Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

TIN THẾ GIỚI 15/04/2023 - ĐHL


TT Pháp Macron cấp tốc ban hành luật cải tổ hưu trí sau khi dự án được Hội Đồng Bảo Hiến thông qua Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Élysée, ngày 14/04/2023 vài giờ trước khi ban hành luật cải tổ hưu trí mới được Hội Đồng Bảo Hiến thông qua. AP - Lewis Joly Thùy Dương Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong đêm 14, rạng sáng 15/04/2023 đã ký ban hành luật cải tổ chế độ hưu trí, chỉ vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo Hiến công bố phán quyết về cơ bản là thông qua dự án cải tổ chế độ hưu trí của chính phủ Pháp, với điểm mấu chốt là nâng tuổi về hưu từ 62 lên thành 64 tuổi.
<!>
Như vậy là sau 12 ngày biểu tình, bãi công trên quy mô toàn quốc do các nghiệp đoàn phát động tính từ tháng 01/2023, cuối cùng vào chiều tối hôm qua 14/04, Hội Đồng Bảo Hiến Pháp đã chính thức công bố phán quyết, thông qua đa phần các điều khoản trong dự luật cải tổ hưu trí, được xem là cuộc cải cách quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Macron. Ngay lập tức, giới nghiệp đoàn đã có phản ứng gay gắt. Các nghiệp đoàn dọa « mọi chuyện vẫn chưa kết thúc» và kêu gọi ngày biểu tình đặc biệt vào đúng ngày Quốc Tế Lao Động 01/05.

Xin nhắc lại, Hội Đồng Bảo Hiến là định chế giám sát tính hợp hiến của các luật tại Pháp và một khi đã được thông qua, phán quyết của Hội Đồng Bảo Hiến không thể bị kháng nghị. Chính vì thế, hôm qua, theo AFP, sau khi phán quyết của Hội Đồng được công bố, các nghiệp đoàn đã « long trọng » đề nghị tổng thống Pháp « không ban hành luật » bởi đó là « cách duy nhất để làm dịu cơn giận » của công chúng.

Về nguyên tắc, tổng thống Pháp có 15 ngày để ký ban hành luật sau phán quyết của Hội Đồng Bảo Hiến. Tuy nhiên, luật đã nhanh chóng được tổng thống Macron ban bố ngay trong đêm hôm qua, rạng sáng sớm hôm nay và được đăng tải trên Công Báo.

Việc tổng thống ban hành luật cải tổ chế độ hưu trí ngay trong đêm đã khiến các phe đối lập và giới nghiệp đoàn nổi giận. Sáng hôm nay, theo báo Les Echos, các phe đối lập tố cáo « một vụ cướp đoạt nền dân chủ », « một sự khiêu khích, chọc giận mới trong bối cảnh đất nước chưa bao giờ bị rạn nứt đến như vậy ». Các đảng lên án tổng thống Macron hành động như « kẻ trộm vào lúc nửa đêm ».

Pháp: Biểu tình nổ ra ở nhiều thành phố phản đối việc luật cải cách hưu trí được thông qua


Người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa thị chính Paris, Pháp, hôm 14/04/2023. AP - Michel Euler
Trọng Nghĩa
Ngay sau khi Hội Đồng Bảo Hiến xác nhận một phần luật cải cách chế độ hưu trí, từ Paris đến Marseille, hàng nghìn người chống cải cách đã xuống dường tại một số thành phố lớn để biểu tình phản đối và bày tỏ nỗi giận dữ.

Tại Paris, khoảng 4.000 người biểu tình tập trung trước Tòa Thị Chính, theo lời kêu gọi của một số công đoàn, đã la ó phản đối khi phán quyết của Hội Đồng Bảo Hiến được công bố.

Sau đó, theo ghi nhận của cảnh sát, hàng trăm người đã tỏa ra tuần hành trên một số đường phố ở trung tâm thủ đô, một số đã đốt thùng rác bên đường và có một số hành vi đập phá. Lực lượng an ninh đã can thiệp, và câu lưu hơn 100 người.

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở thành phố Lille ở miền bắc, Toulouse vàMarseille ở miền nam hay Strasbourg ở miền đông. Dữ dội nhất là tại thành phố Rennes ở miền tây : Một nhóm biểu tình đã phóng hỏa đốt cửa một đồn cảnh sát ở trung tâm thành phố và cửa của một trung tâm hội nghị nằm trong tu viện Jacobins cổ kính. Để chữa cháy, cảnh sát đã phải dùng đến xe vòi rồng, dự kiến để giải tán biểu tình.

Dẫu sao thì đối với các công đoàn Pháp, cuộc đấu tranh chống cải cách hưu trí vẫn chưa kết thúc và họ đặt rất nhiều hy vọng vào ngày biểu dương lực lượng hùng hậu dự trù vào đúng ngày Lễ Lao Động 1/5 sắp tới đây.

Theo chuyên gia chính trị học Dorian Dreuil thuộc Quỹ Nghiên Cứu Jean-Jaurès, đồng thời là giảng viên Đại Học Paris Nanterre, trong cuộc đọ sức đang tiếp diễn, bên thắng có lẽ là các công đoàn, còn bên thua là giới làm chính trị:

“Chỉ có những kẻ thua cuộc. Trong một chừng mực nào đó, các thể chế là bên thua cuộc, vì lẽ tình trạng bế tắc đang diễn ra có nguy cơ đào sâu sự phân cách, sự rạn nứt dân chủ, đặc biệt là với những thành phần trẻ tuổi nhất đang phản ứng chống lại cách vận hành như đang diễn ra của các thể chế.

Hành pháp cũng là bên thua cuộc, vì uy tin bị sứt mẻ về mặt chính trị cũng như về khả năng điều hành và lãnh đạo các cuộc cải cách sắp tới.

Phe đối lập cũng là bên thua cuộc vi chỉ còn có thể dựa vào quần chúng để phản ứng chống lại chính phủ.

Cuối cùng, bên chiến thắng có lẽ là những công đoàn, đã mạnh mẽ trở lại và nhất là đã thu hút được giới trẻ, điều đã lâu không còn thấy nữa. Theo tôi, các công đoàn đã nêu được tấm gương về đoàn kết và quyết tâm, một bài học chính trị về động viên xã hội, về khả năng điều hướng nỗi tức giận của đất nước và trên hết là hiểu được những khát vọng mới về dân chủ và xã hội đang xuất hiện tại Pháp. Vì vậy, có lẽ giới chính trị cũng nên lấy đó làm nguồn cảm hứng.”

Thủ tướng Nhật Bản chết hụt sau một vụ nổ khả nghi


Nghi phạm vụ tấn công thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bị cảnh sát bắt giữ tại cảng cá Saikazaki ở Wakayama, tỉnh Wakayama, miền tây nam Nhật Bản ngày 15/04/2023. © via REUTERS / KYODO
Minh Anh
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay, 15/04/2023, đã được sơ tán an toàn sau khi một vật thể giống như « bom khói » phát nổ, vào lúc ông đang tham dự một cuộc họp bầu cử tại một cảng cá ở tỉnh Wakayama, cách thành phố Osaka 65 km về phía tây.

Sự cố này xảy ra chưa đầy một năm sau vụ ám sát cựu thủ tướng Shinzo Abe, và vào lúc Nhật Bản chuẩn bị tiếp đón nhiều cuộc họp cấp bộ trưởng của khối G7 vào Chủ Nhật 16/04.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật :

« Thủ tướng đang thưởng thức một món ăn đặc sản của địa phương, ở cảng cá Saikazaki, thì một tiếng nổ vang lên, tiếp theo là một làn khói trắng. Một nam thanh niên rõ ràng vừa ném về phía thủ tướng một quả bom khói. Người này ngay lập tức bị cảnh sát chế ngự. Ông Fumio Kishida được sơ tán chẳng mấy khó khăn. Thủ tướng đến để ủng hộ một ứng viên từ đảng bảo thủ của ông cho kỳ bầu cử bổ sung sắp tới ở Hạ Viện.

Sự cố này không gây thương vong. Thủ phạm đã được xác định danh tính. Đó là một thanh niên 24 tuổi, người ta chưa rõ nguyên nhân nào đã khiến anh ta tấn công nhắm vào thủ tướng.

Nhật Bản vẫn còn bị sốc về vụ ám sát cựu thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 7/2022. Nghi phạm chỉ trích ông có những mối liên hệ với giáo phái Mặt Trăng, còn được biết đến dưới tên gọi Giáo hội Thống Nhất, mà anh ta cáo buộc là đã làm gia đình anh "tán gia bại sản". Từ đó, cảnh sát gia tăng các biện pháp bảo vệ các nhà lãnh đạo, tại một đất nước mà bạo lực chính trị là hiếm có.


Cuối tuần này, Nhật Bản tiếp đón các cuộc họp cấp ngoại trưởng và bộ trưởng Môi Trường của khối G7. Vào trung tuần tháng Năm tới, cuộc họp các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của Theo truyền thông Nhật Bản, anh ta bị bắt vì bị nghi ngờ "cản trở các hoạt động thương mại". Còn ông Fumio Kishida lại tiếp tục hoạt động bầu cử sau sự sợ hãi này. khối sẽ được tổ chức tại Hiroshima. »

Tại Bắc Kinh, tổng thống Brazil đòi Mỹ ngừng “khuyến khích chiến tranh” ở Ukraina


Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 14/04/2023. REUTERS - POOL
Trọng Nghĩa
Trong bài phát biểu cuối cùng nhân chuyến công du Trung Quốc, trước khi bay qua Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, tổng thống Brazil Lula da Silva vào hôm nay 15/04/2023 đã cho rằng Washington phải chấm dứt việc “khuyến khích chiến tranh” ở Ukraina.

Tuyên bố với các phóng viên tại Bắc Kinh, tổng thống Brazil cho rằng: “Mỹ phải ngừng khuyến khích chiến tranh và bắt đầu nói về hòa bình, Liên Hiệp Châu Âu phải bắt đầu nói về hòa bình”. Theo ông Lula, như thế cộng đồng quốc tế sẽ có thể“thuyết phục” tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraina Volodymyr Zelensky rằng “hòa bình là lợi ích của toàn thế giới”.

Tổng thống Lula đã rời Trung Quốc hôm nay sau chuyến công du hai ngày để tăng cường quan hệ kinh tế với đối tác thương mại chính của Brazil. Ông cũng nhân cơ hội này khẳng định là Brazil đã "trở lại" trên trường quốc tế và hy vọng sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraina.

Trái với nhiều cường quốc phương Tây, Trung Quốc và Brazil chưa bao giờ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga và cả hai đều đang cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải. Trung Quốc đặc biệt đang chịu áp lực quốc tế đòi Bắc Kinh tác động trên Matxcơva và kéo Nga vào bàn đàm phán.

Với suy nghĩ này, Lula bảo vệ ý tưởng thành lập một nhóm các quốc gia có mục tiêu vãn hồi hòa bình ở Ukraina. Khi được hỏi về ý tưởng này sau cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc, Lula không cho biết thêm chi tiết. Tổng thống Brazil chỉ nói đơn giản rằng “Cần phải kiên nhẫn” để nói chuyện với hai ông Putin và Zelensky, và trước hết “phải thuyết phục các quốc gia cung cấp vũ khí, qua đó khuyến khích chiến tranh, ngừng lại các hành động của họ”.

Theo Tân Hoa Xã, hai ông Lula và Tập Cận Bình đã cho rằng “đối thoại và đàm phán” là “cách thức duy nhất” để giải quyết khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác đóng “vai trò xây dựng” cho một giải pháp chính trị.

Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ trừng phạt các công ty Hoa lục làm ăn với Nga


Đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa. REUTERS/Thomas White
Minh Anh
Chính quyền Bắc Kinh hôm nay, 15/04/2023, phản đối các lệnh trừng phạt của Washington nhắm thêm vào nhiều công ty khác của Trung Quốc mà Hoa Kỳ cáo buộc là tìm cách luồn lách các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với Nga.

Trong một thông cáo, bộ Thương Mại Trung Quốc cho rằng hành động này của Hoa Kỳ là « không có cơ sở dựa theo luật pháp quốc tế và không được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép ». Bắc Kinh kiên quyết phản đối một quyết định trừng phạt « đơn phương » và một hình thức « mở rộng thẩm quyền » ra bên ngoài, « gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động đến an ninh và ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu ».

Thông cáo bộ Thương Mại Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ « lập tức sửa sai » và « ngừng trấn áp vô lý » đối với các công ty Trung Quốc, đồng thời khẳng định kiên quyết bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của những doanh nghiệp này.

AP nhắc lại, hôm thứ Tư, 12/04, bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa 5 công ty của Trung Quốc, bao gồm : Allparts Trading Co., Ltd. ; Công ty TNHH Bán dẫn Avtex ; Công ty TNHH Điện tử ETC ; Công ty TNHH Quốc tế Maxtronic ; và STK Electronics Co., Ltd, đăng ký tại Hồng Kông, đóng trụ sở ở Hoa Lục và Hồng Kông vào « danh sách các thực thể », bị cấm giao dịch với bất kỳ công ty nào của Mỹ nếu không có được giấy phép đặc biệt.

Hoa Kỳ nghi ngờ những công ty này tìm cách « lẩn tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, mua hoặc tìm cách mua các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ cho quân đội và/hoặc cho các cơ sở quốc phòng của Nga ».

Trước những cáo buộc này, hôm qua, ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Đức Annalena Barbock tại Bắc Kinh, khẳng định Trung Quốc không bán vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc chiến tại Ukraina, và cam kết « quản lý, kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng theo luật pháp và quy định ». Một lời trấn an trước những lo ngại của phương Tây cho rằng cường quốc châu Á có thể hỗ trợ quân sự cho Nga.

Về phần mình, đặc sứ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên, Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), hôm nay trả lời phỏng vấn AFP, cáo buộc Hoa Kỳ « sử dụng vấn đề bán đảo Triều Tiên như một công cụ » để củng cố một liên minh chống Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu « thuyết phục Mỹ giải quyết những lo ngại về an ninh » của Bình Nhưỡng.

Lãnh đạo Tập đoàn Wagner kêu gọi TT Putin tuyên bố kết thúc chiến tranh


Ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo Tập đoàn lính đánh thuê Wagner, kêu gọi chính quyền Nga tuyên bố kết thúc chiến tranh và tập trung vào việc giành chỗ đứng trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina.

Dịch vụ báo chí của Wagner dẫn lời ông Prigozhin: “Đối với chính quyền [của Liên bang Nga] và đối với toàn xã hội, cần phải chấm dứt hoàn toàn theo một cách táo bạo nào đó trong ‘chiến dịch quân sự đặc biệt.

Lựa chọn lý tưởng là tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt, thông báo cho mọi người rằng Nga đã đạt được kết quả mà họ đã lên kế hoạch và theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã thực sự đạt được chúng. Chúng ta đã tiêu diệt một số lượng lớn binh lính của Lực lượng vũ trang Ukraina và có thể báo cáo với chính mình rằng nhiệm vụ của chúng ta đã hoàn thành.

Nga đã cắt đứt Biển Azov và một phần lớn của Biển Đen, chiếm giữ một phần lãnh thổ béo bở của Ukraina và tạo ra một hành lang đất liền tới Crimea”.

‘Chiến dịch quân sự đặc biệt là cách mà Nga gọi cuộc xâm lược của họ ở Ukraina.

Ông chủ tập đoàn lính đánh thuê còn tuyên bố rằng Nga chỉ có thể “giành chỗ đứng vững chắc, bám lấy những vùng lãnh thổ đã tồn tại”.

Không có nhận xét nào: