu cử Mỹ: người Việt vẫn chia rẽ sâu sắc vì Donald Trump3 tháng 10 năm 2024
Tranh luận ứng viên phó tổng thống Mỹ: Ai thắng?2 tháng 10 năm 2024
Trump hay Harris? Các nhà ngoại giao chọn ai?30 tháng 9 năm 2024
Leo thang căng thẳng ở Trung Đông
Nguồn hình ảnh,Getty ImagesChụp lại hình ảnh,Iran đã bắn gần 200 quả tên lửa đạn đạo vào Israel vào hôm 1/10
Cách xa khu vực bị thiên tai tàn phá ở đông nam nước Mỹ hàng ngàn dặm, một cuộc khủng hoảng khác do con người tạo ra vẫn ngày đêm len lỏi vào chính trường Mỹ.
Cuộc chiến ở Gaza đang có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột khu vực khi mà quân đội Israel giao tranh với lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon và Iran đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo vào Israel hôm 1/10.
Tuy tự mô tả bản thân mình là một ứng cử viên mang theo những thay đổi, bà Harris không thể hiện sự khác biệt trong quan điểm về chính sách đối ngoại với Israel so với chính quyền hiện tại.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hy vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza trước ngày 5/11 dường như đã tan vỡ hoàn toàn. Nhà Trắng hiện đang tìm cách để đảm bảo rằng hành động đáp trả không thể tránh khỏi của Israel đối với cuộc tấn công hôm 1/10 của Iran sẽ không châm ngòi một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực.
Vào tối ngày 3/10, phát biểu của ông Biden không thực sự khiến mọi người yên tâm.
“Tôi không tin rằng một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ nổ ra,” ông nói.
“Tôi nghĩ chúng ta có thể tránh được điều đó, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.”
Cuộc chiến này cũng đang gây ra những hệ lụy cho Đảng Dân chủ, ngay cả khi cử tri Mỹ thường không cân nhắc quá nhiều về chính sách đối ngoại khi bỏ phiếu.
Việc bà Harris cam kết tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel là một vấn đề đối với hai nhóm cử tri quan trọng của Đảng Dân chủ: cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập ở bang Michigan – bang phải thắng của Đảng Dân chủ, và các cử tri trẻ tuổi tại các trường đại học, nơi mà các cuộc biểu tình chống chiến tranh có thể một lần nữa bùng phát.
Cuộc xung đột ở Trung Đông cũng khiến những lo ngại về tài chính gia tăng.
Sau khi ông Biden đề cập tới khả năng Israel tấn công các nhà máy lọc dầu của Iran, giá dầu tăng hơn 5% vào hôm 3/10.
Nếu có một điều mà người tiêu dùng ở Mỹ đặc biệt nhạy cảm, đó là việc giá xăng tăng cao.
Play video, "Tim Walz vs JD Vance: Những điểm đáng chú ý trong tranh luận phó tổng thống Mỹ", Thời lượng 2,57
02:57
Chụp lại video,Tim Walz vs JD Vance: Những điểm đáng chú ý trong tranh luận phó tổng thống Mỹ
Sự bất ngờ dễ chịu cho Đảng Dân chủ
Trong khắp các cuộc thăm dò ý kiến công chúng, tình hình kinh tế vẫn là vấn đề hàng đầu đối với cử tri Mỹ.
Hôm 4/10 vừa rồi, bà Harris và Đảng Dân chủ đã nhận được tin vui khi số liệu việc làm mới nhất cho thấy sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong vài tháng qua và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,1%.
Theo Giáo sư David Greenberg, nỗi lo của cử tri Mỹ về tình hình kinh tế không chỉ là về số liệu việc làm mới nhất.
“Khi mọi người phàn nàn về kinh tế, họ thực chất đang phàn nàn về những thất bại dài hơi hơn ở một số khu vực của Mỹ - những cộng đồng phi công nghiệp hóa ở nông thôn,” ông nói.
“Đó là những nơi gặp khó khăn kể cả khi tình hình kinh tế tốt.”
Trong phần lớn thời gian của mùa bầu cử, ông Trump được đánh giá cao hơn nhiều so với bà Harris khi cử tri được hỏi về việc ai sẽ điều hành nền kinh tế tốt hơn, bao gồm cả trong một cuộc thăm dò gần đây của CNN.
Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy ông Trump có thể mất đi lợi thế này.
Ví dụ, khảo sát của Cook Political Report tại các bang chiến trường cho thấy hai ứng viên đang hòa nhau về khả năng xử lý lạm phát.
Cuộc đình công của các công nhân cảng - một trở ngại kinh tế tiềm tàng đối với Đảng Dân chủ, đã được tháo gỡ trong tuần này.
Cuộc đình công này đã khiến các cảng quan trọng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico phải tạm thời đóng cửa, lần đầu tiên sau 50 năm.
Liên đoàn Công nhân Bến cảng Quốc tế (ILA) và Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ (USMX) hiện đã đồng ý sẽ quay lại đàm phán vào tháng 1/2025 và đã cho mở cửa lại các cảng.
Nếu cuộc đình công vẫn tiếp diễn, chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn và giá tiêu dùng có thể gia tăng trong những tuần trước thềm bầu cử.
Trong khi đó, số lượng người nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ-Mexico đã trở lại mức trước đại dịch Covid, sau khi đạt mức cao kỷ lục 249.741 người vào tháng 12/2023.
Dù tác động từ sự gia tăng nhập cư vẫn hiện hữu rõ ở nhiều thành phố của Mỹ, tính cấp bách của cuộc khủng hoảng dường như đang giảm dần.
Nhắc lại vụ bạo loạn ở Điện Capitol
Nguồn hình ảnh,Chính phủ MỹChụp lại hình ảnh,Vụ bạo loạn ở Điện Capitol
Dù phần lớn tin tức tuần này có thể đem lại rắc rối cho bà Harris và Đảng Dân chủ, mọi chuyện cũng không quá tốt đẹp cho ông Trump.
Một lần nữa, hành vi của ông Trump trong cuộc tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 trở thành tâm điểm chú ý vào hôm 2/10 sau khi một thẩm phán liên bang công bố một tài liệu từ ông Jack Smith, công tố viên đặc biệt của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nêu ra luận điểm và bằng chứng cho cáo buộc Trump đã cố gắng lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.
Tài liệu này cho rằng ông Trump không nên được hưởng quyền miễn trừ tổng thống và có chứa những chi tiết mới về lời nói và hành động của ông Trump dẫn tới cuộc bạo loạn Điện Capitol do những người ủng hộ ông thực hiện.
Một cuộc thăm dò gần đây của CNN cho thấy cử tri Mỹ ủng hộ bà Harris hơn ông Trump trong các vấn đề “bảo vệ nền dân chủ”, với tỷ lệ lần lượt là 47% so với 40%.
Do đó, bất kỳ điều gì gợi nhắc những tuần tại vị cuối cùng hỗn loạn của ông Trump sẽ mang lại lợi thế cho Đảng Dân chủ.
Những điều không thể lường trước
Cụm từ “bất ngờ tháng 10” đã trở thành một phần không thể thiếu trong từ điển chính trị Mỹ trong gần 50 năm qua.
Các ban tranh cử thường lo sợ về những tin tức hay cuộc khủng hoảng bất ngờ xuất hiện, tách rời các ứng cử viên của đảng ra khỏi thông điệp tranh cử và thay đổi lộ trình cuộc đua.
Ngay cả sự thay đổi nhỏ nhất trong ý kiến của công chúng cũng có thể quyết định chủ nhân mới của Nhà Trắng trong bối cảnh tình hình tại các bang chiến trường cân bằng như năm nay và khoảng cách giữa chiến thắng và thua cuộc có lẽ chỉ là vài chục ngàn phiếu.
Theo Giáo sư Greenberg, cuộc bầu cử vào tháng 11 có lẽ rất căng thẳng và khiến nhiều người phải cắn móng tay khi chờ đợi kết quả.
“Giờ tôi chẳng còn móng tay nữa,” ông nói.
“Tôi hoàn toàn có thể hình dung cuộc bầu cử này có thể đi theo hướng này hoặc hướng kia, kèm theo đó là những hệ quả vô cùng lớn, bất kể bạn ủng hộ ai.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét