Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Hôm Nay: Mừng Lễ Phục Sinh! Happy Easter Day! - Lê Văn Hải

 

Hôm Nay: Thế Giới Hân Hoan Mừng Lễ Phục Sinh! Happy Easter Day!
<!>


Hôm Qua, Thứ Bảy Tuần Thánh, Người Công Giáo Với Lễ Đêm Vọng Mừng Chúa Phục Sinh!


Qua Phúc Âm, Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu:

-Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: “Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay”. Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta”.


Suy niệm:

Thật lạ lùng khi vào thời Đức Giêsu, thời người ta không coi lời chứng của phụ nữ là có giá trị pháp lý, Mátthêu lại kể cho chúng ta chuyện hai phụ nữ làm chứng về Chúa phục sinh. Nếu chuyện ấy không có thật, chẳng ai bịa đặt ra một chuyện vô bổ như thế. Hai bà Maria này đã chứng kiến cái chết của Thầy Giêsu, đã dự việc chôn cất Thầy và biết rõ vị trí ngôi mộ. Suốt ngày sabát, trong đau đớn và nhớ nhung, hai bà như sống trong một cuộc canh thức dài. Họ chỉ mong cho chóng sáng để ra viếng mộ. Các bà là những người đến mộ đầu tiên, nên được diễm phúc chứng kiến những điều kỳ diệu. Đất rung chuyển dữ dội, một thiên thần chói ngời từ trời xuống, lăn tảng đá che cửa mộ ra và ngồi lên trên. Quyền năng uy nghi của Thiên Chúa đè bẹp sức mạnh của tử thần. Tảng đá nặng nề chẳng cầm giữ được Đấng bị đóng đinh.

Các bà đi tìm Đấng đã chết nơi nấm mộ. Nhưng Đấng ấy đâu có ở đây, vì Đấng ấy đã trỗi dậy rồi. Thiên thần mời các bà đến xem chỗ Người nằm để kiểm chứng. Quả thực, chẳng còn thân xác Người ở đó, ngôi mộ trống trơn. Nhưng sự trống trơn này lại thật là một tin mừng. Vì nếu Người còn nằm đó thì ai dám nói Người đã sống lại. Ngôi mộ trở nên trống là do bàn tay quyền năng của Thiên Chúa Cha. Cha đã nâng con trỗi dậy và cho con được phục sinh. Đấng bị đóng đinh đã chết và đã nằm xuống. Đấng nằm xuống đã được nâng dậy và sẽ đi gặp môn đệ ở Galilê. Lòng vui như mở hội, các bà vội vã chạy về báo tin cho các môn đệ. Đang khi chạy về thì chính Đấng phục sinh hiện ra đón gặp họ. Ngây ngất vì cuộc gặp gỡ quá đỗi bất ngờ, các bà chỉ biết phủ phục dưới chân Người mà thờ lạy. Thầy Giêsu không dặn điều gì khác với vị thiên thần ngoài mộ. Chỉ có điều Thầy vẫn gọi các môn đệ là anh em, dù họ đã bỏ rơi Thầy trong lúc Thầy cần đến họ nhất. Rõ ràng Thầy Giêsu Phục Sinh! muốn tha thứ và làm hòa với họ. Các phụ nữ đã trở nên những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Họ đã thấy ngôi mộ trống, hơn nữa, họ còn được gặp Đấng sống lại. Nhờ họ mà có cuộc gặp gỡ giữa Thầy Giêsu và các môn đệ ở Galilê. Giáo Hội hôm nay cần những người có kinh nghiệm gặp Chúa, để loan báo Tin Mừng và giúp người khác gặp Chúa. Lúc nào Giáo Hội cũng cần những Maria cháy bỏng một tình yêu.


Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu phục sinh Chúa đã sống đến cùng cuộc Vượt qua của Chúa, xin cho con biết sống cuộc Vượt qua mỗi ngày của con, Vượt qua sự nhỏ mọn và ích kỷ. Vượt qua những đam mê đang kéo ghì con xuống. Vượt qua nỗi sợ khổ đau và nhục nhã. Vượt qua đêm tăm tối cô đơn của Vườn Dầu. Vượt qua những khắc khoải của niềm tin. Vượt qua những thành kiến con có về người khác… Chính vì Chúa đã phục sinh nên con vui sướng và can đảm vượt qua, dù phải chịu mất mát và thua thiệt. Ước gì con biết noi gương Chúa phục sinh gieo rắc khắp nơi bình an và hy vọng, tin tưởng và niềm vui. Ước gì ai gặp con cũng gặp thấy sự sống mãnh liệt của Chúa.


Lúc 7 giờ 30, hôm qua, tối Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 08 tháng Tư, Đức Thánh cha Phanxicô, đã cử hành lễ Vọng Phục sinh 2023: Đón Chờ sự kiện Phục Sinh!


*Trong số các tín hữu được rửa tội cũng có một người Việt, một bác sĩ tên là Phi, đến từ thành phố Houston, Texas, bên Mỹ.
(Trần Đức Anh)

-Lúc 7 giờ 30, tối Thứ Bảy Tuần thánh, ngày 08 tháng Tư, Đức Thánh cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Vọng Phục sinh tại Đền thờ thánh Phêrô và ban các bí tích khai tâm Kitô giáo cho tám dự tòng. Ngài mời gọi các tín hữu hãy trở lại cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa trong cuộc sống, tái sinh cho cuộc sống mới!

Đặc biệt, trong số các tín hữu được rửa tội cũng có một người Việt, một bác sĩ tên là Phi, đến từ thành phố Houston, Texas, bên Mỹ.

Vì tiếp tục bị đau đầu gối, Đức Thánh cha chủ sự thánh lễ, còn Đức Hồng y Giovanni Battista Re, 89 tuổi, Niên trưởng Hồng y đoàn, đã chủ sự phần thánh lễ tại bàn thờ. Đồng tế trong thánh lễ, có khoảng 60 hồng y, giám mục và 200 linh mục.

Bài giảng của Đức Thánh cha

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh cha đã diễn giải bài Tin mừng theo thánh Matthêu, thuật lại cuộc viếng mộ của các phụ nữ nơi mộ Chúa, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, gặp thiên thần báo cho các bà Đấng Chịu Đóng Đinh không ở đây, Ngài đã sống lại, và dạy các bà hãy đi báo cho các môn đệ, Ngài sẽ đợi họ ở Galilea.


Đức Thánh cha phân tích tâm trạng của các phụ nữ và áp dụng vào cuộc sống của các tín hữu. Ngài nói: “Các phụ nữ đã nghĩ rằng Chúa Giêsu ở nơi chết chóc và tất cả mãi mãi chấm dứt. Nhiều khi cũng xảy ra cho chúng ta như thế, nghĩ rằng niềm vui gặp gỡ với Chúa Giêsu thuộc về quá khứ, trong khi hiện nay, chúng ta chỉ gặp những ngôi mộ niêm phong: những thất vọng, cay đắng và không còn tín thác nữa, chẳng còn gì để làm nữa, tốt hơn nên sống qua ngày, vì ngày mai chẳng có gì chắc chắn! Nhiều khi chúng ta cảm thấy bất lực và nản chí trước quyền lực của sự ác, những xung đột xé nát các tương quan, những lô-gích tính toán và dửng dưng dường như điều khiển xã hội, bệnh ung thư tham nhũng, sự lan tràn bất công, những luồng gió giá lạnh của chiến tranh...”

“Trái lại, các phụ nữ trong ngày lễ Vượt qua không để mình bị tê liệt trước một ngôi mộ. Họ mau lẹ rời mộ trong kinh sợ và vui mừng rất lớn, chạy đi báo tin cho các môn đệ”. Họ mang tin sẽ thay đổi mãi mãi cuộc sống và lịch sử: Chúa Kitô đã sống lại! Và đồng thời, họ nhớ và thông truyền lời nhắc nhở của Chúa, lời mời gọi các môn đệ: họ hãy đến Galilea vì tại đó, họ sẽ thấy Ngài.

Đức Thánh cha nhận xét rằng: “Có hai điều ở đây: một là ra khỏi tình trạng đóng kín của Nhà Tiệc Ly, để tới miền có các dân ngoại cư ngụ, cởi mở đối với sứ mạng, tránh sự sợ hãi để tiến về tương lai. Thứ hai là trở về với nguồn gốc, vì chính tại Galilea, mọi sự đã bắt đầu. Tại đó, Chúa đã gặp và kêu gọi lần đầu tiên các môn đệ. Vì thế, đi tới Galilea là trở về với ân thánh nguyên thủy, phục hồi ký ức đã tái sinh hy vọng...”
Và Đức Thánh cha nhắn nhủ rằng: “Hãy nhớ Galilea của bạn và tiến bước về Galilea. Đó là nơi, tại đó bạn đã biết Chúa Giêsu đích thân, nơi mà, đối với bạn, Ngài không còn là một nhân vật lịch sử như những người khác, nhưng đã trở thành nhân vật cuộc đời của bạn; không phải là một Thiên Chúa xa xăm, nhưng là Thiên Chúa gần gũi, Đấng biết bạn hơn mọi người khác, và yêu thương bạn hơn ai hết.”

Và Đức Thánh cha kết luận rằng: “Anh chị em, chúng ta hãy theo Chúa Giêsu đến Galilea, gặp gỡ và thờ lạy Ngài tại nơi Ngài đang chờ đợi mỗi người chúng ta. Hãy khơi lại vẻ đẹp lúc chúng ta khám phá thấy Chúa hằng sống, tuyên xưng Ngài là Chúa của cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy trở về Galilea, mỗi người hãy trở lại Galilea của mình, cuộc gặp gỡ đầu tiên, và tái sinh trong một cuộc sống mới!”


Thông Báo Sinh Hoạt Mừng Lễ Phục Sinh (Hôm Nay!)


Easter Party!
Chủ Nhật 9 tháng 4, 2023
Từ 11:00 am- 2: 00 pm
Địa điểm: Overfelt Gardens Park
2145 McKee Rd., San Jose
Xin mời quý Phụ Huynh và Thân hữu tham dự chung vui.

Chương trình
-Săn tìm trứng
(cho tất cả các mọi người và Đoàn Sinh)

- BBQ
-Karaoke
-Games
Kính mời

Liên Đoàn Hướng Đạo Bách Việt


Hôm Nay: Khắp Nơi Tưng Bừng Mừng lễ Phục Sinh 2023!

– Lễ Phục Sinh là “Ngày Tết” vui nhất của đạo Thiên Chúa, đó là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại. Lễ Phục Sinh và mùa Xuân đến đều là tượng trưng cho sự sống mới.


(Hình: Lễ Phục Sinh là dịp để gia đình có bữa ăn thoải mái tại nhà hay nhà hàng.)

Người Ai Cập cổ và Ba Tư ăn trứng gà nhuộm màu để chúc mừng Xuân, vì họ cho rằng trứng gà tượng trưng cho sự sinh sôi và sinh mạng mới. Các tín đồ Thiên Chúa Giáo tiếp thu truyền thống này cũng lấy trứng gà tượng trưng cho sinh mạng mới, tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại.

Người ta ăn trứng gà và dùng làm quà cho trẻ con, vào Chủ Nhật của lễ Phục Sinh.

Con thỏ rừng trong lễ Phục Sinh cũng là một phần trong lễ hội mừng Xuân, đã có từ rất lâu trước khi đạo Thiên Chúa ra đời. Trong truyền thuyết của người Ai Cập cổ, con thỏ rừng có liên quan tới Mặt Trăng, đó là vì thỏ rừng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Vì con thỏ có liên quan đến Mặt Trăng, cho nên tượng trưng cho thời kỳ mới trong cuộc sống. Như vậy, con thỏ rừng tiêu biểu cho sự đổi mới sinh mạng và sức sinh sản.

Ngoài ra, mặc áo mới trong Chủ Nhật của lễ Phục Sinh cũng tượng trưng cho bỏ cái cũ, đón cái mới.


Nhân đây Tìm Hiểu: Lễ Phục sinh là gì? Thế giới đón Lễ Phục sinh như thế nào?

- Lễ Phục sinh là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với hàng tỷ tín đồ theo đạo Kitô giáo.

Tiếng chuông nhà thờ reo vang khắp thành phố, những cánh hoa tulip cũng dần nở rộ khoe sắc dưới nắng vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy Lễ Phục sinh - ngày lễ quan trọng đối với người Kitô giáo - đang đến gần. Đó không chỉ là thời khắc đánh dấu sự phục sinh của Chúa Giêsu mà còn là một ngày để tôn vinh tình yêu, sự hy sinh và lòng trắc ẩn của Người. Hãy cùng nhau khám phá về ngày lễ tuyệt vời này qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh tiếng Anh được gọi là Easter, là dịp tưởng niệm sự kiện Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết.

*Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục sinh đánh dấu sự kiện vị ngôn sứ (Chúa Giêsu) bị xử tử và sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong kinh thánh, Ngài được tôn kính là đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của Ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

*Nguồn gốc Lễ Phục sinh

Tương truyền, Adam và Eva (được xem là tổ tiên của loài người theo đạo Thiên Chúa) sau khi phạm tội đã bị đuổi khỏi vườn địa đàng. Con cháu của Adam và Eva đã sinh sôi nảy nở khắp mặt đất. Với tội lỗi gây ra, họ mất ơn nghĩa với Chúa. Tuy nhiên, vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu hạ phàm và thực hiện công trình cứu độ: Đó là rao giảng về nước Trời và kêu gọi ăn năn sám hối, chịu khổ nạn, chịu chết để đền tội cho loài người và phục sinh để chứng thực cho quyền năng Thiên Chúa.

Năm 30 tuổi, Chúa Giêsu bắt đầu rời quê hương nơi ngài sinh ra và bắt đầu rao giảng tin mừng. Trong một lần vào thành Jerusalem đúng dịp lễ Vượt Qua (nghi lễ của người Do Thái), ngài đã được dân chúng đón tiếp bằng lá cây lót đường và vẫy tay mừng.

Vào ngày thứ Năm (nay là ngày Thứ năm Tuần Thánh), Chúa Giêsu thực hiện nghi thức rửa chân các môn đồ và dùng bữa tối cuối cùng (bữa Tiệc Ly) với các tông đồ. Ngay buổi tối hôm đó, Ngài bị bắt theo lệnh của Tòa Công luận với cáo buộc Ngài phạm thượng và giao cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin án tử hình.

Trong bóng đêm của khu vườn Getsemani ở ngoại ô Jerusalem, lính La Mã nhận diện Chúa Giêsu nhờ cái hôn của Judas Iscariot, một tông đồ đã phản ông để nhận được tiền thưởng.

Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, theo các sách Phúc Âm, một tấm bảng có hàng chữ viết tắt INRI (của câu: "Giêsu người Nazareth, vua dân Do Thái") được treo trên thập tự giá theo lệnh của Pilate (Philatô). Chúa Giêsu bị buộc phải tự vác thập tự giá lên đồi Golgotha, nơi Người bị đóng đinh và chết.

Tuy nhiên, khi tới thăm mộ của Ngài, người ta chỉ thấy ngôi mộ trống rỗng. Chính vì vậy, các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày Chủ Nhật (tức 3 ngày sau khi chết trên thập tự giá).

Sự kiện này đã được đề cập đến theo thuật ngữ của Kitô giáo là sự phục sinh của Chúa Giêsu, được cử hành hằng năm vào ngày Lễ Phục sinh.


*Ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Trong tâm niệm của người theo đạo Thiên Chúa, Chúa Giêsu sống lại và lên Thiên quốc trong khải hoàn ca tạo nên một niềm tin cho các tín đồ rằng, Ngài quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Đồng thời, sự kiện này còn thể hiện tình yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa đối với con người.

Ngoài ra, ngày lễ Phục sinh còn diễn ra vào mùa Xuân - mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Do đó, đây còn là dịp tiếp thêm sức mạnh để các giáo dân tin vào những điều tốt đẹp, khơi dậy hy vọng về một tương lai tươi sáng.

*Lễ Phục sinh được tính như thế nào?

Lễ Phục sinh ngày nào là câu hỏi chung của rất nhiều người. Trên thực tế, Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà được tính là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm hoặc sau ngày Xuân Phân. Như vậy, Lễ thường diễn ra vào Chủ Nhật bất kỳ nằm trong khoảng từ ngày 22/3 đến 25/4 Dương lịch. Cũng vì thế mà Lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa Xuân, mừng đất trời chuyển mùa.

Dân Hy Lạp đón lễ Phục sinh bằng tục ném bình gốm từ ban công

Những bức tượng kỳ lạ trên đảo Phục Sinh, phải chăng từng có một nền văn minh rực rỡ tồn tại?

2. Lễ Phục sinh 2023 ngày nào?

Vào năm 2023, Lễ Phục sinh sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 9/4 Dương lịch.

*Các hoạt động trong ngày Lễ Phục sinh

Vào Lễ Phục sinh, các tín đồ theo đạo Kitô giáo thường đến nhà thờ để cầu nguyện và cảm tạ Chúa. Đây cũng là dịp để mọi người sum vầy bên gia đình và bạn bè, thưởng thức những món ăn truyền thống trong Lễ Phục sinh hoặc tham gia các hoạt động đặc biệt như diễu hành…

Một số quốc gia cũng có thể có các truyền thống đặc biệt khác như trang trí trứng Phục sinh, làm bánh Phục sinh, tặng quà và đổi trao những món quà đặc biệt trong dịp này.


*Biểu tượng của Lễ Phục sinh

Vào lễ hội Phục sinh, mọi người sẽ tặng nhau món quà hình quả trứng, con thỏ, hay thưởng thức bữa ăn ngon với thịt giăm bông… Đây đều là những biểu tượng của ngày lễ này từ hàng ngàn năm nay. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của những biểu tượng này là gì?

*Trứng Phục sinh

Trứng Phục sinh tiếng Anh là Easter egg, là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Lễ Phục sinh trong văn hóa phương Tây.

Từ khi khởi nguyên, con người luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh. Theo truyền thuyết, người phương Tây tin rằng, Trái đất vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ và mọi sinh vật bằng cách này hay cách khác cũng đều được sinh ra từ quả trứng.

Thêm vào đó, các nghiên cứu khảo cổ cũng chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Trong khi người Ai Cập và Ba Tư thường trao đổi trứng nhuộm bằng sơn đỏ để chào mừng mùa Xuân, thì người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo vào thêm nhiều màu sắc khác nhau.

Có lẽ vì thế mà người ta thừa nhận, trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày Lễ Phục sinh. Ý nghĩa trứng Phục sinh là tượng trưng cho ngôi mộ trống của Chúa Giêsu, từ đó Chúa Giêsu phục sinh.

Đến nay, mọi người thường tự trang trí các hoa văn, họa tiết sắc màu cho những quả trứng để tặng nhau, với hy vọng gia đình, người thân, bạn bè luôn gặp được may mắn và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời gạt bỏ những điều không hay lại phía sau.

*Thỏ Phục sinh

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao thỏ đẻ con nhưng trong Lễ Phục sinh lại “toàn trứng”?

Trước hết, thỏ có khả năng sinh sản chóng mặt nên được xem là biểu tượng của sự sinh sản, sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre) - nữ thần của mùa Xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).

Hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây - Ảnh: Reader's Digest Canada

Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa Xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần Ostara muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi Xuân về.

Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa Xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.

*Món giăm bông

Món jambon (hay còn gọi là thịt giăm bông) thường xuất hiện trong các món ăn trong ngày Lễ Phục sinh, đặc biệt là ở các quốc gia có ảnh hưởng từ văn hóa Phương Tây.

Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Người phương Tây cổ tin rằng, thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa Thu) là thời điểm tốt nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ cho mùa đông lạnh giá. Khi Xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ còn lại và tổ chức Lễ Phục sinh, trong đó có thịt lợn muối được làm thành jambon. Có lẽ vì thế mà jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp Lễ Phục sinh.

*Quần áo mới

Lễ Phục sinh tượng trưng cho sự tái sinh và hy vọng những điều tốt đẹp. Theo quan niệm, hành động mặc quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng gắn liền với lễ này.


*Nến Phục sinh

Nến Phục sinh dẫn tín hữu ra khỏi bóng tối và bước vào niềm vui mùa Phục sinh. Đây cũng là một trong những biểu tượng chính trong suốt 50 ngày của mùa lễ này.

Trên thân nến có cắm 5 dấu đinh (tượng trưng cho 5 vết thương của Chúa Giêsu), phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega, với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Giêsu là “khởi đầu và cuối cùng”.


Chuyện lạ, chỉ có ở Mỹ! vài ngày trước lễ Phục Sinh, Chú thỏ đi lạc, được tuyển làm cảnh sát viên ở Bắc California!

– Chú thỏ đi lạc được tuyển làm cảnh sát viên ở Bắc California chỉ vài ngày trước lễ Phục Sinh.

“Chúng tôi xin giới thiệu Cảnh Sát Viên Sức Khỏe Percy,” Sở Cảnh Sát Yuba City (YCPD) loan báo trên Facebook hôm Thứ Tư, 5 Tháng Tư. Yuba City cách thủ phủ Sacramento khoảng 40 dặm về phía Bắc.


(Hình: Cảnh Sát Viên Sức Khỏe Percy, nhân viên mới của Sở Cảnh Sát Yuba City.)

“YCPD có chương trình sức khỏe dành cho cả nhân viên lẫn gia đình,” YCPD giải thích. Chương trình này “nêu lên tầm quan trọng của việc ưu tiên chăm lo sức khỏe tinh thần và thể chất, cung cấp dụng cụ và phương tiện để giảm căng thẳng và xây dựng nền tảng sức khỏe tích cực.”

Với cương vị mới, Cảnh Sát Viên Percy “đi lòng vòng ở sở cảnh sát này trong ngày và là con vật hỗ trợ tất cả mọi người,” YCPD viết trên Facebook.

Chú thỏ Percy được cô Ashley Carson, cảnh sát viên YCPD, tìm thấy ngoài đường hôm 21 Tháng Mười năm ngoái, theo YCPD.
“Cô ấy tình cờ gặp một con thỏ dường như đi lạc giữa đường Percy,” YCPD cho hay.
Cô Carson bế chú thỏ lên và nhận thấy nó “ngoan ngoãn và thân thiện,” theo YCPD.
Sau khi “giao cho cơ quan kiểm soát thú vật nhưng không gia đình nào tới nhận,” YCPD cho biết họ nhận nuôi chú thỏ.
Sau đó, chú thỏ được đặt tên “Percy” vì được tìm thấy trên đường Percy – và sống ở YCPD kể từ đó.

“Hầu như ai cũng thích chú thỏ, mặc dù có người vẫn đang làm quen với chuyện có thỏ bên trong sở cảnh sát,” YCPD cho hay.



Đau thương khốn khổ trên đường đời? Đến với Ta! Vì “ách Ta Nhẹ nhàng và êm ái!”

Không có nhận xét nào: