Tưởng Năng Tiến – Mừng Ngày Báo Chí Cách Mạng
Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến.
<!>
Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn :
Nguyễn Khắc Mai - Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
20-6-2022
Vài suy nghĩ ngậm ngùi
– Hóa ra đã từng có một nền báo chí tự do sơ sinh VNDCCH. Đáng buồn là chàng thiếu niên tuấn tú đó đã chết yểu khi chưa kịp trưởng thành để làm một người lớn chững chạc và trách nhiệm cho Đời cho Dân và cho chính mình, một nền báo chí xứng đáng của một xã hội văn minh và trưởng thành. Nên câu thơ của Tản Đà: “Dân hai mươi triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” sẽ còn ám ảnh ta như một định mệnh cay đắng
– Người xưa nói “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Nên người dân phải chịu trách nhiệm của mình. Nhưng trên hết và trước hết là trách nhiệm của ngững người dân đã nắm lấy quyền mà thiếu trách nhiệm với đất nước với xã hội, đã không “Tạo điều kiện”, như lời cụ Huỳnh để có một nền Báo chí Công dân, mà chính K.Mác cũng như HCM từng ôm ấp, hoài bão. Mác thì cho rằng “ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí”. Còn chúng ta đang làm điều phản lại “Ở đâu có báo chí ở đó có kiểm duyệt báo chí”. Mà Mác cho rằng báo chí bị kiểm duyệt là cái quái thai được văn minh hóa, cái thây ma được tẩm nước hoa.
Tái trồng rừng Đước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để chịu đựng bờ biển khả chấp
(Mangrove Afforestation in the Mekong Delta for sustainable coastal resilience)
Netherlandsandyou – Bình Yên Đông lược dịch
Embassy of the Kingdom of the Netherlands – June 10, 2022
Hanoi, 10 June 2022 – Buổi hội thảo công tác về “Tái trồng rừng đước ở Đồng bằng sông Cửu Long để chịu đựng bờ biển khả chấp” đồng tổ chức bởi Tòa Đại sứ Netherlands (Hòa Lan) ở Hà Nội, Ngân hàng Phát triến Á Châu (ADB) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) diễn ra ở Hà Nội.
Vành đai rừng đước và vùng bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Điều nầy là mối lo ngại lớn lao, vì trong môi trường phù sa mềm nầy, việc kết hợp rừng đước-đê biển (xanh-xám) là một chọn lựa được ưa thích cho một hệ thống bảo vệ bờ biển khả chấp với chi phí xây cất và bảo trì có thể chấp nhận được. ĐBSCL không chỉ dựa vào công trình đê tương đối rắn chắc, bị sạt lở và sóng biển tấn công.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 20 tháng 6 năm 2022
Võ thái Hà tổng hợp
Ngô Khôn Trí – Cuộc chiến lá cờ và rượu giữa Canada và Đan Mạch
Liên Hợp Quốc hiện nay không thể đứng ra giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay lãnh hải giữa các quốc gia trên thế giới. Cách hay nhất là 2 nước tự tìm ra giải phát hòa bình chung, có lợi cho đôi bên. Chính vì vậy, Canada và Đan Mạch đã bỏ qua những tranh chấp nhỏ trong quá khứ mà thỏa thuận chia xẻ lợi ích và hợp tác phòng thủ chống lại mối đe dọa từ Nga?
Không biết các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, có đồng lòng chia xẻ lợi ích và hợp tác phòng thủ chung để làm đối trọng với sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, giống như Canada và Đan Mạch đã làm hay không?
Nguyễn Lê – Việt Nam, những biến chuyển đầu thế kỷ XX. Kỳ 6
18/6/2022
Kỳ 6
V) CUỘC NỔI DẬY CỦA “HOÀNG ĐẾ” PHAN XÍCH LONG
(tiếp theo)
Năm 1913 ấy, vụ án “Phan Xích Long hoàng đế” gây chấn động cả nước, song không kết thúc ở đó. Hơn hai năm sau, vào tháng 2.1916, vụ âm mưu phá Khám lớn Sài Gòn để giải cứu Phan Phát Sanh thêm một lần nữa gây chấn động cả Sài Gòn và các tỉnh miền Tây.
Ngày 14.2.1916, khoảng 300 người đi dọc theo bờ sông Sài Gòn và chia thành nhiều nhóm tiến thẳng đến Khám lớn, vừa đi vừa hô nhiều khẩu hiệu khác nhau. Một số người chạy thẳng đến trụ sở cảnh sát, bị bắn, phải dạt về phía cầu tàu. Không chỉ ở Sài Gòn, tại nhiều tỉnh khác, cũng có những cuộc nổi dậy như thế. Tại Biên Hòa, người nổi dậy nhắm vào khám đường của tỉnh. Tại Thủ Dầu Một, họ chưa kịp kéo về Sài Gòn đã bị chận đứng. Tại Bến Tre, họ phá hủy văn khố địa phương, đốt cháy cửa hàng của người Tàu. Tại Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu), một nhóm người có vũ khí định chiếm lấy cơ sở quân sự ở đây nhưng thất bại. Một quả bom bị phát hiện ở Mỹ Tho; tại Long Xuyên, nhiều ngôi nhà bị cướp phá….
BBC News Tiếng Nga điều tra bí ẩn về bốn tướng Nga tử trận trong cuộc chiến ở Ukraine
Olga Ivshina và Kateryna Khinkulova
BBC Tiếng Nga
20/6/2022
Để so sánh, khi Thiếu tướng Hoa Kỳ Harold Greene bị giết bởi một người lính Afghanistan trong cuộc tập kích nội gián hồi năm 2014, cái chết của ông đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 40 năm có một vị tướng bị giết trong chiến đấu.
Ukraine tại một số thời điểm tuyên bố rằng cho đến nay đã có tới 11 tướng Nga thiệt mạng trong cuộc xung đột, mặc dù một số báo cáo sau đó cho thấy đây là các số liệu sai: ba trong số những người bị Ukraine tuyên bố là đã chết sau đó xuất hiện trong các video đăng trực tuyến, phủ nhận tin họ đã vong mạng.
Hiện có tám vị tướng Nga được báo cáo đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh, trong đó bốn người được xác nhận đã chết, còn bốn người khác vẫn chưa (nhưng tin về cái chết của họ cũng không bị bác bỏ).
Pierre Antoine Donnet - Trung quốc đe doạ một cuộc chiến tranh tổng lực ở Đài Loan
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: La Chine brandit la menace d’une guerre totale à Taïwan, Asialyst, ngày 11/06/2022.
Hôm Thứ Bảy tuần này, ngày 11 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe đã đe dọa một cuộc chiến tranh tổng lực ở Đài Loan nếu “hòn đảo nổi loạn” này tuyên bố độc lập. Về phần mình, người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã cáo buộc hoạt động của Trung Quốc gần hòn đảo Formosa cũ là “khiêu khích và gây bất ổn”. Giọng điệu rõ ràng đã được nâng lên giữa hai người đàn ông này, gặp nhau bên lề diễn đàn về an ninh Đối thoại Shangri-La, được tổ chức tại Singapore. Cuộc gặp mặt rất được mong đợi này là tâm điểm chú ý của diễn đàn thường niên vừa mới kết thúc vào hôm Chủ nhật ngày 12 tháng 6.
Liana Fix và Michael Kimmage * - Điều gì sẽ xảy ra nếu Ukraine thắng?
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Ukraine Wins?”, Foreign Affairs, 06/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
20/6/2022
Chiến thắng trong cuộc chiến này sẽ không thể giúp Ukraine chấm dứt xung đột với Nga.
Trong những ngày gần đây, nhiều nhà quan sát cuộc chiến Ukraine ở phương Tây bắt đầu lo lắng rằng thế trận đang có lợi cho Nga. Những đợt pháo kích dữ dội đã giúp Nga giành được thêm nhiều lãnh thổ ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, và các lực lượng mới đang trên đường đến nơi. Trong khi đó, quân đội Ukraine dần kiệt quệ. Nga đang cố gắng tạo ra một tình huống ‘chuyện đã rồi’ và hiện thực hóa tham vọng đế quốc của mình thông qua “hộ chiếu hóa” – nhanh chóng cấp hộ chiếu Nga cho công dân Ukraine ở các khu vực do Nga chiếm đóng – và cưỡng bức đưa các cơ cấu hành chính của Nga vào lãnh thổ Ukraine. Điện Kremlin có thể có ý định chiếm đóng vô thời hạn miền đông và miền nam Ukraine, rồi cuối cùng sẽ tiến tới Odessa, một thành phố cảng lớn ở miền nam Ukraine, đồng thời là trung tâm thương mại kết nối Ukraine với thế giới bên ngoài.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét