Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Khối Tình Trương Chi (NS Phạm Duy) – Danh ca Hà Thanh – Video 4K: Trần Ngọc Autumn



Chuyện cổ Tích Trương Chi Mỵ Nương ( tóm lược theo internet)
<!>
Ngày xưa, có nàng Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi lầu son nên lúc nào cũng buồn bã.
Nàng ở đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo du dương trên dòng sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi, một anh thanh niênlàng chài ven sông,

Mị Nương không biết mặt người thổi sáo, nhưng bỗng dưng một thời gian vắng tiếng sáo, thương nhớ mà sinh bệnh.

Khi cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên kia tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì ra lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương.

Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo xấu xí của chàng. Nàng tỏ ý lạnh nhạt xa lánh.

Trương Chi đau buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, mang bệnh tương tư, rồi sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối ngọc, to bằng quả cam, rất đẹp và trong suốt như pha lê, bèn đem dâng cho Quan Đại Thần.

Quan sai thợ ngọc đúc thành chiếc chén uống trà và tặng cho con gái. Nhưng khi Mỵ Nương vừa rót nước vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi với con thuyền và đồng thời tiếng sáo véo con năm xưa vang lên như những lời than trách.
Mị Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén trà và chiếc chén tan ra thành nước


NS Phạm Duy (Tóm lược theo Wikipedia)

NS Phạm Duy (1921-2013) với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam[7][14][15].
Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng hơn 2000 ca khúc do ông sáng tác hoặc viết lời.[17][18]

Ca Sĩ Hà Thanh. (Tóm lược theo Wikipedia)

Trần Thị Lục Hà (1937 – 2014) nghệ danh Hà Thanh, là một nữ ca sĩ Việt Nam thành danh ở Sài Gòn từ trước năm 1975.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1953, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài "Dòng sông xanh" (nhạc của Johann Strauss II). Rồi bà vẫn tiếp tục học và đi hát cho Đài phát thanh Huế.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm người em ở Sài Gòn, bà thâu thanh cho hãng Sóng Nhạc và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông muốn gặp gỡ[3][4] và mời bà đến hát với ban nhạc Tiếng thời gian. Phần trình bày ca khúc "Về mái nhà xưa" của bà khiến toàn ban nhạc hài lòng. Sau đó, bà lại về Huế.

Không muốn để tài năng của Hà Thanh bị tàn phai, Nguyễn Văn Đông bèn viết thư mời bà trở vào Sài Gòn cộng tác với hãng dĩa Continental.[5]

Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó.

Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội.

Năm 1969, ca sĩ Hà Thanh là một trong những nghệ sĩ được chính phủ Việt Nam Cộng hòa cử sang biểu diễn tại Pháp.

Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Bùi Kim Huyên (hiện đang là 1 nha sĩ).

Sau năm 1975, chồng Hà Thanh đi học tập cải tạo. Năm 1984, bà cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại Boston, miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990, vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó.

Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên, bà xuất hiện trên trung tâm Asia và trung tâm Thuý Nga.

Sau một thời gian mắc bệnh ung thư máu, bà qua đời vào lúc 19h30' ngày 1 tháng 1 năm 2014, tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.[6][4][1]

Không có nhận xét nào: