Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Mang Phục Sinh Vào đời Sống và Kính Chuyến Ít Tin Tức Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hài


MANG MẦU NHIỆM PHỤC SINH VÀO CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY.


Trong phụng vụ của giáo hội, việc cử hành các bí tích, và mùa chay – mùa phục sinh là những thời điểm đặc biệt để chúng ta tập chú vào những việc Chúa Giê-su Ki-tô đã làm cho chúng ta qua cuộc khổ nạn, cái chết, Phục Sinh và Thăng Thiên của Người. Chúng ta trải nghiệm mầu nhiệm Phục Sinh không chỉ trong những thời gian này, nhưng là trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Mầu nhiệm Phục Sinh là năng lực bên trong cho tất cả những gì chúng ta làm và tất cả những điều chúng ta là.
<!>

Điều này nghĩa là gì? Làm thế nào để tôi có thể trải nghiệm mầu nhiệm Phục Sinh? Mầu nhiệm này cơ bản ảnh hưởng đến tôi ngày qua ngày như thế nào? Làm sao để tôi ý thức sự hiện diện của mầu nhiệm Phục Sinh trong cuộc đời mình theo một cách rất thật chứ không phải chỉ là một cái gì đó mà tôi biết?

Trước hết, hãy nhìn vào mầu nhiệm Phục Sinh theo nghĩa chung, không phải theo nghĩa tôn giáo. Mầu nhiệm Phục Sinh căn bản là quá trình chết đi và sống lại, sự chết và sự sống mới. Chúng ta thấy điều này diễn ra xung quanh chúng ta và trong cuộc sống riêng của mỗi người chúng ta

Ví dụ, chúng ta có kinh nghiệm quá trình chết đi và sống lại mỗi năm khi chúng ta trải qua các mùa khác nhau. Mùa hè là thời gian của sự cộng hưởng và cuộc sống; rồi chuyển sang mùa thu khi lá trên cây héo đi và rụng xuống, và nhiều thực vật khác dường như cũng chết. Mùa đông đến mang theo sương giá và sự lãnh lẽo làm dừng lại tất cả quá trình phát triển và cuộc sống. Nhưng sau mùa đông, khi mọi vật dường như đã chết, thì mùa xuân đến. Sự sống mới lại vây quanh chúng ta. Hoa thủy tiên và nghệ tây bắt đầu đâm lên khỏi mặt đất đã từng bị đóng băng. Những nhánh cây trơ trụi bắt đầu có lá mới.


Một ví dụ khác trong tự nhiên là quá trình mà nhiều nhân viên bảo vệ rừng hay dùng – phương pháp đốt có kiểm soát. Những khu vực xác định được đốt để cải thiện môi trường sống cho thực vật và động vật hoang dã. Thật khó để tin là từ những thân cây khô bị đốt héo, những cành cây cháy đen lại có thể trở thành một hệ sinh thái khỏe mạnh với cây cối và thực vật mạnh mẽ hơn. Vậy mà điều này chính xác đã xảy ra.


Chúng ta cũng là một phần của tự nhiên. Chúng ta không chỉ trải qua các mùa và nhìn thấy quá trình chết đi sống lại, chúng ta cũng có sự chết đi và sống lại của riêng chúng ta. Thỉnh thoảng điều này hiển nhiên đã xảy ra – ví dụ, một người ông hoặc bà chết đi hoặc một đứa trẻ được sinh ra. Ngoài ra còn có những thứ khác kém rõ ràng hơn. Một kinh nghiệm về sự mất mát có thể có khi bạn cãi nhau to với một người bạn của mình và làm bạn cảm thấy buồn bực, hoặc bạn nhìn thấy một người mẹ vô gia cư cùng với một đứa con mà bạn không biết làm gì để giúp họ. Một kinh nghiệm về sự sống lại có thể là làm hòa với một người bạn làm tổn thương hay một ai đó làm tổn thương bạn, nói chuyện với gia đình bạn về người mẹ vô gia cư có đứa con nhỏ và phát hiện một tổ chức xã hội của Thánh Vinh Sơn Phaolô nơi có người hỗ trợ và các nguồn chăm sóc cho người vô gia cư. Những điều này chúng ta vẫn có trong đời thường.

Và bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào mầu nhiệm Phục Sinh trong ngữ cảnh niềm tin tôn giáo của chúng ta và cuộc sống của Chúa Giê-su, chúng ta cùng đào sâu ý nghĩa của sự chết và sống lại. Cuộc khổ nạn, cái chết, sự Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa Giê-su Ki-tô là sự kiện nền tảng cho sự chết và sống lại, của cái chết và sự sống mới. Chúng ta học được từ Chúa Giê-su rằng sự sống mới có thể đến từ sự chết. Chúng ta thấy được ý nghĩa này trong những lúc khó khăn và đó thật sự là ánh sáng trong bóng tối. Chúng ta học được rằng tất cả cuộc sống có nhịp điệu của sự chết đi và sống lại và Thiên Chúa luôn ở với chúng ta khi tốt cũng như khi xấu. Kinh nghiệm của Chúa Ki-tô về sự chịu đựng, cái chết và sự sống mới thay đổi chúng ta mãi mãi và cho chúng ta một cách sống khác. Cái chết không còn là cùng đích. Thêm vào đó, khi chúng ta gặp phải khó khăn gay go, chúng ta được an ủi vì biết rằng Thiên Chúa cũng đã như thế và Ngài đã hoàn tất, và sức mạnh hy vọng là sự sống mới sẽ đến từ cái chết. Ý thức về sự chết đi và sống lại của bản thân giúp chúng ta cảm nghiệm sâu xa hơn về lòng thương xót cho người khác và sự sẵn sàng để vươn tới.


Hãy nghĩ về cuộc sống của bạn. Đâu là sự chết đi và sống lại mà bạn trải qua ngày hôm nay, tuần này, năm nay? Hãy suy ngẫm kinh nghiệm đó trong ánh sáng của Cuộc Thương Khó, Cái Chết, Sự Phục Sinh và lên trời của Chúa Giê-su Ki-tô.


Thành Phố San francisco, Sẽ Là Thành Phố Đầu Tiên Trên Nước Mỹ Nói Riêng và Trên Thế Giới Nói Chung, Gọi Xe Tắc Xi, Khách Đừng Ngạc Nhiên, Khi Bên Trong Xe, Không Thấy…Có Tài Xế!


(Hình: Các nhà điều tra của Hội đồng An toàn Giao thông Quốc gia xem xét một chiếc Uber SUV không người lái đụng chết một phụ nữ tại Tempe, Arizona - ảnh chụp ngày 20/3/2018.)

-Hai dịch vụ tiên phong cho thuê xe có tài xế đang hướng tới lãnh thổ chưa được khám phá khi họ tìm kiếm sự chấp thuận của cơ quan quản lý để vận chuyển hành khách suốt ngày đêm khắp một trong những thành phố đông dân cư nhất của Hoa Kỳ trên những chiếc xe không có người ngồi ở ghế lái.

Nếu Cruise, chi nhánh của General Motors và Waymo, công ty con của Google, đạt được mục tiêu trước cuối năm nay, San Francisco sẽ trở thành thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ có hai dịch vụ hoàn toàn không người lái! cạnh tranh với Uber, Lyft và taxi truyền thống – là những công ty vẫn còn phụ thuộc vào con người để điều khiển xe hơi.

Nhưng Cruise và Waymo vẫn phải điều hướng xung quanh các chướng ngại vật có thể xảy ra, bao gồm cả những lời phàn nàn về việc xe của họ dừng bất ngờ, tắc nghẽn giao thông có nguy cơ gây bất tiện cho hành khách khác và gây nguy hiểm cho an toàn công cộng.

Cruise đã tính phí hành khách cho các chuyến đi không người lái ở những khu vực ít tắc nghẽn hơn của San Francisco vào ban đêm kể từ tháng 6 năm 2022. Waymo đã cung cấp các chuyến đi không người lái miễn phí trong một khu vực rộng lớn hơn của thành phố trong khi chờ được chấp thuận để bắt đầu thu lệ phí hành khách trên các xe rô-bốt mà Google đã bí mật bắt đầu nghiên cứu từ 14 năm trước.

Nỗ lực mở ra các dịch vụ không người lái cạnh tranh trên khắp San Francisco chỉ là bước đầu tiên trong một kế hoạch mở rộng đầy tham vọng hơn nhiều tập trung ở California - tiểu bang hiện có hơn 35 triệu xe do con người điều khiển được đăng ký.

Cruise mới đây đã nộp đơn xin phép bắt đầu thử nghiệm các xe rô-bốt của mình trên khắp California với tốc độ lên tới 88 cây số/giờ – cao hơn 40 cây số/giờ so với tốc độ tối đa cho xe tắc-xi rô-bốt của hãng ở San Francisco. Waymo đã thử nghiệm những chiếc xe không người lái của mình ở Los Angeles - thành phố lớn thứ hai ở Hoa Kỳ.

Sự thúc đẩy tại California ưu tiên đối với Cruise bắt đầu bằng thử nghiệm xe tắc-xi robot của mình ở Austin, Texas, cũng như ở Phoenix, nơi kể từ năm 2020, dịch vụ cho thuê xe không người lái của Waymo đã chở hành khách trên những con đường ở Arizona ít tắc nghẽn và ít thách thức hơn so với những con đường của San Francisco.

Giám đốc điều hành Cruise Kyle Vogt nói với thông tấn Associated Press (AP): “Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng nó đang được cải thiện với tốc độ khá nhanh”.

Ông Saswat Panigrahi, Giám đốc sản phẩm của Waymo, hy vọng kinh nghiệm trước đây của công ty sẽ được đền đáp khi công ty áp dụng những gì đã học được từ việc vận hành dịch vụ tắc-xi không người lái ở Phoenix đến các thành phố có mật độ giao thông cao hơn như San Francisco và Los Angeles.

Cả hai công ty Cruise và Waymo gần đây đều loan báo đội xe không người lái của họ đã đi được hơn 1.600.000 cây số mà không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào. Nhưng xe tắc-xi rô-bốt của họ cũng gặp phải các vấn đề dai dẳng ở San Francisco khiến giao thông đau đầu và những phiền toái khác có nguy cơ gây bất tiện cho mọi người hoặc tệ hơn là chặn các xe khẩn cấp đang lao tới đám cháy hoặc các cuộc gọi khẩn cấp khác để được giúp đỡ.

Chuyên gia giao thông-vận tải Nico Larco, Giám đốc Urbanism Next Center tại Đại học Oregon, nói: “Những điều được mong đợi thì dễ dàng, nhưng chính những điều bất ngờ mà con người phản ứng trong thời gian thực mới là điều đáng lo ngại”. “Trường hợp tốt nhất, nó sẽ chỉ gây lộn xộn, hỗn loạn, tắc nghẽn nếu xe dừng giữa đường. Nhưng trường hợp xấu nhất có thể thực sự gây hại cho ai đó”.

Hai phóng viên của Associated Press đã tận mắt chứng kiến các vấn đề tiềm ẩn vào giữa tháng 2 năm nay sau khi một chiếc xe Waymo vận chuyển họ an toàn trong chuyến đi qua San Francisco, nơi yêu cầu xe chạy qua địa hình đồi núi, chạy vào giờ cao điểm và nhường đường cho người đi bộ lao vào lối băng qua đường dành cho người đi bộ.

Trong một chuyến đi, tắc-xi rô-bốt dừng lại giữa đường sau khi các phóng viên của thông tấn AP ra ngoài, và ở đó trong vài phút trong khi một hàng dài xe hơi do con người điều khiển xếp nối đuôi nhau ở phía sau. Hóa ra là cửa sau phía tài xế vẫn chưa đóng hoàn toàn.

Trong một trục trặc khác liên quan đến Cruise vào tháng 9 năm 2022, một phóng viên của AP đã thực hiện chuyến đi dài khoảng 8 cây số trên một chiếc taxi rô-bốt có biệt danh là “Những quả đào”, liên tục bỏ qua điểm đến được chỉ định. Cuối cùng, phóng viên đã phải sử dụng ứng dụng Cruise để liên hệ với người điều phối ở một trung tâm từ xa để có thể dừng chiếc xe - ở giữa đường.

Ông Vogt lưu ý rằng một số cải tiến đã được thực hiện kể từ đó, và thực sự là hai tắc-xi rô-bốt Cruise khác nhau - một tên là “Cherry” và xe kia tên là “Hollandaise” - đã đưa cùng một phóng viên và đồng nghiệp của anh ta đến địa điểm chỉ định của họ trên chuyến đi tiếp theo, mặc dù Cherry đã dừng lại ở một trạm xe buýt đã ngăn cản một chiếc xe buýt đang tới trong thời gian ngắn.

Những lo ngại rộng hơn về tắc-xi rô-bốt hoạt động theo cách gây đau đầu cho những người bên ngoài xe đã được nêu ra trong một lá thư cảnh báo được gửi tới các cơ quan quản lý California vào tháng 1 năm nay bởi Cơ quan Giao thông-Vận tải Hạt San Francisco.

Bức thư trích dẫn ít nhất 92 sự kiện được báo cáo về việc tắc-xi rô-bốt của Cruise dừng đột ngột trên đường phố cho đến ngày 31/12 năm 2022. Ít nhất ba trong số các vụ này đã chặn đường dành cho phương tiện giao thông công cộng trong khoảng thời gian từ 9 đến 18 phút.

Trong vòng một năm qua, các xe không người lái của Cruise cũng đã cản trở lính cứu hỏa lao tới đám cháy ở mức báo động ba và xâm nhập bất hợp pháp vào các khu vực đang có những nỗ lực dập lửa, theo nhà cầm quyền, vốn đang yêu cầu các cơ quan quản lý tạm dừng việc cho phép tắc-xi rô-bốt chạy khắp San Francisco vào tất cả các giờ cho đến khi có thêm thông tin về lý do và mức độ thường xuyên của những chiếc xe hơi gây tắc nghẽn giao thông. Việc phanh đột ngột và dừng lại bởi tắc-xi rô-bốt của Cruise cũng đã bị các cơ quan quản lý liên bang điều tra từ cuối năm 2022.

Bà Tilly Chang, Giám đốc điều hành của Cơ quan Giao thông-Vận tải San Francisco nói: “Chúng tôi rất cảnh giác”. “Chúng tôi muốn trở thành những người ủng hộ và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho (những chuyến đi không người lái), nhưng chúng tôi phải bảo đảm rằng nó an toàn”.

Trong khi đó, hàng chục công ty kỹ thuật và nhà sản xuất xe hơi khác đã gia nhập cuộc đua phát triển kỹ thuật xe tự lái với tổng chi phí lên tới hơn 100 tỉ Mỹ kim. Mục tiêu cuối cùng của họ là kiếm tiền từ các tắc-xi rô-bốt an toàn hơn và ít tốn kém hơn so với xe có người lái. Tắc-xi rô-bốt cũng có thể giảm giá cho hành khách, mặc dù ông Vogt tin rằng người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các chuyến đi mà không có người lạ ngồi sau tay lái.

Các khoản đầu tư cho đến nay đã tạo ra vô số thành công, thất bại và cường điệu từ những người như Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, người đã dự đoán gần 4 năm trước rằng nhà sản xuất xe hơi điện sẽ vận hành một dịch vụ tắc-xi rô-bốt khổng lồ vào cuối năm 2020 nhưng vẫn chưa tiến gần đến việc thực hiện tham vọng đó.

Chủ sở hữu của Cruise, hãng General Motors gần 125 tuổi, vẫn rất tự tin rằng tắc-xi rô-bốt sẽ lái xe có trách nhiệm hơn con người và có thể mở rộng dịch vụ không người lái sang nhiều thị trường Hoa Kỳ hơn, đến mức họ đã đưa ra dự đoán táo bạo vào mùa Thu năm 2022 rằng Cruise sẽ tạo ra 1 tỉ Mỹ kim về doanh thu vào năm 2025 – một bước nhảy vọt so với doanh thu 106 triệu Mỹ kim của Cruise vào năm 2022 khi hãng này cũng lỗ gần 2 tỉ Mỹ kim.

Sự lạc quan đó trái ngược hoàn toàn với trải nghiệm đáng thất vọng của một nhà sản xuất xe hơi lâu đời khác, Ford Motor, đã trả 1 tỉ Mỹ kim vào năm 2017 để mua lại công ty khởi nghiệp không người lái Argo AI, chỉ để đóng cửa bộ phận này vào tháng 10 năm 2022 và chịu khoản lỗ 2,7 tỉ Mỹ kim sau khi không tìm được người mua kỹ thuật.


Trung Quốc Tức Tối: Điều Đội Hàng không mẫu hạm Đến Vùng Ngoài Khơi Đài Loan Trước Cuộc Họp của Bà Thái ở Mỹ!


(Hình: Hàng không mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) của Trung Quốc.)

-Hôm thứ Tư (5/4/2023), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết một đội hàng không mẫu hạm Trung Quốc đang ở vùng biển ngoài khơi phía Đông-Nam của hòn đảo, cùng ngày Tổng thống Thái Anh Văn dự kiến gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở Los Angeles, theo thông tấn xã Reuters.

Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của mình, cảnh báo sẽ trả đũa nếu cuộc họp này diễn ra.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết các tàu Trung Quốc do hàng không mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) dẫn đầu đã đi qua Kênh Ba Sĩ (Bashi) ngăn cách Đài Loan với Phi Luật Tân và sau đó đi vào vùng biển phía Đông-Nam Đài Loan.

Bộ này cho biết các tàu đang đi huấn luyện ở Tây Thái Bình Dương, lực lượng Hải quân và Không quân Đài Loan cùng các hệ thống radar trên đất liền đã theo dõi chặt chẽ chúng.

“Trung Cộng tiếp tục điều máy bay và tàu xâm phạm vùng biển và không phận xung quanh Đài Loan”, bộ này cho hay.

“Ngoài việc gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia của chúng tôi, động thái đó còn phá hoại hiện trạng an ninh và ổn định khu vực. Những hành động như vậy hoàn toàn không phải là hành động của một quốc gia hiện đại có trách nhiệm”, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói thêm.

Bộ này cung cấp hai bức ảnh - một ảnh đen trắng không rõ nét chụp chiếc hàng không mẫu hạm từ trên không, và bức còn lại của một thủy thủ Đài Loan đang nhìn vào tàu Sơn Đông và một chiếc tàu không xác định khác ở đằng xa.

Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về nhóm hàng không mẫu hạm tác chiến xuất hiện trùng với thời điểm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh.

Trung Quốc từng đưa các hàng không mẫu hạm đến gần Đài Loan trước đây và vào những thời điểm nhạy cảm tương tự.

Vào tháng 3 năm 2022, tàu Sơn Đông đã đi qua eo biển Đài Loan, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi hai Tổng thống Trung Quốc và Hoa Kỳ chuẩn bị đàm thoại.

Bộ Quốc phòng Đài Loan, trong tuyên bố về nhiệm vụ mới nhất của tàu Sơn Đông gần hòn đảo, nói rằng “áp lực bên ngoài sẽ không cản trở quyết tâm vươn ra thế giới của chúng tôi”.

Quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình eo biển Đài Loan, giữ vững nguyên tắc “không leo thang xung đột, không gây tranh chấp” để đối phó với mọi thách thức.


Tổng Thống Đài Loan Thảo Luận Về ‘Tình Hình Khu Vực’ Trước Cuộc Gặp Với Ông McCarthy


(Hình: Người ủng hộ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bên ngoài khách sạn ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ, ngày 4/4/2023.)

-Thông tấn xã Reuters chp hay Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vừa gặp các viên chức an ninh cấp cao vào thứ Ba (4/4/2023), để thảo luận về “tình hình khu vực” trước cuộc gặp của bà với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở California, mà Trung Quốc đã yêu cầu không diễn ra.

Ông McCarthy, đảng viên đảng Cộng hòa nắm cương vị Chủ tịch Hạ viện, do đó, đứng ở vị trí thứ ba trong hệ thống thứ bậc lãnh đạo của Hoa Kỳ, sẽ tiếp đón bà Thái Anh Văn vào buổi sáng ngày 5/4 tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở thành phố Simi Valley, tiểu bang California, gần Los Angeles.

Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất với một Tổng thống Đài Loan trên đất Mỹ kể từ khi Hoa Thịnh Ðốn chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979.

Cuộc gặp này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đã thề sẽ kiểm soát hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu cuộc gặp mặt, dự kiến vào thứ Tư 5/4, thực sự diễn ra.

Văn phòng Tổng thống Đài Loan cho biết bà Thái tổ chức hội nghị qua video từ Belize, điểm dừng chân cuối cùng của bà trong chuyến công du Trung Mỹ trước khi đến Los Angeles.

Trong một tuyên bố, văn phòng của bà Thái cho hay bà “đã nghe báo cáo tóm tắt về tình hình chung của khu vực”.

“Tổng thống yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục nắm bắt tình hình xung quanh và cho phép phái đoàn đến thăm tiếp tục nắm bắt tình hình theo thời gian thực”, tuyên bố nói thêm.

Văn phòng cho biết bà Thái “bày tỏ lòng biết ơn” đối với các đồng nghiệp đang bám trụ để bảo đảm an ninh quốc gia trong kỳ nghỉ cuối tuần dài trong tuần này”.

Các viên chức trong cuộc gọi bao gồm Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Wellington Koo và Bộ trưởng Ngoại giao Joseph Wu, người đang đi cùng với Tổng thống, cũng như Tổng Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Tsai Ming-yen, người vẫn ở Đài Bắc, tuyên bố cho biết thêm.

Tổng thống đã đến Los Angeles vào tối 4/4 và sẽ trở lại Đài Bắc vào ngày 7/4.

Viết trên trang Facebook của mình khi đến Los Angeles, bà Thái cho biết đoàn của bà sẽ có một số sự kiện “để tiếp tục đấu tranh cho chính sách ngoại giao của Đài Loan”.

Đài Loan cho đến nay không ghi nhận có bất kỳ hoạt động quân sự bất thường nào của Trung Quốc trước cuộc họp với ông McCarthy.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 cho biết một chiếc tàu do Cục An toàn Hàng hải tỉnh Phúc Kiến điều hành, đối diện với Đài Loan, đang dẫn đầu một cuộc tuần tra ở khu vực trung tâm và phía Bắc của Eo biển Đài Loan, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Tàu Haixun 06 được thiết kế như một tàu hải giám để thực hiện các cuộc kiểm tra và hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, theo các báo cáo trước đây của truyền thông nhà nước Trung Quốc.


Trung Quốc Phản Đối Gay Gắt Lãnh Đạo Hạ Viện Mỹ và Tổng Thống Đài Loan Gặp Nhau


(Hình: Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc gặp lịch sử trên đất Mỹ ngày 5/4/2023 tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California.)

-Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy hoan nghênh Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc gặp lịch sử trên đất Mỹ ngày 5/4/2023, trong một phiên họp nhạy cảm về chính trị nhấn mạnh sự ủng hộ ngày càng tăng của các nhà Lập pháp Hoa Kỳ đối với hòn đảo tự trị khi căng thẳng gia tăng với đối thủ Trung Quốc.

Ông McCarthy và bà Thái bắt tay nhau một thời gian ngắn khi chiếc SUV của bà đến Thư viện Tổng thống Ronald Reagan dưới ánh mặt trời Nam California. Những cánh cửa gỗ khổng lồ đóng lại sau lưng họ khi họ bước vào trong để chuẩn bị cho cuộc họp kéo dài vài tiếng đồng hồ với các thành viên Quốc hội của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, máy quay phim chuyển hình ảnh quan hệ đối tác cấp cao tới Trung Quốc và thế giới.

Cả hai không đưa ra bình luận nào khi một đám đông nhỏ người biểu tình cho cả 2 phía, vẫy các biểu ngữ ủng hộ Đài Loan và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hòn đảo này.

Đối với bà Thái, đây là điểm dừng chân nhạy cảm nhất trong chuyến hành trình kéo dài một tuần nhằm củng cố liên minh với Hoa Kỳ và Trung Mỹ. Trung Quốc coi bất kỳ sự tương tác nào giữa các viên chức Hoa Kỳ và Đài Loan là một thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của họ đối với hòn đảo này là lãnh thổ của mình, và đã phản ứng với các cuộc gặp trước đây bằng việc phô trương vũ lực và rút lại đối thoại với Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã đáp lại chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8 năm 2022 bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất trong nhiều thập niên, bao gồm cả việc bắn một phi đạn qua hòn đảo.

Các viên chức Trung Quốc tức giận đã hứa sẽ có phản ứng gay gắt nhưng không xác định đối với cuộc gặp với ông McCarthy. Chính quyền ông Biden cho biết không có gì mới hay khiêu khích về chuyến thăm này của bà Thái Anh Văn, đây là chuyến thăm mới nhất trong số nửa tá chuyến đi.

“Không có lý do gì để Trung Quốc phản ứng thái quá theo bất kỳ cách nào”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên ngày 5/4 “Chúng tôi sẽ theo dõi điều này chặt chẽ nhất có thể”.

Các tàu Trung Quốc bắt đầu hoạt động tuần tra và kiểm tra chung ở vùng biển trung tâm và phía Bắc của Eo biển Đài Loan, truyền thông nhà nước đưa tin vào sáng ngày 5/4. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói vào tối 5/4 rằng họ cũng đã theo dõi hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Quân đội Trung Quốc đi qua eo biển Bashi, đến phía Đông-Nam của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói “hành động cố ý của Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho sự ổn định khu vực và gây ra căng thẳng ở Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, áp lực bên ngoài sẽ không cản trở quyết tâm của chúng tôi hướng ra thế giới và bảo vệ đất nước của chúng tôi”.

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang tăng cường vị thế quân sự và sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai bên, trong đó Đài Loan và tuyên bố chủ quyền của họ là điểm nóng chính. Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một cường quốc đang lên đang ngày càng tìm cách khẳng định ảnh hưởng của mình ở ngoại quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã gia tăng với chuyến thăm của bà Pelosi và một lần nữa vào mùa Đông này với chuyến bay xuyên qua nước Mỹ mà Hoa Kỳ nói là khinh khí cầu do thám Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan vào năm 1979 trong khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Bắc Kinh. Mặc dù Hoa Kỳ thừa nhận chính sách “một Trung Quốc” mà Bắc Kinh đưa ra đối với Đài Loan, nhưng Hoa Kỳ không tán thành yêu sách của Trung Quốc đối với hòn đảo này và vẫn là nhà cung cấp hỗ trợ quân sự và quốc phòng chính cho Đài Loan.

Phiên họp ngày 5/4 là cuộc gặp đầu tiên được biết đến giữa Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống Đài Loan trên lãnh thổ Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Đài Loan và Trung Quốc chia tách vào năm 1949 sau một cuộc nội chiến và không có quan hệ chính thức, mặc dù họ có mối quan hệ thương mại và đầu tư hàng tỉ Mỹ kim. Trung Quốc thường xuyên cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bay gần Đài Loan để nhấn mạnh lập trường rằng hòn đảo này cuối cùng bắt buộc thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Khi Tổng thống Jimmy Carter chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Bắc Kinh, Quốc hội đã phản ứng bằng cách viết thành luật rằng Hoa Kỳ dù sao cũng sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Đài Loan.

Về phần mình, các viên chức Đài Loan tại Hoa Kỳ – và các Tổng thống Đài Loan trong các chuyến thăm liên tiếp – hướng tới sự cân bằng tinh tế trong việc duy trì mối quan hệ nồng ấm với các đồng minh hùng mạnh của Mỹ, mà không vượt quá vị thế trung gian của họ tại Hoa Kỳ, hoặc khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết.

Cuối cùng, không có lá cờ Đài Loan nào bay trên Tòa Ðại sứ Đài Loan cũ ở Hoa Thịnh Ðốn.

Các Tổng thống Đài Loan gọi các điểm dừng chân của họ ở Hoa Kỳ là “quá cảnh” hơn là các chuyến thăm. Họ tránh Hoa Thịnh Ðốn trong hành trình của họ cũng như bất kỳ cuộc gặp gỡ công khai nào giữa các viên chức cấp cao nhất của họ và của Hoa Kỳ trên đất Mỹ.

Ông McCarthy, người hiếm khi tham gia vào chính sách đối ngoại, đang cố gắng hướng các đảng viên Cộng hòa – và nhiều đảng viên Dân chủ – thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Tham gia cùng ông trong cuộc họp lưỡng đảng là đảng viên Dân chủ cao cấp thứ ba, Dân biểu Pete Aguilar của California, và hơn một chục nhà Lập pháp khác. Nhóm bao gồm Chủ tịch thuộc đảng Cộng hòa và đảng viên Dân chủ cấp cao trong Ủy ban Lựa chọn Hạ viện về Trung Quốc, cùng với Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Tài chánh phụ trách chính sách thuế quan trọng đối với Đài Loan, và các nhà Lập pháp là cựu quân nhân và thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, trong số những người khác.

Địa điểm tổ chức, tại Thư viện Reagan ở Thung lũng Simi, cách Los Angeles khoảng 80 cây số và gần khu vực tuyển cử của ông McCarthy, gợi lên một kỷ nguyên khi Đảng Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề toàn cầu. Ngược lại, Đảng Cộng hòa của ông McCarthy bao gồm một phe không can thiệp mạnh mẽ, hoài nghi hơn về việc Hoa Kỳ dính líu đến ngoại quốc.


Máu Độc Tài Có Khác, Đàn áp Dân Trong Nước Chưa Đủ, Giờ Thì: Ông Võ Văn Thưởng Đề Nghị Úc Ðại Lợi Xử Phạt Nặng Những Người Chống Phá Đảng CS Việt Nam Từ Ngoại Quốc!


(Hình: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley tại Hà Nội hôm 4/4/2023.)

Cộng sản Việt Nam và Úc Ðại Lợi đồng ý sẽ trao đổi về việc nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện vào thời gian thích hợp.

Thông tin vừa nêu được đưa ra tại cuộc hội đàm ngày 4/4/2023 giữa Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley đang có chuyến công du Việt Nam.

Hai phía cho rằng còn nhiều dư địa, tiềm năng hợp tác để có thể nâng cấp quan hệ lên.

Truyền thông nhà nước Cộng sản Việt Nam dẫn phát biểu của nguyên thủ hai nước về sự hài lòng đối với phát triển trong mối quan hệ song phương trong 50 năm qua.

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng được dẫn yêu cầu đối với Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley rằng Canberra nên kiểm soát, xử phạt các cá nhân, tổ chức khủng bố có thể sử dụng lãnh thổ Úc Ðại Lợi để tiến hành các hoạt động bị cho “chống phá Việt Nam”.

Ngay trong ngày đầu chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) tại Úc Ðại Lợi ra thông cáo kêu gọi Toàn quyền David Hurley phải nêu ra với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam các quan ngại về những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cả công khai lẫn trong các cuộc gặp riêng.

Theo bà Daniela Gavshon - Giám đốc HRW Úc Ðại Lợi, việc thảo luận tình cảnh của hơn 160 người bị bỏ tù chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền con người cơ bản là thật thiết yếu.

Toàn quyền David Hurley cần phải thúc giục Chính phủ Cộng sản Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù chính trị. Ông phải có kêu gọi đặc biệt về việc trả tự do ngay và vô điều kiện đối với công dân Úc Ðại Lợi gốc Việt 73 tuổi Châu Văn Khảm, cùng các nhà hoạt động có tiếng khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu.

Chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền David Hurley diễn ra trước vòng Đối thoại Nhân quyền Việt-Úc lần thứ 18 sẽ được tiến hành ở Hà Nội vào cuối tháng tư này.


Gia Đình Đề Nghị Toàn Quyền Úc Ðại Lợi Nêu Vụ Ông Châu Văn Khảm Trong Chuyến Thăm Việt Nam


(Hình: Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley tại Hà Nội vào ngày 4/4/2023.)

-Thân nhân của ông Châu Văn Khảm, một người Úc Ðại Lợi gốc Việt đang bị bỏ tù tại Việt Nam, kêu gọi Toàn quyền David Hurley nêu trường hợp của ông Khảm với các lãnh đạo cấp cao của Cộng sản Việt Nam trong chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, hãng thông tấn ABC của Úc Ðại Lợi đưa tin.

Ông Châu Văn Khảm (73 tuổi) bị chính quyền Việt Nam bắt giam ngày 13/1/2019 với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền” và đang thụ án 12 năm tù tại trại giam Thủ Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Ông Châu Văn Khảm là đảng viên Việt Tân có trụ sở ở Hoa Kỳ, một tổ chức phi chính phủ cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bị Hà Nội liệt vào hạng tổ chức khủng bố, trong khi Hoa Kỳ không làm như vậy.

Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley đã đến Hà Nội vào ngày 3/4, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ông có kế hoạch gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

“Chúng tôi kêu gọi Toàn quyền Úc Ðại Lợi David Hurley kêu gọi chính phủ Việt Nam giúp đưa chồng tôi trở lại Úc Ðại Lợi”, vợ của ông Khảm, bà Trang Châu, nói với ABC.

“Tôi mới mất mẹ và tôi rất mong được gặp lại chồng mình, người mà tôi đã không gặp trong hơn ba năm”.

“Trong khi Úc Ðại Lợi và Việt Nam kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thì một cụ già người Úc đang mòn mỏi trong nhà tù Việt Nam với sức khỏe yếu. Xin đừng để chồng tôi trở thành một cái tên bị lãng quên”, hãng tin Úc Ðại Lợi dẫn lời bà Trang Châu nói thêm.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 3/4 cũng kêu gọi Toàn quyền người Úc Ðại Lợi thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, đồng thời đưa ra kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Châu Văn Khảm.

“Ông Hurley cần nêu lên một số quan ngại nghiêm trọng về nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, cả bằng cách công khai lẫn trong khi gặp riêng. Điều quan trọng là ông cần phải thảo luận về hoàn cảnh của hơn 160 người đang bị cầm tù chỉ vì họ thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa”, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một thông cáo.

Theo ABC, một phát ngôn viên của Văn phòng Chính phủ Úc Ðại Lợi đã không trực tiếp trả lời câu hỏi rằng liệu Toàn quyền Hurley có nêu trường hợp của ông Châu Văn Khảm với các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hay không, nhưng nói rằng chuyến thăm là để đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương và “diễn ra khi Úc Ðại Lợi và Việt Nam đang làm sâu sắc thêm mối quan hệ, bao gồm thông qua các công việc đang tiến hành để nâng mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện”.

“Mặc dù chúng tôi không cung cấp chi tiết cụ thể về các cuộc thảo luận giữa Toàn quyền và các nhà lãnh đạo quốc tế, nhưng Ngài sẽ nêu bật một loạt vấn đề bao gồm mối quan hệ thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân mạnh mẽ giữa Úc Ðại Lợi và Việt Nam”.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc Ðại Lợi cho biết Úc “tận dụng mọi cơ hội” để nêu sự việc của ông Châu Văn Khảm “lên các cấp cao nhất của chính phủ Việt Nam”, đồng thời nói thêm rằng các nhà chức trách Việt Nam đã biết về “sự quan tâm sát sao” của Úc Ðại Lợi đối với trường hợp của ông Châu Văn Khảm.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Ðại Lợi Penny Wong đã nêu trường hợp của ông Châu trong chuyến thăm vào tháng 6 năm 2022, sau khi Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc phát giác ông “bị cưỡng bách mất tích”.


Sinh Hoạt Hiếm Có! Triển Lãm Tư Liệu và Việc Kiện Để Lấy Lại Hoàng Sa?


(Ảnh: Tưởng niệm các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.)

-Mới đây, một buổi triển lãm có tên “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới châu bản triều Nguyễn” được Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức. Hoạt động này được báo chí Nhà nước cho là để góp phần nâng cao nhận thức của người trẻ trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, truyền ngọn lửa chủ quyền Hoàng Sa đến người trẻ.

Thực chất, việc triển lãm như thế có giúp ích gì cho việc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam hay không, sau gần 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực?

Nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Tp. HCM, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) sáng 4 tháng 4 năm 2023:
“Việc cho mọi người hiểu được thông tin về chủ quyền và những vấn đề pháp lý trong lịch sử mà cha ông chúng ta đã gìn giữ như thế nào là cả một câu chuyện quan trọng. Việc triển lãm như vậy không chỉ cho người Việt Nam, mà người ngoại quốc cũng có thể đến coi.

Còn đối với người Việt Nam thì việc giáo dục cho mọi người hiểu được vấn đề về chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo thì cần phải làm thường xuyên. Như thế thì người ta mới nhớ được, mới hiểu được. Và khi người dân hiểu được thì họ mới yêu được và tìm cách giúp chính phủ gìn giữ chủ quyền. Chính phủ mà không có người dân thì làm sao mà mạnh được.

Còn đòi lại là một câu chuyện rất khó, bởi khi các quốc gia mà đã nắm giữ được cái gì thì không dễ gì mà họ nhả ra. Và trong cái bối cảnh mà sức mạnh quân sự của Trung Quốc càng ngày càng lớn mạnh thì cá nhân tôi nghĩ rằng, việc đòi lại Hoàng Sa vào lúc này rất là khó. Nhưng nói gì thì nói, chúng ta cũng phải duy trì chủ quyền của mình. Bởi vì nếu chúng ta im lặng, chúng ta chấp nhận từ bỏ chủ quyền thì chúng ta không bao giờ có cơ hội để đòi lại được nữa”.

Ngoài buổi triển lãm được tổ chức ở Đà Nẵng vừa qua, một số nhà trưng bày cũng được xây dựng để lưu giữ, triển lãm những tư liệu liên quan Hoàng Sa, Trường Sa, như Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng hay phòng trưng bày bộ sưu tập về Hoàng Sa, Trường Sa tại Thư viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Nhà trưng bày Hoàng Sa khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2015 và được khánh thành vào ngày 28 tháng 3 năm 2018 với tổng mức đầu tư hơn 43 tỉ đồng. Nơi đây có khu trưng bày tư liệu, hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 đến năm 1974 và bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Tại buổi lễ khánh thành, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ nói rằng: “Khánh thành nhà trưng bày Hoàng Sa, thực ra chúng ta cũng chỉ mới đi một nửa đoạn đường. Nửa đoạn đường còn lại là làm sao để nhà trưng bày này hoạt động với hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa công suất phục vụ, xem đây là một khâu quan trọng trong toàn bộ cuộc đấu tranh ngoại giao học thuật để đòi lại Hoàng Sa”.


(Ảnh: Tưởng niệm các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.)

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói với RFA sáng 4 tháng 4 năm 2023:
“Tôi thấy rằng ở Việt Nam hiện nay tiêu tiền rất nhiều để nâng cao tinh thần yêu nước, để thúc đẩy ý chí bảo vệ tổ quốc của giới trẻ Việt Nam. Tôi nghĩ đó là biện pháp tốt nhất để nung nấu tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; để quyết tâm gìn giữ những phần đất còn lại và nuôi ý chí sẽ lấy lại những gì đã mất.

Hiện nay rất nhiều người trách chính phủ Việt Nam là không đấu tranh trên mặt truyền thông. Theo cá nhân tôi nhận định, chính phủ Việt Nam đấu tranh rất là gay gắt trên mặt thực địa để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Còn về mặt truyền thông, nếu chúng ta không chủ động công bố thông tin thì lòng tin của người dân sẽ giảm sút đối với chính phủ, sẽ nghi ngờ ý chí bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của chính phủ. Tôi thấy rằng, cần công khai và chỉ thẳng những biện pháp để giải quyết xung đột ở biển Đông sẽ tốt hơn sự im lặng”

Cũng theo ông Đinh Kim Phúc, xét trong thế và lực hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam không tài nào có thể lấy lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc. Ông phân tích:

“Cái thứ nhất là tiềm lực quân sự Việt Nam không đối đầu được với Trung Quốc. Thứ hai là biện pháp ngoại giao, Trung Quốc không bao giờ đồng ý đề cập vấn đề Hoàng Sa để thương thảo với Việt Nam trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải. Và Trung Quốc coi chuyện Hoàng Sa là chuyện giữa họ và Việt Nam Cộng Hòa. Thứ ba, nếu đưa ra tòa án công lý quốc tế để phân định chủ quyền thì Trung Quốc cũng phải đồng ý cùng với Việt Nam ra tòa. Nhưng có một vấn đề mà giới nghiên cứu Biển Đông chúng tôi đã đặt ra rất nhiều lần, là liệu tài liệu về chủ quyền của Việt Nam có đứng vững về mặt công pháp quốc tế hay không?”

Việt Nam Có Mất Hoàng Sa Vĩnh Viễn?
Tháng một năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. 74 thủy thủ Việt Nam Cộng Hòa tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh.

Một số người Việt Nam lo ngại rằng, suốt gần 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa, Hoàng sa sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc.

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Ông giải thích với RFA sáng 4 tháng 4 năm 2023:

“Cái thông tin này gốc là từ một nhà nghiên cứu của Trung Quốc đưa ra, sau đó một số các nhà nghiên cứu của Việt Nam đưa lại. Nhưng cá nhân tôi là một nhà nghiên cứu về luật quốc tế, tôi đã kiểm tra rất kỹ thì tôi thấy, trong tất cả các quy định cũng như trong án lệ và tập quán quốc tế liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và xác lập chủ quyền lãnh thổ, thì không quy định chuyện này trong luật quốc tế.
Họ chỉ quy định là chỉ khi nào một quốc gia chính thức từ bỏ hoặc im lặng không bao giờ nhắc tới, gọi là mặc nhiên từ bỏ, thì lúc đó mới gọi là từ bỏ, mới mất vĩnh viễn”.

Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 là hành động chiếm đóng bất hợp pháp, chiếu theo Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970.
Nghị quyết 2625 quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Như vậy, cho dù Trung Quốc có chiếm đóng Hoàng Sa 50 năm hay hơn nữa thì cơ hội cho Việt Nam lấy lại Hoàng Sa vẫn còn đó.


Bão Lớn Ập Vào Miền Trung Tây, Miền Nam Hoa Kỳ, Tàn Phá và Giết Ít Nhất 32 Người!


(Hình: Bão gây lốc xoáy ở miền Nam và Trung Tây Hoa Kỳ, ngày 2/4/2023.)

-Người dân còn đang dọn dẹp đống đổ nát nhà cửa của họ do bão gây ra cuối tuần qua giờ lại phải chuẩn bị đối phó với một đợt bão mạnh khác bắt đầu đổ bộ vào các vùng của miền Trung Tây và miền Nam. Ít nhất một cơn lốc xoáy đã được xác nhận vào tối 4/4/2023, và các viên chức đã cảnh báo người dân chuẩn bị sẵn nơi trú ẩn trước khi đi ngủ, theo hãng thông tấn AP.

Hãng tin này cho biết rằng Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia bắt đầu phát đi các cảnh báo lốc xoáy vào tối 4/4 ở Iowa và Illinois và cho biết đã phát giác lốc xoáy ở phía Tây-Nam Chicago gần Bryant, Illinois. Không có thiệt hại nào được báo cáo ngay lập tức.

Tin cho hay, các cơn bão dự kiến sẽ ập vào một số khu vực đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và có thể là hàng chục cơn lốc xoáy mà chỉ vài ngày trước đã giết chết ít nhất 32 người, và điều đó đồng nghĩa với việc những người có nhà cửa bị phá hủy ở Arkansas, Iowa và Illinois sẽ lại thêm khốn đốn. Các điều kiện thời tiết nguy hiểm đã được dự báo vào đêm 4/4 tại các vùng của Missouri, Tây-Nam Oklahoma và Đông-Bắc Texas. Xa hơn về phía Nam và phía Tây, nguy cơ hỏa hoạn vẫn ở mức cao.

Sáng sớm 4/4, giông bão mạnh quét qua khu vực gọi là Quad Cities thuộc cả Iowa và Illinois với sức gió lên tới 145 cây số/giờ và mưa đá to bằng quả bóng chày. Không có trường hợp thương tích nào được báo cáo, nhưng cây cối bị đổ và một số cơ sở kinh doanh ở Moline, Illinois bị hư hại. Cơ quan dự báo thời tiết và Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Illinois cho biết một cơn lốc xoáy đã ập tới vào sáng 4/4 tại cộng đồng Colona ở phía Tây Illinois. Các bản tin địa phương cho biết rằng gió gây thiệt hại cho một số cơ sở kinh doanh, theo hãng thông tấn AP.

Tin cho hay, khu vực bắc Illinois, từ Moline đến Chicago, chứng kiến gió giật 120-128 cây số/giờ và mưa đá có đường kính từ 5 đến 8 cm vào chiều 4/4, nhà khí tượng học Scott Baker của Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia, cho biết. Cơ quan này đã nhận báo cáo về xe bán tải bị gió lật nghiêng ở Địa hạt Lee, khoảng 153 cây số về phía Tây Chicago.

Các cơn bão hôm 4/4 có hướng đi vào miền Bắc Illinois, miền Đông Iowa và Tây-Nam Wisconsin. Các khu vực phía Nam Missouri và Arkansas có nguy cơ cao nhất trong đêm. Theo Trung tâm Dự báo Bão, những cơn bão lớn có thể tạo ra lốc xoáy mạnh và mưa đá lớn vào ngày 5/4 khắp phía Đông Illinois và hạ Michigan và ở Thung lũng Ohio, bao gồm Indiana và Ohio. Mối đe dọa thời tiết kéo dài về phía Tây-Nam qua các vùng của Kentucky, Missouri, Tennessee và Arkansas, theo hãng thông tấn AP.

Anh Thế Trần, thành viên của Cộng đồng người Việt ở Louisville, Kentucky, cho Ban tiếng Việt của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết: “Tụi em ở vùng Louisville này thì đúng là vừa rồi gió bão rất là lớn, nhưng mà cho tới nay, tụi em không thấy tình hình thiệt hại đáng kể trong khu vực vòng vòng đây. Nhưng mà trước đây, em nghĩ cỡ hơn một tháng, thì tình hình cũng bị mưa bão như vậy thì có nhiều nơi bị mất điện, hoặc có những cái cây bị bứng [bật] cả gốc lên, bứng gãy lên luôn”.

Anh Thế Trần cho biết rằng các nhà thờ trong cộng đồng phát đồ ăn và quần áo cho những người bị ảnh hưởng.

Những cơn bão dữ dội bắt đầu từ hôm 31/3 và tiếp tục kéo dài đến cuối tuần qua đã tạo ra những cơn lốc xoáy chết người ở 11 tiểu bang khi thời tiết xấu này tràn qua Arkansas và vào miền Nam, Trung-Tây và Đông-Bắc. Ông Ryan Bunker, một nhà khí tượng học của Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia ở Norman, Oklahoma, cho biết rằng các điều kiện tương tự gây ra những cơn bão đó - một khu vực có áp suất thấp kết hợp với gió mạnh về phía Nam - đã tạo ra thời tiết khắc nghiệt từ ngày 4/4 đến đầu ngày 5/4, theo hãng thông tấn AP.

Tin cho hay, những điều kiện đó, vốn thường bao gồm không khí khô từ phía Tây bay lên trên dãy Rockies và gặp không khí ẩm, ấm từ Vịnh Mexico, là nguyên nhân khiến Hoa Kỳ rất dễ bị lốc xoáy và các cơn bão nghiêm trọng khác.

Một cảnh báo bão tuyết đã có hiệu lực đối với gần như toàn bộ Bắc Dakota và hầu hết Nam Dakota cho đến ít nhất là đêm 5/4. Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia dự báo rằng các khu vực của Nam Dakota có thể có tuyết dày tới 40 cm và gió giật mạnh tới 90 cây số/giờ.

Trong khi đó, theo hãng thông tấn AP, nguy cơ hỏa hoạn vẫn tồn tại ở các khu vực xa hơn về phía Tây Oklahoma, khu vực Texas Panhandle của Texas, Đông-Bắc New Mexico và xa hơn về phía Đông-Nam Colorado, với độ ẩm thấp, thảm thực vật khô và gió giật mạnh. Các viên chức đã đưa ra cảnh báo cháy rừng đối với Địa hạt Custer ở phía Tây Oklahoma và kêu gọi một số cư dân gần thị trấn Weatherford di tản khỏi nhà vì một vụ cháy rừng.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tổng Thống Ukraine Thăm Đồng Minh Chiến Lược Ba Lan

-Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã đến Ba Lan sáng 5/4/2023 đánh dấu chuyến công du đầu tiên đến nước láng giềng đồng minh quan trọng của Kyiv trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga. Sau buổi lễ đón tiếp trọng thể tại phủ Tổng thống, ông Zelensky thảo luận với đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda, gặp Thủ tướng Mateusz Morawieck và tham dự lễ ký kết nhiều văn bản hợp tác song phương.

Sau các cuộc hội đàm, nguyên thủ hai nước tổ chức họp báo chung vào 12 giờ 50 (giờ địa phương). Phát ngôn viên phủ Tổng thống Ukraine Sergii Nykyforov cho biết chủ đề chính của chuyến công du là “quốc phòng, kinh tế và vận tải xuyên biên giới, trong đó có các tuyến đường sắt, mở rộng khả năng đi qua biên giới”.

Vấn đề kinh tế được thảo luận ở cấp Nhà nước, cũng như trực tiếp với đại diện các công ty Ba Lan nhân Diễn đàn doanh nghiệp Ukraine-Ba Lan. Hai nước sẽ lập “kế hoạch trong tương lai để doanh nhân Ba Lan có thể thực hiện các dự án ở Ukraine”, trong đó có việc tái thiết đất nước sau khi kết thúc chiến tranh. Ngoài ra, vẫn theo ông Nykyforov, viên chức Ba Lan và Ukraine cũng đề cập đến “công việc của Âu Châu, các biện pháp trừng phạt” nhắm vào Nga và “một số vấn đề lịch sử” tế nhị, chủ yếu trong thời Ðệ nhị Thế chiến, giữa hai nước.

Tổng thống Zelensky cũng sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện (Diete) và Thượng viện Ba Lan, một số tình nguyện viên và nhân viên cấp cứu, cũng như một số thị trưởng các thành phố dọc biên giới với Ukraine. Tối 5/4, ông sẽ phát biểu với người dân Ba Lan và người Ukraine sống tại đây.

Thông tấn xã AFP nhắc lại, Ba Lan, thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), trở thành điểm hậu cần, trung chuyển vũ khí của phương Tây cho Kyiv chống cuộc xâm lược của Nga. Ba Lan cũng là nhà viện trợ quân sự và nhân đạo lớn cho Ukraine. Về vũ khí, gần đây, Ba Lan giao những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 đầu tiên, 14 xe tăng Leopard 2A4 hồi tháng Hai và Ba, cùng với nhiều loại vũ khí khác. Ngay từ đầu chiến tranh, Ba Lan đã tiếp đón đông đảo người tị nạn Ukraine.


Nga Trong Thế Thủ Sau Khi Phần Lan Vào NATO

-Về thời sự Âu Châu, báo La Croix đã đặc biệt chú ý đến sự kiện “Nga ở trong thế thủ sau khi Phần Lan gia nhập NATO”, tựa bài phân tích ở trang quốc tế.

Theo tờ báo, sau ba thập kỷ không liên kết quân sự và quan hệ thân thiện với Nga, Phần Lan đã gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4 tháng Tư. Ðiện Cẩm Linh bị dao động giữa mong muốn giảm nhẹ tầm mức quan trọng và tung ra nhưng lời đe dọa ngấm ngầm.

Điều chắc chắn là là việc Phần Lan gia nhập NATO đã không hề thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông lớn tại Nga. Ngay buổi sáng ngày sự kiện với những hậu quả chiến lược quan trọng này diễn ra, chủ đề này đã vắng bóng trên trang nhất của các nhật báo chính và các trang tin tức trực tuyến. Hai nhà tuyên truyền chính của chế độ, Vladimir Soloviev và Margarita Simonian, nổi tiếng là thường xuyên đề cập đến những mối đe dọa của NATO, cũng giữ thái độ im lặng.

Tình trạng thiếu quan tâm tương đối này có thể được giải thích một phần bằng tình trạng lúng túng của chính quyền Nga khi đối mặt với việc Phần Lan trở thành thành viên NATO, điều này có thể được coi là một cái tát vào mặt Vladimir Putin. Trong số nhiều lý do được dùng để biện minh cho việc tấn công xâm lược Ukraine, đó là vì nước này mong muốn gia nhập NATO, trong khi đơn ứng cử của Kyiv không có triển vọng thành công ngay lập tức.

Với việc Phần Lan vào NATO, kể từ ngày 4/4, Nga sẽ tăng gấp đôi số cây số đường biên giới với các quốc gia trong liên minh, với nguy cơ kế tiếp là khả năng quân đội ngoại quốc trú đóng trên đất Phần Lan.


Tổng Thống Pháp: Trung Quốc, Đối Tác Thiết Yếu Cho Kinh Tế Âu Châu và Giải Quyết Xung Đột Ukraine

-Hôm 5/4/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Bắc Kinh. Đây là chuyến công du Trung Quốc cấp nhà nước thứ ba của nguyên thủ Pháp, trong bối cảnh chiến tranh trở lại Âu Châu vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo lịch trình, nguyên thủ Pháp và Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, bà Ursula Von Der Leyen, sẽ có cuộc hội đàm chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai, 6/4. Hồ sơ Ukraine sẽ là nội dung chính.

Tổng thống Macron cùng Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu có ý định thuyết phục Bắc Kinh sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để gây áp lực với Mạc Tư Khoa để vãn hồi hòa bình tại Ukraine hay chí ít là không trực tiếp hậu thuẫn đồng minh Nga.

Một lần nữa, trước cộng đồng người Pháp tại Trung Quốc, Tổng thống Pháp khẳng định Trung Quốc có một “vai trò chủ chốt” trong việc giải quyết cuộc xung đột, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc “sẽ chẳng được lợi gì khi cung cấp vũ khí cho Nga”. Đặc phái viên đài RFI, Julien Chavane từ Bắc Kinh cho biết thêm:

“Những lời đầu tiên khi Emmanuel Macron đến Bắc Kinh hôm nay là dành cho 22 ngàn người Pháp đang sinh sống tại Trung Quốc, vẫn còn mang đậm dấu ấn của ba năm dài dưới đại dịch Covid-19. Ông nói: “Toàn thể cộng đồng người Pháp tại Trung Quốc đã cho thấy một sự can đảm đáng nể. Tôi thật sự muốn cảm ơn tất cả quý ông và quý bà, những ai đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn với một tinh thần trách nhiệm, đầy hy sinh để tiếp tục hiện diện ở đây”.

Điểm nhấn của chuyến công du sẽ là ngày mai thứ Năm. Đó là một cuộc gặp rất được trông đợi với Tập Cận Bình và một hồ sơ quan trọng nhất: Chiến tranh Ukraine. Mục tiêu của Emmanuel Macron là làm thế nào lay chuyển Tập Cận Bình, thúc đẩy ông ấy có một cử chỉ cho hòa bình.

Tổng thống Pháp nói: “Có thể nói, thách thức đối với chúng ta là không nên thúc đẩy khối này chống khối kia, và không nên viết lịch sử cho rằng cuộc chiến này lặp lại những lô-gic chiến lược cũ xưa. Tôi tin điều ngược lại”.

Không có chuyện cảnh cáo trực tiếp, cũng không có kiểu nói hất hàm lên lớp trong phát biểu của Tổng thống Pháp. Với Bắc Kinh, Emmanuel Macron chủ trương phương pháp mềm mỏng, khi nói rằng “Khi chúng ta nói điều đó một cách tôn trọng, nói trực tiếp thay vì kêu thán, khi chúng ta không tranh luận công khai, trên truyền hình, chúng ta sẽ được tôn trọng, tôi tin rằng chúng ta được lắng nghe”.

Do vậy, cũng không có chuyện thúc bách ông Tập Cận Bình ngay từ đầu. Tổng thống Pháp, tỏ ra sáng suốt, giải thích: “Đe dọa không là một giải pháp tốt. Chúng ta sẽ sáng suốt và không thương lượng tìm kiếm hòa bình trong chuyến thăm này”.”


Pháp: Đối Thoại Giữa Chính Phủ và Nghiệp Đoàn Về Cải Cách Hưu Trí “Thất Bại”

-Chính phủ và các công đoàn Pháp đã không tìm được tiếng nói chung về cải cách hưu trí trong cuộc gặp đầu tiên kể từ ngày 10/1/2023. Cuộc gặp kéo dài chưa đầy một tiếng vào sáng 5/4 đã “thất bại”. Thủ tướng Elisabeth Borne từ chối rút lại dự án cải cách. Giới công đoàn kêu gọi đông đảo người dân tham gia ngày hành động thứ 11 vào thứ Năm (6/4).

Phát biểu với báo giới ngay tại điện Matignon, ông Cyril Chabanier, đại diện cho cơ chế liên công đoàn gồm 8 nghiệp đoàn, cho biết là đã nói với “Thủ tướng là sẽ không có lối thoát nào khác ngoài việc rút lại văn bản”. Lời khẳng định “muốn duy trì văn bản” của bà Elisabeth Borne bị giới nghiệp đoàn đánh giá “là một quyết định nghiêm trọng”, “Thủ tướng không tỏ thái độ cởi mở cho đối thoại”.

Do đó, các nghiệp đoàn đã từ chối “sang trang mới và mở các cuộc tham vấn khác, như chính phủ mong muốn”, đồng thời kêu gọi Hội Đồng Bảo Hiến lắng nghe phẫn nộ của người lao động trước khi phán quyết về Dự luật cải cách hưu trí vào ngày 14/4.

Các nghiệp đoàn cũng cáo buộc chính phủ đã buộc họ “phải xuống đường” để “đi đến cùng”, theo tân Tổng Thư ký CGT Sophie Binet. Ông Laurent Berger, Tổng Thư ký nghiệp đoàn CFDT, cũng cho rằng không còn con đường nào khác “ngoài việc huy động vài triệu người lao động”. Theo thông tấn xã AFP, khoảng 20% giáo viên, nhân viên trường học đình công ngày 6/4.

Theo công ty đường sắt Pháp SNCF, khoảng 75% chuyến xe lửa cao tốc TGV, từ 25% đến 50% tuyến xe lửa liên tỉnh hoạt động ngày 6/4. Tại Paris, công ty quản lý giao thông đô thị cho biết hầu hết các tuyến đường hoạt động bình thường, trừ tuyến RER D. Đoàn biểu tình sẽ khởi hành lúc 2 giờ chiều từ quảng trường Invalides (quận 7) và đến quảng trường Italy (quận 13).

Trước những cáo buộc bạo lực cảnh sát, Sở Cảnh sát Paris mời bà Claire Hédon, lãnh đạo tổ chức Bảo vệ các quyền của công dân, một định chế độc lập, và một số Luật sư, đến phòng chỉ huy theo dõi cuộc tuần hành ngày 6/4.


Tin Việt Nam Hôm Nay

800 Ngàn Tấn Bom Mìn Chưa Nổ Trên Đất Việt Nam


(Hình: Thành viên một đội nữ rà phá bom mìn ở Triệu Phong, Quảng Trị hôm 6/1/2020.)

-Số bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến Việt Nam là chừng 800 ngàn tấn, và diện tích ô nhiễm cũng như nghi bị ô nhiễm bởi bom mìn là hơn sáu triệu héc-ta.

Đó là thống kê mới nhất được đưa ra vào chiều ngày 4/4/2023 từ Phó tổng Giám đốc Thường trực Trung tâm Hành động Bom Mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC), ông Nguyễn Hạnh Phúc. Cụ thể, số bom mìn chưa nổ còn sót lại nằm rải rác tại 63 tỉnh/thành; trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Số nạn nhân thương tật do bom mìn gây ra trên cà nước là hơn bảy triệu người.

Trong năm qua, lực lượng chức năng khảo sát được hơn 35 ngàn héc-ta, rà phá được hơn 27 ngàn héc-ta.

Trong diễn biến liên quan, cũng vào ngày 4/4, Thiếu tướng Trần Trung Hóa, Tổng Giám đốc VNMAC, có phát biểu tại một phiên hội thảo trong khuôn khổ Tuần Hành Động Bom Mìn do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở New York.

Ông Trần Trung Hóa nhắc lại Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nhiều nhất do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Trong thời gian nửa thế kỷ qua, từ khi ký kết Hiệp định Paris vào tháng 1/1973 đến nay, hơn 2,5 triệu héc-ta diện tích bị ô nhiễm bởi bom mìn đã được cải tạo thành đất ở.

Nhiều quốc gia tài trợ cho các dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam có thể kể đến gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Anh Quốc, Na Uy, Đức, Úc Ðại Lợi.


Cảnh sát Biển Đài Loan Phát Giác 12 Người Việt Trốn Trên Tàu Đánh Cá


(Hình: Cảnh sát Biển Đài Loan đang kiểm tra tàu đánh cá có 12 người Việt.)

-Cục Cảnh sát Biển Đài Loan (CGA) tìm thấy 12 công dân Việt Nam trên một tàu đánh cá ngoài khơi huyện Bình Đông (Pingtung) vào tối 3/4/2023, có thể là nạn nhân của một hoạt động buôn người.

Sự việc diễn ra khi tin tức về việc phát giác bảy thi thể người Việt trôi giạt nằm trong số 14 người vượt biên đến Đài Loan đang gây xôn xao dư luận.

Trang Taiwan News dẫn bài báo của hãng Thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết, cơ quan chức năng của Đài Loan dùng radar xác định vị trí chiếc tàu đánh cách bờ biển Bình Đông khoảng hai hải lý.

Một chiếc tàu của CGA đến hiện trường lúc hơn 9 giờ tối, kiểm tra sơ chiếc tàu và tìm thấy rất ít ngư cụ và cá trên tàu. Một cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng hơn phát giác ra chín người đàn ông và ba phụ nữ ở dưới hầm tàu, tất cả đều là công dân Việt Nam.

CGA huy động thêm hai tàu nữa cùng hộ tống tàu đánh cá vào cảng Fangliao. Các Công tố viên sẽ tiếp tục điều tra để xác định đường dây buôn người được cho là đứng sau hành trình của những người Việt Nam.

Theo tìm hiểu của Ðài Á Châu Tự Do (RFA), những người Việt đi vượt biên theo kiểu này thường là những lao động xuất cảng có thời gian làm việc ở Đài Loan, nhưng sau đó phá hợp đồng và trốn ra ngoài làm việc không giấy phép.

Khi bị bắt và trục xuất về quê hương họ khó có khả năng quay trở lại hòn đảo làm việc, trừ việc kết hôn với người bản xứ.

Chính vì vậy họ phải chọn cách vượt biên đến Đài Loan từ bờ biển Trung Quốc, bằng cách thuê tàu đánh cá hay tham gia vào các đường dây buôn người.


Ít Nhất 2 Người Thiệt Mạng Trong Vụ Rơi Máy Bay Trực Thăng ở Vịnh Hạ Long


(Hình Bay cùng kỳ quan: Trong khoang máy bay trực thăng Bell505.)

-Một chiếc trực thăng Bell 505 của Công ty bay dịch vụ miền Bắc (VNHN) vừa bị rơi tại khu vực biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh vào ngày 5/4/2023.

Truyền thông nhà nước vào tối cùng ngày dẫn lời ông Phạm Quang Hiển – Bí thư huyện ủy Cát Hải, thành phố Hải Phòng – cho biết lực lượng chức năng của huyện và thành phố được huy động để tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn.

Ông Hiển cho biết, chiếc máy bay khi gặp nạn chở năm người. Hiện tại, lực lượng cấp cứu đã tìm thấy xác hai người.

Theo truyền thông nhà nước, máy bay cất cánh lúc 4 giờ 55 chiều từ Tuần Châu (Quảng Ninh) và đến 5 giờ 04 chiều thì mất liên lạc.

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết ngư dân phát giác một máy bay phát nổ vào lúc 5 giờ 15 chiều ngày 5/4 và rơi xuống biển tại khu vực đảo Hòn Nét thuộc địa phận huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng giáp ranh với vịnh Hạ Long.

Máy bay do đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở bốn khách du lịch người Việt Nam đi ngắm cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao.

Máy bay trực thăng Bell 505 phục vụ tour trực thăng Hạ Long kéo dài 10 phút, ngắm cảnh theo lộ trình đảo Tuần Châu - đảo Đầu Gỗ - hòn Gà Chọi - đảo Titop – vịnh Bái Tử Long - đảo Rều - đảo Tuần Châu.

Đây là máy bay hạng nhẹ do hãng Bell Helicopter của Mỹ sản xuất và mới đưa vào khai thác thương mại năm 2018. Việt Nam nhập cảng máy bay đầu tiên vào quý một năm 2019 để phục vụ cho hoạt động bay ngắm cảnh Vịnh Hạ Long.

Theo trang Halong Heli Tours – Bay cùng kỳ quan, VNHN đã ký hợp đồng đặt mua hai máy bay Bell 505 thế hệ mới nhất vào năm 2017.


Xét Xử Vụ Án Cháy Chung Cư Carina Khiến 13 Người Chết


(Hình: Các xe gắn máy bị cháy tại tầng hầm chung cư Carina ở Sài Gòn hôm 23/3/2018.)

-Tòa án Nhân dân Tp. HCM vào ngày 5/4/2023 tiến hành xét xử hai người liên quan đến vụ án hỏa hoạn tại chung cư Carina hồi năm 2018 khiến 13 người chết và 72 người bị thương.

Nguyên nhân cháy được xác định do hệ thống dẫn điện của một xe gắn máy ở hầm gửi xe chập điện và cháy lan ra các xe khác, trong khi hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động không hoạt động.

Chủ đầu tư dự án đến nay đã bồi thường cho các nạn nhân tổng số tiền gần 120 tỉ đồng.

Hai người bị đưa ra xét xử là Nguyễn Văn Tùng (46 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Hùng Thanh - chủ đầu tư chung cư Carina) và Nguyễn Quốc Tuấn (Trưởng ban quản lý). Cả hai bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về phòng hỏa, cứu hỏa” theo khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 7-12 năm tù.

Theo truyền thông nhà nước, tại phiên tòa, bị cáo Tùng không thừa nhận tội như cáo trạng. Ông Tùng nói trước tòa rằng, việc quy kết bị cáo biết hệ thống phòng hỏa, cứu hỏa hư mà không sửa, không đôn đốc Công ty Sejco thực hiện đúng hợp đồng là không chính xác. Bị cáo chỉ kế thừa người trước, vì bị cáo làm Giám đốc Công ty Hùng Thanh vào năm 2017, trong khi hệ thống phòng hỏa, cứu hỏa được bàn giao từ năm 2016.

Ngoài ra ông Tùng cũng cho biết gia đình ông cũng là cư dân của chung cư Carina nên ông luôn mong muốn đem lại đời sống tốt nhất cư dân ở đây.

Sau một ngày xét xử, Hội đồng Xét xử đã hội ý và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ cháy chung cư Carina nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.


Đại Biểu Quốc Hội: Vắc-Xin COVID-19 Do Trong Nước Sản Xuất Bị Thất Bại, Cần Dừng Lại


(Hình: Chích vắc-xin ngừa COVID-19 mang tên Nano Covax do Việt Nam sản xuất ở Viện Quân Y ở Hà Nội hôm 17/12/2020.)

-Vắc-xin phòng COVID-19 do các đơn vị trong nước sản xuất thất bại, gây lãng phí cần phải dừng lại.

Đó là đánh giá đưa ra ngày 4/4/2023 của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - thành viên Đoàn Giám sát Chuyên đề của Quốc hội, về “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Truyền thông nhà nước dẫn lời Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, rằng trong khi thế giới thành công, làm chủ kỹ thuật vắc-xin phòng COVID-19, sản xuất số lượng lớn với giá rẻ; Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo, thử nghiệm… gây lãng phí lớn.

Với những lý do đo, Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị ngưng sản xuất vắc-xin COVID-19 ở Việt Nam mà chỉ nên mua vắc-xin có chất lượng, với số lượng hợp lý để sử dụng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được cho biết đồng ý với đánh giá của Đại biểu Nguyễn Anh Trí.

Khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin một số đơn vị trong nước tham gia nghiên cứu, thử nghiệm để đi đến sản xuất một số vắc-xin COVID-19. Trong số đó có Nano Covax do Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sinh học Dược Nanogen phối hợp với Học viện Quân y phát triển; vắc-xin COVIVAC của Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang.

Hai đơn vị khác tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu vắc-xin COVID-19 là Công ty trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Vắc-xin & Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), và Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Văn-xin và Sinh phẩn y tế (POLYVAC).


27 Dự Án Bất Động Sản Tại Bình Dương Gây Khiếu Kiện Đông Người


(Hình: Nông dân mất đất ở ngoại thành Hà Nội tuần hành phản đối ngoài văn phòng Chính phủ ở Hà Nội hôm 29/8/2012.)

-Hiện có 27 dự án bất động sản tại tỉnh Bình Dương là nguyên cớ phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp.

Đây là thừa nhận của Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, đưa ra và mạng báo Người Lao động loan đi ngày 5/4/2023.

Ông Trần Văn Chính nói, trong quý I năm 2023, có tám vụ khiếu kiện tập thể với gần 460 người tham gia. Lý do mà những nhóm kiếu kiện nêu ra là chủ đầu tư không thực hiện các cam kết với khách hàng về bàn giao nhà đất, sổ đỏ; hoặc chủ đầu tư không thể tiếp tục dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chánh vì gặp khó khăn về tài chánh; chủ đầu tư thay đổi chủ trương đầu tư dự án nên hủy hợp đồng hợp tác góp vốn với khách hàng….

Hình thức phản đối đòi hỏi quyền lợi của những nhóm khiếu kiện được cho biết chủ yếu là căng băng rôn tại dự án, trụ sở công ty, cơ quan Nhà nước yêu cầu giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, Trần Văn Chính, cho rằng tình trạng người dân tập trung đông người, căng băng rôn khiếu kiện, tuần hành làm gây mất an ninh-trật tự, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, và dễ bị các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng, xuyên tạc.


Xét Xử Phúc thẩm Vụ Buôn Lậu Gần 200 Triệu Lít Xăng Dầu Từ Tân Gia Ba Về Việt Nam


(Hình: Các bị cáo trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng lậu ở Đồng Nai và các tỉnh phía Nam ở phiên Tòa Sơ thẩm vào tháng 12/2022.)

-Vào ngày 5/4/2023, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Tp. HCM tiến hành xét xử phúc phẩm vụ buôn lậu 198 triệu lít xăng dầu từ Tân Gia Ba về Việt Nam.

Theo truyền thông nhà nước, phiên tòa được mở do có 28 bị cáo, 14 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Tp. HCM cũng có kháng nghị đối với bản án Sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Tại phiên Sơ thẩm hồi đầu tháng 12/2022, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên án đối với 74 người trong đường dây buôn lậu. Trong đó, hai người bị xác định cầm đầu vụ án là Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Hải Phòng) và Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Phan Lê Hoàng Anh) bị tuyên án 17 và 16 năm tù. Cả hai “ông trùm” này sau đó đều kháng cáo.

Tại phiên Phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Tp. HCM đã quyết định rút kháng nghị đối với 15 bị cáo. Ngoài ra, một số bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng rút kháng cáo.

Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Tp. HCM cho rằng trong số 28 bị cáo bị kháng nghị Phúc thẩm có một số trường hợp mức án Sơ thẩm tuyên phạt là tương xứng với vị trí, vai trò và mức độ tham gia giúp sức, nhất là nhóm các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.


Việt Nam Tiến Hành Thanh Tra Việc Quản Lý Thông Tin Thuê Bao Di Động


(Hình: Một người mẫu giới thiệu điện thoại di động VinSmart ở Sài Gòn hôm 14/12/2018.)

-Việc quản lý thông tin thuê bao di động của tám các nhà mạng tại Việt Nam bị thanh tra đồng loạt từ ngày 5/4 đến 5/6/2023.

Công tác này do Bộ Thông tin-Truyền thông yêu cầu thực hiện qua công văn do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ký và gửi đến các Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Thông tin-Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bộ Thông tin-Truyền thông cũng yêu cầu thanh tra việc quản lý thông tin thuê bao di động của chi nhánh các doanh nghiệp viễn thông tại địa phương gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Đông Dương Telecom, MOBICAST, Công ty Cổ phần Viễn thông ASIM và cả các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đăng ký thông tin thuê bao lớn, có dấu hiệu vi phạm.

Trong đợt kiểm tra, cơ quan chức năng về thông tin-truyền thông yêu cầu các trung tâm, chi nhánh của nhà mạng cung cấp các dữ liệu gồm dữ liệu đăng ký sử dụng số lượng sim điện thoại lớn, có dấu hiệu bất thường, trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng từ 50 sim trở lên, cá nhân sử dụng từ 20 sim trở lên….

Bộ Thông tin-Truyền thông còn đưa ra yêu cầu đối với các Sở Thông tin-Truyền thông các tỉnh, thành mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký sử dụng sim điện thoại với số lượng lớn bất thường đến làm việc, cùng sự tham dự của đại diện doanh nghiệp viễn thông di động.

Vừa qua, Cục Viễn Thông, thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông yêu cầu các thuê bao cập nhật thông tin cá nhân được nói là để chuẩn hóa. Đến ngày 31 tháng Ba, có hơn 1,99 triệu thuê bao thực hiện yêu cầu này. Số còn lại sẽ bị khóa thông tin một chiều cho đến ngày 15 tháng tư. Sau đó nếu không cập nhật thông tin sẽ bị khóa hai chiều.


Hàng Loạt Fanpage Bán Hàng Tại Việt Nam Bị Facebook Khóa


(Hình: Một người nhìn màn hình máy điện toán với trang Facebook phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.)

-Nhiều quản lý các trang Facebook tại Việt Nam vào ngày 5/4/2023 nhận được thông báo giới hạn các tính năng hoạt động của fanpage bán hàng.

Mạng báo Zing loan tin dẫn xác nhận từ những người có trang fanpage bán hàng bị Facebook vô hiệu hóa. Những người này cho Zing biết họ nhận được thông báo của Facebook với nội dung “Trang của bạn bị hủy đăng. Nguyên nhân là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi”.

Zing dẫn trả lời của chuyên gia Marketing, dịch vụ Facebook-ông Mai Thanh Phú, rằng đã có hơn chục khách hàng bị “hủy trang” nhờ hỗ trợ khôi phục.

Ông Mai Thanh Phú nói hầu hết các trang bị hủy đăng đều là fanpage để bán hàng với nội dung chủ yếu là rao vặt, giới thiệu sản phẩm. Theo ông Mai Thanh Phú, việc bị khóa với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng là tương đối bất thường, vì những trang bán hàng ít có nội dung gây tranh cãi.

Vào ngày 22/3 vừa qua, Giám đốc Chính sách Công Khu vực Đông Nam Á & Nam Á của Meta, công ty mẹ của Facebook, ông Rafael Frankel phát biểu với truyền thông nhà nước Việt Nam rằng công ty của ông đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Hà Nội trong việc giải quyết những nội dung bị cho không phù hợp trên các nền tảng như Facebook. Theo đó, Meta sẽ chủ động giải quyết những trường hợp bị cho vi phạm quy định do người dùng báo cáo.


Chánh Thanh Tra Tỉnh Lâm Đồng Bị Cáo Buộc “Nhận Hối Lộ” Trong “Siêu Dự Án” 25.000 Tỉ Đồng


(Hình: Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.)

-Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng – ông Nguyễn Ngọc Ánh – bị xác định có liên quan đến một “siêu dự án” có tên Khu đô thị Nam Đà Lạt của Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh với vốn đầu tư lên đến 25.000 tỉ đồng. Truyền thông nhà nước hôm 4/4/2023 có bài tìm hiểu về dự án này.

Hôm 15/3, báo Nhà nước đưa tin ông Ánh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an Lâm Đồng khởi tố và bắt giam về tội “Nhận hối lộ”. Ông Ánh bị bắt khi còn đương chức.

Sai phạm của ông Ánh xuất phát từ việc trình chỉ đạo, kết luận thanh tra về những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng tại một dự án.

Theo bài báo mới nhất được đăng trên trang An Ninh Thế Giới (thuộc Bộ Công an), dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt được khai triển thực hiện từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2018. Dự án bao gồm khu đô thị trung tâm, biệt thự đa năng, rừng nguyên sinh, vườn hoa thế giới, khu bảo tồn thiên nhiên… trên diện tích lên tới 3.595 ha. Vị trị dự án nằm xuyên qua các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, thuộc huyện Đức Trọng. Vị trí gần nhất của dự án cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 cây số về phía Nam.

Cũng theo bài báo, đến nay, chủ đầu tư dự án chưa làm gì đáng kể so với khối lượng công trình đồ sộ của “siêu dự án”. Sau hơn 12 năm, Công ty Sài Gòn Đại Ninh mới chỉ đầu tư xây dựng được một số tuyến đường giao thông nội bộ, một hội trường diện tích 600 mét vuông, một hội trường phần thô, 15 căn nhà “chuyên gia” dạng chòi nhưng vẫn chưa hoàn thiện…

Cũng theo bài báo, từ khi được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng giao đất, giao rừng để thực hiện dự án, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã để xảy ra quá nhiều sai phạm liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ rừng, gây thiệt hại lớn về lâm sản. Cụ thể, chủ đầu tư đã để rừng bị phá, lấn chiếm rừng hơn 368ha (bị phá 257 ha, bị lấn chiếm 111 ha).

Vào tháng 6/2020, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Tuy nhiên, đến tháng 10/2020, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có nhiều đơn xin cứu xét tới các cơ quan chức năng, trong đó có Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 1/3/2021, Thanh tra Chính phủ đã ra quyết định lập tổ công tác để xác minh nội dung kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Ông Nguyễn Ngọc Ánh là một trong bốn thành viên tổ công tác của Thanh tra Chính phủ.

Kết quả của việc lập tổ xem xét những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp là dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt được tiếp tục gia hạn, giãn tiến độ thực hiện thay vì yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng thu hồi dự án như trước đó.


Hà Nam: Khởi Tố và Bắt Giam Nguyên Phó Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường


(Hình: Nguyễn Thành Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam (đánh dấu X màu đỏ) nghe lệnh bắt.)

-Ngày 5/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Hà Nam khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1965), nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thông cáo báo chí của Công an tỉnh Hà Nam vào cùng ngày cho biết, việc bắt ông Nam liên quan đến vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Hà Nam từ năm 2010 đến năm 2021. Vụ án được Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh thu thập tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

Liên quan đến vụ án, vào ngày 15/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hà Nam đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trương Minh Hiến (SN 1960) - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam và ông Vũ Hữu Song (SN 1959) - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Không có nhận xét nào: