Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

TẠI SAO MIỀN NAM KHÔNG CÓ TÁC PHẨM VỀ CHIẾN TRANH? - Trần Hoài Thư

Nhà văn Mặc Đổ tác giả Siu Cô Nương, thắc mắc tại sao một đất nước bị chiến tranh,Phân ly, tang tóc, bom đạn, hầu hết thanh niên đều ra chiến trường, vậy mà hiếm thấy một tác phẩm chiến tranh xuất bản. Câu trả lời là: Thanh niên ra mặt trận nhiệm vụ của họ là cầm súng giết thù chứ họ không cầm viết. Còn những người người viết được thì mấy kẻ nào chịu ra mặt trận ? Nhà văn nào chịu sống và viết trong khói lửa? Nhà văn nào chịu rời bỏ Saigon để phục vụ ngoài tiền tuyến ? Trong “Người lữ hành cô độc” , nhà văn Georghiu đã dùng lời viên đại tá cục trưởng cục tuyên truyền để nói về tệ trạng này:
<!>
“Nhìn này, tôi đã viết ra tên của anh,” đại tá nói. “Tôi cần những nhà báo đích thực trong đơn vị của tôi. Tôi cần những nhà báo tài năng. Cho đến nay, tôi đã nhận hai nghìn người, không có gì khác ngoài con trai, cháu trai hoặc anh em họ của các tướng lĩnh, bộ trưởng, nhà công nghiệp hoặc nhà ngoại giao Romania. Tất cả họ đều đến cục của tôi để không phải ra mặt trận trong trường hợp chiến tranh. Họ áp đặt cho tôi, tôi phải giữ họ. Nhưng tôi cần một vài phóng viên chuyên nghiệp, ít nhất là mười, những người gánh trên vai hai nghìn người vô dụng này”. ( p. 80)
Đó là ở Lỗ Ma Ni thời đệ nhị thế chiến. Còn ở miền Nam, thì sao ?
Chúng tôi không muốn làm bảng kiểm điểm. Nhưng chắc chăn một điều là ít có kẻ thực sự dấn thân. Nếu có thì phần lớn họ đều ngã xuống ví dụ như Doãn Dân, Y Uyên, Song Linh, Hoàng Yên Trang, Nghiêm Sỹ Tuấn….và biết bao người khác kẻ này không biết.
Nhưng mà SG hãy an tâm.
Saigon đã có một đội ngũ gánh thay SG làm việc này.
Đó là đội ngũ những người viết trẻ vừa đánh giặc vừa viết.
Đội ngũ mà một nhà thơ mang áo lính – Yên Bằng – nói rõ là quân đội đã xử dụng người làm văn nghệ như “tấm giẻ rách”:
..Trong những lần phải xa thành phố để đi trấn đóng nơi một miền đèo heo hút gió nào, tôi vẫn hằng mơ ước được hình thành một tác phẩm đã hằn sâu từ trong tiềm thức, mà bấy lâu nay do cuộc sống vật vã của một người lính thời chiến đã không cho phép tôi thực hiện. Nhưng rồi sự việc cũng chẳng đi đến đâu trong những lần thay đổi phương vị đó, tôi vẫn phải vùi sâu điều mộng tưởng vào trong trí nhớ, riết rồi phôi pha dần, thành một thói quen cố hữu – Một buổi sáng trời rét căm căm, tôi phải choàng thức giấc dù thân thể rã rời mệt mỏi vì đêm phải đi kích. Tôi phải thức dậy như một điều cần thiết phải có trong một con người. Tôi phải đi rào kẽm gai làm cỏ vê, quét dọn phòng ngủ, vệ sinh doanh trại, đào đất vô bao cát, đắp hố cá nhân… Trưa gài mìn, lắp hệ thống giao thông hào, lau chùi vũ khí… Chiều thực tập tác xạ, báo động, phòng thủ, tập họp, điểm danh… Đêm phải nồi niêu xoong chảo, ruột ngựa, mùng mền chất đầy một vai di chuyển khởi đầu chọn địa điểm kích giặc. Suốt đêm không được le lói một ánh đèn, không được hít một hơi khói thuốc vào buồng phổi. Những lúc nghỉ co ro trong bóng tối, tay xoa muỗi rừng bám đầy thân thể, tôi nghĩ mình không thể viết được trong lúc này. Quân đội đã sử dụng người viết văn làm thơ như một tấm giẻ rách, chỉ biết đơn thuần có kỷ luật và ngày tháng dạn dầy đầy đọa xác thân. Thay những nhà văn nhà thơ phải được đặt để đúng chỗ cho họ có thể phát triển nghệ thuật trong một tình thế chiến tranh bi thảm, thì Quân Đội đã vô tình phung phí những tài năng đó. Những bằng hữu tôi đã biết hay chưa biết đã thi nhau gục ngã trên khắp chiến trường. Hoàng Yên Trang – Nguyễn Trí Nhạ – Y Uyên – Lê Tiền Duyên – Phan Trước Viên… đã chết, sự hy sinh một đời cho nghệ thuật. Tôi tiếc thương cho những bông hồng tàn nụ đó bằng niềm đau xót vô ngần.
(nguồn: tuần báo Khởi Hành số 32)

Dĩ nhiên người viết ngoài vòng đai chưa có tác phẩm xb nên không được thăng cấp “nhà văn”. Nhưng không có tác phẩm không có nghĩa là viết dở nhưng vì hoàn cảnh và những điệu kiện quá ư là khắc nghiệt không cho phép họ có tác phẩm đươc xuất bản. Họ bị thua thiệt về mọi mặt.
Thua về phương tiện để viết. Một nơi là SG. Một nơi là mặt trân. Thua về sự bình an, dù chỉ một giờ để viết. Không có cơ hội xb sách mình. Bởi là lính tiền phương sao mà rảnh để về SG mang tác phẩm đi kiểm duyệt, hoặc lo chỗ phát hành. Còn nữa: Chế độ kiêm duyệt hà khắc, nhất là tác phẩm viết về chiến tranh. Đơn cử khi viết hai chữ “bom đạn” thì bị kiểm duyệt đục chữ bom,vì chỉ có chỉ có phe ta mới có bom!
Bằng chứng cho sự khó khăn này là thi phẩm “Chiến Tranh VN và tôi” của Nguyễn Bắc Sơn. Thi phẩm này bị nhà Kiểm Duyệt trung ương ở SG không cho phép xuất bản, phải mang về Cần Thơ kiểm duyệt mới được có giấy phép . ( do nhà xuất bản Đồng Dao phát hành vào năm 1972. Đây là tập thơ đầu tay của NBS. Tập thơ này được phát hành bởi giấy phép kiểm duyệt số 12/UBKD/V4CT ngày 6 tháng 4 năm 1971}
Ngay cả truyện dài của chúng tôi: “Của Chiến Tranh” đươc nhà Lá Bối quảng cáo rầm rộ nhưng khi mang đi kiểm duyệt thì bị cấm! Tương tự cho tác phẩm là “Một ngày Gạo Ba Ngày hành quân’ do Thái Độ hứa xb, nhưng không bao giờ được giấy phép ! thì khó mà mong sách mình để trên kệ nhà sách !
Chúng ta phải cám ơn Sở KD vùng 4. Nhờ nơi này chúng ta mới được đọc CTVNVT của NBS một thi phẩm để đời mà nhà văn Mặc Đổ đòi hỏi
Nếu muốn tác phẩm xuất bản, thì cứ in đại, phổ biến hạn chế, lấy chiếc hầm nổi làm chỗ để liên lạc !
(Xin xem trang chụp quảng cáo tập truyện Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang)

Mặc dù không có tác phẩm được xuất bản,nhưng trái lại sáng tác của nhưng người viết trẻ cuồn cuộn như thác lũ, choáng ngợp trên các tạp chí Văn Học nghệ thuật thời danh bấy giờ. Chính nhờ sự đóng góp ấy mà các tạp chí như Văn, Khởi Hành được sống vững mạnh. Nếu không có đội ngũ trẻ này, trước sau tạp chí đó phải chết. Điều này đươc chứng minh qua sự đình bản của tạp chí Hiện Đại do Nguyên Sa chủ trương, và Nghệ Thuật do Mai Thảo chủ trương, mặc dù được tài trợ dồi dào từ phía chính quyền. Cũng như nguyệt san Chính Văn của Nguyễn Mạnh Côn. Ban chủ trương những tạp chí ấy không biết khai thác sức mạnh của người đọc và người viết ngoài vòng đai SG.
Nếu không có đội ngũ trẻ này, chắc chăn SG chỉ còn là văn chương Yêu, Sống, Vòng Tay Học Trò, Cậu Chó, hay những tác phẩm chuyên khai thác về tình dục rẻ tiền. Vũ nữ, Ca ve, Mèo đêm… Đó là những đề tài sở kiểm duyệt thích vì chẳng đụng chạm gì đến chiến tranh và các chủ báo muốn vì báo họ bán chạy.
Đó là lý do những nhà nhận định văn học ngoài bắc nhìn văn chương miền Nam là văn chương đô thị 

Trần Hoài Thư

Không có nhận xét nào: