Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Việt Nam Có Cơ Hội Thay Đổi Lớn! và Kính Chuyển Tin Nóng Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Biến Chuyển Thời Cuộc: (Hình: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp ở Hoa Thịnh Ðốn hôm 13/5/2022.) Cơ Hội Lớn Hiếm Có, Để Thay Đổi Thoát Trung! Việt Nam Chính Thức Thông Báo Về Chuyến Thăm Quan Trọng của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Tuần Này! Từ Thứ Sáu 14, Đến Chủ Nhật 16/4 *Hoa kỳ muốn Việt Nam, nâng cấp ngoại giao, từ Đối Tác Toàn Diện, thành Đối Tác Chiến Lược, để chống Tầu Cộng, đang có nguy cơ bành tướng! *Muốn giầu thì theo Mỹ (nhưng dễ mất Đảng!) muốn làm đầy tớ (CSVN gần một thế kỷ theo Tầu Cộng, VN đã thành, một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới) thì theo Tầu! “Thiên Đàng Hỏa Ngục hai bên?” CSVN nhức đầu! đến giờ Mỹ bắt phải chọn!
<!>
-Truyền thông nhà nước loan tin ngày 11/4/2023 cho hay Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức thông báo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 16/4 tới đây.

Tin cho biết trong chuyến công lần này đến Hà Nội, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận quan trọng với phía Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện.

Vào ngày 8/4 vừa qua, thông tin về chuyến thăm Việt Nam trong tuần này cũng được đưa ra do Thượng Nghị sĩ Jeff Merkley - thành viên Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện, trong cuộc họp báo tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam của đoàn năm Nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ do ông dẫn đầu..

Hoa Kỳ hy vọng nâng cấp mối quan hệ song phương với Việt Nam lên quan hệ đối tác chiến lược trong năm nay; đặc biệt vào thời điểm hai phía kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện cách đây 10 năm.

Từ đầu năm tới nay, nhiều đoàn viên chức cấp cao Hoa Kỳ đã thăm Việt Nam như Đại diện Thương mại Katherine Tai vào tháng Hai; Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power vào tháng Ba; Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Rochelle Walensky vào tháng Tư….


Báo Trung Quốc Chỉ Ra Chỉ Thị Gay Gắt ‘Rất Quan Ngại!’ Của Việt Nam, Trước Chuyến Thăm Đặc Biệt Lần Này Của Ngoại Trưởng Mỹ!


(Hình: Ông Antony Blinken, khi còn là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu khi đến thăm Đại học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội hồi tháng 4/2016 về chính sách của Mỹ ở Á Châu-Thái Bình Dương. Ông Blinken dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong cuối tuần này.)

-Một tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắc nhở về những “mối quan ngại sâu sa” của Việt Nam trước thông tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm quốc gia Đông Nam Á cuối tuần này và cho rằng chuyến thăm này sẽ không được quyền làm thay đổi “chiến lược” của Hà Nội.

Hôm 10/4/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ đến Việt Nam trong chuyến công du tới 4 nước bao gồm cả Anh, Ái Nhĩ Lan và Nhật Bản từ 11 đến 18 tháng này.

Trước đó hôm 8/4, Thượng Nghị sĩ Mỹ Jeff Merkley thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tại một cuộc họp báo ở Hà Nội. Dù các báo trong nước không đưa tin về sự kiện này, nhưng thông tấn xã Reuters cho biết ông Merkley nói với các phóng viên, trong chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn các nhà Lập pháp Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ với Hà Nội, rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ có mặt ở Hà Nội trong tuần này.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng tại Hà Nội, ông Blinken sẽ hội đàm với các viên chức Việt Nam và kỷ niệm 10 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Việt Nam chưa có thông báo chính thức về việc này và Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã gửi yêu cầu bình luận trước thông tin về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Hà Nội đến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Chuyến thăm này được thông báo không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý tăng cường quan hệ, giữa lúc hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.

Cuộc điện đàm Biden-Trọng và chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ tới Hà Nội, diễn ra trong lúc có những thúc đẩy từ phía Mỹ cho việc nâng cấp mối quan hệ đối tác của hai nước lên tầm chiến lược.

Phái đoàn lưỡng viện Hoa Kỳ, do Thượng Nghị sĩ Merkley dẫn đầu đang thăm Việt Nam, cho biết cả Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam, theo báo Pháp Luật đưa tin.

Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Trung Quốc hôm 9/4 trích lời một chuyên gia nói rằng “ rất nguy hiểm, khi Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm đối tác chiến lược, nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại”.

Theo bài xã luận của tờ báo này, chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Blinken tới Hà Nội “có thể dẫn đến kết quả trong một số lĩnh vực, như an ninh hàng hải hay một số cải thiện trong hợp tác kinh tế, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược chung của Việt Nam bởi giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tồn tại một số mâu thuẫn cố hữu và mang tính cơ cấu”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Hứa Lợi Bình, nói với Hoàn cầu Thời báo rằng những mâu thuẫn này gồm vấn đề ý thức hệ và lịch sử, ám chỉ đến việc Việt Nam chọn theo chủ nghĩa xã hội và cuộc chiến trong quá khứ của Mỹ ở Việt Nam.

Việt Nam được xem là một đối tác quan trọng của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng theo các nhà quan sát, Việt Nam luôn phải dè chừng trước những phản ứng của Trung Quốc khi quan hệ và hợp tác với Mỹ. Hai chuyến thăm liên tiếp trong vòng một tháng của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris vào năm 2021 cho thấy Mỹ, ngày càng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, nhưng các lãnh đạo Việt Nam lúc đó không đáp lại đề nghị nâng cấp mối quan hệ với Mỹ của Phó Tổng thống Harris.

Nhà nghiên cứu kiêm Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Lý Khai Thịnh, nhận định với tờ Hòa cầu Thời báo về những mối “quan ngại” của Việt Nam, cho rằng “Việt Nam không muốn đứng về phía nào trong trò chơi địa chính trị hiện nay”. Ông Lý còn nói rằng mối lo thứ hai của Việt Nam bắt nguồn từ trong nước khi cho rằng hệ thống chính trị của Mỹ và Việt Nam khác nhau nên “Việt Nam luôn cảnh giác với việc Mỹ thao túng hệ thống nội bộ của mình”. Do đó, theo nhà nghiên cứu của Trung Quốc, Việt Nam hy vọng “đặt mối quan hệ với Mỹ vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật”, thay vì vào chính trị hay an ninh.

Tờ Hoàn cầu Thời báo trích lời các chuyên gia kết luận rằng dù Việt Nam duy trì hợp tác với Mỹ trong vấn đề Biển Đông, nơi Hà Nội có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, nhưng nói rằng Việt Nam khôn ngoan “sẽ không bị Mỹ bắt cóc và không rơi vào cạm bẫy đối đầu”.

Tiếp phái đoàn các Nghị sĩ Mỹ hôm 8/4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định lại quan điểm của Hà Nội rằng Việt Nam “luôn coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại” và “đánh giá cao việc Chính phủ và chính giới Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, thịnh vượng, tự cường và độc lập”, theo ghi nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp lại, theo tờ báo điện tử của Đảng, các thành viên lưỡng viện Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi và mong muốn hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.

Khi trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ hồi cuối tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nói rằng, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển”. Nhưng CS nói, thì khó mà tin!


Thế Giới Cười Ngất với Độc Tài “Đỉnh Cao Trí Tuệ!” CSVN. Bộ Ngoại Giao Làm Thế Nào Để “Giải Cứu” Tân Chủ Tịch Nước? Khi Tuyên Bố Ngô Nghê: Yêu Cầu Toàn Quyền Úc Ðại Lợi David Hurley Xử Nặng “Những Người Chống Phá” CS Việt Nam, Từ Ngoại Quốc!

(Trần Hiếu Chân)


(Hình: Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley và Chủ tịch Võ Văn Thưởng bắt tay ở Hà Nội hôm 4/4/2023.)

-Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đã có lỗi lớn, đáng ra phải gạt bỏ ngay từ đầu ý tưởng (nếu có) – Không để tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley xử “những người chống phá” Việt Nam từ ngoại quốc.

Sáng 6/4/2023, Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Úc Ðại Lợi đã rời Sài Gòn, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3 đến 6/4/2023. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Nguyên thủ ngoại quốc tới Việt Nam trong năm 2023 và đây cũng là quốc khách đầu tiên mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị mới. Chuyến thăm còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2023).

Hai Lỗi Lớn Của Ngoại Giao Hà Nội

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đã có hai lỗi lầm lớn liên quan đến việc chuẩn bị nội dung cho ông Thưởng đón vợ chồng Toàn quyền Úc Ðại Lợi. Thứ nhất, trong tờ trình lên Văn phòng Chủ tịch nước, đáng ra phải gạt bỏ ngay từ đầu ý tưởng (nếu có), không để tân Chủ tịch Võ Văn Thưởng yêu cầu Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley xử “những người chống phá” Việt Nam từ ngoại quốc. Lỗi thứ hai, nếu trong tờ trình không có kiến nghị ấy, mà đấy chỉ là sản phẩm của “các lực lượng thù địch” (có thể là cả ở trong lẫn ngoài nước), thì Bộ Ngoại giao phải “đánh tiếng” cho Ban Tuyên giáo chỉ đạo ngay các tờ báo từ trung ương xuống địa phương, phải ngay lập tức “đồng loạt ra quân” phản bác, “giải cứu” tân Chủ tịch nước.

Trong thời gian thăm Việt Nam, Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley đã có nhiều hoạt động quan trọng như đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thăm Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam, dự chiêu đãi chính thức.

Trong buổi tiếp Toàn quyền Úc Ðại Lợi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá cao sự phát triển tích cực, nhiều mặt trong các lĩnh vực hợp tác song phương Việt Nam-Úc Ðại Lợi thời gian qua, nhất là về thương mại và giao lưu giữa người dân. Tổng Bí thư nhất trí với phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới, đồng thời nhấn mạnh những kết quả đạt được trong khai triển quan hệ “Đối tác Chiến lược” Việt Nam-Úc Ðại Lợi là nền tảng để hai nước hướng tới những tầm cao mới hơn, trong đó có việc nâng cấp lên quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện”.

Tuy nhiên, khi hội đàm với Toàn quyền Úc Ðại Lợi, theo tin của Ðài Á Châu Tự Do (RFA), tân Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã đề nghị Úc Ðại Lợi xử “những người chống phá” Việt Nam từ ngoại quốc.

Điều hơi lạ và có phần khó hiểu, nếu ông Thưởng đã “liều mình như chẳng có” như thế thì tại sao không một tờ báo “lề Đảng” nào ở trong nước công khai cho dư luận bên trong và bên ngoài Việt Nam biết được cái lập trường sắt máu ấy của chính quyền Hà Nội là: Không cho phép bất cứ ai trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại được đóng góp ý kiến hay phản biện đối với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước?

Nhưng có thật ông Thưởng hớ hênh đến như thế không? Đáng ra sau khi được tin này, báo chí “lề Đảng” phải làm rõ được cái tư tưởng chủ đạo, “rằng thì là mà” Chủ tịch của chúng ta, tuy là mới được bổ nhiệm thật đấy, thậm chí ăn bận cũng chưa đúng “mốt” của một Nguyên thủ quốc gia, nhưng ông ấy không thể ngây ngô về Luật pháp quốc tế. Tân Chủ tịch không thể đòi các chính phủ dân chủ phải “trục xuất” hoặc bắt đem giao nộp những người đấu tranh vì tự do và nhân quyền cho những chính phủ như Chính phủ Hà Nội, vốn đã khét tiếng về các thành tích đàn áp các nhà hoạt động xã hội.

Chúng ta thực sự không biết ngài Toàn quyền Hurley đã đáp lại đề nghị nói trên của tân Chủ tịch Thưởng như thế nào. Nhưng chúng ta biết, ngay trong ngày đầu chuyến công du Hà Nội của Toàn quyền David Hurley, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) tại Úc Ðại Lợi đã ra thông cáo kêu gọi Toàn quyền Hurley phải nêu ra với giới lãnh đạo Việt Nam các quan ngại về những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cả công khai lẫn trong các cuộc gặp riêng.

Theo bà Daniela Gavshon, Giám đốc HRW, việc thảo luận tình trạng của hơn 160 người bị bỏ tù chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền con người, là thật thiết yếu. Toàn quyền Hurley cần phải thúc giục Chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị. Ngài Toàn quyền phải ra kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay và vô điều kiện đối với công dân Úc Ðại Lợi gốc Việt 73 tuổi Châu Văn Khảm, cùng các nhà hoạt động khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu.

Khi được báo chí Canberra quan tâm đến phóng sự nói về yêu cầu của ông Thưởng đối với ngài Hurley, phát ngôn viên của Văn phòng Chính phủ Úc Ðại Lợi đã không trực tiếp trả lời câu hỏi, liệu Đại tướng Hurley có nêu ra trường hợp của ông Châu để đáp lại hay không. “Mặc dù chúng tôi không được cung cấp chi tiết cụ thể về các cuộc thảo luận giữa ngài Toàn quyền và các nhà lãnh đạo quốc tế, nhưng Ngài sẽ nêu bật một loạt vấn đề bao gồm mối quan hệ thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân mạnh mẽ giữa Úc Ðại Lợi và Việt Nam”. Được biết, sau chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền Hurley, vòng “Đối thoại Nhân quyền Việt – Úc Ðại Lợi” lần thứ 18 sẽ được tiến hành ở Hà Nội vào cuối tháng tư này.

Âu Châu Và Mỹ Cũng Quan Tâm Đến Nhân Quyền

Trong một tuyên bố khác, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc Ðại Lợi cho biết họ đã tận dụng mọi cơ hội để nêu sự việc của ông Châu lên các cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cho biết thêm các nhà chức trách cũng Việt Nam đã biết về “sự quan tâm sát sao” của Úc Ðại Lợi đối với trường hợp của ông này. Bộ Ngoại giao Úc Ðại Lợi đã 70 lần nêu yêu cầu với Chính phủ Việt Nam về trường hợp ông Châu Văn Khảm.

Một sự ngẫu nhiên đáng quan tâm, vào thời điểm Toàn quyền Úc Ðại Lợi thăm Việt Nam, từ ngày 4 đến ngày 6/4, một phái đoàn Dân biểu Quốc hội Âu Châu thuộc Phân ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam, do Dân biểu người Đức Udo Bullmann, Trưởng ban Nhân quyền dẫn đầu. Kết thúc chuyến viếng thăm, chiều ngày 6/4, Phái đoàn đã mở cuộc họp báo ở Hà Nội để nói lên “sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam. Đoàn đã chỉ trích những vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực xã hội và chính trị, đặc biệt là không gian tự do của xã hội dân sự bị thu hẹp, các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội bị sách nhiễu, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, đặc biệt là ngôn luận trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế”. Phái đoàn kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, kể cả lãnh đạo các tổ chức phi chinh phủ (NGO), nhà báo và nhà hoạt động bảo vệ môi sinh.

Một phái đoàn khác, từ lưỡng viện Hoa Kỳ do Thượng Nghị sĩ Jeff Merkley dẫn đầu sẽ thăm Việt Nam vào cuối tuần này và tuần sau, với mục đích thúc đẩy quan hệ song phương và quan hệ đa phương với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó sẽ nêu vấn đề nhân quyền và sự gây hấn của Trung Quốc. Mục tiêu của chuyến đi nhằm hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bảo vệ và tăng cường chủ quyền và an ninh của họ trước sự gia tăng gây hấn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà Lập pháp sẽ tham dự hơn 35 cuộc họp với các viên chức chính phủ Việt Nam và các nhà lãnh đạo ASEAN, cùng với đại diện của các tổ chức xã hội dân sự và Giám đốc điều hành doanh nghiệp. Vậy là, không chỉ Úc Ðại Lợi, Âu Châu và Hoa Kỳ cũng ngày càng quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.


Trước Phiên Tòa: Nhà Hoạt Động Nguyễn Lân Thắng Tin Mình Vô Tội, Cha Mẹ Ông Mong Tòa Tuyên Như Vậy


(Hình: Ông Nguyễn Lân Thắng tự chụp ảnh với một thông điệp phản biện xã hội.)

-Luật sư Lê Văn Luân, một trong những người bào chữa cho nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng trong phiên tòa ngày 12/4/2023, nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng ông Thắng có tinh thần tốt, tin rằng ông vô tội, và cha mẹ ông cũng mong tòa sẽ tuyên như vậy.

Ông Nguyễn Lân Thắng, người thường lên tiếng phân tích, phản biện về các diễn biến chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, bị công an bắt giữ hồi đầu tháng 7/2022.

Sau 7 tháng, gia đình ông được biết rằng nhà chức trách đã hoàn tất điều tra và ông đối mặt với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Đến ngày 4/4, vợ ông Thắng nhận được giấy triệu tập cho phiên tòa xét xử ông vào ngày 12/4 và thấy “ngạc nhiên” là tòa quyết định “xử kín”.

Hôm 10/4, Luật sư Lê Văn Luân cho VOA biết rằng ông và một số đồng nghiệp đã gặp ông Thắng trong trại tạm gian vào thời gian gần đây để chuẩn bị cho phiên tòa. Ông Luân nói thêm rằng ông Thắng trong trạng thái tinh thần “tốt” và cho rằng mình vô tội:

“[Việc ông] thực hiện các bài phỏng vấn với các đài ngoại quốc mà [viện kiểm sát] dùng để cáo buộc thì ông cho rằng đó là quyền cơ bản và thực hiện trên quyền tự do ngôn luận, ông thực hiện với vai trò một công dân có trách nhiệm với đất nước, ông mong cải thiện mọi việc tốt hơn. Ông khẳng định không có mục đích chống nhà nước, chống chính quyền”.

Nhà hoạt động đang bị tạm giam cho rằng những lời phê phán, phản biện của ông là “đúng” song cũng có thể đã động chạm đến “những nhóm lợi ích hoặc những thế lực nào đấy” nên ông bị cáo buộc vào tội danh hiện nay, Luật sư Luân thuật lại. Ông Thắng có quan điểm là cáo buộc đó không đúng và ông chỉ nên bị “phạt hành chính”.

Luật sư Luân cũng xác nhận với VOA rằng phó Giáo sư Nguyễn Lân Tráng và Tiến sĩ Trần Thảo Nguyên, cha và mẹ của ông Thắng, đã gửi thư đến Tòa án Nhân dân Hà Nội để bày tỏ “kỳ vọng rằng những đại diện của công lý đất nước sẽ tiến hành phiên tòa đúng đắn, minh bạch, và mong kết quả sẽ là vô tội” vì hai ông bà biết rằng người con trai của họ “chưa bao giờ làm điều gì sai với gia đình, đất nước và lương tâm”.

Hai vị phụ huynh ông Thắng viết rằng là những trí thức trong một đại gia đình trí thức có tiếng ở Việt Nam, họ luôn cố gắng dạy con trai thành người thẳng thắn, tử tế và đường hoàng thông qua những bài học về tu dưỡng bản thân, về lịch sử dân tộc, về lòng yêu nước, về những giá trị tiến bộ của văn minh nhân loại như tự do, bình đẳng, bác ái.

Tương tự như những gì ông Thắng nói về bản thân với Luật sư Luân, bức thư của cha mẹ ông gửi đến tòa án có đoạn nhấn mạnh rằng “Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội”.

“… khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày. Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình”, hai ông bà viết.

Hai ông bà bày tỏ “rất ngạc nhiên” khi thấy cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội có kết luận là ông Thắng “chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng như “tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý”, bên cạnh một số tội danh khác.

“Chúng tôi cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là ‘tội chống chính quyền’”, cha mẹ của ông Thắng nêu quan điểm.

Hai ông bà cho biết rằng do không được có mặt tại phiên tòa xét xử kín sắp tới nên họ nêu ra các suy nghĩ về con trai mình qua thư gửi đến tòa, đồng thời mong rằng các Thẩm phán sẽ “xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn” về ông Nguyễn Lân Thắng.

Luật sư Lê Văn Luân nói với VOA rằng nhóm bào chữa “bất ngờ” về quyết định xử kín của tòa và mong “làm rõ về cơ sở” của quyết định đó. Về các khía cạnh pháp lý khác, ông Luân và các đồng nghiệp đã và đang làm việc tích cực để chuẩn bị tốt cho việc bào chữa, song ông không đi vào chi tiết khi nói chuyện với VOA.


Bản Án Nặng 6 Năm Tù! Cho Nguyễn Lân Thắng Là ‘Chà Đạp Trắng Trợn Lên Nhân Quyền!’

– Blogger, nhà hoạt động xã hội dân sự, Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, vừa bị Tòa Án thành phố Hà Nội kết án sáu năm tù, với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước”.

Đáng nói, đây là lần hiếm hoi có một nhân vật trong giới xã hội dân sự bị xử kín trong phiên tòa chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ. Hành động này của tòa được cho là để tránh né sự tham dự của đại diện các đại sứ quán ngoại quốc ở Hà Nội.


(Hình: Ông Nguyễn Lân Thắng trong một đoạn video clip trả lời phỏng vấn.)

Viết trên mạng xã hội hôm 12 Tháng Tư, ông Lê Hoàng (thành viên của đội bóng No-U), bà Phạm Thị Lân (vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Tường Thụy)… xác nhận chuyện họ bị nhân viên an ninh canh nhà, ngăn cản đi đến gần tòa án.

Bản án nêu trên được tòa tuyên bất chấp lời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Lân Thắng đến từ các tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW), Ân Xá Quốc Tế (Amnesty), và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ).

“Nhà cầm quyền Việt Nam chà đạp lên nhân quyền một cách có hệ thống bằng cách trừng phạt những người viết blog dũng cảm như ông Nguyễn Lân Thắng chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình về chính quyền,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á Châu của cơ quan này.

Sau khi phiên xử kết thúc, bà Lê Bích Vượng, vợ ông Nguyễn Lân Thắng viết trên trang cá nhân: “Mức án sáu năm tù, hai năm quản chế làm tôi choáng váng đến mức khó có thể định hình được điều đang xảy ra với anh Thắng, tôi và gia đình. Bởi lẽ, tôi hy vọng nhiều hơn về sự tự do cho những việc làm mang ý nghĩa tích cực và tốt đẹp mà chồng tôi đã và đang làm.”

Bà Vượng cũng viết thêm rằng “điều an ủi duy nhất là được nhìn thấy chồng sau gần mười tháng xa cách.”

Theo ghi nhận của bà, ông Thắng “khỏe, vững tin và tự tin nói về những việc làm của mình”.

“Có những lời kết án làm vẻ vang chứ không làm ô nhục. Có những ví dụ về điều này trong mọi thời đại và ở mọi nước…,” theo Facebook Lê Bích Vượng.


(Hình: Ông Nguyễn Lân Thắng cùng vợ con trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội.)

Ông Nguyễn Lân Thắng, người thường lên tiếng trên mạng xã hội phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam, bị bắt ngày 5 Tháng Bảy năm ngoái.

Từ sau thời điểm đó, trang facebook cá nhân của ông Thắng tiếp tục hoạt động cho đến nay và công luận không rõ ai là người đứng sau trang này.


HRW (Ân Xá Quốc Tế), CPJ Kêu Gọi Trả Tự Do Ngay Cho Blogger Nguyễn Lân Thắng!


(Hình: Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng.)

-Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW), Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích blogger nổi tiếng Nguyễn Lân Thắng.

“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chà đạp lên nhân quyền một cách có hệ thống bằng cách trừng phạt những người viết blog dũng cảm như ông Nguyễn Lân Thắng chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình về chính quyền”, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của HRW, cho biết trong một thông báo hôm 11/4/2023.

“Chính phủ các quốc gia hữu quan, bao gồm các đối tác thương mại ở Âu Châu, Bắc Mỹ, Úc Ðại Lợi và Nhật Bản cần lên án tình trạng đàn áp tự do ngôn luận và kêu gọi phóng thích Nguyễn Lân Thắng”, ông Roberston kêu gọi một ngày trước khi diễn ra phiên tòa xử kín ông Thắng ở Hà Nội.

Hôm 10/4, Ân xá Quốc tế nói rằng việc xét xử ông Thắng cho thấy chính phủ Việt Nam đang làm xấu vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bằng cách vi phạm quyền con người của người dân.

Bà Ming Yu Hah, Phó Giám đốc phụ trách vận động khu vực của Ân xá Quốc tế, cho biết trong một thông báo:

“Trong hơn một thập niên qua, ông Nguyễn Lân Thắng đã thực hiện công việc quan trọng là ghi lại các cuộc biểu tình và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bất chấp bầu không khí trừng phạt ngày càng tồi tệ nhắm vào những người chỉ trích nhà nước.

“Các hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp, nhưng thay vào đó ông đang phải đối mặt với nhiều năm tù”.

Đại diện của Ân xá Quốc tế nêu nhận định: “Việt Nam tiếp tục làm xấu vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) bằng cách vi phạm nhân quyền của người dân. Cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng và cùng với tất cả các nhà báo, nhà hoạt động và nhà phê bình nhà nước khác đang bị bỏ tù theo Điều 117, ông nên được trả tự do ngay lập tức”.

Hôm 10/4, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đưa ra lời kêu gọi tương tự.

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã liên lạc Tòa án Nhân dân Hà Nội, nơi ông Thắng sẽ được xử kín ngày 12/4, và gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị hai cơ quan này cho ý kiến về lời kêu gọi của HRW và của các nhóm nhân quyền khác, nhưng chưa được phản hồi.

Công an Hà Nội bắt giữ ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, người thường lên tiếng phản biện về các diễn biến chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, vào ngày 5/7/2022 và cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117, khoản 1 của Bộ luật hình sự. Ông phải đối mặt với mức án có thể lên tới 12 năm tù giam.

Bà Lê Bích Vượng, vợ của ông Thắng, nói với VOA rằng chồng bà vô tội:

“Theo đánh giá của tôi thì anh Thắng không có tội. Trong quá trình anh Thắng gặp Luật sư, anh cũng phủ nhận việc anh “tàng trữ các tài liệu chống nhà nước”.

“Thực ra các quyển sách thu được ở nhà tôi đa phần là của tôi, một số quyển khác trong kết luận điều tra không công bố, tuy nhiên trong đó nói có hai quyển sách của Phạm Đoan Trang với lời đề tặng cho anh Thắng. Đồng thời, một số video, clip trả lời phỏng vấn các đài ngoại quốc, anh Thắng cũng nói rằng việc anh trả lời phỏng vấn các đài ngoại quốc đấy không vi phạm pháp luật và anh không chống nhà nước”.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, bị bắt vào tháng 10/2020, hiện đang thụ án 9 năm tù cũng với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Sau khi Nguyễn Lân Thắng bị bắt, chính quyền giam giữ không cho ông liên lạc với bên ngoài suốt hơn 7 tháng. Mãi đến ngày 16/2/2023, Luật sư bào chữa mới được gặp ông lần đầu tiên. Hiện gia đình ông vẫn chưa được phép thăm gặp.

Luật sư Lê Văn Luân, một trong những người bào chữa cho ông Nguyễn Lân Thắng, hôm 10/4 nói với VOA rằng ông Thắng cho rằng ông vô tội.

“Ông khẳng định không có mục đích chống nhà nước, chống chính quyền”, Luật sư Luân nói.

Ông Nguyễn Lân Thắng bắt đầu hoạt động từ đầu thập niên 2000 qua việc tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Ông phản ứng lại với động thái trấn áp thẳng tay nhằm vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Tp. HCM bằng cách “mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác như bênh vực dân oan, chống cướp bóc đất đai, bảo vệ tự do tôn giáo, bảo vệ quyền con người, phổ biến pháp luật..”., theo HRW.

Ông công khai ủng hộ việc hoạt động ôn hòa, ghi rõ rằng ông mong muốn đấu tranh “vì một thế hệ trẻ Việt Nam ngày mai: hiểu biết, tôn trọng, không cuồng tín, không bạo lực...”.

Trong nhiều năm, nhà cầm quyền Việt Nam nhiều lần sách nhiễu, đe dọa và đàn áp ông. Ông từng bị câu lưu tùy tiện, thẩm vấn, quản chế tại gia và cấm xuất cảnh.

“Việt Nam hiện là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nên hồ sơ tồi tệ về nhân quyền của quốc gia này lại càng đặc biệt đáng xấu hổ hơn”, ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam nên phóng thích Nguyễn Lân Thắng và bất kỳ ai đang bị giam giữ chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản của mình”.

Cả gia đình và Luật sư bào chữa nói với VOA rằng họ “rất bất ngờ” về quyết định xử kín của tòa. Luật sư Luân bày tỏ mong muốn “làm rõ về cơ sở” của quyết định này trong phiên tòa ngày 12/4.


Giải Phóng Trí Thức Để Phản Biện, Trong Vụ Kết Tội Nguyễn Lân Thắng.

(Nguyễn Hữu Vinh, Ba Sàm)


(Hình: Blogger Nguyễn Lân Thắng đứng trước số 88 để phản đối Điều 88 Bộ luật Hình sự cũ chuyên dùng để kết án tù những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.)

-Chỉ còn nửa tháng nữa là tới ngày kỷ niệm “Giải phóng miền Nam”, Tòa án Hà Nội tổ chức một phiên xử kín đối với kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, vốn xuất thân từ một đại gia đình khoa bảng, với hàng loạt các trí thức tiếng tăm 3 đời theo cách mạng, có người hiện đang là đại biểu Quốc hội.

“Giải Phóng”

Mới cách đây vài hôm, khi tôi hỏi một vị, từng kinh qua các chức vụ trưởng trong Văn phòng Trung ương Đảng, rồi Văn phòng Chính phủ, về “Nhóm thứ sáu” từng được ông Võ Văn Kiệt trọng dụng. Vị này cho biết, khởi nguồn nhóm được ông Võ Trần Chí, khi đó là Bí thư thành ủy Tp. HCM xác nhận “hợp pháp hóa”.

Đất nước vừa hòa bình được mươi năm, thế mà chính quyền lại “dám” chiêu mộ những trí thức gộc từng gắn bó với “Mỹ-Ngụy”. Có lẽ lúc đó các vị này mới có cảm giác phần nào được “giải phóng”?

“Cởi Trói”

Không phải chỉ giới trí thức được “giải phóng” theo cách đó, mà còn có cả giới văn nghệ sĩ, trong công cuộc “Đổi mới”, với dấu mốc là khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có cuộc gặp năm 1987, ông dùng khái niệm “cởi trói”.

Nhiều nhà văn, tác giả với nhiều tác phẩm đã nổi lên trong giai đoạn này, như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, … đặc biệt là những vở kịch của Lưu Quang Vũ và hai bộ phim tài liệu của Trần Văn Thủy – Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế.

Dù phải chịu những gian nan trong cuộc “cởi trói” đó, nhưng các trí thức, văn nghệ sĩ dám nói thẳng nói thật hầu hết cũng không đến nỗi bị đàn áp trong giai đoạn “Đổi mới”.

Kiến Nghị

Cũng trong không khí “Đổi mới” đó, một loạt các trí thức, lãnh đạo nòng cốt trong các hội Việt kiều, đang gắn bó với chế độ trong nước, đã gửi tâm thư tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, kiến nghị cải tổ hệ thống chính trị, thậm chí còn đề nghị chuyển sang mô hình đa nguyên. Đáng chú ý là các hội ở Canada, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức.

Dù không có kết quả, một số vị ký tâm thư cũng bị làm khó ít nhiều, song không ai phải đi tù hay bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

“Phản Biện”

Mới tháng trước, trong cuộc gặp các trí thức thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “có đôi điều gợi mở …”, rằng trí thức cần “… tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật…”

Một hy vọng cho cuộc “Đổi mới lần 2” chăng? Cùng mơ ước “bao giờ cho tới … ngày xưa?”.

Và … Thực Tế Hôm Nay

Trước phiên tòa xử kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thân phụ và thân mẫu của anh, PGS Nguyễn Lân Tráng và giảng viên Trần Thảo Nguyên đã bộc bạch trong một bức thư gửi tới hội đồng xét xử:

“ …Lân Thắng là một trong hàng triệu nhân chứng sống cho tiến trình Đổi mới của Việt Nam. Con trai chúng tôi từng có tuổi thơ với tem phiếu, được thấy ông bà cha mẹ chắt chiu từng manh vải mũi kim để lo cho cuộc sống của cả đại gia đình. Đại hội VI diễn ra cũng là lúc Lân Thắng học được rằng nếu lãnh đạo có sai phạm thì phải lên tiếng, để rồi cùng sửa sai trước khi quá muộn màng. Một chính quyền ‘xứng đáng với cái tên của nó phải tiếp nhận một cách vô tư mọi sự thật, bất kể từ phía nào tới, dù những sự thật đó làm phật ý những kẻ bị vạch mặt.’ Và con chúng tôi đã thấm nhuần tư duy sống như vậy.”

Đoạn được bức thư trên để trong dấu ngoặc, “Một chính quyền ‘xứng đáng với cái tên của nó phải tiếp nhận một cách vô tư mọi sự thật, bất kể từ phía nào tới, dù những sự thật đó làm phật ý những kẻ bị vạch mặt’”, có lẽ đã được trích từ bức thư của Nguyễn Ái Quốc, gửi ông Utơrây (Outrey) đăng công khai trên báo Le Populaire (Pháp), năm 1919. Utơrây khi đó đang là nghị viên Nam kỳ. Một lời nhắc nhở cách nay hơn thế kỷ của lãnh tụ cộng sản Việt Nam nhắm tới thực dân Pháp, “mà sao nghe nhói ở trong tim”, như thể ông đang nhắc nhở các học trò của mình ngày nay.

Sau gần nửa thế kỷ “giải phóng”, không lẽ lại đòi giới trí thức phải được “giải phóng” để phản biện. Thôi thì, chỉ xin điểm lại, vô cùng tóm lược, đôi nét điển hình cho tất cả những gì đã diễn ra với họ từ đó tới nay.

Rồi … chợt giật mình tự hỏi:

Liệu có phải phần vì trí thức chưa được “cởi trói” nên thế lực đen tối trong những Việt Á, AIC, “Chuyến bay giải cứu” mới từng được xổ lồng tung cánh để thỏa sức hoành hành hay không?

Hà nội, ngày 12/4/ 2023


YouTuber Bích Thủy TV Lãnh Án 8 Năm Tù!


(Hình: Bà Nguyễn Thị Bích Thủy tại Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh, Sài Gòn, hôm 11/4/2023.)

-Báo nhà nước loan tin cho hay hôm 11/4/2023, Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh (Sài Gòn) đã tuyên án 8 năm tù đối với YouTuber Nguyễn Thị Bích Thủy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Thủy, chủ kênh YouTube Bích Thủy TV, được nhiều người biết đến với các đoạn video phát trực tiếp trên Facebook về tình trạng tiêu cực ở các địa phương và cảnh sát giao thông. Bà cũng quảng cáo trên trang Bích Thủy TV của mình rằng bà luôn có các hoạt động giúp đỡ người khó khăn, hiểm nghèo.

Theo cáo trạng, bà Thủy đã có hành vi lừa đảo, nhận của anh Nguyễn Hà Thu 300 triệu đồng để “chạy đấu thầu bãi giữ xe gắn máy Bệnh viện quận Gò Vấp (Sài Gòn) vào năm 2017. Tuy nhiên, bà Thủy đã đưa toàn bộ số tiền này vào việc đầu tư cho đội thi game show “Đặc nhiệm Blouse trắng” để đổi lại được giao kinh doanh khu phức hợp trên tầng thượng bệnh viện.

Tại tòa, bà Thủy đã không thừa nhận hành vi lừa đảo mà cáo trạng truy tố, theo báo Nhà nước. Bà Thủy thừa nhận có nhận số tiền trên từ anh Thu nhưng không phải để chạy đấu thầu bãi đỗ xe.

Kết quả điều tra sau đó được báo Nhà nước đăng tải cho biết bà Thủy không có tài liệu chứng minh phản bác những cáo buộc đối với bản thân.

Ngoài án tù, bà Thủy còn bị Hội đồng Xét xử tuyên tịch thu 300 triệu đồng sung công quỹ Nhà nước do nguồn gốc số tiền được sử dụng nhằm mục đích can thiệp việc trái pháp luật.

Hội đồng xét xử đề nghị Công an huyện Bình Chánh tiếp tục làm rõ hành vi của những người đưa và nhận số tiền trên.


Tin Vui: Người Việt Hải Ngoại Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ! 60 Dân Biểu Hạ Viện California, Thông Qua Nghị Quyết Ngày Nhân Quyền Việt Nam!

– Hạ Viện California vừa thông qua nghị quyết Ngày Nhân Quyền Việt Nam (ACR 45) do Dân Biểu Trí Tạ (Cộng Hòa-Địa Hạt 70) làm tác giả hôm Thứ Hai, 10 Tháng Tư, theo hồ sơ cơ quan lập pháp của tiểu bang.

Nghị quyết còn do Dân Biểu Stephanie Nguyễn (Dân Chủ-Địa Hạt 10), phụ tá thường vụ Hạ Viện, và Dân Biểu Ash Kalra (Dân Chủ-Địa Hạt 25) làm bảo trợ chính và được hơn 60 dân biểu và thượng nghị sĩ bảo trợ.


(Ảnh: Dân Biểu Trí Tạ giới thiệu Nghị Quyết ARC 45.)

“Hôm nay, tôi xin giới thiệu ACR 45, công nhận ngày 11 Tháng Năm là Ngày Nhân Quyền Việt Nam. ACR 45 đánh dấu 33 năm Bản Tuyên Ngôn của phong trào đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền tại Việt Nam, được Quốc Hội Hoa Kỳ công nhận lần đầu tiên năm 1994,” ông Trí phát biểu khi giới thiệu nghị quyết tại phiên họp khoáng đại Hạ Viện. “Tôi rất vinh dự đệ trình nghị quyết này lần đầu tiên tại tiểu bang California…Hiện nay, California có khoảng 700,000 người Việt sinh sống. Nghị Quyết ACR 45 ghi nhận người dân tại Việt Nam chưa có tự do, đồng thời chọn ngày 11 Tháng Năm, 2023, là Ngày Nhân Quyền Việt Nam, trong nỗ lực hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu cho tự do, nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.”

Ông kêu gọi: “Tôi tha thiết kêu gọi người dân California, hãy nhân ngày 11 Tháng Năm, để nghĩ đến những người vẫn chưa thực sự được sống tự do. Tôi hy vọng đồng viện tôi sẽ chia sẻ quan điểm này qua lá phiếu bầu đồng thuận.”

ACR 45 chọn ngày 11 Tháng Năm, 2023, là Ngày Nhân Quyền Việt Nam để ủng hộ những cố gắng nhằm đạt tự do và nhân quyền cho người dân Việt Nam. Nghị quyết khuyến khích người dân California kỷ niệm ngày này với các hoạt động bao gồm, nhưng không giới hạn, tuần hành, tổ chức nghi lễ, và thảo luận.

Trước đó, nghị quyết được giới thiệu lần đầu ngày 22 Tháng Ba, được Ủy Ban Điều Lệ Hạ Viện thông qua ngày 30 Tháng Ba, và được sửa đổi ngày 3 Tháng Tư.

Sau khi được thông qua tại Hạ Viện, ACR 45 được chuyển qua Thượng Viện và sẽ do Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg (Dân Chủ-Địa Hạt 34), một trong những người bảo trợ, giới thiệu.

Dân Biểu Trí Tạ đắc cử dân biểu Địa Hạt 70 của California hồi Tháng Mười Một, 2022. Trước đó, ông là thị trưởng và nghị viên Westminster trong nhiều năm.

Địa Hạt 70 bao gồm một phần hoặc toàn bộ các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Stanton, và Westminster. Đặc biệt, địa hạt này cũng bao gồm vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.


Không Thể Bỏ Qua: Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan Đánh Dấu Chỉ Còn 100 Ngày Nữa, Là Đến World Cup Nữ! Chắc Chắn Khoảng 2 Tỉ Người Sẽ Xem Giải Đấu Năm Nay!

(Hình: Một cầu thủ đội túc cầu nữ quốc gia Úc Ðại Lợi - ảnh tư liệu, 2019.)

-Hôm thứ Ba (11/4/2023), hai nước đồng tổ chức giải World Cup Nữ là Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan cùng đánh dấu việc đếm ngược 100 ngày đến lễ khai mạc Giải Túc cầu Thế giới Nữ với lời kêu gọi bình đẳng giới trong thể thao cũng như mời gọi người hâm mộ hãy ủng hộ sự kiện này.

Giải đấu gồm 32 đội, là World Cup Nữ đầu tiên ở Nam bán cầu, sẽ khai mạc tại Sydney và Auckland vào ngày 20/7 khi đội Matildas của Úc Ðại Lợi và đội Football Ferns của Tân Tây Lan sẽ thi đấu trận mở màn của mỗi đội.

“Chỉ sau 100 ngày nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến những cầu thủ túc cầu giỏi nhất thế giới trên hai đất nước chúng ta, ngay tại Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan”, Giám đốc điều hành World Cup Nữ David Beeche nói trong buổi lễ phát động tại Sân vận động túc cầu Sydney.

“Hai trận khai mạc, trận đầu tiên trên sân Eden Park ở Auckland và trận thứ hai tại đây, ở Sydney, vào thời gian sau trong cùng ngày hôm đó, có nghĩa là ngày 20/7/2023 sẽ là một trong những ngày trọng đại nhất trong lịch sử túc cầu nữ”, vẫn lời vị Giám đốc điều hành.

“Nhưng giải đấu dành cho nữ này không chỉ là về túc cầu, mà còn là để tôn vinh thể thao của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới”, vị Giám đốc điều hành nói.

Các viên chức nói họ hy vọng đội Matildas có thể tiến sâu khi thi đấu ở sân nhà, Úc Ðại Lợi đã tăng cường tài trợ cho các chương trình dành cho các cầu thủ nữ tài năng trong những năm gần đây nhưng quốc gia này chưa có đủ sân bãi, thiết bị để đáp ứng số người tham gia môn thể thao ở cấp độ phong trào được dự báo sẽ tăng lên.

“Hiện tại, chỉ có 40% cơ sở túc cầu trên toàn quốc được xếp hạng là thuận tiện, phù hợp với phụ nữ”, Liên đoàn Túc cầu Úc Ðại Lợi cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng ta bắt buộc phải đầu tư vào hơn 2.400 câu lạc bộ ở cấp cộng đồng trên khắp đất nước để bảo đảm họ được chuẩn bị đầy đủ cho sự gia tăng đã được dự báo về tỷ lệ phụ nữ tham gia môn thể thao này một cách rộng rãi hơn”.

Tân Tây Lan hiện làm chủ nhà của sự kiện thể thao toàn cầu thứ ba trong vòng chưa đầy hai năm, sau khi tổ chức Giải Vô địch Bóng bầu dục Nữ Thế giới và Giải Vô địch Cricket Nữ Thế giới vào năm 2022.

Theo một báo cáo của FIFA, khoảng 1,12 tỉ người đã theo dõi Giải Vô địch Túc cầu Nữ Thế giới 2019 tại Pháp, ở đó, đội Hoa Kỳ giành chức vô địch lần thứ tư, và là lần thứ hai liên tiếp đoạt giải như vậy.

Các nhà tổ chức hy vọng 2 tỉ người sẽ xem giải đấu năm nay.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Ðiện Cẩm Linh: Phóng Viên Mỹ Bị Bắt Giam Đã ‘Vi Phạm’ Luật Pháp Nga


(Hình: Phóng viên Mỹ Evan Gershkovich bên ngoài tòa án Lefortovsky ở thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, ngày 30/3/2023.)

-Hôm thứ Ba (11/4/2023), Ðiện Cẩm Linh nói rằng phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal đã “vi phạm luật pháp Nga” và bị bắt “quả tang”, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức xác định ông thuộc diện bị Nga “giam giữ sai trái”.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt giữ ông Gershkovich hồi tháng trước với cáo buộc về gián điệp. Tòa Bạch Ốc, các nước phương Tây khác, Wall Street Journal, hàng chục tổ chức truyền thông và các nhóm nhân quyền lại cho rằng cáo buộc đó là sai sự thật.

Việc Hoa Kỳ xác định ông Gershkovich bị “giam giữ sai trái” đồng nghĩa là họ tin rằng ông bị biến thành mục tiêu chủ yếu vì ông là công dân Mỹ, và sự việc được chuyển từ Bộ Ngoại giao sang văn phòng Đặc phái viên chuyên trách Sự vụ Con tin, điều này làm nổi bật khía cạnh chính trị của vấn đề.

Khi được hỏi về động thái của Hoa Kỳ hôm 11/4, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nêu lại lập trường của Nga rằng ông Gershkovich đã vi phạm pháp luật.

“Tôi không hiểu việc xác định quy chế mới này sẽ mang lại những thay đổi gì. Về ý nghĩa của nó, tôi không biết”, ông Peskov nói về việc Bộ Ngoại giao Mỹ xác định về hoàn cảnh của ông Gershkovich. Ông Peskov nói rằng ông Gershkovich đã “bị bắt quả tang và vi phạm luật pháp của Liên bang Nga”, sau đó nói thêm: “Đây là điều mà ông ấy bị tình nghi, nhưng tất nhiên, tòa án mới là nơi sẽ đưa ra phán quyết”.

Hơn 99% các vụ án hình sự ở Nga kết thúc bằng việc cơ quan Công tố kết tội và nước này từ lâu đã bị các nhà giám sát nhân quyền chỉ trích vì thiếu tính độc lập Tư pháp.

Nga chưa đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho vụ án nhằm vào ông Gershkovich, vụ án đang trải qua quy trình tố tụng bí mật vì Nga nói rằng các tài liệu về vụ án là thông tin mật.

Tuần tới, một tòa án sẽ nghe tranh tụng về đơn khiếu nại từ nhóm pháp lý của ông Gershkovich, đề nghị không áp dụng lệnh giam giữ ông trước khi xét xử tại nhà tù Lefortovo ở Mạc Tư Khoa cho đến ngày 29/5.


Ukraine và Nga Tiến Hành Trao Đổi Tù Binh Lần Đầu Tiên Từ Hơn Một Tháng Qua

-Hôm 11/4/2023, Ukraine và Nga thông báo đã tiến hành trao đổi khoảng 100 tù binh của mỗi bên. Đây là đợt trao đổi tù binh đầu tiên kể từ hơn một tháng qua.

Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:

Hôm qua, thứ Hai, đã diễn ra cuộc trao đổi tù binh đầu tiên từ hơn một tháng qua giữa hai phe tham chiến, vào lúc mà chiến dịch tấn công mùa Đông của quân Nga, bắt đầu từ tháng Một, sắp kết thúc và quân Ukraine đang chuẩn bị mở các cuộc phản công mùa Xuân.

Chính quyền Kyiv đã tiếp nhận 100 tù binh, gồm 80 nam quân nhân và 20 nữ quân nhân. Trong số này có 9 sĩ quan. Đây là những người đã bị bắt làm tù binh gần đây tại Bakhmut, cũng như bị bắt vào năm 2022 ở Hostomel, Mariupol, tại nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia, hoặc trên Đảo Rắn ở vùng Hắc Hải.

Theo văn phòng Tổng thống Ukraine, các cuộc đàm phán cho đợt trao đổi tù binh lần này rất khó khăn. Nhiều tù binh trong tình trạng sức khỏe rất tồi tệ, bị thương, bị bệnh, một số thậm chí bị tra tấn.

Đổi lại, Bộ Quốc phòng Ukraine đã trao cho phía Nga 106 tù binh, trong đó có một nữ quân nhân Nga duy nhất chính thức bị phía Ukraine bắt làm tù binh.

Kể từ đầu cuộc chiến tranh cho đến nay, qua trung gian của một nhóm tiếp xúc, Kyiv đã đưa được về Ukraine khoảng 1.500 tù binh.

Về tình hình chiến sự, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW của Mỹ, trong hai ngày qua, 09/4/ và 10/4, quân Nga đã tiếp tục chiếm thêm đất tại Bakhmut, nhưng “rất có thể đã chịu những tổn thất nặng nề.

Trong khi đó, theo thẩm định của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hôm 10/4, có thể sẽ phải mất khoảng 30 năm mới có thể gỡ bỏ toàn bộ số mìn mà quân Nga đặt ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko, gần một phần ba lãnh thổ Ukraine đã bị cài mìn kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2/2022.


Tai Hại! Ngũ Giác Đài: Rò Rỉ Tài Liệu Mật Gây Nguy Cơ “Rất Nghiêm Trọng” Đối Với An Ninh của Hoa Kỳ

-Hôm 10/4/2023, Ngũ Giác Đài đánh giá rằng việc rò rỉ các tài liệu mật của Mỹ, nhất là các tài liệu liên quan đến chiến tranh Ukraine, đặt ra một nguy cơ “rất nghiêm trọng” đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Theo lời phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby, Tổng thống Joe Biden đã được thông báo tình hình vào cuối tuần qua và vụ này gây quan ngại ngày càng lớn trong chính quyền Mỹ.

Theo tiết lộ của nhật báo The New York Times hôm 6/4, các tài liệu nói trên đã bị rò rỉ và được đăng tải trên mạng, trong đó có tài liệu điểm tình hình chiến sự ở Ukraine vào đầu tháng 3 hoặc nói về tình hình ở các mặt trận cụ thể như ở Bakhmut, hoặc nêu lên những nhu cầu cấp thiết của Kyiv về vũ khí phòng không. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình:

“Chúng tôi không biết gì cả. Đó là câu trả lời trung thực nhất”. Điều phối viên về các vấn đề chiến lược và an ninh đã đặc biệt tỏ ra thẳng thắng khi các phóng viên thúc ép ông trả lời các câu hỏi sau một tuần có nhiều tiết lộ về những tài liệu bị rò rỉ.

Ông John Kirby giải thích rằng chính quyền Biden và các cơ quan tình báo Mỹ hiện vẫn đang đánh giá tình hình. Thông tin bị rò rỉ từ đâu? Bao nhiêu tài liệu mật đã bị lộ? Những tài liệu đó có phải là tài liệu thật? Tầm mức thiệt hại đối với an ninh của Hoa Kỳ là như thế nào? Đó là những câu hỏi mà ông Kirby chưa thể trả lời. Ông chỉ có thể nói là một số tài liệu dường như đã bị chỉnh sửa trước khi được công bố.

Việc tiếp cận các văn bản gởi cho bộ tổng tham mưu nay đã bị hạn chế, bởi vì dường như là sự rò rỉ xuất phát từ đây. Tòa Bạch Ốc cho biết đã có các cuộc thảo luận cấp cao với những quốc gia có liên quan, trong đó có Israël, Nam Hàn và Ukraine.

Kyiv nghi ngờ đây là một chiến dịch gây nhiễu thông tin. Nhưng nhằm làm lợi cho ai? Rất khó mà khẳng định, bởi vì ngay chính Mạc Tư Khoa cũng tố cáo tương tự, tuy họ vẫn cho rằng những tài liệu đó rất đáng chú ý.


Báo Chí Đức Chỉ Trích Tuyên Bố của Tổng thống Pháp Về “Tự Chủ Chiến Lược” của Âu Châu

-Trả lời các cuộc phỏng vấn trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi xây dựng một nền “tự chủ chiến lược” cho Âu Châu, một tuyên bố đã gây nhiều tranh cãi tại các nước đồng minh, nhất là tại Đức, nơi mà báo chí và chính giới đã chỉ trích nặng nề Tổng thống Pháp.

Từ Bá Linh, thông tín viên Pascal Thibaut của RFI tường trình:

“Sự quỳ gối nguy hiểm của Macron trước Trung Quốc”. Giống như các tờ báo khác của Đức, nhật báo có nhiều độc giả Bild Zeitung chỉ trích nặng nề những tuyên bố của Tổng thống Pháp. Đối với tờ báo xu hướng bảo thủ Die Welt, ông Macron làm lợi cho Trung Quốc khi nuôi thêm hy vọng của Bắc Kinh về việc chia rẽ phương Tây.

Nhật báo Tagesspiegel của Bá Linh thì lên án điều mà tờ báo này gọi là “thói cuồng vĩ” của Tổng thống Pháp và tự hỏi: “Macron có thật sự tin rằng ông có thể nói chuyện ngang hàng với Tập Cận Bình? Ông ấy đã đạt được gì cho nước Pháp và cho Âu Châu trong chuyến thăm Trung Quốc? Và cho Ukraine? Trung Quốc đã những nhân nhượng gì đổi lại thái độ thuần phục của Macron đối với Bắc Kinh?”

Chính giới Đức cũng nghiêm khắc không kém. Chính khách Norbert Röttgen, thuộc đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, chuyên gia về các vấn đề quốc tế, nói thẳng: “ Ông Macron dường như đã mất trí. Ông ấy chia rẽ và làm suy yếu Âu Châu với những tuyên bố ngây thơ và nguy hiểm. Phải chăng là trong chính sách ngoại giao, ông ấy cũng không còn khái niệm gì về thực tế giống như trong chính sách đối nội?”

Một lãnh đạo của đảng Dân chủ Xã Hội thì nói đến một “sai lầm nghiêm trọng”: “Nếu Macron muốn giữ khoảng cách với Mỹ bằng cách ve vãn Trung Quốc thì ông sẽ thất bại. Chúng ta cần một mối quan hệ mang tính phê phán với các quốc gia độc đoán như Trung Quốc, chứ không phải một sự ve vãn ngây thơ”

Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Les Echos, được đăng tải hôm 9/4 vừa qua, ông Macron cũng đã kêu gọi Âu Châu không nên theo đuôi Mỹ hay Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan.

Tuy nhiên, hôm 10/4, khi được hỏi về phát biểu nói trên của Tổng thống Pháp, hiện đang được bàn tán nhiều ở Hoa Kỳ, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby tuyên bố Tòa Bạch Ốc vẫn hoàn toàn tin tưởng vào mối quan hệ “rất tốt đẹp” với nước Pháp.


Tổng Thống Pháp Công Du Hòa Lan Thúc Đẩy Tự Chủ Kinh Tế và Công Nghiệp Âu Châu

-Sau Trung Quốc, Tổng thống Pháp công du Hòa Lan 2 ngày 11 và 12/4/2023. Ông Emmanuel Macron và phu nhân được quốc vương và hoàng hậu Hòa Lan tiếp đón tại cung điện hoàng gia ở Amsterdam lúc 11 giờ sáng 11/4. Nguyên thủ Pháp sẽ trình bày lập trường về “an ninh kinh tế”, “chủ quyền công nghiệp” của Liên Hiệp Âu Châu.

Theo chiều hướng này, ngày 12/4, Paris và Hòa Lan sẽ ký một “Hiệp ước đổi mới” với trọng tâm là những chương trình hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn, vật lý lượng tử và năng lượng. Theo thông tấn xã AFP, ngoài trục truyền thống Paris-Bá Linh, Pháp đang cố gắng tăng cường các mối quan hệ với nhiều nước khác, như Ý Ðại Lợi và Tây Ban Nha. Nguyên thủ Pháp vận động cho kế hoạch đầu tư hàng loạt vào ngành kỹ thuật xanh ở Âu Châu để đối phó với kế hoạch “ưu tiên dùng hàng Mỹ” của chính quyền Joe Biden và bị Liên Hiệp Âu Châu đánh giá là một hình thức “bảo hộ”.

Đặc phái viên RFI Valérie Gas tường trình từ Amsterdam:

“Đây là chuyến công du Hòa Lan đầu tiên của một Tổng thống Pháp kể từ năm 2000. Điện Elysée giải thích như vậy để biện minh cho chuyến đi, chỉ vài ngày trước khi Hội Đồng Bảo Hiến ra phán quyết về cải cách hưu trí. Đây là một chặng quan trọng, chặng cuối “con đường dân chủ” của văn bản, theo phát biểu của chính ông Emmanuel Macron.

Chuyến công du Trung Quốc vào tuần trước của Tổng thống nước Cộng hòa Pháp cũng diễn ra trong bối cảnh phong trào phản đối xã hội rầm rộ, buộc ông phải phát biểu về tình hình trong nước giữa hai cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc. Tuần này, mọi chuyện tái diễn vào lúc một cuộc biểu tình phản đối khác dự kiến diễn ra thứ Năm (13/04).

Tuy nhiên, những người thân cận của ông Macron nhấn mạnh đến thách thức của chuyến công du Hòa Lan hai ngày. Ngoài những nghi lễ chính thức và dạ tiệc do nhà vua Willem-Alexander và hoàng hậu Maxima tổ chức, thời điểm quan trọng của chuyến công du sẽ là bài diễn văn của ông Macron ngày 11/4 tại Viện nghiên cứu Nexus về chủ quyền kinh tế và công nghiệp của Liên Hiệp Âu Châu. Đó là một chủ đề ưu tiên của Tổng thống Pháp và ông hy vọng tìm được những điểm chung với Hòa Lan về chủ đề này. Một đối tác mà Pháp xích lại gần hơn kể từ sau Brexit”.


Tổng thống Ba Tây Thăm Trung Quốc Với Trọng Tâm Là Hợp Tác Kinh Tế và Hồ Sơ Ukraine

-Hôm 11/4/2023, nguyên thủ Ba Tây Lula da Silva đến Bắc Kinh trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc cấp Nhà nước 3 ngày, sau khi đã hoãn chuyến đi hồi tháng Ba vì lý do sức khỏe.

Tổng thống Lula sẽ hội đàm với đồng nhiệm Tập Cận Bình vào ngày 14/4, với hai chủ đề chính là hợp tác kinh tế song phương và hồ sơ Ukraine. Thông tín viên đài RFI, Sarah Cozzolino tại Rio de Janeiro cho biết thêm:

“Kinh tế đương nhiên sẽ là lĩnh vực được trông đợi nhất từ chuyến đi này. Ông Lula đến Trung Quốc cùng với một phái đoàn quan trọng gồm các Bộ trưởng, Thống đốc tiểu bang, các Nghị sĩ, Dân biểu và lãnh đạo các doanh nghiệp.

Mục tiêu chuyến thăm là thu hút đầu tư Trung Quốc, ký kết nhiều thỏa thuận thương mại mới, và củng cố mối quan hệ trực tiếp giữa hai thành viên của khối BRICS. Chẳng hạn, trong chương trình nghị sự, đôi bên có thể sẽ thảo luận khả năng trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ mà không thông qua đồng Mỹ kim.

Ở cấp độ ngoại giao, chuyến đi này cũng quan trọng, thể hiện việc nối lại đối thoại giữa hai nước, sau những căng thẳng dưới thời chính phủ Jair Bolsonaro. Hơn nữa, ông Lula đã thông báo mời đồng nhiệm Tập Cận Bình đến thăm Ba Tây.

Cuối cùng, ông Lula cũng mong muốn phối hợp với Trung Quốc để tạo sức ép thúc đẩy một giải pháp cho xung đột tại Ukraine. Ba Tây không tham gia nhóm các nước áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. Ưu tiên chọn vị thế trung lập, Tổng thống Ba Tây ủng hộ việc thành lập một “câu lạc bộ hòa bình” ngoài phương Tây.

Sau 4 năm bị cô lập ngoại giao, ông Lula hy vọng đưa Ba Tây trở lại bàn cờ quan hệ quốc tế”.


Chiến Đấu Cơ và Chiến Hạm Trung Quốc Vẫn Hoạt Động Quanh Đảo Đài Loan

-Một ngày sau khi thông báo kết thúc “thành công” cuộc tập trận lớn kéo dài ba ngày, Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì áp lực với Đài Bắc.

Hôm 11/4/2023, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết chiến hạm và chiến đấu cơ của Trung Quốc tiếp tục hoạt động xung quanh đảo. Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI, Stephane Lagarde tường trình:

“Chính quyền Đài Bắc xác nhận: 9 chiến hạm và 16 máy bay đã xuất hiện trên màn hình ra-đa của Đài Loan sáng 11/4, khoảng 11 giờ. Những hoạt động này đã không được loan truyền trên truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Cách nay vài hôm, một số trang mạng thông tin còn cho biết là hoạt động quân sự của Trung Quốc có thể kéo dài thêm sau cuộc tập trận ba ngày “Liên hợp lợi kiếm”, rất có thể là trong tuần này, rồi sau đó là ngày 17 và 20/4.

Hôm 10/4, 91 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay tiếp liệu Trung Quốc đã thâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, đông hơn mùa Hè năm 2022 khi Trung Quốc tập trận mô phỏng phong tỏa Đài Loan sau chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Nancy Pelosi.

Lần phô trương sức mạnh mới hôm nay không có cùng quy mô như chiến dịch cuối tuần qua và hôm thứ Hai này với các cuộc tấn công giả định nhắm vào Đài Loan cũng như một cuộc mô phỏng “bao vây” đảo của quân đội Trung Quốc.

Nhưng những cuộc tập trận này quả thật cũng đang duy trì áp lực đối với quân đội Đài Loan. Điều này đã xảy ra sau chuyến ghé Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan trong tuần vừa rồi”.


Hoa Kỳ và Phi Luật Tân Rầm Rộ Mở Tập Trận Chung Balikatan 2023

-Hôm 11/4/2023, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã bắt đầu đợt tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia Đông Nam Á này, vào lúc hai đồng minh đang nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc trong khu vực.

Theo hãng tin AFP, khoảng 18.000 binh lính (12.200 lính Mỹ, 5.400 lính Phi Luật Tân và 100 lính Úc Ðại Lợi), tức là gấp đôi con số năm 2022, sẽ tham gia đợt tập trận thường niên mang tên Balikatan (Kề vai Sát cánh), trong đó lần đầu tiên có cả các cuộc thao dượt bắn đạn thật trên vùng Biển Đông.

Quân đội hai nước cũng sẽ thực hiện bài tập đáp trực thăng quân sự lên một đảo của Phi Luật Tân ngoài khơi đảo Luzon, cách Đài Loan khoảng 300 cây số. Trong khuôn khổ đợt tập trận kéo dài hai tuần, quân đội Mỹ sẽ sử dụng hệ thống phi đạn Patriot, được xem là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Đây là các cuộc tập trận thường niên Hoa Kỳ-Phi Luật Tân đầu tiên dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., nhà lãnh đạo đang cố cải thiện quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, quan hệ vốn đã xấu đi dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.

Vào đầu tháng tư vừa qua, Manila đã cho quân đội Mỹ sử dụng thêm bốn căn cứ quân sự của Phi Luật Tân, trong đó có một căn cứ Hải quân nằm không xa Đài Loan, một quyết định đã khiến Bắc Kinh giận dữ.

Đợt tập trận Balikatan diễn ra đúng một ngày sau khi Trung Quốc vừa kết thúc ba ngày tập trận “bao vây hoàn toàn” Đài Loan, mà Bắc Kinh vẫn xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, sớm muộn gì cũng phải được thống nhất với Hoa Lục, bằng vũ lực nếu cần.

Sau đợt tập trận chung thường niên này, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc Phòng Phi Luật Tân sẽ gặp các đồng nhiệm Mỹ ở Hoa Thịnh Ðốn.

Ngoài Phi Luật Tân, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường quan hệ với một quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam. Hôm 10/4, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến thăm Việt Nam cuối tuần này, trước khi đến Nhật Bản dự cuộc họp các Ngoại trưởng nhóm G7 ở Karuzawa từ 16 đến 18/4. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Blinken thăm Việt Nam kể từ khi nhậm chức cách đây 2 năm.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Đại Sứ Mỹ Marc Knapper Mong Muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đến Thăm Mỹ


(Hình: Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.)

-Đại sứ Mỹ tại Hà Nội - ông Marc Knapper - bày tỏ mong muốn Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ đến thăm Mỹ khi điều kiện cho phép và nâng tầm quan hệ hai nước.

Phát biểu được đưa ra sáng 11/4/2023 trong cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Tp. HCM Nguyễn Văn Nên, trước chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Việt Nam.

Mạng báo Zing dẫn lời Đại sứ Knapper cho biết, chuyến thăm của ông Blinken cũng sẽ mang thông điệp hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong thời gian tới, dựa trên những thành tựu hai nước đạt được.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay, “Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các viên chức cấp cao của Việt Nam để thảo luận tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường”.

Chỉ vài tuần gần đây, hoạt động ngoại giao của hai nước trở nên bận rộn hơn trong bối cảnh căng thẳng ở eo biển Đài Loan gia tăng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 29/3 điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngay sau đó đoàn Nghị sĩ, Dân biểu thuộc lưỡng viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 11/4.


Hoãn Phiên Tòa Xử Luật sư Tố Cáo Cựu Chủ Nhiệm Đoàn Luật sư Dùng Bằng Giả


(Hình: Luật sư Phan Thị Hương Thủy.)

-Phiên tòa xét xử cựu Luật sư Phan Thị Hương Thủy, người bị cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự, dự kiến diễn ra vào ngày 11/4/2023 tại Hà Nội đã phải hoãn lại vì bà Thủy có đơn đề nghị hoãn để chữa bệnh.

Bà Thủy (64 tuổi) bị cáo buộc “Lợi các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” vì đăng tải các bài viết trên Facebook cá nhân tố cáo Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội Nguyễn Văn Chiến sử dụng bằng giả.

Quyết định khởi tố bà Thủy được đưa ra vào tháng 9 năm 2022. Báo Nhà nước trích kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra cho biết, bà Thủy đã đăng tải trên không gian mạng ba bài viết có nội dung xúc phạm uy tín cá nhân, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn Chiến (nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam).

Theo báo Nhà nước, vào ngày 30/10/2022, ông Chiến gửi đơn đến Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an đề nghị làm rõ việc bà Thủy có hành vi sử dụng tài khoản Facebook “Huong Thuy Phan” để đăng tải tám bài viết có nội dung xuyên tạc, xúc phạm ông.

Bà Thủy đã từng là Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội nhưng đã bị kỷ luật và xóa tên khỏi danh sách vào tháng 2/2018.

Kết quả điều tra của Công an sau đó xác định, từ 15/9/2020 đến 2/10/2020, bà Thủy đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook “Huong Thuy Phan” đăng tải tám bài viết liên quan đến ông Chiến: “Khi lưu manh giả danh trí thức”; “Cuộc chiến đằng sau cánh cửa đã đóng”....

Báo Nhà nước cho biết, bà Thủy đã thừa nhận tài khoản Facebook này là của mình và bà viết các nội dung tố cáo ông này tham nhũng, tiêu cực là vì bất bình việc ông Chiến ký quyết định xóa tên bà khỏi danh sách thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội.

Tuy nhiên, vào năm 2022, trong một phỏng vấn với RFA, bà Thủy nói bản thân không xúc phạm ông Chiến và mục đích chỉ là chống tham nhũng, đồng thời muốn người ra ứng cử vào Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội khóa X phải có đủ tiêu chuẩn quy định, trong đó có bằng Đại học luật.


Vào Ngày 12/4, Grab Hoàn Thành Chỉnh Bản Đồ Sai Lệch Chủ Quyền Việt Nam


(Hình: Bãi đá Vành Khăn bị thể hiện thành “đảo Mỹ Tế - Tam Sa - Trung Quốc” trên bản đồ của Grab. Ảnh bị báo Nhà nước gạch đỏ.)

-Việc chỉnh sửa thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam trên bản đồ ứng dụng Grab sẽ hoàn tất trong ngày 12/4/2023.

Grab Việt Nam thông báo như vừa nêu và truyền thông nhà nước loan tin ngày 11/4. Theo đó, công ty này đang chủ động làm việc với đối tác cung cấp bản đồ để giải quyết theo mức độ ưu tiên cao nhất.

Đại diện Grab Việt Nam được dẫn phát biểu “Một lần nữa Grab khẳng định sự việc này hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và nhân dân Việt Nam”.

Vào cuối tuần qua, bản đồ của ứng dụng Grab bị người dùng phản ánh đưa tên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa theo tiếng Trung. Theo đó, một số thực thể như Đá Subi, Đá Châu Viên, Đá Vành Khăn đều ghi tên Trung Quốc; Đá Chữ Thập bị chú thích là “Namsah District” hay “quận Nam Sa”. Đây là một đơn vị hành chính mà Việt Nam phản đối vì cho rằng Trung Quốc lập nên một cách trái phép. Đảo Ba Bình và Bãi Bàn Than cũng bị hiển thị sai tên với chú thích của Đài Loan.

Đến chiều ngày 10/4 cả hai bản đồ ứng dụng Grab trên nền tảng Android và iOS đã được chỉnh sửa.

Sau khi bản đồ của ứng dụng Grab bị phát giác sử dụng tên Tiếng Trung cho nhiều đảo và đá tại Biển Đông như vừa nêu, một đại diện của Grab cho VietnamNet biết hãng này đã nắm được phản ánh và tích cực làm việc với đối tác cung cấp bản đồ để giải quyết.


Hoa Kỳ và Liên Đoàn Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam Công Bố Chỉ Số Xanh Cấp Tỉnh Mới


(Hình: Lễ công bố Báo cáo Thường niên Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Tỉnh PCI 2022.)
-Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí cho hay Chỉ số Xanh cấp Tỉnh (PGI) mới vừa được công bố ngày 11/4/2023 do Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

PGI là bộ chỉ số do VCCI khởi xướng và được hỗ trợ bởi USAID. PGI nhằm đánh giá và xếp hạng các địa phương thân thiện với môi trường nhằm tăng cường các thông lệ kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện với môi trường có khả năng thu hút đầu tư xanh.

PGI lần đầu được công bố lần đầu hồi năm 2005 và từ nay sẽ được công bố hằng năm như một phần của Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). PCI được cho biết đã trở thành một công cụ quan trọng để khuyến khích và thúc đẩy cải cách ở cả cấp trung ương và địa phương trong điều hành kinh tế. PGI mới sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và thúc đẩy nỗ lực của chính phủ Hà Nội trong các cam kết đưa ra tại COP26 ở Glasgow, Scotland hồi năm 2021.

Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam Aler Grubbs tại lễ công cố Chỉ số Xanh mới đánh giá “Gần 20 năm qua, Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh do VCCI công bố hằng đã và đang góp phần thúc đẩy các đối thoại, thảo luận và các hành động hiệu quả về các vấn đề quan trong liên quan đến môi trường kinh doanh. Chỉ số canh mới cấp tỉnh được xây dựng trên nền tảng thành công của PCI và là dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân ngày cảng nhận thức rõ các vấn đề môi trường cũng quan trong như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế”.


Phòng Thương Mại Âu Châu: Doanh Nghiệp Ngoại Quốc Thận Trọng Đầu Tư Vào Việt Nam

-Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Âu Châu công bố hôm 11/4/2023, các nhà đầu tư ngoại quốc không kỳ vọng có sự thay đổi lớn nào trong đầu tư tại Việt Nam trong quý II này, sau khi dòng vốn bị suy giảm trong ba tháng đầu năm.

Nếu như chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý xác nhận Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp ngoại quốc, thì 58% trong số 200 công ty và cá nhân Âu Châu đang hoạt động tại Việt Nam khẳng định không dự trù thay đổi kế hoạch đầu tư ở Việt Nam trong quý II.

Khảo sát cũng cho thấy, 55% các nhà quản lý ngoại quốc không có ý định tăng số nhân viên và 16% dự định cắt giảm bớt việc làm. Chỉ còn khoảng ¼ số người được hỏi là vẫn tỏ ra lạc quan về kế hoạch tuyển dụng.

Theo nhận định của Phòng Thương mại Âu Châu, nguyên nhân một phần là do nhu cầu toàn cầu giảm, nhưng mặt khác, những bất ổn về chính trị gần đây như việc bãi nhiệm Chủ tịch nước và nhiều viên chức chính phủ cao cấp trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn, cũng như tình trạng pháp lý ở Việt Nam khiến nhiều nhà quản lý ngoại quốc phải tỏ ra thận trọng.

Vì vậy, khảo sát khuyến nghị Việt Nam nên tăng cường ổn định chính trị và cải thiện môi trường pháp lý để thu hút thêm vốn ngoại quốc đầu tư – FDI.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại, Hòa Lan, Pháp, Lục Xâm Bảo và Đức là những nhà đầu tư hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư vượt quá 20 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ so với các khoản đầu tư từ Nhật Bản và Nam Hàn.

Tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2023 là 3,32% giảm nhiều so với mức 5,92% cùng kỳ năm 2022. Hàng ngàn lao động đã bị cắt giảm trong các ngành gia công giày dép và may mặc của Việt Nam, một trong những điểm gia công hàng đầu thế giới cho các hãng lớn như Adidas và Nike của Đức.


Hà Nội Muốn Trung Quốc Làm Thêm Dự Án Đường Sắt Đô Thị ở Thủ Đô Việt Nam


(Hình: Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội.)

-Hà Nội mong muốn phía Trung Quốc tiếp tục khai triển dự án đường sắt đô thị Hà Đông-Xuân Mai dựa trên kinh nghiệm dự án Cát Linh-Hà Đông.

Mong muốn vừa nêu do ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội, nêu ra với Ðại sứ Trung Hoa Hùng Ba trong cuộc gặp ở Hà Nội ngày 11/4/2023.

Mạng báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - loan tin về cuộc gặp được gọi là “chào xã giao” của Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - ông Hùng Ba, với lãnh đạo thủ đô Hà Nội.

Ông Đinh Tiến Dũng nêu rằng dựa trên nền tảng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc và chính sách mở cửa trở lại của Bắc Kinh sau đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội tin thời điểm này là thuận lợi cho biệc khai triển các hoạt động hợp tác cụ thể với các địa phương Trung Quốc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu ra một số đề xuất cụ thể gồm tiếp tục khai triển dự án đường sắt đô thị Hà Đông - Xuân Mai; thúc đẩy khai triển tổ chức ác lớp đào tạo cán bộ quy hoạch của Hà Nội thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có an ninh mạng….

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do tổng thầu EPC Trung Quốc thiết kế vào năm 2008, bắt đầu khởi công năm 2011, nhiều lần điều chỉnh vốn, đội vốn hơn 205%, bốn lần dời ngày hoạt động thương mại. Đến giữa năm 2021, Bộ Tài chánh Việt Nam phải ứng tiền từ quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay theo cam kết của Chinh phủ Hà Nội trong Hiệp định ký với Trung Quốc.

Tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt vào năm 2008 là 553 triệu Mỹ kim; đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên hơn 868 triệu Mỹ kim. Trong số này, vốn vay của Trung Quốc là 669 triệu Mỹ kim và vốn đối ứng của Việt Nam là 198 triệu Mỹ kim.

Dự án bị xem là “biểu tượng trễ hẹn và đội vốn” qua năm đời Bộ trưởng Giao thông-Vận tải; lỗ 160 tỉ trong năm đầu hoạt động.


Cần Thơ: Khám Xét Chi Cục Đăng Kiểm Số Tám


(Hình: Chi Cục đăng kiểm số 8.)

-Công an Cần Thơ đã tiến hành khám xét tại Chi cục Đăng kiểm số 8 ở quận Ninh Kiều vì phát giác dấu hiệu sai phạm liên quan đến các đăng kiểm viên.

Xác định có dấu hiệu sai phạm, Công an thành phố Cần Thơ sau đó đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 8, đồng thời ra lệnh khám xét nơi làm việc của đăng kiểm viên. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 10/4/2023, tuy nhiên không cho biết có bao nhiêu đăng kiểm viên bị khởi tố.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ, cho biết trên tờ Pháp Luật điện tử rằng việc khám xét nhằm thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, điều tra hành vi sai phạm và mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục này.

Cụ thể, theo Công an, một số đăng kiểm viên khi tiến hành kiểm tra, kiểm định phương tiện thủy nội địa thường nhận tiền cao hơn định mức của các chủ phương tiện.

Trung tướng Tô Ân Xô – phát ngôn viên Bộ Công an – hôm 28/3 cho báo chi biết, đã có hơn 500 người tại các Chi cục Đăng kiểm, Cục đăng kiểm bị Cục Cảnh sát Hình sự và Công an ở 32 địa phương khởi tố với bảy tội danh liên quan đến các sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm.

Từ năm 2018 đến năm 2022, hàng trăm nghi phạm đã liên kết với 73 công ty thiết kế, cải tạo có trụ sở tại 18 tỉnh thành để kiểm định gần 40.000 xe cơ giới. Trong số này, nhiều xe không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp giấy phép, tạo ra nguy cơ tai nạn giao thông, gây nguy hiểm cho xã hội.


Chấm Dứt Một Dự Án Nhiệt Điện Trị Giá Hơn 2 Tỉ Mỹ Kim Tại Quảng Trị

-Một dự án nhiệt điện chạy than trị giá hơn 2 tỉ Mỹ kim tại tỉnh Quảng Trị đã phải chấm dứt thực hiện vì những khó khăn về thu xếp nguồn vốn và những cam kết giảm phát thải ròng của Việt Nam với quốc tế.

Báo Nhà nước cho biết quyết định này được đưa tại cuộc họp trực tuyến hôm 11/4/2023 giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị và Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) – công ty đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có công suất 1.200 MW được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho EGATi đầu tư vào ngày 12/8/2013.

Dự án có tổng mức vốn đầu tư hơn 55.000 tỉ đồng, tương đương 2,516 tỉ Mỹ kim. Tỉnh Quảng Trị xác định đây là một trong những dự án động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, sau nhiều năm, dự án chưa thể khai triển.

Theo truyền thông nhà nước, tại cuộc họp vừa diễn ra, Phó Chủ tịch Điều hành, Quyền Tổng Giám đốc của EGATi, ông Bundit Umpornsrisupap cho biết, tháng 10/2022 vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn Năng lượng Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 tổ chức tại Thái Lan, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Năng lượng Thái Lan đã có cuộc họp song phương về tiến độ Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị do EGATi làm chủ đầu tư.

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn và các cam kết đạt giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Lan đã xác nhận dừng phát triển dự án và sẽ sớm có văn bản chính thức gửi Bộ Công thương Việt Nam và tỉnh Quảng Trị.

Hồi tháng 12 năm 2022, Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận với quốc tế nhằm giúp Việt Nam cắt giảm sử dụng than và chuyển từ than sang các nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Theo thỏa thuận này, các nước công nghiệp phát triển G7 và các đối tác quốc tế cam kết huy động 15,5 tỉ Mỹ kim từ nguồn tài chánh công và tư nhân trong từ 3 đến 5 năm để hỗ trợ quá trình chuyển đổi cho Việt Nam.


Gia Lai: Đề Xuất Thu Hồi Dự Án Sân Golf Đắc Đoa Do FLC Làm Chủ Đầu Tư


(Hình: Dự án Sân golf Đắc Đoa.)

-Trong ngày 11/4/2023, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Văn Lộc cho truyền thông hay Ủy ban đang khai triển Thông báo số 314 của Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc thu hồi chủ trương đầu tư dự án sân golf Đắc Đoa do Tập đoàn FLC là nhà đầu tư.

Theo ông Lộc, hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chánh hoàn chỉnh hồ sơ hủy kết quả đấu thầu Dự án sân golf Đắc Đoa và hủy kết quả đấu giá tài sản trên đất, quyền sử dụng đất đối với dự án sân golf Đắc Đoa với vốn đầu tư 2.280 tỉ đồng. Việc hoàn chỉnh hồ sơ được nói sẽ thực hiện trước ngày 20/4 và đến 30/4 phải trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi chủ trương đầu tư thực hiện dự án Sân golf Đắc Đoa.

Dự kiến đến cuối tháng 5/2023, Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai và các sở, ngành của tỉnh này sẽ làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thu hồi dự án. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đắc Đoa.

Trước đó, ông Võ Ngọc Thành (lúc đương chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai) ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa ở huyện Đak Đoa, Gia Lai (vào tháng 8/2019).

Dự án được giao cho Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Để tạo điều kiện thực hiện dự án, Gia Lai bán 59.243 cây thông cho Tập đoàn FLC với giá 18,9 tỉ đồng (300.000 đồng/cây thông). Khi tập đoàn này di thực được 2.258 cây và bó bầu chờ di thực 2.109 cây thông khác thì bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu hoàn trả các cây thông về lại nguyên trạng ban đầu.

Kiểm tra dự án sân golf, tháng 10/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận tỉnh Gia Lai báo cáo “không trung thực” khi đề xuất chính phủ phê duyệt dự án sân golf Đắc Đoa mà tập đoàn FLC được chọn là nhà đầu tư. Liên quan vụ này, ba Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, một nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và ba Giám đốc sở bị kỷ luật cảnh cáo. Riêng ông Võ Ngọc Thành bị Ban Bí thư kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và bị Thủ tướng chính phủ cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.


Quốc hội: Báo Cáo Giám Sát Chưa Đề Cập Vụ “Chuyến Bay Giải Cứu” và Việt Á


(Hình: Người Việt Nam từ Vũ Hán về phi trường Vân Đồn (Quảng Ninh) trong đại dịch COVID-19 hôm 10/2/2020.)

-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Đoàn giám sát cần đề cập cụ thể sai phạm rất lớn trong vụ “chuyến bay giải cứu” và Việt Á, không để nằm ngoài phạm vi cuộc giám sát.

Ông Huệ nêu vấn đề trên tại chuyên đề giám sát tối cao “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” diễn ra ngày 11/4/2023 tại Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được truyền thông loan trong cùng ngày.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là chuyên đề giám sát tối cao, phạm vi rộng và tầm quan trọng lớn, không phải chỉ là tổng kết một Nghị quyết của Trung ương hay Nghị quyết của Quốc hội.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần làm rõ trách nhiệm thuộc về ngành y tế hay thuộc về các địa phương; đề xuất mô hình, hệ thống, biên chế của y tế cơ sở ra sao để khắc phục những tồn tại hiện có, từ đó đưa ra định hướng cụ thể để khai triển trên phạm vi cả nước.

Riêng hai vụ sai phạm rất lớn là vụ “chuyến bay giải cứu” và vụ Việt Á, ông Huệ cho rằng không nằm ngoài phạm vi cuộc giám sát, tuy nhiên báo cáo chưa thấy đề cập rõ, cần có báo cáo thêm về vấn đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị báo cáo giám sát phải đề cập sâu hơn về hai vụ Việt Á và “chuyến bay giải cứu”.

Báo cáo giám sát bước đầu thống kê có hơn 150 triệu liều vắc-xin, sau đó khai triển chích ngừa rất thành công, bước đầu đã kiểm soát được đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trước đó có ý kiến cho rằng, thời gian đầu không tiếp cận được vắc-xin. Ông Thanh đề nghị làm rõ nguyên nhân, do cơ chế, chính sách hay trong công tác tổ chức thực hiện?

Hôm đầu tháng hai, Bộ Công an CSVN cho biết, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong tỏa, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỉ đồng.

Vụ án tại Công ty Việt Á bắt đầu vào tháng 12/2021 khi Cục Cảnh sát Kinh tế Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) cùng 4 cấp dưới. Các lãnh đạo của Việt Á bị cáo buộc đã thổi giá bộ kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và đút lót cho các đối tác khoảng 800 tỉ đồng.

Còn vụ “chuyến bay giải cứu, hôm 4/4 Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 54 bị can về năm tội danh: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao và các tỉnh, thành phố.


Ông David Riddle Làm Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát


(Hình: Bà Trần Uyên Phương phát biểu tại một hội thảo của Tân Hiệp Phát.)

-Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa xác nhận ông David Riddle sẽ đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty sau khi ba cha con ông Trần Quý Thanh bị khởi tố.

Ông David được giới thiệu là đã tham gia hoạt động của Công ty Tân Hiệp Phát hơn 13 năm qua với chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 11/4/2023.

Trong thông báo mới nhất, đại diện Tân Hiệp Phát trấn an khách hàng rằng giao dịch của các cá nhân trong sự việc trên không liên quan đến hoạt động của công ty” đồng thời bày tỏ “tin tưởng vào sự công minh của các cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết sự việc, tin tưởng vào sự khách quan của các phương tiện thông tin đại chúng, khách hàng, đối tác khi đánh giá về sự việc”.

Hôm qua 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quý Thanh, người sáng lập và điều hành Tân Hiệp Phát nhiều năm qua, cùng con gái Trần Uyên Phương. Công an đồng thời cũng ra quyết định khởi tố đối với Trần Ngọc Bích, con gái ông Thanh, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.

Công an cho hay, qua quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định ba cha con ông Thanh đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.


Bộ Công An: Đã Triệt Phá 6 Công Ty Tài Chánh “Núp Bóng” Trong Vòng 5 Tháng

(Hình: Một cửa hàng của Công ty F88.)

-Bộ Công an mới đây cho biết từ tháng 11/2022 đến nay, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an Tp. HCM phối hợp công an địa phương triệt phá 6 nhóm cưỡng đoạt tài sản thuộc các công ty tài chánh.

Báo Nhà nước trích lời Thứ trưởng Công an Lê Quốc Hùng cho biết, nội dung trên liên quan đến kiến nghị của cử tri về tình trạng người dân nhận được cuộc gọi tin nhắn lừa đảo, đòi nợ thuê, tín dụng đen gây bất bình hoang mang dư luận.

“Bộ đã chỉ đạo lực lượng công an phân tích rõ bản chất của các nhóm tội phạm này, nhất là tội phạm đòi nợ thuê trái pháp luật. Không phải là khủng bố, vu khống, mà bản chất của loại tội phạm này qua làm rõ các vụ án là cưỡng đoạt tài sản”, Trung tướng Lê Quốc Hùng nói.

Các nhóm bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản bị cáo buộc núp bóng 6 công ty tài chánh gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Mirae Asset, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Power Law chi nhánh Tp. HCM, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tiếng nói hay, Công ty Cổ phần mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Thế hệ trẻ, Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh F88.

Cũng theo người đại diện Bộ Công an, Công an Tp. HCM đã khởi tố 64 bị can để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, tiến hành kiểm tra hành chính một số cơ quan, đơn vị khác như Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Galaxy, Công ty Tài chánh trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Home Credit Việt Nam, Công ty Cổ phần điện lực Easy Credit, Công ty Tài chánh Shinhan….


Việt Nam Có Khả Năng Tổ Chức Giải Đua Công Thức 1 Vào Năm 2024



(Hình: Đội Red Bull biểu diễn trrong sự kiện “Khởi động Formula 1 Việt Nam Grand Prix” - Vòng đua Hà Nội - tại Việt Nam vào ngày 20/4/2019, trước khi giải đấu dự kiến lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2020.)

-Việt Nam có nhiều khả năng tham gia tổ chức giải đua xe lừng danh Công thức 1 vào năm 2024 sau khi đã hụt mất lần tổ chức đầu tiên cho giải này vào năm 2020 vì đại dịch Covid-19.

Sau khi giải đua năm 2020 với 13 chặng: Úc Ðại Lợi, Trung Quốc, Hòa Lan, Monaco, Azerbaijan, Gia Nã Ðại, Pháp, Tân Gia Ba, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Ba Tây và Việt Nam bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19, Việt Nam tiếp tục không tổ chức chặng đua F1 tại Hà Nội trong năm tiếp theo 2021 do ảnh hưởng của dịch.

Thông tấn xã Reuters cho hay sự vắng mặt của Việt Nam trong giải đua năm đó được cho là “do các vấn đề địa phương”, mặc dù ban tổ chức của Công thức 1 không đưa ra lý do hoặc đề cập gì đến Việt Nam trong tuyên bố thông tin về giải đua.

Tuy nhiên, Việt Nam có vẻ sẽ xuất hiện trở lại cho giải Công thức 1 vào năm 2024.

Theo trang tin chính của GrandPrix, Giám đốc điều hành của Công thức 1, Stefano Domenicali, mới dừng chân tại Hà Nội trên đường đến Úc Ðại Lợi để bàn với lãnh đạo Hà Nội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam về việc đưa một chặng đua tới Việt Nam vào năm 2024.

Địa điểm tổ chức cuộc đua được cho biết là Đường đua F1 ở Hà Nội, bao gồm một phần đường đua cố định và một phần đường phố của thủ đô.

Trang tin của GrandPrix cũng cho biết Nam Phi cũng đặt mục tiêu trở lại giải đua vào năm 2024.

Việt Nam và Nam Phi đã nổi lên như những ứng cử viên nặng ký trong số các quốc gia được thêm vào trong danh sách tổ chức thi đấu Giải vô địch thế giới Công thức 1 năm 2024.

Nếu Việt Nam được chọn, đây sẽ là giải Công thức 1 đầu tiên được tổ chức tại quốc gia Đông Nam Á.



Không có nhận xét nào: