Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Kính Chuyển Tin Nóng và Biến Chuyển Tình Hình Việt Nam Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Vài Suy Nghĩ Về Tình Hình Việt Nam Hiện Nay, Trước Ngày 30/4 Năm 2023 (Đào Tăng Dực) Tác giả: Luật sư Đào Tăng Dực là một luật sư, hoạt động đấu tranh dân chủ ở hải ngoại, cho rằng sách lược của đảng CSVN từ lâu, đã không còn là xây dựng xã hội chủ nghĩa, mà chính là duy trì quyền lực Đảng, hầu tẩu tán của cải trong nước, hoặc ra hải ngoại, cho các thế hệ con cháu.
<!>


Là một người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước, cũng như đã tham gia tiến trình dân chủ hóa từ hải ngoại ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi hoàn toàn chia sẻ những băn khoăn của nhiều người Việt quốc gia trên khắp thế giới, nhất là trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Sách lược rất khôn ngoan của CSVN minh thị chủ trương tố cáo và lên án những tổ chức chống cộng bất xứng, làm lợi nhất cho CS, vì họ biết rằng khi họ tố cáo các tổ chức này thì một cách gián tiếp CSVN đã nâng cao uy tín của tổ chức đó trong một cộng đồng chia rẽ và mất niềm tin. Khi những tổ chức bất xứng đó củng cố chỗ đứng trong cộng đồng thì vị trí độc tôn của CSVN tại quê nhà càng vững chãi hơn.

Nhà cầm quyền chủ trương dùng pháo bông và bóng đá để ru ngủ người dân quên đi đói nghèo và bất công xã hội

Những tổ chức và thực thể CSVN không hề nhắc đến như Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi và những chính đảng có quá trình đấu tranh chống Thực Dân Pháp và chống cộng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Tân Đại Việt… thì CSVN không bao giờ nhắc đến hoặc lên án, vì CSVN sợ hãi những thực thể và tổ chức ấy nhiều nhất.

Đảng CSVN ra vẻ đổi mới, cải tổ kinh tế theo kinh tế thị trường, nới rộng quyền tự do đi lại và đem lại sự dễ thở cũng như phát triển kinh tế vừa phải xoa dịu lòng dân. Họ cũng khuyến khích Việt Kiều hải ngoại về thăm nhà, du hí và góp vốn phát triển đất nước. Mặt khác họ thẳng tay đàn áp mọi tiếng nói đối lập và ngăn chặn, không chấp nhận bất cứ lực lượng chính trị không cộng sản nào hoạt động trong nước.

Thâm độc hơn nữa, họ sẵn sàng ra vẻ chấp nhận một vài trí thức lẻ tẻ phản biện làm màu, nhưng lại đàn áp tàn nhẫn những cá nhân tham gia những tổ chức chống cộng. Sách lược này của họ rất thành công, giảm thiểu tiềm năng các tổ chức đấu tranh có cơ sở tại hải ngoại lẫn trong nước.

Sở dĩ nhiều thành phần người Việt tại hải ngoại không tham gia đấu tranh vì bị CSVN cấm nhập cảnh và đàn áp hoặc sách nhiễu thân nhân tại Việt Nam. Chính sách này đặt biệt ảnh hưởng đến những thanh niên tuổi trẻ thích du lịch Việt Nam hoặc những thành viên có gia đình trong nước.

Quan trọng nhất là sự vắng bóng của một lực lượng chính trị đối trọng với đảng CSVN

Đã nhiều thập niên qua, quần chúng trong lẫn ngoài nước mong mỏi sự xuất hiện của một lực lượng chính trị đại diện cho người Việt quốc gia trong nước lẫn hải ngoại, được quốc tế công nhận, hầu đối trọng với CSVN. Tuy nhiên đến ngày hôm nay, vẫn chưa thấy xuất hiện và điều này củng cố sự tuyệt vọng và mất niềm tin của một số người.

Tuy vậy, có một số tín hiệu đáng lạc quan như mạng lưới thông tin toàn cầu và cuộc cách mạng tin học đã vô hiệu hóa sách lược bưng bít thông tin của đảng CSVN.

Việt Cộng càng dựa vào Trung Cộng để chống lưng cho mình bằng quân sự thì họ càng đi ngược lòng dân vì nhân dân Việt vốn căm thù Trung Cộng.

Sự ra đời của giới trí thức trẻ và cấp tiến trong quốc nội với cái nhìn khai phóng và luôn hướng về Tây Phương. Có thể nói rằng, yếu tố này hoàn toàn bất ngờ đối với giới đấu tranh hải ngoại và chưa được chúng ta khai thác tích cực. Chúng ta đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào hậu duệ của chúng ta tại hải ngoại. Tuy nhiên giới trẻ tại hải ngoại phải đối diện với những nhu cầu vật chất lớn lao của những xã hội công nghiệp và chỉ có một thiểu số hướng về quốc nội. Thật ra giới đấu tranh trẻ tuổi trong nước mới là tương lai của đất nước Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp cận nhiều trên mạng xã hội, chúng ta sẽ nhận ra sự thật này.

Nhìn chung, CSVN đang đứng bên lề trái của lịch sử, trên bờ hủy diệt và họ ý thức điều đó. Sách lược của họ từ lâu đã không còn là xây dựng xã hội chủ nghĩa, mà chính là duy trì quyền lực hầu tẩu tán của cải trong nước hoặc ra hải ngoại cho các thế hệ con cháu


Trồng Người Đưới Chế Độ CS: Gần 170 Website Giáo Dục Bị Cài Nội Dung Về Cá Độ, Cờ Bạc!


(Hình: Website của nhiều trường học bị tấn công.)

-Theo con số thống kê sơ bộ của công ty Kỹ thuật an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 14/4/2023, gần 170 website giáo dục có tên miền.edu.vn cài đặt nội dung liên quan đến cá độ, cờ bạc.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật NCS còn cho biết có nhiều website giáo dục của một số trường Đại học lớn, các cơ sở giáo dục và trường Cao đẳng, trường nghề, trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông tại Hà Nội và một địa phương.... Tuy nhiên, NCS không nêu cụ thể tên trường nào.

Đại diện NCS đồng thời cho hay hình thức các website trên là hacker khai thác lỗ hổng trên các website giáo dục, chiếm quyền quản trị, thay đổi, chỉnh sửa mã nguồn, từ đó có thể đăng tải, liên kết, thậm chí chuyển hướng truy cập đến các nội dung quảng cáo, cờ bạc.

Một số hệ thống do cấu hình không tốt, từ lỗ hổng của một website, hacker chiếm được quyền quản trị cả hệ thống lưu trữ máy chủ (server hosting), từ đó tấn công sang các website giáo dục khác trên cùng hệ thống chủ (server) đó. Đây là nguyên nhân dẫn đến đồng loạt nhiều website bị tấn công cùng lúc.

Hiện cờ bạc, cá độ ở Việt Nam bị cấm vì vi phạm pháp luật, nhưng những thông tin về các hoạt động này lại được ngụy trang dưới các đường dẫn (link) có tên miền là “.gov.vn“ hoặc “.edu.vn“.

Đây thường là website của cơ quan nhà nước và giáo dục, do đó người dùng nếu không để ý sẽ tưởng đường dẫn này là hợp pháp, bình thường và nhấn chuột vào link để tìm thông tin; cũng đồng nghĩa với việc vô tình đọc, tiếp nhận thông tin về hoạt động cá độ, cờ bạc....

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đến trung tuần tháng 3/2023, trong khoảng 14.000 website giáo dục phổ biến, với hơn 6.900 trang tên miền.gov.vn của cơ quan nhà nước, đã phát giác ít nhất 90 website đang bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung không phù hợp như quảng cáo về đánh bài, cờ bạc, cá độ, đỏ đen, chơi bạc ăn tiền....

Trong đó, có 67 website giáo dục thuộc quản lý của 30 tỉnh, thành phố và 23 trang web thuộc quản lý của 12 bộ, ngành.


Luật Sư Lê Công Định: Quan Hệ Việt-Mỹ Đang Vượt Lên Cả “Đối Tác Toàn Diện” Một Cơ Hội Lớn Cho Việt Nam Muốn Thoát Khỏi Bóng Ma Trung Quốc!

(Quốc Phương)


(Hình: Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken thăm Hà Nội năm 2016.)

-Quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ‘tốt hơn bao giờ hết’ từ trước đến nay và nếu trong năm nay hai nước thiết lập quan hệ song phương chính thức ở cấp độ đối tác chiến lược, thì sẽ là “một điều rất tốt” thoát Trung! một luật gia và nhà quan sát, bình luận chính trị, bang giao Việt-Mỹ từ Việt Nam nêu quan điểm.

Hôm thứ Sáu (14/4/2023), từ Sài Gòn, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken diễn ra trong 3 ngày từ 14-16/4 theo kế hoạch, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp. HCM, chia sẻ nhận định của mình, ông nói:

“Chuyến đi của ông Blinken có thể nói là rất nhanh chóng, ngay sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden với Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng vào ngày 29 tháng Ba. Chuyến đi này dường như là để chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc, hoặc là cho chuyến đi của ông Biden đến Việt Nam.

“Có tin thêm nữa là ông Blinken đến Việt Nam cũng để khai trương (động thổ) một tòa nhà của Tòa Đại sứ mới của Hoa Kỳ tại Hà Nội.

“Thực ra tôi nghĩ, bên trong những động thái hiển diện bên ngoài như tôi vừa nói, hình như cả hai bên dường như đang muốn nâng cấp mối quan hệ song phương và hiện giờ dường như có nhiều nguồn tin cho thấy là Hà Nội rất là sẵn lòng nâng cấp, nhưng lại có một số quan ngại rằng nếu mối quan hệ giữa hai quốc gia mà có thể sâu sắc quá, có thể gây một sự bất hòa nhiều hơn nữa với Trung Quốc.

“Bởi vì gần đây, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc cũng có một số bài viết với mục đích nói để cho phía Việt Nam biết rằng việc nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ không có lợi lắm cho Hà Nội.

“Tôi nghĩ từ phía Trung Quốc đã có sự e ngại đối với việc hai nước Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng mà tôi nghĩ rằng trên thực tế mối quan hệ Việt-Mỹ có thể nói tốt hơn bao giờ hết từ trước đến nay”.


(Ảnh: Luật sư Lê Công Định - cựu thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ.)

Đâu Là Kỳ Vọng Lớn Nhất của Người Dân Việt Nam và Các Giới?
Nói về điều được cho là được kỳ vọng lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Việt bởi người dân và các giới ở Việt Nam, nhất là ở khía cạnh Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam, từ quan sát riêng của mình, Luật sư Lê Công Định nói:

“Phía Mỹ luôn nói trong mối quan hệ này, Mỹ luôn luôn muốn ủng hộ một nước Việt Nam thịnh vượng, và do đó người dân Việt Nam cũng kỳ vọng vô việc là mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ giúp cho Việt Nam ngày càng phát triển nhiều hơn.

“Và thú thật, mối quan hệ này đặt trong bối cảnh về chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Như chúng ta biết là từ thời Tổng thống Trump cho đến thời của Tổng thống Biden, Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực chính trị Ấn Độ-Thái Bình Dương.

“Và do đó trong địa bàn này, vị thế và vai trò của Việt Nam khá quan trọng đối với chiến lược của Hoa Kỳ, trong một kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc ở vùng Biển Đông, và do đó Hoa Kỳ luôn tìm mọi cách để Hà Nội hài lòng và để làm sâu sắc mối quan hệ này.

“Và như phần lớn người dân, một số giới cũng muốn Hoa Kỳ tác động nhiều hơn về vấn đề nhân quyền, tuy nhiên tôi nghĩ là trong bối cảnh hiện nay, khi mà trọng tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề an ninh khu vực là ưu hàng đầu, Hoa Kỳ chắc chắn không coi vấn đề nhân quyền trở nên ưu tiên nữa, mặc dù trong thời gian qua cũng có một số đề nghị là ông Ngoại trưởng Blinken sẽ đề cập với Chính phủ Việt Nam, nhưng mà tôi nghĩ đây không phải là trọng tâm của chuyến đi.

“Và do đó ông Blinken sẽ qua để làm tốt mối quan hệ này bằng cách là sẽ bàn những vấn đề về an ninh khu vực nhiều hơn. Và chúng ta thấy là trong hai năm vừa rồi, chính Hoa Kỳ cũng là nước giúp Việt Nam nhiều nhất trong vấn đề thuốc men, vắc-xin chống COVID-19, thì chúng ta thấy rằng Hoa Kỳ luôn luôn mở rộng khả năng để có thể giúp đỡ nhân dân Việt Nam một cách tối đa.

“Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi không đặt vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ không giúp gì cho người dân Việt Nam. Tôi nghĩ mối quan hệ ngày càng sâu hơn của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ giúp rất nhiều nói chung cho tình hình phát triển của Việt Nam và đặc biệt trong bối cảnh là hiện giờ nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những sự khó khăn nghiêm trọng, việc nâng cấp mối quan hệ này về mặt thực tế, tôi không nói về mặt danh nghĩa, cũng có thể mang lại những lợi ích nhiều hơn cho người dân Việt Nam”.

Bình luận đâu có thể là chuyển biến mới, quan trọng đem lại khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác ở mức chiến lược, Luật sư Lê Công Định nói:

“Thực ra cho đến giờ mối quan hệ Việt-Mỹ đã vượt trên mức gọi là ‘đối tác toàn diện’ rồi, và nó đã đến gần mức gọi là ‘đối tác chiến lược’, tôi nghĩ danh nghĩa ‘đối tác chiến lược’ hay là không, không quan trọng bằng trên thực tế hiện giờ quan hệ song phương đã có tính cách chiến lược hay chưa. Còn tôi đánh giá nó đã là mối quan hệ đối tác chiến lược từ lâu....

“Tất nhiên có nhiều người trông đợi là phải có một cái danh chính thức là ‘đối tác chiến lược’ để cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Việt-Mỹ, nhưng theo tôi, cách tiếp cận thực tế vẫn hay hơn là một cách tiếp cận mà nó có thể gây những khó khăn về mặt ngoại giao cho Việt Nam đối với Trung Quốc”.

Việt Nam Có Dự Liệu Gì, Nếu Trung Quốc Phật Ý và Phản Ứng Tiêu Cực?

Tuy nhiên, theo Luật sư Lê Công Định, Việt Nam cũng đã có những dự liệu trong trường hợp Trung Quốc ‘phật lòng’ và có thể có những phản ứng từ tiêu cực, tới quyết đoán, căng thẳng với Việt Nam, nếu mối quan hệ song phương trên được thiết lập, ông nói:

“Tôi nghĩ vấn đề này chính phủ Việt Nam cũng đã có dự liệu trước rồi, và nhất là vấn đề quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể nói là quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam hiện nay, cho nên đối với họ, trong việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ, đầu tiên là họ nghĩ đến thăm dò phản ứng của Trung Quốc.

“Cho đến cho đến giờ có vẻ là phía Trung Quốc không hài lòng, và chúng ta có thể thấy có hai sự kiện, thứ nhất là trong cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông Trọng diễn ra vào lúc những tàu đánh cá (tàu kiểm ngư - PV) của Việt Nam bị cảnh sát biển của Trung Quốc quấy nhiễu rất khó khăn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tôi nghĩ là nếu mối quan hệ này mà được nâng cấp lên, thì chắc chắn là phía Trung Quốc sẽ tăng cường sự gây hấn nhiều hơn trên Biển Đông, ở ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và khiến cho chúng ta thấy khó chịu nhiều hơn.

“Và do đó, để tránh như vậy, chính phủ Việt Nam chắc chắn phải có một bước đi rất là nhẹ nhàng khéo léo, để làm sao trên mặt thực tế, như tôi đã nói, là vẫn nâng cấp đó lên như từ trước đến giờ, nhưng về danh nghĩa, tránh không vội vã dùng cái tên là ‘đối tác chiến lược’, mặc dầu trên thực tế chỉ có những vấn đề mà chỉ có đối tác chiến lược, thì hai bên mới có thể làm với nhau, còn đối tác toàn diện thì chưa chắc đã làm.

“Do đó tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ chọn một giải pháp khéo léo như vậy, hơn là một giải pháp công khai và như nhiều học giả quốc tế gần đây cũng đã bàn, đó là vấn đề chính là mối quan hệ đó đã có tính chiến lược chưa, chứ không phải là cái tên của nó”.

Cải Cách Tư Pháp của Việt Nam Cần Được Hậu Thuẫn Thế Nào?

Theo Luật sư Lê Công Định, người cũng là cựu thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ và nguyên thành viên Hội đồng đại diện cho Việt Nam tại Hiệp hội Luật sư Á Châu-Thái Bình Dương, trên thực tế người dân Việt Nam cũng đã hưởng được nhiều lợi ích từ mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước, mà một vài thí dụ ông đưa ra là trong vấn đề vắc-xin, y tế, hay trong trao đổi giáo dục, ngoài ra Mỹ cũng giúp Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như trong hợp tác an ninh, quốc phòng giúp Việt Nam những phương tiện phòng vệ, như một số lĩnh vực Mỹ còn có thể giúp đỡ tốt hơn nữa cho Việt Nam.

Tuy nhiên, trên tư cách một người có chuyên môn liên quan luật học và thực hành pháp luật, bàn về nhu cầu nào mà Việt Nam cần được quan tâm hỗ trợ trên địa hạt cải cách Tư pháp, một trong các hợp tác quan trọng Mỹ-Việt khác, Luật sư Định, người cũng là cựu thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ và nguyên thành viên Hội đồng đại diện cho Việt Nam tại Hiệp hội Luật sư Á Châu-Thái Bình Dương, nói:

“Thực ra bây giờ vấn đề đào tạo Luật sư cũng là vấn đề cũng khá quan trọng, bởi vì nhu cầu pháp lý và nhu cầu dịch vụ pháp lý của người dân ở Việt Nam ngày càng gia tăng, trong khi sự phát triển của giới Luật sư cũng không đồng bộ với sự phát triển đó về phương diện nhu cầu của người dân.

“Cho nên gia tăng sự phát triển của giới Luật sư, cần phải có những chương trình đào tạo hữu hiệu, chúng ta thấy không phải kết nạp nhiều Luật sư thì có nghĩa nghề Luật sư phát triển, cái đó không đúng.
“Mà giới Luật sư muốn phát triển thì họ phải có những vấn đề ví dụ như kỹ năng hành nghề là một, rồi đạo đức nghề nghiệp.

“Hiện giờ vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giới Luật sư Việt Nam, tôi có thể nói rằng là rất tệ, mà điều này cũng do quan niệm không đúng đắn lắm về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của liên đoàn Luật sư, mà ngay cả đoàn Luật sư các tỉnh, những nước phương Tây hoàn toàn có thể chia sẻ những kinh nghiệm làm sao kiện toàn hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giới Luật sư.
“Luật sư càng đông, mà việc hành nghề bát nháo, rồi mạnh ai nấy làm, không quan tâm gì đến đạo đức nghề nghiệp, sẽ làm cho nhu cầu pháp lý của người dân thực ra cũng không được đáp ứng, và nó biến giới Luật sư bây giờ như một giới làm ăn đơn thuần.
“Do đó, một trong những giúp đỡ liên quan vấn đề cải cách Tư pháp mà cần tập trung vô, nếu mà nói một điểm thôi cần được tập trung vô, thì đó là điểm đang cần được ưu tiên hàng đầu”.

Lưu Ý Gì Với Ngoại Trưởng Mỹ Trong Giúp Đỡ An Ninh Quốc Phòng của Việt Nam?

Trở lại với chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Blinken và kỳ vọng hướng tới một thiết lập quan hệ đối tác song phương ở mức độ chiến lược, Luật sư Lê Công Định chia sẻ thêm góc nhìn của ông về triển vọng của mối quan hệ và đâu là điểm mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ cần lưu tâm trong chuyến thăm Việt Nam.

Ông nói: “Thực ra trong mối quan hệ Việt-Mỹ, có nhiều vấn đề hai bên cùng làm, thí dụ như vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề vũ khí phòng vệ bờ biển, vấn đề du học sinh Việt Nam có những cơ hội học tập ở Mỹ như thế nào, rồi vấn đề làm sao hỗ trợ Việt Nam về y tế, rồi các vấn đề xã hội, vấn đề với chất da cam (Dioxin-PV) mà có những khu vực bị nhiễm độc quá lâu, những vấn đề đó chắc chắn là những đề tài quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ.

“Và tôi nghĩ nó sẽ có tính cách thực tế nhiều hơn giữa hai quốc gia, chắc chắn phía Hoa Kỳ cũng sẽ ưu tiên vấn đề đó.
“Để nói trong những vấn đề mà phía Ngoại trưởng Hoa Kỳ cần lưu tâm, tôi nghĩ vấn đề là làm sao mà giúp Việt Nam có đủ vũ khí để phòng vệ bờ biển, bởi vì chắc chắn là khi mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng sâu sắc hơn, thì sự gây hấn của Trung Quốc sẽ gia tăng.

“Do đó vấn đề an ninh bờ biển của Việt Nam khá quan trọng, và đó là điều mà tôi nghĩ là phía Hoa Kỳ nên quan tâm và đáp ứng cho những nhu cầu của phía Việt Nam”.

Khi được hỏi, bản thân Luật sư sẽ ‘chào đón’ hay có phản ứng thế nào nếu trong năm nay, quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt được tuyên bố chính thức, Luật sư Lê Công Định nói:
“Cái đó là rất tốt, bởi vì như tôi nói tuy danh xưng không quan trọng, mà thực tế và bản chất của mối quan hệ quan trọng hơn, nhưng mà nếu bản chất đó có một cái tên đúng với nó, thì nó chắc chắn sẽ tốt đẹp nhiều hơn.
“Và nó cũng cho thấy Việt Nam là một nước thực sự có sự độc lập và không có e dè gì trong chuyện sợ Trung Quốc hay bất kỳ ai mất lòng.
“Thì điều đó rất là tốt, nó cho thấy sự độc lập của Việt Nam đối với mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như là đối với mối quan hệ với Hoa Kỳ”, Luật sư Lê Công Định chia sẻ nhận định từ quan điểm riêng của mình từ Sài Gòn hôm thứ Sáu, 14/4.

Cùng ngày, nhiều cơ quan báo chí, truyền thông của Việt Nam đồng loạt đưa tin Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong thời gian ba ngày.

Trong số đó, trang mạng VOV.vn của Đài Tiếng Nói Việt Nam hôm 14/4 đưa tin cho hay:
“Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Antony Blinken trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Chuyến thăm cho thấy phía Hoa Kỳ thể hiện coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ (2013-2023).

“Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng cường quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần Đối tác toàn diện 2013 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ 2015, đồng thời khai triển kết quả điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (3/2023), tiếp tục thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

“Trong chuyến thăm này, hai bên sẽ trao đổi về tình hình quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua, các biện pháp để duy trì đà và đưa quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới, nhất là các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu… góp phần làm phong phú các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”.


CSVN Không Thể Mãi Mãi, Dùng ‘Bạo Lực Cách Mạng’ Để Bịt Miệng Nhân Dân!

(Trân Văn)


(Ảnh: Ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, Kỹ sư xây dựng – một trong những người thường nêu ý kiến cá nhân về những vấn đề đáng phải bận tâm – vừa bị Tòa án thành phố Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù.)

-Dẫu hệ thống Tư pháp (công an – khởi tố, điều tra, kiểm sát – truy tố, tòa án – xét xử) cùng nhất trí rằng ông Thắng đã “chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng rất nhiều công dân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại không đồng tình với việc hệ thống Tư pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực thi “pháp chế Xã hội chủ nghĩa”.

Ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, Kỹ sư xây dựng – một trong những người thường nêu ý kiến cá nhân về những vấn đề đáng phải bận tâm – vừa bị Tòa án thành phố Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù vì “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Đáng chú ý là dẫu hệ thống Tư pháp (công an – khởi tố, điều tra, kiểm sát – truy tố, tòa án – xét xử) cùng nhất trí rằng ông Thắng đã “chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) nhưng rất nhiều công dân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại không đồng tình với việc hệ thống Tư pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực thi “pháp chế Xã hội chủ nghĩa”.

Đó là lý do tuần này, mạng xã hội Việt ngữ xảy ra tình trạng mà ông Thông Đặng gọi là “đỏ đèn” và nhấn mạnh đây là “hiện tượng rất thú vị” vì “thường thì những người tôi follow trên facebook có những quan tâm khác nhau nên bài viết của họ không trùng nhau về chủ đề, còn khi trùng nhau về chủ đề thì đôi lúc họ lại tranh cãi rất nảy lửa, đến độ tôi nghĩ họ khó có thể tìm được tiếng nói chung về bất cứ vấn đề gì, vậy mà đối với vụ Nguyễn Lân Thắng, tất cả đã có một sự đồng thuận tuyệt đối. Sự đồng thuận này nói lên nhiều điều, là hiếm thấy và thật đáng quý”.

Ông Thông Đặng đã lược thuật ý kiến của nhiều người, thuộc nhiều giới khác nhau như Nguyễn Ngọc Chu, Chu Mộng Long, Mạc Văn Trang, Hoàng Dũng... các Giáo sư, Tiến sĩ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo như Đỗ Trọng Khơi, Lưu Trọng Văn, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Thụy Hưng, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh, Thái Hạo, Tạ Duy Anh, Phạm Lưu Vũ, Trần Thanh Cảnh, Thái Bá Tân, Bùi Chí Vinh, Đoàn Bảo Châu,... để chứng minh sự đồng thuận tuyệt đối đó là Nguyễn Lân Thắng vô tội và không thể nào sử dụng “bạo lực cách mạng” để bịt miệng nhân dân.

***
Trong số những bạn đồng hành của Nguyễn Lân Thắng, có người như Nguyễn Chí Tuyến viết thế này: Này người anh em, chỉ vài tiếng đồng hồ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười. Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa Hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy một tháng nữa là tròn 12 năm. Người ta nói 60 năm cuộc đời, lục thập hoa giáp. Vậy là cũng một giáp, 1/6 cuộc đời rồi, chưa lâu nhưng cũng chẳng ngắn, nhỉ! Quan trọng là trong thời gian đó chính là quãng đời sôi động, đầy ắp những cung bậc cảm xúc với biết bao sự kiện dồn dập cuốn chúng ta vào khiến chúng ta có khi còn chẳng kịp nhìn lại.

Gặp nhau trên những đường phố Hà Nội, rồi tiếp theo là những Văn Giang, Dương Nội, Hà Nam, Formosa, Đồng Tâm… những chuyến lên rừng và xuống biển, những đồn công an, những sân túc cầu. Quá nhiều chuyến đi, quá nhiều kỷ niệm, kể sao cho hết được, phải không người anh em. Những cuộc chém gió, những vụ cãi cọ chê nhau “ếch nhựa” hay sao không mặc áo “tàng hình” ha ha ha.

Tất cả những việc chúng ta làm, tuỳ vào góc nhìn và quan điểm mà người đời gọi chúng ta là những kẻ ngu ngơ, ngốc nghếch, ngang ngược hay ngạo nghễ. Mặc kệ đời, cái quan trọng là chúng ta được sống như chính con người của chúng ta. Người đời đặt câu hỏi: Làm vậy để làm gì? Danh tiếng? Tiền bạc? Lợi ích? Thật khó trả lời trọn vẹn, người anh em nhỉ. Chỉ biết rằng chúng ta làm vậy chỉ vì chúng ta sống đúng với lương tâm, trách nhiệm và nhận thức của mình để cảm thấy trong lòng thanh thản. Cái khó nhất chẳng phải là chiến thắng chính bản thân mình, là đối diện với chính bản thân mình, phải vậy không!

Nhiều người nói, chúng ta như châu chấu đá xe, chẳng làm nên cơm cháo gì được đâu. Ồ, chúng ta có đấu đá ai, tranh giành gì của ai đâu nhỉ. Chúng ta chỉ hành động theo lương tâm mách bảo, nói ra những suy nghĩ, những khát khao, những ước vọng chẳng nhẽ cũng không được sao? Hay cứ phải âm thầm mà sống, lầm lũi mà sống, bịt tai, bịt mắt lại mà sống. Sống như vậy đâu phải là sống. Thôi kệ, mỗi người một nhân sinh quan, mỗi người có lựa chọn sống của riêng mình. Chúng ta đã lựa chọn con đường đầy chông gai và gian khó thì cùng nhau vững bước đi đến cuối con đường, vậy thôi!

Tôi vừa mới ngẫm, chúng ta giống như những con đom đóm nhỏ nhoi, xin tặng người anh em: Đom đóm lập loè sáng tự thân. Giúp cho ai đó những khi cần. Đồng không quạnh vắng đêm mù mịt. Mong đủ giúp người chẳng vấp chân…. Có lẽ với chúng ta, những xung đột về quan điểm sống giữa các thành viên trong đình mà tôi vẫn nói vui là “cuộc chiến quanh mâm cơm” là trở ngại tiêu tốn nhiều sức lực của chúng ta nhất. Vậy nên, chỉ cần được nghe “sinh ra đã là anh em” và “chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình”, thế là đủ, phải không người anh em!

Anh chị em chúng ta, những ai vướng vòng lao lý, về phần đối với gia đình đành thất lễ với người thân. Không báo hiếu khi cha già, mẹ héo và không được đồng hành cũng như chứng kiến những đứa con của mình khi chúng lớn lên từng ngày. Đó là những thiệt thòi mà chúng ta phải gánh chịu. Mong người thân của mỗi chúng ta hiểu và thông cảm phần nào cho chúng ta. À, bạn Đậu leo núi giỏi lắm nhé. Các bác còn chạy bở hơi tai mới theo kịp đấy. Sinh ra chưa phải là anh em nhưng đã bước chung con đường thì đồng cam cộng khổ cùng giúp nhau đi hết con đường! Thế nhỉ, người anh em! Trời sắp sáng rồi!

Và có những người “suy nghĩ khác” với Nguyễn Lân Thắng đến mức bị ông Thắng hiểu nhầm rồi “block” như Dương Quốc Chính, viết thế này: ...Mình vẫn ủng hộ quyền được lên tiếng, được phản biện xã hội, chính sách, chính quyền của nhóm anh Thắng. Không thể bị bỏ tù vì những hành vi ôn hòa, nếu những hành vi đó được cho là bôi nhọ, xúc phạm, thì nên phải được xử phạt từ nhẹ đến nặng. Từ xử phạt hành chính, phạt tiền, để răn đe trước khi dùng những biện pháp cứng rắn, hình sự, nếu đối tượng tái phạm. Những hành vi ôn hòa này không cần phải cách ly khỏi cộng đồng.

Triết học Mác-Lê có viết: Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng con đường đấu tranh. Vì vậy, chế độ muốn phát triển, tiến bộ thì ắt phải có những người đấu tranh, phản biện thì chính quyền mới có thể nhìn vào đó mà điều chỉnh hành vi, mới có thể trường tồn. Nếu chính quyền chỉ lo đàn áp mà không điều chỉnh thì ắt sẽ dẫn tới diệt vong. Đảng CSVN và chế độ hiện tại nếu không kịp thời điều chỉnh thì cũng chết cùng đại ca Liên Xô và Đông Âu rồi. Động lực để điều chỉnh đến từ nhiều phía nhưng động lực chính vẫn từ thành phần ngoài đảng, vì họ mới không bị ràng buộc để tự do phản biện. Thế nên “những thằng mặt giặc” này là rất có công với chế độ, hơn anh em bò đỏ chỉ biết bợ đỡ nâng bi chế độ nhiều, chỉ cần họ ôn hòa và có lý lẽ.

Nhiều anh em thiện lành hay bò đỏ cho rằng những thằng bất mãn, thất bại, mới sinh ra phản động. Nếu áp vào anh Thắng, anh Cù Huy Hà Vũ, anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh, anh Lê Công Định, anh Trần Huỳnh Duy Thức… đều rất sai. Bởi vì rõ ràng họ có một nền tảng tốt về quan hệ gia đình, thậm chí đang có danh tiếng về chuyên môn, nên không thể bất mãn hay thất bại được. Đó là sự ngụy biện thô thiển để tấn công cá nhân thôi....

Dương Quốc Chính nhấn mạnh: Tóm lại, mình tôn trọng cả quyền ủng hộ hay không ủng hộ anh Nguyễn Lân Thắng. Nhưng ủng hộ hay không ủng hộ chỗ nào thì cũng phải có suy xét và nhận thức chính trị cho phù hợp. Mình thì đang đánh giá thuần lý tính vì mình không có quan hệ gì với nhóm anh Thắng, quan điểm cũng nhiều chỗ khác biệt. Nhận thức sai sẽ dẫn tới lựa chọn sai, làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cả tương lai của con cháu mình. Thế nào là hành vi có ích cho đất nước thì không phải ai cũng có khả năng nhận thức được. Đừng tưởng cứ chăm chỉ tập trung vào chuyên môn là có ích cho đất nước. Nhiều khi chỉ là có ích cho bản thân mà thôi.

***
Quyết định khởi tố-truy tố và xét xử ông Nguyễn Lân Thắng theo hình thức “xử kín” (sẽ bàn riêng vào lúc khác) không chỉ có những phân tích phải-trái, thiệt-hơn như vừa dẫn. Phản ứng của công chúng thuộc giới bình dân đối với phán quyết 6 năm tù, theo sau là 2 năm quản chế dành cho Nguyễn Lân Thắng cũng rất... bình dân. Phần lớn gói gọn trong tiếng chửi thề dành cho tòa án. Có thể vì thế mà mới đây, Lê Đức Dục nửa đùa, nửa thật trên facebook: Xin nhắc nhẹ anh em là tòa không có mẹ nha nha nha ...


Khóa Hai Chiều Thuê Bao Chưa Chuẩn Hóa Thông Tin Trong Ngày 15/4


(Hình: Nhà mạng bắt đầu khóa 2 chiều với thuê bao không chuẩn hóa thông tin từ ngày 15/4/2023.)

-Thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị các nhà mạng khóa 2 chiều bắt đầu từ 15/4/2023.
Đại diện VinaPhone cho truyền thông nhà nước hay tin trên trong ngày 14/4, đồng thời nêu thêm, sau thời điểm bị khóa thuê bao 2 chiều, khách hàng sẽ không thể tự thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua website/app My VNPT. Tuy nhiên, VinaPhone vẫn tiếp tục hỗ trợ mở khóa thuê bao cho các khách hàng có nhu cầu tại Các điểm giao dịch trên cả nước đến ngày 15/5/2023. Sau ngày này các thuê bao không thực hiện chuẩn hóa sẽ bị thu hồi về kho số của nhà mạng. Tờ An Ninh Thủ đô cho biết ngoài VinaPhone, các nhà mạng khác cụng đưa ra thông báo tương tự.

Bộ Thông tin-Truyền thông cho biết, tính lũy kế đến ngày 13/4 đã có 473.000 thuê bao đã được chuẩn hóa lại thông tin cá nhân, đạt 28,3% tổng số thuê bao bị khóa.

Dù vậy, đại diện Bộ cho hay vẫn còn khoảng 1,2 triệu SIM chưa chuẩn hóa thông tin có khả năng bị khóa 2 chiều. Tuy nhiên, đại diện các nhà mạng cho rằng, 1,2 triệu SIM này không phải là con số lớn. Đây có thể là SIM rác nên không thực hiện chuẩn hóa.
Trước đó, Bộ Thông tin-Truyền thông đã đề nghị các Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương khai triển đợt thanh tra diện rộng hoạt động quản lý, đăng ký, lưu trữ thông tin thuê bao trên địa bàn quản lý của sở, cụ thể như thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng số lượng sim điện thoại lớn, có dấu hiệu lớn bất thường.

Bộ Thông tin-Truyền thông cũng yêu cầu thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động của các doanh nghiệp viễn thông di động tại địa phương, gồm: Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Đông Dương Telecom, Mobicast, Công ty cổ phần Viễn thông Asim và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đăng ký thông tin thuê bao lớn, có dấu hiệu vi phạm.

Bộ Thông tin-Truyền thông cũng cho biết, Bộ sẽ đề xuất xử phạt người đứng đầu nhà mạng nếu để sai phạm về quản lý thuê bao trong lần thanh, kiểm tra này.


Vẫn Đóng Kịch Che Mắt Người Dân: Cảnh Sát Biển Việt Nam và Trung Quốc Tuần Tra Chung ‘Thành Công’ ở Vịnh Bắc Bộ


(Hình: Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Trung Quốc, gặp nhau trên tàu CSB 8004.)

-Cảnh sát Biển của Việt Nam và Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 11 đến 13/4/2023, trong nỗ lực nhằm “tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển, củng cố tình hữu nghị truyền thống song phương” giữa lúc Hà Nội và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

“Trong quá trình tuần tra chung, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành quan sát, ghi hình và kiểm tra lên tàu theo kế hoạch và lộ trình đã thiết lập, hành trình trong tổng thời gian 59 giờ và 542,4 hải lý, đồng thời kiểm tra 37 tàu đánh cá Trung Quốc và 63 tàu đánh cá Việt Nam. Nhìn chung, các hoạt động ngoài khơi diễn ra tốt đẹp”, trang Quân đội Nhân dân Trung Quốc (Chinamil) cho biết hôm 14/4.

Theo Cảnh sát Biển Việt Nam, trong cuộc tuần tra này, lực lượng Cảnh sát biển hai nước đã tiến hành các nội dung như: tổ chức hội đàm trực tiếp; tiến hành kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân hai nước khai thác thủy hải sản trong vùng biển lân cận đường phân định; tuyên truyền, giáo dục ngư dân hai nước chấp hành pháp luật khi hoạt động trên biển.

Đặc biệt trong chuyến tuần tra lần này, Cảnh sát biển Việt Nam đã thành lập tổ công tác liên ngành trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình các tàu đánh cá Việt Nam đang đánh bắt trên khu vực về việc chấp hành các quy định của pháp luật, khuyến cáo của Ủy ban Âu Châu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cũng như nhắc nhở xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm IUU.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 14/4 loan tin rằng cuộc tuần tra liên hợp lần thứ 25 này giữa hai nước, kể từ năm 2006 đến nay, đã “thành Công tốt đẹp”, với mục đích nhằm bảo đảm an ninh và ổn định hàng hải ở Vịnh Bắc Bộ.

Trang Cảnh Sát Biển Việt Nam hôm 14/4 cho biết đây là chuyến tuần tra liên hợp lần thứ 6 trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.

Truyền thông hai nước cho biết đây là cuộc tuần tra đầu tiên có sự hiện diện của lãnh đạo CSB hai bên, với việc tham gia của biên đội tàu CSB 8004 và CSB 8003 do Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Chỉ huy trưởng, và biên đội tàu Hải cảnh 4304, 4202 do Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc làm chỉ huy trưởng.

Đài VOV của Việt Nam nói rằng đây là hình thức kiểm tra mới, “có sức răn đe lớn, là cơ sở quan trọng để 2 bên đẩy mạnh đấu tranh với hành động cố tình vi phạm pháp luật, khai thác hải sản trái phép trên vùng biển ngoại quốc của tàu đánh cá 2 nước Việt Nam-Trung Quốc”.

Hàng năm, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong thời gian 3 tháng từ tháng 5 đến tháng 8 trên Biển Đông, bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam lên án lệnh cấm này, gọi đó “hành động đơn phương và phi lý”, “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền” của Việt Nam.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Đoàn Cấp Cao Bộ Công An CSVN Thăm Trung Quốc Nhận Chỉ Thị


(Hình: Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc.)

-Một đoàn cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc dẫn đầu đang thăm Trung Quốc. Chuyến thăm bắt đầu từ ngày 11/4 và kết thúc vào ngày 15/4/2023.
Báo Công an Nhân dân loan tin ngày 14/4 cho biết chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác giữa công an hai nước. Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc đồng ý chia sẻ thông tin về tình hình khu vực, thế giới; trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an ninh cho các sự kiện chính trị quan trọng; tập trung phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm hình sự ma túy, mua bán người, tội phạm sử dụng kỹ thuật cao, truy bắt đối tượng bị truy nã….

Tin cho biết đoàn của Thứ trưởng Công an Việt Nam được đưa đến thăm các đơn vị chuyên ngành về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu số và một số đơn vị công an cấp cơ sở của Công an Trung Quốc.

Thông tấn xã Reuters vào ngày 14/4 có nhận định rằng Việt Nam đang trong thế ‘ngõ hẹp’ khi Hoa Thịnh Ðốn muốn nâng cấp quan hệ với Hà Nội vào khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng.

Hà Nội tiếp tục phải cân bằng mối quan hệ với Bắc Kinh - lân bang khổng lồ hiện cung cấp các nguyên liệu cho nhiều hàng xuất cảng của Việt Nam, và là nước tiếp tục có những hành động quyết đoán tại Biển Đông.

Tại vùng biển này, Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc chín đoạn và tuyên bố chủ quyền trọn vùng biển trong đường đó. Đường này bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở The Hague tuyên không có cả căn cứ pháp lý lẫn lịch sử; nhưng Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ phán quyết của tòa, không tuân thủ.


Bắc Giang: Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Tỉnh Bị Kỷ Luật


(Hình: Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang.)

-Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cùng ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh vừa bị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định kỷ luật.
Quyết định kỷ luật 2 ông Dương và Tuấn được ký bởi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 14/4/2023.

Cụ thể, hai ông Dương và Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng.

Trước đó, qua kiểm tra, Uỷ ban Kiểm tra đã kết luận có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra nêu rõ, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Uỷ ban Nhân dân tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế; có nguy cơ thất thoát lớn ngân sách Nhà nước, gây dư luận bất bình, làm giảm uy tín của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Qua đó, Uỷ ban Kiểm tra đã ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026, Đảng ủy Sở Tài chánh nhiệm kỳ 2020-2025 và các ông: Lê Ánh Dương, Phan Thế Tuấn và Nguyễn Đình Hiếu – tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tài chánh.


Grab Việt Nam Bị Phạt 60 Triệu Đồng Do Hiển Thị Bản Đồ Sai Lệch Về Chủ Quyền Việt Nam ở Biển Đông Việt Nam


(Hình: Các tài xế Grab tại Việt Nam.)

-Vào ngày 14/4/2023, công ty Grab Việt Nam bị Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM phạt 60 triệu đồng vì hiển thị sai lệch thông tin về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Truyền thông nhà nước loan tin trong cùng ngày nêu rõ Grab Việt Nam bị xử phạt theo điểm b khoản 7 Điều 102 Nghị định số 15 ngày 3/2/2020 của Chính phủ Hà Nội về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, kỹ thuật thông tin và giao dịch điện tử.

Vào ngày 8/4 vừa qua, bản đồ của ứng dụng Grab bị phản ánh đưa tên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa theo tiếng Trung. Theo đó, một số thực thể như Đá Subi, Đá Châu Viên, Đá Vành Khăn đều ghi tên Trung Quốc; Đá Chữ Thập bị chú thích là “Namsa District” hay “quận Nam Sa”. Đây là một đơn vị hành chính mà Việt Nam phản đối vì cho rằng Trung Quốc lập nên một cách trái phép. Đảo Ba Bình và Bãi Bàn Than cũng bị hiển thị sai tên với chú thích của Đài Loan.

Hai ngày sau, Công ty Grab Việt Nam bị Sở Thông tin-Truyền thông Tp. HCM mời làm việc về các thông tin sai phạm đối với chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Đến chiều ngày 10/4 cả hai bản đồ ứng dụng Grab trên nền tảng Android và iOS đã được chỉnh sửa.

Sau khi bản đồ của ứng dụng Grab bị phát giác sử dụng tên Tiếng Trung cho nhiều đảo và đá tại Biển Đông như vừa nêu, một đại diện của Grab cho VietnamNet biết hãng này đã nắm được phản ánh và tích cực làm việc với đối tác cung cấp bản đồ để giải quyết.

Đại diện của Grab cho rằng sự việc về bản đồ như vừa nêu hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và người dân Việt Nam. Vị này lên tiếng xin tiếp thu các ý kiến đóng góp và xin lỗi về những quan ngại có thể phát sinh.


Lọc Hóa Dầu Bình Sơn Giảm 89% Lợi Nhuận Trong Năm Nay


(Hình: Một nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.)

-Lợi nhuận năm 2023 của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BRS) dự kiến sẽ giảm 89% so với năm 2022.
Lãnh đạo BRS công bố như vừa nêu và truyền thông nhà nước loan tin ngày 14/4/2023. Theo đó trong năm nay nhà máy Bình Sơn sẽ tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần thứ năm. Thời gian bảo dưỡng 50 ngày từ 22/6 đến 11/8, nhà máy ngưng hoạt động. Do đó, kết quả kinh doanh giảm do công suất vận hành thấp hơn; ngoài ra chi phí bảo dưỡng cho nhà máy sau 12 năm hoạt động dự kiến sẽ tăng; đồng thời thuế nhập cảng xăng giảm từ 8% xuống 5% và thuế thu nhập doanh nghiệp lại tăng từ 5% lên 10%. Tất cả những yếu tố này khiến lợi nhuận dự kiến giảm đến 89%.

Dù lợi nhuận trong năm nay dự kiến giảm nhiều như thế; nhưng Ban lãnh đạo BRS cho rằng cổ phiếu của công ty cơ bản đáp ứng được các điều kiện để thực hiện đăng ký niêm yết trên sàn Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HoSE).
Vào ngày 13/4 BRS tiến hành phiên họp Đại hội Cổ đông để thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BRS trên sàn HoSE.

BRS là đơn vị vận hành Nhà máy Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam và chiếm khoản một phần ba thị phần cung ứng xăng dầu tại Việt Nam.


Doanh Nghiệp Gỗ Tại Bình Định Thiếu Đơn Hàng Trầm Trọng


(Hình: Công nhân làm việc trong một xưởng gỗ.)

-Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất cảng gỗ tại tỉnh Bình Định sẽ phải đóng cửa nếu đến hết quý II năm nay không có đơn hàng.
VOV loan tin ngày 14/4/2023 dẫn cảnh báo từ các doanh nghiệp chế biến và xuất cảng sản phẩm gỗ tại tỉnh này như vừa nêu. Cụ thể, do không có đơn hàng nên giá trị nhập cảng gỗ của các doanh nghiệp tại Bình Định trong 3 tháng đầu năm 2023 giảm hơn một nửa giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Chủ tịch Hiệp hội Gỗ & Lâm sản tỉnh Bình Định, ông Lê Minh Thiện, cho rằng nếu tình trạng kéo dài đến hết tháng sáu tới đây; nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng ngàn công nhân sẽ mất việc.

Ông Lê Minh Thiện nêu rõ:”Đến giờ tháng 4 rồi khách hàng chưa xác định gì cả. Như mọi năm đến giờ đã xác định số lượng sơ bộ rồi sản xuất nhưng năm nay chưa có thông tin gì, khả năng kéo dài đến hết Quý II. Các nhà máy bây giờ 80% giảm công suất, đóng cửa. Mình có giảm giá, giảm bao nhiêu nữa thì cũng không có người mua, thực chất người ta không có nhu cầu mua”.

VOV dẫn số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định cho thấy giá trị kim ngạch xuất cảng của ngành gỗ tỉnh này ước đạt 236 triệu Mỹ kim; số này chiếm khoảng 66% tổng giá trị xuất cảng của toàn tỉnh. Trong số này, sản phẩm gỗ nội/ngoại thất, sân vườn chỉ đạt hơn 100 triệu Mỹ kim, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.


Sài Gòn: Hơn 1.700 Phụ Huynh Yêu Cầu Apax Leaders Trả Lại Học Phí


(Hình: Cơ sở của Apax Leaders trên đường Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn.)
-Đã có 1.717 phụ huynh tại Tp. HCM làm đơn yêu cầu Trung tâm anh ngữ Apax Leaders của Shark Thuỷ trả lại học phí.

Chánh văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo Tp. HCM xác nhận với truyền thông tin trên trong ngày 13/4/2023 tại cuộc họp định kỳ tình hình kinh tế xã hội của Tp. HCM.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo Tp. HCM cho biết thêm, có 41 trung tâm của Apax Leaders được cấp phép thành lập và hoạt động giáo dục tại Sài Gòn. Hiện chỉ còn một trung tâm đang hoạt động tại địa chỉ 31 Phan Xích Long (phường 2, quận Phú Nhuận, Sài Gòn).

Theo ông Hồ Tấn Minh, Sở Giáo dục-Đào tạo Tp. HCM đã gửi hồ sơ liên quan đến Apax Leaders và chờ kết quả giải quyết của Công an Tp. HCM.

Ông Minh tiết lộ do đây là trường hợp khá đặc biệt khi một trung tâm lớn, học viên đông và số tiền trung tâm còn nợ phụ huynh nhiều nên hiện nhiều cơ quan đang phối hợp giải quyết.

Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English) nằm trong hệ sinh thái Apax Holdings của ông Nguyễn Ngọc Thủy (hay còn được gọi là shark Thủy), hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Tại Apax English, ông Nguyễn Ngọc Thủy giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật.
Hôm 9/4, ông Thuỷ cùng ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Apax Leaders đã có cuộc họp với phụ huynh tại Sài Gòn.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho hay sẽ chia phụ huynh thành hai nhóm để tiến hành hoàn trả học phí với các đợt thanh toán cụ thể.

Trong biên bản họp ký với đại diện phụ huynh Sài Gòn, ông Thuỷ ghi: “Đây là lần cuối cùng tôi cam kết. Nếu không thực hiện được tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật”.


Tiến Sĩ Mỹ Robbins Giải Ảo Về Trận Tết Mậu Thân 1968: Lần Này Chúng Ta Thắng


(Hình: Phóng viên AP Peter Arnett đi cũng các binh sĩ Mỹ khi nổ ra trân Mậu Thân 1968.)

-Tiến sĩ James S. Robbins, nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Hội đồng Đối ngoại Mỹ, có bài thuyết trình hôm 13/4/2023 ở tiểu bang Virginia qua đó ông bác bỏ 4 điểm chính mà ông cho là lâu nay công chúng và báo giới vẫn hiểu sai về trận Tết Mậu Thân 1968 ở Nam Việt Nam.

Bài thuyết trình có tên “Những điều hoang đường và thực tế của trận Tết Mậu Thân 1968” là một phần cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Robbins khi ông bắt tay viết cuốn sách “Lần này chúng ta thắng: Xem xét lại trận Tết Mậu Thân”, ông nói với cử tọa tại cơ sở giảng dạy của Học viện Chính trị Thế giới. Cuốn sách đã được xuất bản hồi tháng 10/2012.

Nhà nghiên cứu kiêm tác giả sách, hiện cũng là cây bút phụ trách chuyên mục về an ninh quốc gia trên báo USA Today, chỉ ra 4 điều chính mà người Mỹ lâu nay vẫn hiểu sai về trận Mậu Thân, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại.

Đó là trận tấn công không hề bất ngờ, đối phương không tấn công các mục tiêu mang tính biểu tượng, trận chiến không làm tăng tinh thần chống chiến tranh ở Mỹ, và nó không đẩy Tổng thống Johnson đến bàn đàm phán.

Lâu nay, sách báo tuyên truyền của nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn mô tả trận Mậu Thân là “cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công”.

Sách báo Việt Nam, dưới sự quản lý của đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo đất nước, viết rằng giới lãnh đạo chóp bu của phe Cộng sản khi đó đã nhắm đến “giành thắng lợi quyết định trong năm 1968 theo phương hướng ‘đánh lớn’” và đặt ra nhiệm vụ quân sự là “phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Mỹ... đồng thời phải tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy [tức quân đội Việt Nam Cộng Hòa]”.

Bộ máy tuyên truyền của Việt Nam tổng kết rằng “thắng lợi lớn nhất và quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là ta đã làm đảo lộn chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ - một cường quốc đế quốc giàu mạnh nhất, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của chúng” và đưa đến kết cục là “đế quốc Mỹ buộc phải đơn phương ‘xuống thang chiến tranh’”.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Robbins tìm ra các bằng chứng khẳng định phe Cộng sản không đạt được những gì đặt ra.

Mỹ Không Bất Ngờ Về Trận Mậu Thân

Chính phủ Mỹ cũng như giới tình báo và quân đội đều nắm thông tin từ sớm, kể từ mùa Thu năm 1967, là sẽ xảy ra trận Mậu Thân, Tiến sĩ Robbins cho biết.

Ông đưa ra một số dẫn chứng như việc Mỹ thu được tài liệu của phe Cộng sản hồi tháng 11/1967 và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) viết báo cáo trong cùng tháng cảnh báo về “canh bạc lớn” của đối phương; hay vào tháng 1/1968, 4 tuần trước Tết Mậu Thân, Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn họp báo nói về khả năng xảy ra cuộc tấn công lớn.

Tổng thống Johnson, người không hề bị ngạc nhiên, về sau này nói rằng việc không chủ động đi trước câu chuyện đó là một trong những sai lầm tồi tệ nhất của ông.

Tiến sĩ Robbins

Tiếp đến, 3 tuần trước sự kiện đó, Tướng Weyand căn cứ vào tin tình báo đã tái khai triển các lực lượng Mỹ quanh Sài Gòn và các thành phố lớn để chủ động đối phó, và vị tướng đã đúng, Tiến sĩ Robbins nói. Thậm chí ngay cả một số phóng viên giỏi của Mỹ ở Sài Gòn khi đó cũng biết trước về trận đánh hàng tháng trời, ông nói thêm.

Nhà nghiên cứu này cho rằng các nhà báo và người dân ở Mỹ đã không bám sát các tin tức, các cuộc họp báo, vì vậy, những người đó có quan niệm rằng cuộc tấn công bất ngờ nổ ra.

“Tổng thống Johnson, người không hề bị ngạc nhiên, về sau này nói rằng việc không chủ động đi trước câu chuyện đó là một trong những sai lầm tồi tệ nhất của ông. Tòa Bạch Ốc đã không công bố đủ thông tin, lẽ ra họ phải chủ động hơn”, Tiến sĩ Robbins nhận xét.


(Hình: Tiến sĩ James S. Robbins nói về trận Tết Mậu Thân tại Học viện Chính trị Thế giới, Reston, Virginia, Hoa Kỳ, 13/4/2023.)

Phe Cộng Sản Muốn Thắng, Nhưng Không Được

Về quan niệm sai thứ hai, cho rằng Bắc Việt và Việt Cộng có chủ định đánh vào các mục tiêu mang tính biểu tượng mà thôi, ông Robbins lưu ý rằng phía Cộng sản đặt tên cho chiến dịch là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”.

Kế hoạch của phe Cộng sản là đưa các lực lượng lớn của họ vào chiếm các khu vực quan trọng ở nhiều thành phố, điều họ chưa từng làm trước đó, từ đó khơi mào cho một cuộc tổng nổi dậy của người dân, ông Robbins trình bày.

Ông cho rằng phe Cộng sản dựa vào thông tin trên chính báo chí Mỹ và cho rằng người dân Nam Việt Nam quá chán ghét chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lẫn phía Mỹ nên sẵn sàng nổi dậy, chấp nhận phe Cộng sản. Nhưng những người Cộng sản đã ước tính sai, theo Tiến sĩ Robbins.

Hầu hết các trận đánh của phe Cộng sản đều bị bẻ gãy trong vòng một, hai ngày, chỉ trừ trận ở thành phố Huế, song rốt cuộc ở đó quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cũng giành chiến thắng, nhà nghiên cứu Mỹ tổng kết. Ông nói thêm rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa về tổng thể đã chiến đấu “cực tốt” để bảo vệ đất nước của họ, trái với luận điệu tuyên truyền của phe Cộng sản và ngay cả những lời mô tả của một số đài, báo Mỹ.

“So những gì đối phương muốn đạt được và những gì họ thực sự nhận được là sự thua trận hoàn toàn, ta có thể thấy tầm vóc của vấn đề”, ông nói. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề là phe Cộng sản chỉ muốn đánh các mục tiêu mang tính biểu tượng, trận chiến đã bị định nghĩa lại dẫn đến dễ bị diễn dịch rằng họ làm gì đi nữa cũng là giành được thắng lợi, Tiến sĩ Robbins đưa ra quan sát. Về khía cạnh này, báo giới đã tường thuật sai, vẫn lời ông.

Tiến sĩ Robbins chỉ ra một trong những nguyên do xuất hiện khái niệm phe Cộng sản giành “chiến thắng mang tính biểu tượng” là việc đưa tin nhiều quá đáng về vụ tấn công Tòa Đại sứ Mỹ.

Trong khi chiến sự nổ ra trên khắp Nam Việt Nam, phần đông phóng viên Mỹ đổ dồn vào đưa tin về vụ tấn công Tòa Đại sứ vì đó là hình ảnh nước Mỹ. Các bản tin có xu hướng mô tả là đối phương tiến hành tấn công tự sát, là đòn vỗ mặt nước Mỹ.

Nếu nhìn theo cách đó, dù hầu hết trong số 19 chiến binh Cộng sản đánh Tòa Đại sứ - chưa vào được bên trong - đều bị bắn chết, song phe Cộng sản vẫn thắng vì họ chỉ cần tấn công tự sát. Nhưng thực tế là phe Cộng sản muốn giành chiến thắng chứ không đơn thuần là đánh vào mục tiêu có tính biểu tượng, và như vậy, họ đã không đạt được mục đích, theo ông Robbins.


(Hình: Thủy quân Lục chiến Mỹ trong trận đánh ở Huế, Mậu Thân, tháng 2/1968.)

Cuộc nghiên cứu của ông lần ngược lại các tài liệu và xác định rằng thực ra báo chí Mỹ không sáng tác ra khái niệm “chiến thắng biểu tượng” của phe Cộng sản, mà đó chính là nhận định của CIA, sau đó được Tòa Bạch Ốc sử dụng lại.

Khi chiến sự nổ ra, để phục vụ cho đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Johnson, CIA đã vội vã đưa ra đánh giá là “Hành động của địch chủ yếu có chủ định gây ra tác động tâm lý lên phía Nam Việt Nam”, Tiến sĩ Robbins nêu ra một trích dẫn, nói thêm rằng sau đó, từ Tổng thống Mỹ cho đến Bộ trưởng Quốc phòng tiếp tục sử dụng lời đánh giá đó và mô tả các trận đánh là “các vụ tấn công mang tính biểu tượng”.
“Thật không may, đó là thương tích do chúng ta tự gây ra cho bản thân. Mọi người hướng sự chú ý không đúng chỗ, thay vì xem xét chuyện đối phương cố gắng thắng trong cuộc chiến, người ta lại tập chung vào chuyện ‘biểu tượng’”, nhà nghiên cứu kiêm tác giả sách bình luận.

Mỹ Không Vì Trận Mậu Thân Mà Phải Đàm Phán

Từ tháng 12/1967 cho đến thời điểm đã được 3 tuần nổ ra trận Tết Mậu Thân, số người Mỹ “diều hâu” muốn leo thang hoạt động quân sự để đánh bại Cộng sản đã tăng lên, và có số lượng đông hơn những người “bồ câu”, ông Robbins dẫn ra một khảo sát được đăng trên New York Times để chứng minh về luận điểm thứ ba trong cuộc nghiên cứu của ông.

Vẫn từ cuộc khảo sát đó, Tiến sĩ Robbins phân tích rằng số người không ủng hộ cách Tổng thống Johnson chỉ đạo cuộc chiến tuy có tăng lên, nhưng không phải là họ phản đối chiến tranh, mà là họ cho rằng ông Johnson hành động chưa đủ.
Như vậy, theo Tiến sĩ Robbins, thật là sai khi cho rằng trận Tết Mậu Thân làm cho tâm lý chống chiến tranh tăng lên.

Cuối cùng, nhà nghiên cứu Mỹ chỉ ra rằng từ năm 1964 đến 1968, Mỹ đã có 70 lần chủ động đề nghị đàm phán hòa bình nhưng phe Cộng sản hoặc là từ chối hoặc là không hồi đáp. Do đó, ông khẳng định rằng không thể nói là chính trận Tết Mậu Thân đã đẩy Tổng thống Johnson đến bàn đàm phán.


(Hình: Tiến sĩ James Robbins rút ra bài học từ trận Mậu Thân, trình bày ngày 13/4/2023.)

Trả lời câu hỏi của VOA tại buổi thuyết trình, Tiến sĩ Robbins cho biết cuộc nghiên cứu của ông có căn cứ một phần vào các tài liệu của phe Cộng sản Việt Nam được công bố sau chiến tranh và bản thân ông cũng có những cuộc trao đổi, tham vấn với các cựu sĩ quan Cộng sản và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam ngày nay để phân tích, kiểm chứng các thông tin.

Các Bài Học

Vị Tiến sĩ cũng đúc kết các bài học từ trận Tết Mậu Thân, gồm “không ghi công cho phía địch là họ có kế hoạch tốt hơn so với thực tế”, “không định nghĩa lại mục tiêu của địch theo kiểu đơn giản hóa thành ra họ đạt được mục tiêu”, “báo chí sẽ đưa tin tiêu cực về chiến tranh phi truyền thống, hãy thích nghi”, “quan điểm của công chúng không trắng đen rõ ràng như giới phóng viên và chính trị gia nghĩ”, “hãy khai thác các cơ hội để thực hiện hành động mang tính quyết định” và “sự lãnh đạo Hành pháp mạnh mẽ có thể quyết định thắng lợi”.

Bài thuyết trình của Tiến sĩ Robbins dẫn ra các cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq, A Phú Hãn… để so sánh, đối chiếu và nhắc nhở rằng “nếu không hiểu được những bài học này, chúng ta sẽ thấy mình phải chiến đấu lại hết trận Mậu Thân này đến trận Mậu Thân khác”.


Nhận Định Thời Cuộc

Mỹ Tìm Cách Nâng Cấp Quan Hệ Với Việt Nam, Trong Lúc Hà Nội Trên ‘Ngõ Hẹp!’ Không Lối Thoát!


-Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đến thăm Việt Nam trong tuần này với hy vọng đạt được tiến bộ trong việc nâng cấp quan hệ với một đối tác thương mại quan trọng có chung mối quan ngại với Hoa Kỳ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, đó sẽ là một thử nghiệm tế nhị: làm thế nào để thể hiện sự cởi mở với Hoa Kỳ mà không chọc giận Trung Quốc (một nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu đầu vào chủ chốt cho thương mại xuất cảng quan trọng của Việt Nam) hoặc Nga (một đối tác truyền thống khác).

Đó là một hành động cân bằng mà Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhưng ngày càng phức tạp hơn trong một thế giới dường như đang chia thành các khối đối lập, với một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, còn bên kia là Trung Quốc và Nga.

Ông Blinken đến Hà Nội vào ngày 14/4 và sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam vào ngày 15/4 trước khi đến Tokyo để tham dự cuộc họp của Nhóm Bảy quốc gia giàu có.

Đây sẽ là chuyến thăm Hà Nội đầu tiên của Ngoại trưởng của chính quyền Biden, người nhậm chức vào năm 2021, mặc dù Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm đó.

Hoa Thịnh Ðốn hy vọng đạt được tiến bộ trong việc thúc đẩy quan hệ thành đối tác “chiến lược” từ mối quan hệ mà trong thập niên qua được gọi là “toàn diện”.

Các viên chức đã không nói những gì mối quan hệ gần gũi hơn này có thể đòi hỏi. Nhưng chuyên gia Đông Nam Á Murray Hiebert, người đã đến thăm Việt Nam vào tháng 2 và nói chuyện với các viên chức chính phủ cấp cao, cho biết điều đó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có những giới hạn do chính sách của Việt Nam không cho phép ngoại quốc đặt căn cứ, quân đội ngoại quốc hoặc liên minh chống lại các nước khác. Hà Nội cũng đã bị cản trở bởi giá vũ khí tương đối cao của Hoa Kỳ và lo ngại rằng nguồn cung có thể bị chặn bởi các nhà Lập pháp Hoa Kỳ vì lý do nhân quyền.

Ông Blinken cũng sẽ chính thức động thổ xây dựng một khu Tòa Đại sứ mới của Hoa Kỳ tại Hà Nội, nơi mà nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Đông Á, Daniel Kritenbrink, đã gọi là “một biểu tượng mới tuyệt vời” về cam kết của Hoa Kỳ đối với một “quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu dài”.
Khi ký ức về Chiến tranh Việt Nam ngày càng trở nên xa vời, Hoa Thịnh Ðốn giờ đây coi Hà Nội, theo cách nói của ông Kritenbrink, là “một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực”.

Cân Bằng Giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn

Các chuyên gia nói rằng Hoa Kỳ đã chính thức đề cập đến việc nâng cao quan hệ dưới thời chính quyền ông Trump, nhưng Hà Nội đã phản đối và dao động trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh. Trung Quốc có thể phản ứng tiêu cực với động thái này.

Việt Nam, trong khi lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và phản đối các tuyên bố chủ quyền của đối thủ ở Biển Đông, có mối quan hệ kinh tế quan trọng với Bắc Kinh để cân nhắc.
Dẫu vậy, Hà Nội nay dường như thuận theo hướng nâng cấp quan hệ với Mỹ, theo ông Hiebert và các nhà phân tích khác.

Tháng trước chứng kiến cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người đứng đầu đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Việc này cùng với chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken có thể dẫn tới cuộc gặp giữa ông Trọng và ông Biden vào tháng 7, kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác song phương chính thức hiện có, theo các nhà phân tích.

“Cơ hội để Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên tầm chiến lược sẽ cao hơn với chuyến thăm của Blinken vì nó sẽ mở đường cho một cuộc gặp cấp cao hơn”, Bích Trần từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Thịnh Ðốn nhận định.
Ông Kritenbrink nói Hoa Thịnh Ðốn đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam đa dạng hóa mua sắm quốc phòng tránh xa Nga, một điều “rõ ràng là vì lợi ích của Việt Nam và cũng sẽ phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ”.

Thành tích nhân quyền của Việt Nam là một lĩnh vực nhạy cảm khác, và vài ngày trước chuyến thăm của ông Blinken, một tòa án Hà Nội đã kết án 6 năm tù ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, vì các hoạt động “chống nhà nước”.

Ông Kritenbrink nói ông “tin tưởng” ông Blinken sẽ nêu lên những lo ngại về nhân quyền ở Hà Nội.


Mỹ Lên Tiếng Về Phóng Sự Điều Tra của VOA, Chỉ Trích Nga và Nhắc Nhở Việt Nam


(Hình: Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Hoa Thịnh Ðốn.)

-Việc Nga mượn tay Việt Nam trục xuất những kiều dân Nga phản đối chiến tranh ở Ukraine “đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” và “không tương thích với sự tôn trọng nhân phẩm”, Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một bình luận về phóng sự điều tra mà VOA Tiếng Việt đăng tải gần đây, đồng thời nhắc nhở Việt Nam tôn trọng nguyên tắc không hoàn trả người về nơi mà họ có thể bị tổn hại.

Phóng sự điều tra của VOA hé lộ ít nhất ba trường hợp công dân Nga cư trú ở Việt Nam bị các cơ quan đại điện ngoại giao của Nga ở nước sở tại yêu cầu trục xuất vì họ có những phát biểu lên án cuộc xâm lược toàn diện của nước họ nhắm vào Ukraine hoặc chỉ trích chính phủ Nga. Nó làm nổi bật mức độ quyết liệt của nỗ lực của Ðiện Cẩm Linh nhằm bóp nghẹt những biểu hiện phản đối chiến tranh của một số công dân Nga ngay cả khi họ đang ở ngoài nước.

Những sự việc này cũng cho thấy sự hợp tác của Việt Nam trong việc thực thi ý chí chính trị của Nga trên lãnh thổ của mình và bằng lực lượng chấp pháp của mình. Công an sử dụng các biện pháp gây áp lực và đe dọa để buộc những người Nga này phải hợp tác, khơi ra những câu hỏi về cách thức mà Việt Nam áp dụng luật pháp của chính mình cũng như sự tôn trọng các điều ước quốc tế mà Hà Nội đã ký tham gia.

Những trường hợp mà VOA tìm hiểu dường như là những vụ đàn áp kiều dân Nga đầu tiên được biết tới tại Việt Nam liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine. Không rõ có những trường hợp nào khác nữa không bị yêu cầu trục xuất hoặc đã bị trục xuất.

“Những hành động của Nga tìm cách cưỡng bức hồi hương công dân Nga sống ở ngoại quốc bằng những căn cứ mang động cơ chính trị đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, làm suy yếu an ninh toàn cầu và không tương thích với sự tôn trọng nhân phẩm”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một email gửi cho VOA bình luận về các sự việc xảy ra ở Việt Nam vào năm 2022 và đầu năm nay.

“Chúng tôi kêu gọi các nước tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và bảo đảm sự nhất quán với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình, chẳng hạn như tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền và các quyền tự do căn bản”.

“Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các quốc gia mở cửa biên giới cho các cá nhân tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế. Bộ đã và tiếp tục nhắc nhở các chính phủ tôn trọng nguyên tắc quốc tế là không hoàn trả người về nơi mà họ có thể bị tổn hại và các cam kết đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

Bộ Ngoại giao Nga, Tòa Đại sứ Nga tại Việt Nam, và Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của VOA bình luận về phát biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, những email của VOA gửi đến nhà chức trách Nga và Việt Nam đặt câu hỏi chi tiết về ba trường hợp công dân Nga bị yêu cầu trục xuất cũng không nhận được phản hồi.

Phản ứng về bài phóng sự điều tra, một nhà ngoại giao của một nước Âu Châu tại Hà Nội khi được VOA tiếp cận nói những sự việc này là một “diễn biến đáng lo ngại” nếu được xác nhận. Nhưng ông nói thêm rằng Tòa Đại sứ của nước ông không thể bình luận về một sự việc không can hệ đến nước của họ.

Bộ Ngoại giao của Gia Nã Ðại, nước cung cấp sự bảo hộ tị nạn cho một công dân Nga được nhắc tới trong bài phóng sự điều tra của VOA, xác nhận những nỗ lực vận động liên tục của mình tại Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ dành cho Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga.

“Gia Nã Ðại tiếp tục ưu tiên việc vận động và chủ động tiếp cận ở Việt Nam để nêu bật sự quan trọng của hòa bình, sự ủng hộ dành cho Ukraine và những điều kinh hoàng từ hành vi gây hấn của Nga”, Grantly Franklin, phát ngôn viên của bộ nói trong một phát biểu gửi cho VOA qua email. “Gia Nã Ðại thường xuyên nêu lên cuộc xâm lược phi pháp của Nga với các viên chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam”.

‘Ủng Hộ Ngầm’

Một cựu viên chức làm việc hàng chục năm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam và từng phục vụ trong Vụ Liên Xô và Đông Âu, khi nhận định về những trường hợp công dân Nga bị yêu cầu trục xuất khỏi Việt Nam, lưu ý một điều “trớ trêu” rằng nếu trước đây Liên Xô từng trợ giúp Việt Nam chống lại điều vẫn được mô tả là cuộc “chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ” thì giờ đây Việt Nam lại đang tiếp tay cho Nga đàn áp chính người dân của họ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược nhắm vào nước láng giềng.
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị [Tổng thống Nga Vladimir] Putin sai khiến, cùng toa rập với các thế lực độc tài, toàn trị, ra tay đàn áp những công dân Nga (tức là Liên Xô cũ trước đây), bách hại họ, chỉ vì những người này phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của nước Nga – Putin chống lại những người anh em Ukraine”, cựu viên chức này nói với VOA, yêu cầu được ẩn danh để có thể phát biểu thẳng thắn về một vấn đề nhạy cảm.

“Những hành động này cần đưa ra trước ánh sáng của công lý và luật pháp quốc tế, vạch rõ Việt Nam đã lách nội luật như thế nào, đã vi phạm các điều ước quốc tế ở những khoản nào, để thế giới dân chủ có bằng chứng lên án họ và bảo vệ những người vô tội”, cựu viên chức này, người cũng từng giảng dạy Luật quốc tế tại Học Viện Ngoại giao Việt Nam, nêu quan điểm.

Phát biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cuối tuần này sẽ đến thăm Việt Nam, nơi ông dự kiến sẽ gặp gỡ các viên chức cao cấp hàng đầu tại Hà Nội trong một nỗ lực thúc giục Việt Nam nâng cấp mối quan hệ với Mỹ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.
Dù việc nâng cấp này, nếu trở thành hiện thực, phản ánh sự phát triển vượt bậc trong mối quan hệ giữa hai nước thù địch thời Chiến tranh Việt Nam, nó vẫn thấp hơn cấp “chiến lược toàn diện” cao nhất mà Việt Nam dành cho mối quan hệ của họ với Nga. Sự định danh này đã quyết định thái độ và hành động của Việt Nam trong vụ đàn áp các công dân Nga phản chiến, theo Giáo sư Alexander Vuving, một chuyên gia về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế của Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á Châu-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Mỹ.

“Việt Nam không phải là một quốc gia pháp trị mà là một quốc gia trị bằng pháp”, ông nói với VOA. “Ở một quốc gia pháp trị, pháp luật đứng trên tất cả mọi người, nhưng trong một quốc gia trị bằng pháp, pháp luật là công cụ của chính phủ. Chính phủ sử dụng pháp luật để xúc tiến chính sách của mình”.
“Trong những trường hợp [công dân Nga bị trục xuất], chính phủ Việt Nam có lẽ cho rằng ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ với Nga quan trọng hơn việc tuân thủ các công ước quốc tế hoặc thậm chí là luật pháp trong nước”, ông nói thêm.

Tiến sĩ Zachary Abuza, Giáo sư nghiên cứu chính trị và các vấn đề an ninh Đông Nam Á tại Trường Chiến tranh Quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng ở Hoa Thịnh Ðốn, nói việc Việt Nam hợp tác giao nộp những người Nga bất đồng chính kiến là một cách để Hà Nội bù đắp cho việc họ không ủng hộ Nga “hết lòng” tại các cuộc biểu quyết của Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến ở Ukraine.
“Mạc Tư Khoa rõ ràng không hài lòng với những phiếu trắng. Và với chỉ ba vụ này, Hà Nội hy vọng rằng con số này đủ nhỏ để không bị phát giác và không thu hút quá nhiều sự chú ý của quốc tế”, ông đưa ra nhận định với VOA.

“Đối với một cường quốc tầm trung như Việt Nam, luật pháp quốc tế là nền tảng trong chính sách đối ngoại và an ninh của họ. Họ đang phá hoại điều đó bằng sự ủng hộ ngầm dành cho Nga”, ông nói.


Tại Hà Nội, Ngoại Trưởng Mỹ Trả Lời Câu Hỏi Liên Quan Tới Phóng Sự Điều Tra của VOA


(Hình: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời câu hỏi của phóng viên tại một cuộc họp báo tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 15/4/2023.)

-Ngày 15/4/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói ông “không hay biết” về những vụ trục xuất công dân Nga phản đối chiến tranh ở Ukraine mà Việt Nam đã tìm cách thực hiện, nhưng cho biết ông đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam về “sự gây hấn của Nga” trong các cuộc hội kiến tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới nước này.

Câu hỏi được đưa ra cho ông Blinken tại cuộc họp báo ở Tòa Đại sứ Mỹ khi một phóng viên từ đoàn phóng viên tháp tùng ông đến Việt Nam hỏi về phóng sự điều tra mà VOA Tiếng Việt đăng tải vào thứ Bảy (8/4) tuần trước. Bài báo tiết lộ ít nhất ba sự việc xảy ra tại Việt Nam vào năm 2022 và đầu năm nay mà trong đó các kiều dân Nga cư trú tại nước này bị các cơ quan đại diện ngoại giao của Nga yêu cầu trục xuất vì họ phản đối cuộc xâm lược của nước họ nhắm vào Ukraine hoặc chỉ trích chính phủ Nga.

Những sự việc này nêu bật mức độ quyết liệt của nỗ lực mà Ðiện Cẩm Linh thực hiện nhằm bóp nghẹt những biểu hiện phản đối chiến tranh của một số công dân Nga ngay cả khi họ đang ở ngoài nước. Nó cũng cho thấy sự hợp tác của Việt Nam trong việc thực thi ý chí chính trị của Nga trên lãnh thổ của mình và bằng lực lượng chấp pháp của mình, khơi ra những câu hỏi về cách thức mà Việt Nam áp dụng luật pháp để giải quyết những trường hợp này cũng như sự tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

“Tôi không hay biết về những vụ trục xuất mà anh nhắc tới”, ông Blinken nói sau loạt câu hỏi của nhà báo John Hudson của báo The Washington Post trong đó có câu hỏi đề cập tới những trường hợp người Nga này mà VOA đưa tin đầu tiên, trước khi xác nhận ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam “có bàn về Ukraine và về sự gây hấn của Nga ở Ukraine”.

Ông nói Mỹ hiểu và công nhận rằng Việt Nam có lịch sử và quan hệ lâu dài với Nga, nhưng đồng thời ông cũng nghe phía Việt Nam tuyên bố “rõ ràng” quan điểm của họ về việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, điều mà ông nói Nga đã vi phạm bằng cuộc xâm lược mà nước này đang tiến hành nhắm vào nước láng giềng.

“Tôi đã nghe rõ ràng từ những người đối thoại phía Việt Nam và tôi đã nghe họ tuyên bố công khai cam kết của họ và việc họ đề cao những nguyên tắc cơ bản vốn cũng đang bị đe dọa bởi sự gây hấn của Nga, các nguyên tắc cốt lõi của Hiến chương Liên Hiệp Quốc là sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, độc lập”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.

“Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ những điều đó. Họ đã thể hiện rõ ràng. Họ đã nói như vậy một cách công khai, và họ nhắc lại điều đó trong cuộc trò chuyện với chúng tôi ngày hôm nay”.

Trước chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ trong một email hồi đáp yêu cầu bình luận của VOA về những trường hợp người Nga được nêu trong phóng sự điều tra, lên án các hành động của Nga ở Việt Nam là “đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” và “không tương thích với sự tôn trọng nhân phẩm”.

“Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các quốc gia mở cửa biên giới cho các cá nhân tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế. Bộ đã và tiếp tục nhắc nhở các chính phủ tôn trọng nguyên tắc quốc tế là không hoàn trả người về nơi mà họ có thể bị tổn hại và các cam kết đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, bộ nói, dường như nhắc tới việc nhà chức trách Việt Nam trục xuất hoặc có những biện pháp nhằm gây áp lực buộc những công dân Nga bị nhắm mục tiêu phải xuất cảnh.

Phía Việt Nam không nhắc đến việc thảo luận với Mỹ về vấn đề Ukraine trong các bản tin chính thức, chỉ nói rằng đôi bên “chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”, theo báo Điện tử Chính phủ.

Kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, Việt Nam nhiều lần nói rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc chiến mà đứng về “công lý và lẽ phải”. Nhưng những hành động của Việt Nam, từ việc từ chối lên án cuộc xâm lược tại Liên Hiệp Quốc cho tới việc tiếp tay cho Nga đàn áp những công dân Nga phản chiến, cho thấy khoảng cách giữa lời nói và hành động.

Riêng trong cách mà Việt Nam ứng phó với yêu cầu của Nga trục xuất công dân của chính họ, Việt Nam dường như đã lách những điều luật của chính mình bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người ngoại quốc cư trú tại nước này, cũng như đi ngược lại các cam kết theo các điều ước quốc tế minh định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ những nhân quyền căn bản cho tất cả mọi người trên lãnh thổ của mình, theo các chuyên gia pháp lý.

Chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và giữa những bàn luận về việc nâng cấp mối quan hệ này lên thành đối tác chiến lược, một ưu tiên hàng đầu của Hoa Thịnh Ðốn khi nước này tìm cách củng cố vị thế của mình ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước một nước Trung Quốc ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ đã có các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng như tham dự lễ động thổ khởi công xây dựng trụ sở mới của Tòa Đại sứ Mỹ.


Việt Nam Mừng Đón Blinken: Liệu Có Bước Ngoặt Nào Thay Đổi Trong Quan Hệ Hay Không?

(Trần Hưng Đạo)

-Một Thông cáo báo chí, hoặc từ Hoa Thịnh Ðốn hay từ Hà Nội, mà cũng có thể từ cả hai thủ đô sẽ được tung ra vào ngày 16/4/2023. Lúc bấy giờ, giới phân tích và bình luận đủ cỡ, sẽ biết rõ hay chỉ mới dự đoán xem, có bước ngoặt nào trong quan hệ Việt-Mỹ hay không?

Bối Cảnh “Khét Lẹt” của Chuyến Thăm

Là nói bối cảnh “tiền xung đột” của bang giao Trung-Mỹ trước thời thời điểm Blinken đến Hà Nội. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/4 đã công bố lệnh trừng phạt Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Michael McCaul, vì đã đến thăm Đài Loan, cho rằng, ông McCaul đã phát đi “tín hiệu sai lầm nghiêm trọng tới các thế lực ly khai đòi độc lập cho Đài Loan”. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tiếp tục “huấn luyện chiến đấu thực tế” xung quanh Đài Loan hôm 11/4. Truyền thông Bắc Kinh cho biết như vậy, một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố kết thúc tập trận và cũng là lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ trích Trung Quốc về hành vi “vô trách nhiệm”.

Trung Quốc bắt đầu tập trận hôm 8/4 khi bà Thái trở về Đài Bắc sau cuộc gặp ở Los Angeles với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy. Mặc dù Trung Quốc cho hay vào tối 10/4 rằng, cuộc tập trận đã kết thúc, truyền hình nhà nước vẫn nói về việc một số chiến hạm “tiếp tục thực hiện huấn luyện chiến đấu thực tế ở vùng biển xung quanh Đài Loan để kiểm tra khả năng tổ chức và chỉ huy các cấp cũng như hiệu quả chiến đấu của vũ khí, khí tài”. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn coi những hành động nói trên chỉ là những “đòn gió”. Thời điểm hiện nay, đặc biệt là khi cao điểm cuộc chiến tranh xâm lược của Putin ở Ukraine đang vào hồi bế tắc, Trung Quốc sẽ suy tính kỹ 2, 3 lần trước khi động thủ đối với Đài Bắc.

Sau khi Trung Quốc tuyên bố kết thúc tập trận quanh đảo Đài Loan, Mỹ và Phi Luật Tân lại khởi động cuộc tập trận chung lớn nhất của hai nước trong vòng 30 năm qua. Theo Bloomberg, cuộc tập trận “Balikatan” của quân đội Mỹ và Phi Luật Tân, bắt đầu hôm 11/4, sẽ tập trung phát triển những chiến dịch kiểm soát an ninh hàng hải và đổ bộ, đồng thời bao gồm các cuộc huấn luyện bắn đạn thật. Tòa Đại sứ Mỹ ở Manila cho biết với sự tham gia của hơn 17.600 thành viên thuộc lực lượng vũ trang hai nước, cuộc tập trận Balikatan năm nay có quy mô lớn gấp đôi so với năm 2022.

Quy mô của cuộc tập trận nói trên cũng thể hiện nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục quan hệ với Phi Luật Tân dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Cùng thời điểm diễn ra cuộc tập trận, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ có cuộc gặp với những người đồng cấp Phi Luật Tân tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.


(Hình: Người ngồi ăn trong một nhà hàng ở Bắc Kinh trước màn hình lớn chiếu cuộc tập trận gần Đài Loan của Chiến khu miền Nam thuộc quân đội Trung Quốc hôm 10/4/2023.)

Động Năng Mới của Mỹ ở Khu Vực

Tổng thống Joe Biden đã tìm cách điều chỉnh lại sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khôi phục mối quan hệ với Phi Luật Tân kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào năm 2022. Mặc dù Trung Quốc không được đề cập cụ thể khi công bố thỏa thuận mới, nhưng cả hai nước đều lo lắng về các yêu sách ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh đối với một vùng rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm các đảo và rạn san hô mà Manila coi là của mình. Các tàu Trung Quốc thường xuyên bám theo các tàu đánh cá Phi Luật Tân, thường xuyên chặn và buộc họ phải chuyển hướng ra khỏi các khu vực tranh chấp.

Tổng thống Marcos từng nêu vấn đề trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu năm nay. Trong khi đó, Tổng thống Biden đã tăng cường sự bảo đảm của Hoa Kỳ để bảo vệ cả Phi Luật Tân lẫn Đài Loan. Hoa Kỳ đã xác nhận sẽ chuyển hàng ngàn Thủy quân Lục chiến có trụ sở tại Nhật Bản đến một căn cứ vừa được kích hoạt lại trên đảo Guam. Động thái trực chỉ này cũng được coi là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm phân tán các lực lượng của Mỹ để giúp nước này đối phó tốt hơn với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Trung Quốc “Nhắc Nhở” Việt Nam

Trước thời điểm chuyên cơ của Ngoại trưởng Mỹ đáp xuống phi trường Nội bài tối 14/4 (giờ Hà Nội), “Hoàn cầu Thời báo” – anh em sinh đôi của tờ “Nhân Dân Nhật Báo” (Cơ quan Ngôn luận của ĐCSTQ) – đã có bài phân tích với đầu đề vòng vo: “Blinken’s reported Vietnam visit ‘will not affect Hanoi’s overall strategy due to inherent and structural concerns” (Chuyến thăm Việt Nam được loan báo của Blinken sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của Hà Nội bởi những quan ngại cố hữu và mang tính cấu trúc). Đưa con ngoái ộp “diễn biến hòa bình” của Mỹ ra dọa chán hàng thập kỷ, nay Trung Quốc lại chuyển sang lá bùa mới để “trù úm” Hà Nội. Điều mà báo Đảng Trung Quốc la lối về “nỗi lo cố hữu và mang tình cấu trúc” của Hà Nội, thực chất là muốn khoét sâu vết thương của cuộc xung đột mà Mỹ gọi là “chiến tranh Việt Nam”, còn Hà Nội thì cho đó là “cuộc chống Mỹ cứu nước”.

Trước đó, dường như lo sợ các viên chức Việt Nam quên mất cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh cuối năm 2022, nên trong các cuộc điện đàm giữa tân Thủ tướng Lý Cường và tân Ngoại trưởng Tần Cương với Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngày 4/4) và Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn (ngày 28/3), các bên đều đồng thanh ca bài ca “đi cùng năm tháng” về “tình hữu nghị truyền thống ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’ do Hồ Chủ tịch và Mao Chủ tịch đích thân gây dựng và dày công vun đắp”.

Hy vọng lần này, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba sẽ không “lao ra chặn xe” của các viên chức Việt Nam tối 14/4 khi họ trên đường lên phi trường quốc tế Nội Bài đón Blinken. Nhiều khả năng ông Hùng Ba sẽ không “diễn lại” màn kịch “chặn xe” Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi ông Chính chuẩn bị ra phi trường đón bà Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021. Một lần đạt kỷ lục Guinness về Ngoại giao quốc tế như thế là quá đủ cho cả Trung Quốc lẫn Việt Nam!


(Hình: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại họp báo ở Hà Nội hôm 26/8/2021.)

Liệu Chuyến Thăm Có Là Bước Ngoặt?
Cách đây vài tiếng đồng hồ, Văn phòng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ vừa ra một công bố (Fact Shee)”: “The United States-Vietnam Relationship: Celebrating 10 Years of Comprehensive Partnership and 28 Years of Diplomatic Relations” (Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam: Kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Toàn diện và 28 Năm Quan hệ Ngoại giao). Theo đó, năm nay là thời điểm kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam do 2 Tổng thống lúc bấy giờ là Obama và Trương Tấn Sang khởi xướng vào năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi mong muốn mở rộng quan hệ đối tác trong những năm tới. Được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng và mong muốn chung để vượt qua những di sản chiến tranh, quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng kể từ khi quan hệ song phương được thiết lập vào năm 1995.

Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, giao lưu nhân dân: Quan hệ con người, khoa học và kỹ thuật, y tế, khí hậu, năng lượng, giáo dục, nhân quyền, v.v.... Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác mạnh mẽ và đang phát triển, cùng chia sẻ mục tiêu về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở, kết nối, thịnh vượng, tự cường và hòa bình.

Xin nhớ cho, nội hàm “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở, kết nối, thịnh vượng, tự cường và hòa bình” cho mãi đến gần đây vẫn là điều húy kỵ trong từ điển ngoại giao của Hà Nội. Vì từ khái niệm một “Indo-Pacific Tự do và Rộng mở” (FOIP), Trung Quốc rất dễ suy ra Việt Nam có thể đang bị thu hút vào các kết nối tiểu đa phương như QUAD (Bộ Tứ) hay AUKUS (một liên kết tiểu đa phương khác giữa Mỹ, Anh và Úc). Thật ra Trung Quốc quá lo xa. Chừng nào Việt, Mỹ chưa chính thức công bố nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác chiến lược” thì cho đến khi đó, những kết nối với các tiểu đa phương trong khu vực còn là câu chuyện “đường xa sau này”.

Ngày 16/4 tới đây, chuyên cơ của Ngoại trưởng Blinken sẽ rời Hà Nội, trực chỉ tới Karuizawa (Nhật Bản) để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 và thảo luận với những người đồng cấp về phương hướng cho một loạt vấn đề toàn cầu. Sau khi chuyển thông điệp của Tổng thống Biden cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Blinken sẽ mang trả lời của ông Trọng gửi ông Biden. Một Thông cáo báo chí, hoặc từ Hoa Thịnh Ðốn hay từ Hà Nội, mà cũng có thể từ cả hai thủ đô sẽ được tung ra dịp ấy. Lúc bấy giờ giới phân tích và bình luận đủ cỡ, từ những “Thông tấn xã Vỉa hè” đến các hãng tin lớn của quốc tế sẽ tha hồ mổ sẻ, xem kịch bản nào sẽ diễn ra trong bang giao Việt-Mỹ trong những tuần tới, tháng tới của năm 2023 này? Ông Biden thăm Hà Nội tháng 5 hay ông Trọng sẽ vượt Đại Tây Dương qua Mỹ…?


Không có nhận xét nào: