Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

ĐIỂM TIN 3/4/2023 - ĐHL


Tướng Mỹ: Chủ nghĩa Marx khiến quân đội Trung Quốc tin rằng chiến tranh với Hoa Kỳ là điều ‘không thể tránh khỏi’ Theo vị tướng lĩnh quân sự cao cấp nhất của Hoa Kỳ, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc ngày càng tin rằng chiến tranh với Hoa Kỳ là không điều thể tránh khỏi. Trong một cuộc phỏng vấn với Tập đoàn Truyền thông Government Executive của chính phủ liên bang hôm 31 tháng 3, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại Tướng Lục quân Mark Milley cho biết, quân đội Trung Quốc đang thúc đẩy những luận điệu và quan điểm gây bất ổn có thể dẫn đến một cuộc xung đột thảm khốc với Hoa Kỳ.
<!>
“Có rất nhiều luận điệu ở Trung Quốc … có thể tạo ra nhận thức rằng chiến tranh sắp cận kề”, ông Milley nói. “Trong phân tích của tôi về Trung Quốc, ít nhất quân đội của họ và có lẽ những người khác đã đi đến một kết luận nào đó rằng chiến tranh với Hoa Kỳ là điều không thể tránh khỏi. Tôi nghĩ đó là một điều rất nguy hiểm”.

Ông Milley nói rằng hệ tư tưởng Marxist của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đóng vai trò chính trong việc hình thành tư tưởng này, và rằng chủ nghĩa đó dung dưỡng lối suy nghĩ bảo thủ trong giới lãnh đạo Trung Quốc và nó khác hoàn toàn với cách người phương Tây hay nghĩ.

Cuối cùng, ông Milley nói rằng chiến tranh với chế độ đang cầm quyền ở Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi và vẫn có thể ngăn chặn được, nhưng Hoa Kỳ sẽ cần “vững vàng trước Trung Quốc” và bảo đảm sẵn sàng chiến thắng bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra.

Ông Milley cũng lưu ý rằng lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã ấn định một thời điểm rõ ràng là năm 2027 để quân đội Trung Quốc sẵn sàng tấn công và chiếm giữ Đài Loan. Ông Milley nói, mặc dù quyết định xâm lược vẫn chưa được đưa ra, nhưng nhà cầm quyền nước này vẫn đang cố tình xây dựng năng lực của mình để làm như vậy.

Nói rộng hơn về bản chất của cuộc xung đột và sự phát triển quân sự của Hoa Kỳ, ông Milley nói rằng đặc điểm của cuộc chiến này là trong một thời kỳ chuyển đổi vô cùng sâu sắc. Ông cũng mô tả cuộc chiến tranh quyền lực lớn tiếp theo sẽ không giống bất kỳ điều gì từng thấy trước đây, khi người máy, trí tuệ nhân tạo, các loại vũ khí chính xác, và thông tin liên lạc toàn cầu sẽ trở nên tương thích và liên kết với nhau. Thật vậy, ông nói, các đội quân lớn trên thế giới sẽ biến thành cơ chế điều khiển tự động với chủ yếu là robot.

Chưa xong ở Ukraina, nhà tuyên truyền Nga mơ tưởng giải phóng Phần Lan


Giữa lúc cuộc xâm lăng đang bế tắc ở Ukraina, các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga gần đây đã thảo luận về việc liệu quân đội Nga có nên “giải phóng” Phần Lan hay không khi quốc gia Bắc Âu chuẩn bị được kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm đã bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan, xóa bỏ rào cản cuối cùng để Helsinki trở thành thành viên thứ 31của NATO đồng thời giáng một đòn mạnh vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tư cách thành viên của Phần Lan sẽ đưa NATO đến gần Nga khi hai nước có chung đường biên giới phía bắc.

Theo Newsweek, trong một cuộc thảo luận gần đây trên chương trình truyền hình Nga 60 Minutes (60 phút), các nhà phân tích đã nêu ra triển vọng “giải phóng” Phần Lan.

Dmitry Abzalov, Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược có liên hệ với Điện Kremlin mô tả tình hình liên quan đến Phần Lan là một “mớ hỗn độn” và “đã nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta”. Tuy nhiên, người dẫn chương trình Russia-1 Olga Skabeyeva nói rằng Phần Lan là “vùng đất lịch sử của chúng ta” và kêu gọi Nga có hành động khi Phần Lan gia nhập NATO.

Bà Skabeyeva nói: “Chúng ta phải giải phóng những người Phần Lan anh em”.

Ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối từ Abzalov, người nói rằng các lực lượng Nga nên tập trung vào cuộc chiến đang diễn ra, vốn đang bị đình trệ bởi sự kháng cự kiên cường của người Ukraina.

Ông Abzalov nói: “Đầu tiên hãy giải phóng mọi thứ khác, sau đó hãy đối phó với những người Phần Lan anh em”.

Video về cuộc trò chuyện các các nhà chuyên gia Nga đã được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraina, dịch và đăng lên Twitter vào sáng thứ Bảy 1 tháng 4.
Ông viết: “Chú ý, Phần Lan! Các nhà tuyên truyền Nga nói về sự cần thiết phải “giải phóng những người Phần Lan anh em”.

Em gái ông Kim Jong-un cảnh báo Ukraina đang ‘đánh cược với số phậ


Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một đồng minh của Nga ngày 1/4 đã lên tiếng chỉ trích Ukraina.

Bà Kim Jong-un tuyên bố: “Chính quyền của ông Zelensky bàn bạc về khả năng đặt vũ khí hạt nhân của Mỹ tại nước này cũng như việc tự phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này có thể được coi như là sự đánh cược số phận của đất nước nhằm hiện thực hóa tham vọng chính trị”.

Theo kênh RT, tuyên bố trên của bà Kim được đưa ra nhằm bình luận về một bản kiến nghị được đăng tải trên website của Văn phòng Tổng thống Ukraina hôm 30/3.

Trong kiến nghị hôm 30/3, chính phủ Ukraina được đề nghị cân nhắc cho Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nhằm đáp trả việc Nga chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus.

Tính đến chiều ngày 1/4, hơn 650 người đã ký tên ủng hộ bản kiến nghị trên. Tuy nhiên, để Văn phòng Tổng thống Ukraina xem xét và đưa ra phản hồi chính thức, bản kiến nghị này sẽ cần ít nhất 25.000 chữ ký ủng hộ.

Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho rằng chính quyền của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã “dàn dựng” bản kiến nghị trên, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.

Nhà chức trách Ukraina hiện chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.

Trước đó, vào hôm 31/3, Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Nga đã đề xuất đổi lương thực để nhận thêm vũ khí từ Triều Tiên nhằm sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraina.

Nam Phi, Nga thảo luận về chủ đề ‘‘điều chỉnh lại trật tự thế giới’’


Hôm qua, 01/04/2023, đảng cầm quyền tại Nam Phi Đại Hội Dân Tộc Phi (ANC) cho biết đã cử một đoàn đại diện cấp cao đến Nga nhằm tăng cường hợp tác với đảng cầm quyền Nga, Nước Nga Thống Nhất, với một chủ đề chính là ‘‘điều chỉnh trật tự thế giới’’.

Hãng tin Pháp AFP dẫn thông báo của đảng Đại Hội Dân Tộc Phi: ‘‘Các thảo luận về việc điều chỉnh lại trật tự thế giới có mục tiêu đảo ngược các hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới và của thế giới đơn cực, từng ở thế thượng phong trước đây’’. Thông cáo của ANC cho biết thêm về lý do của chuyến đi là để ‘‘đáp lại lời mời của đảng Nước Nga Thống Nhất, đảng chính trị lớn nhất nước Nga, đồng minh và bạn lâu năm của đảng ANC’’.

Chuyến công tác của đoàn đại diện đảng ANC diễn ra từ ngày thứ Năm, 30/03 đến ngày hôm nay Chủ nhật 02/04. Đoàn do một thành viên đầy quyền lực trong đảng Obed Bapela dẫn đầu.

Kể từ khi Nga xâm lăng, chính quyền Nam Phi bị nhiều chỉ trích vì tiếp tục duy trì quan hệ gần gũi với Nga. Pretoria bỏ phiếu trắng về nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraina của Đại Hội Đồng Liên Quốc, và khẳng định duy trì quan điểm ‘‘trung lập’’, từ chối tham gia vào các kêu gọi của phương Tây lên án Nga.

Nam Phi lúng túng trước khả năng phải tiếp Putin
Nam Phi là thành viên của nhóm BRICS, gồm 5 cường quốc trỗi dậy (4 nước khác là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil). Năm nay, Nam Phi đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của nhóm. Một thượng đỉnh của BRIC sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối tháng 8 tới. Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế quyết định truy nã tổng thống Nga vì nhiều ''tội ác chiến tranh'', chính quyền Nam Phi hiện tại lo ngại về khả năng phải đón tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin trong dịp thượng đỉnh BRISC.

Là thành viên của Quy chế Roma về Tòa Hình sự Quốc tế, Nam Phi có nghĩa vụ phải bắt giữ tổng thống Nga Putin, nếu đương sự có mặt trên lãnh thổ nước này. Cách nay ít hôm, ngoại trưởng Nam Phi cho biết đang chờ cập nhật ‘‘quan điểm pháp lý’’ về vấn đề nêu trên, nhưng thừa nhận đây là một chủ đề ''đáng quan ngại’’. Đảng đối lập chính, Liên Minh Dân Chủ, kêu gọi tổng thống Cyril Ramaphosa không để ông Putin đến Nam Phi.

Không có nhận xét nào: