Tôi thường nghe trong các cuộc khám nghiệm của tôi là một số bệnh nhân chuyên môn uống soda light (soda không có đường) hay biscuit rất ít ngọt vì tin rằng các thực phẩm này sẽ làm giảm cân Sự tin tưởng này được phụ hoa thêm bởi quảng cáo khiến người ta lạm dụng và ăn cho “đã cái lỗ miệng“. Điều đó dẫn tới điểm thứ hai là sự biến thái (métabolisme). Đường nhân tạo có khả năng làm ngọt nhiều hơn đường saccharose khiến cơ thể phải chống đỡ. Vả lại, khi nhập khẩu đường saccharose, người ta quan sát thấy trong thời gian đầu tiên một độ gia tăng cao của glycémie. Phản ứng tiên khởi của sự biến thái là cơ thể tiết ra chất insuline nhằm giảm bớt glycémie và kích hoạt hypoglycémie. Insuline được biết là một hormone làm thuận lợi cho bệnh béo tròn quay.
<!>
Thật vậy, để điều hoà glycémie, insuline tồn chứa một phần của glucose thặng dư dưới dạng triglycérides trong những sợi thịt mỡ. Nói cách khác, nó biến đổi sự thặng dư đường thành mỡ.
Ăn (hay uống) đường nhân tạo, phản ứng của cơ thể sẽ giống hệt.
Dẫu rằng, đường nhân tạo không có nhiều calories, sự gia tăng trọng lượng của cơ thể sẽ không thể chối cãi
Trong một bản thông cáo,Greg Neely là người hợp soạn cuộc khảo cứu đã giải thích phản ứng của não bộ phải đối đầu với đường nhân tạo như aspartame :
1._ Khi người ta tiêu thụ (ăn hay uống) đường saccharose, não bộ đồng hóa (assimile) cảm giác đường cùng thời gian với nhận năng lựơng, người ta gọi đó là sự thăng bằng đường và năng lượng
2._ Khi ăn đường nhân tạo, sự thăng bằng đường và năng lượng bị chênh lệch bởi vì não bộ cảm nhận được đường nhưng không calories.
Khảo sát đã đặt ra rõ ràng chỉ vài ngày tiêu thụ đường nhân tạo, não bộ chúng ta tìm cách tái cân bằng đường và năng lượng bằng cách ăn nhiều thực phẩm có nhiều calories. Hậu quả là cơ thể trở nên tròn như trái măng cụt.
Ở một số động vật, người ta quan sát có một sự gia tăng ăn uống ngon miệng làm cho nó tăng thêm được …30% phần calories so với bình thường.
Nói cách khác, tiêu thụ đường nhân tạo đẩy người ta tiêu thụ nhiều đường hơn nhằm để thoả mãn những nhu cầu được tạo ra và được tưởng tượng bởi não bộ.
Ăn đường rồi muốn ăn nữa có nghĩa là tiêu thụ đường thiên nhiên (saccharose) hay một sản phẩm thay thế đường tạo ra một nhu cầu về đường (thèm đường) để rồi trở thành ghiền đường.
Ngoài ra, sự tiêu thụ đường nhân tạo cũng có thể là nguồn gốc của chứng mất ngủ hoặc chứng hiếu động (khích động, cuồng nhiệt).
Những phần hợp thành của aspartame thì có tính độc ?
Cũng như một số chất liệu khàc như rượu hay làm nghiện ngập, đường nhân tạo có thể đưa dẫn tới nghiện ngập và rồi thì gây ra những hậu quả tai hại vào cơ thể con người.
Thật vậy, như đã viết ở trên, một trong thành phần căn bản của đường nhân tạo la phénylalamine (50%)
Phénylalamine
Acide này có trong não bộ nhân loại một cách tự nhiên. Nó giữ một vai trò chính yếu trong hệ thống thần kinh cũng như là để truyền tín hiệu đến các cơ quan khác của cơ thể.
Trong trường hợp tiêu thụ đường nhân tạo kinh niên (quanh năm), sự tụ tập chất này sẽ tăng lên và lôi kéo gsự giảm sụt chất sérétonine.
Sérétonie là một tín hiệu thuộc về hoá học neurotransmetteur liên hệ tới tính hài ước. Nó chính là hormone của tính “hài ước tốt lành“. Vì thế, một sự suy giảm của sérétonine gây ra những rối loạn trong hài ước như chứng trầm uất, trầm cảm (dépression).
Acide aspartique
Acide aspartique có 40% trong đường nhân tạo. Nó thật sự là một chất độc hại cho cơ thể khi tiêu thụ thái quá bởi vì nó có liên hệ tới phương cách tiêu hủy các tế bào thần kinh (excitotoxine). Người ta gọi nó là một chất làm biến đổi khả năng của các giây thần kinh (altération).
Méthanol
Méthanol chiếm 10% trong đường nhân tạo. Nó có tiềm lực mạnh về độc tính cho nên chỉ có thể tiêu thụ một phân lượng rất nhỏ. Người ta đã thấy có những trường hợp mù loà hay rối loạn thần kinh sau khi tiếp xúc liên tục với chất hoá học này.
Điều cần chú ý
Sự liên hệ giữa một số chứng bệnh và sụ tiêu thụ kinh niên đường hoá học càng ngày càng chặt chẽ.
Aspartame từ nay là một trong những nguyên nhân của bệnh Alzheimer (chân tay run rẩy), bệnh trầm uất (dépression), một số bệnh ung thư não bộ, bệnh kinh phong (epilepsie), xơ cứng thành mảng (sclérose en plaques).
Aspartame tự muốn là bạn của những người muốn giảm cân nhưng ngược lại là một tai hoạ trong cuộc tranh đấu chống bệnh phì mập.
Sự xử dụng sai lầm chất đường hoá học chứng tỏ rằng kỹ nghệ lợi dụng sự chi tiêu cho sức khoẻ để trục lợi và tẩm độc chúng ta.
Rủi thay,những người tiêu thụ chỉ được thông báo các lợi ích nặc danh của đường nhân tạo. Một số cá nhân mắc bệnh kinh niên tiếp tục tiêu thụ quá mức những sản phẩm độc hại mà không biết tới những hậu quả tàn khốc vào sức khoẻ.
Trong trường hợp bị bệnh tiểu đường, sự xử dụng đường nhân tạo (aspartame) phải bị cấm đoán…Tuy nhiên, các quảng cáo tiếp tục khen lợi ích ma giáo của nó.
Hiển nhiên, một sự giảng dạy về dinh dưỡng sẽ cho phép mỗi người học hỏi được những căn bản của một sự dinh dưỡng thăng bằng và tránh được sự lạm dụng tiêu thụ các thành phần độc hại.
Trần Ngọc Nhạc
(dịch thuật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét