Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Vài hàng, lai rai, góp chuyện… cà phê - TQĐ - Tính


Cà phê thường gần gũi với nhiều tuổi trẻ, từ lúc được phép và biết uống… cà phê. Có khi, cà phê là khởi đầu câu chuyện. Và rồi, cũng là hương vị đã… “cho thời gian và không gian thêm nồng nàn, quyến rũ” bỗng dưng: “Cà phê còn trong ly, còn đậm màu cà phê, nhưng hương vị bây giờ sao xa lạ quá; cái vị đắng thú vị của cà phê, bây giờ chợt… đắng chát. Nhớ nhung! Xót xa đau!” (Noel Năm Nào) Cũng như ngày xưa ấy, bây giờ đi uống cà phê vì thích “ngồi quán” uống cà phê và cà phê với bạn mình. Bây giờ, tuần nào được lấy “skytrain” chạy xuyên qua 4 thành phố để tới Surrey’s Central City Mall. Food Court, chốn công cộng, bình dân.
<!>
Chẳng có gì là cao sang, đặc biệt. Cà phê thì tùy thích, có hiệu hay không hiệu... Còn được lai rai cà phê với các bạn già, cùng là lính mình, thì mừng lắm, quý vô cùng!

“Hết rồi! Hai đứa tôi không dám ước mơ, được thưởng thức lại hương vị độc đáo của từng giọt cà phê thơm ngon như trước đây, thời miền Nam mình còn tự do. Dưới ghe có hộp bột cà phê, mua ngoài chợ; chắc cũng cùng loại bột đen trong quán. Chịu khó nấu nước và pha cà phê một chút, thì cũng có chất nước đen đắng, để nhâm nhi vậy. Nhưng dầm mưa, lội trong bùn sình ra quán để ngồi uống cà phê, có cái thú vị của “ngồi quán” mà uống cà phê. Lại thêm, tạo dịp đi loanh quanh làm quen với người dân và địa hình trong xóm, cũng có nhiều hữu ích, phòng khi phải chạy trốn, lẩn tránh trong xóm. (Chương 5 - Đêm Vẫn Đen/ Thuyền Đời)

Tình thật, các nơi cùng loại cà phê pha chế kiểu cách sang trọng cầu kỳ không làm mình thèm và nhớ (hoài) như cà phê “dớ” trong các quán bình dân. Từ hương vị độc đáo của cà phê “dớ”, đến khung cảnh, tình người… những đậm đà không biết sao ghi lại trọn vẹn:

“Đeo cái túi nhỏ lên vai, bốn đứa tôi theo Cang đi ra quán chú Hy. Quán cóc, ngoài đầu hẻm. Giống như các quán nhỏ trong xóm, trong khu phố; chủ, khách, bàn, ghế… đều bình dân, giản dị. Cái bếp chiếm mất một khoảng, chỉ còn chỗ cho năm cái bàn để khách ngồi. Thấy cách chào hỏi nhau, thì biết ngay, hầu hết là khách quen. Khách trong đây còn quen mặt nhau. Người ta kéo ghế ngồi chung bàn, như là có hẹn nhau, chuyện trò thân mật, rộn rã.

Cà phê Sài Gòn, cũng như cà phê tại các tỉnh thành ở miền Nam mình, có nhiều loại, nhiều hạng. Có tiệm quán thượng lưu, với cà phê phin thong thả rơi từng giọt nhàn hạ. Quán cà phê có nhạc, thường là nơi quyến rũ người thêu dệt mộng mơ, nơi ôm ấp lãng mạn, với những mối tình đơm hoa kết trái. Nhưng rồi, lúc thực không như mơ, người ta đến đây chỉ để dò tìm lối đi trong kỷ niệm, để ngẩn ngơ, tiếc nuối… và rồi, lại dệt mộng, ước mơ. Có khi, anh đã chọn ra đi, rời con đường học trò, với những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá, mang nặng hành trang, chẳng mong ngày về. Và người, một thời với con đường học trò, trở lại quán, không phải để tìm cà phê; lắm lúc, chỉ muốn tìm về Chủ Nhật uyên ương, để uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.

Quán chú Hy, giống đa số quán bình dân, chuyên bán cà phê pha bằng vợt. Bếp pha cà phê của chú Hy cũng giản dị, với ba lò chụm bằng củi, vài cái siêu đất nung, ấm nhôm, bình trà… Cang nói, quán chú Hy mở cửa sớm. Từ năm giờ sáng, bếp đã đỏ lửa để đun nước sôi pha cà phê phục vụ khách. Để giữ hương vị, vợt pha cà phê không được giặt bằng bột giặt hay thuốc tẩy. Mớ vợt sạch, sẵn sàng để dùng, máng bên trên bếp, đều thâm màu cà phê. Cà phê mỗi quán có hương vị khác nhau. Cái thơm ngon khác nhau là ở cách pha, cách chọn lọc bột cà phê, theo kinh nghiệm của từng quán. Người pha dùng nước sôi để trụng sạch vợt, rồi mới cho bột cà phê xay nhuyễn vào. Sau đó, nhúng vợt có cà phê vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần, rồi đậy nắp siêu lại, nấu thêm khoảng năm đến mười phút cho cà phê thấm dần; để tạo nên những bình cà phê, với hương vị đặc biệt của quán mình. Khi cà phê trong siêu đã được nấu cho hòa tan đến độ ngon như ý xong, chú Hy sang một phần vào cái ấm nhôm, để cho nguội dần, dùng làm các món cà phê có đá. Phần cà phê còn lại, chú giữ trong siêu đất, đặt sang cái bếp than có lửa nhỏ, để giữ nóng, dùng cho món cà phê đen và cà phê sữa nóng.

Từ lần đầu theo Cang bước vào quán chú Hy, thấy mấy cái siêu đất trên bếp, là chúng tôi có cảm tình với cà phê của chú. Nhiều quán, chỉ dùng ấm pha bằng nhôm. Pha bằng siêu đất như chú Hy, mới có được chất cà phê thơm ngon độc đáo. Đây là loại siêu chuyên dùng để nấu thuốc bắc, làm bằng đất nung, có vòi và cán cầm chếch xéo lên cùng một hướng. Loại siêu đất này giữ độ nóng và nóng đều, giúp cho bột cà phê trong vợt hòa tan, đậm đà cả hương lẫn vị. Cà phê phin có phong cách sang trọng riêng, dành cho khách có tiền và thừa thời gian. Cà phê vợt thì bình dân hơn, pha sẵn, giá cũng bình dân, dành cho người lao động có ít tiền và ít thời giờ rỗi rãnh. Chỗ pha cà phê vợt thường trông không đẹp mắt cho lắm; mấy cái vợt thì thâm màu cà phê, siêu đất thì màu men vàng bên ngoài bị ám khói đen đủi. Thế nhưng, chính nhờ cái vợt, cái siêu, cách pha chế công phu, đúng điệu và cầu kỳ ấy, đã làm người thưởng thức ly cà phê vợt, sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt, mà các kiểu pha khác không có được.

Buổi sáng qua nhanh, mang theo hương vị cà phê và lời tạ từ.

Cang phải đi học. Bốn đứa tôi đến Quân Vụ Thị Trấn làm thủ tục nhập ngũ. Tuổi học trò của chúng tôi, từ đây bắt đầu rẽ ngoặc sang lối vào quân trường. Từ cổng vào, Cổng Số Một, trong phút chốc tuổi trẻ học được bài học vỡ lòng đầy ý nghĩa; đó là biết đáp lời: “Sẵn Sàng!”. Đàn em sẵn sàng theo đàn anh, để trưởng thành. Thành người lính và nhận lãnh “Trách Nhiệm”. (Sao Em Không Đến)

“Ở đây cũng có cà phê phin. Được lúc thư thả ngồi chờ cà phê trong phin chậm rãi kết thành từng giọt thơm đậm, rồi nhâm nhi từng hớp nhỏ và lắng nghe hương vị Café Du Monde thấm tan dần thì thật là sảng khoái. Cái sảng khoái và ngon miệng ấy rồi cũng chỉ có vậy, chỉ là thoáng qua thế thôi, nhanh chóng chìm loãng trong vô nghĩa và không mấy nuối tiếc; không giống như món gạo sấy ngâm nước sông rạch, vừa đi vừa ăn khơi khơi vẫn ngon, hay chia nhau nước cà phê nấu trong nón sắt. Tình chiến hữu với từng miếng cơm gạo sấy hay hớp cà phê kho ấy, cứ nhớ hoài; 50 năm sau vẫn còn thèm nhớ.” (Người Còn Ở Lại)

Cà phê!
Lắm khi, hương vị cà phê còn có đậm tình thương nhớ cũng chỉ vì thế!

Tính

Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur ; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không ?

Thì đó chớ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur).

Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả.

Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá ; một bình hoa tươi ; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than.

Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.

Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi ; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại.

Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái“mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người.

Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút,“bụi” một chút - đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.

Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.

Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài.

Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người : Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị.

Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi ?

Còn chị em cô Hồng : những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?

( Sưu tầm và còn tiếp )

Thân mến
TQĐ

Không có nhận xét nào: