Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Malaysia: 16 phi cơ quân sự TQ xâm nhập không phận bờ biển Sarawak; Tướng Mỹ lên án - Văn Hóa Online

Ảnh trên chụp từ Chiến đấu cơ Hawk 208 của không quân Malaysia áp sát Vận tải cơ quân sự Trung Quốc Xian Y-20 (góc phải) xâm phạm không phận bờ biển bang Sarawak (kế bên là bang Sabah) của Malaysia hôm 01/6/2021. Tin tức không ghi rõ các vận tải cơ Trung Quốc xuất phát từ đường băng nào. Bản đồ minh họa: Văn Hóa Online / Source: Reuters-Google map. Chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Kenneth S. Wilsbach nhận định: “Chuyến bay xâm nhập không phận Malaysia gần đây của Trung Quốc là hoạt động gây ra sự bất ổn và leo thang”, Tướng Kenneth S. Wilsbach nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 04/6/2021.
<!>
Theo ông Wilsbach, việc Trung Quốc tiến hành các hành động quyết liệt ở Biển Đông đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại, buộc một số nước như Anh, Pháp và Đức tuyên bố triển khai các chiến hạm tới khu vực này.

Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach. PACAF

Trước đó vào ngày 1/6/2021, không quân Malaysia (RMAF) thông báo Trung tâm phòng không đặt tại vùng Sarawak đã phát hiện ra 16 vận tải cơ quân sự của Trung Quốc Xian Y-20 tiếp cận vùng không phận trên biển của Malaysia lúc 11h53 hôm 31/5 (giờ địa phương) nằm gần với bang Sabah.

Theo RMAF, nhóm máy bay vận tải trên không chịu tuân thủ hướng dẫn của kiểm soát không lưu Malaysia để thiết lập việc liên lạc. Do vậy, lực lượng này buộc phải điều chiến đấu cơ Hawk 208 bay áp sát nhóm vận tải cơ của Trung Quốc để thực hiện việc “nhận dạng trực quan”.

Phía đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia sau đó tuyên bố rằng, các vận tải cơ trên đang thực hiện các bài huấn luyện và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế khi không xâm phạm không phận của bất kỳ quốc gia nào. (theo Tuấn Trần/VietnamNet)

Chiến đấu cơ Malaysia áp sát vận tải cơ Trung Quốc Xian Y-20 hôm 31/5/2021. Ảnh: Reuters

Không quân Malaysia cho biết 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc hôm 31.5.2021 đã hướng đến không phận Malaysia, buộc Malaysia phải điều các tiêm kích để ngăn chặn. Các máy bay của Trung Quốc cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ 60 hải lý vào ngày 31.5.2021. (theo Khánh An TNO)

BBC 2/6/2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Malaysia said the Chinese aircraft included the Xian Y-20 strategic transport plane

Malaysia nói sẽ triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối sau khi 16 máy bay quân sự của Trung Quốc bay qua vùng biển ngoài khơi bang Sarawak hôm đầu tuần.

Bộ Ngoại giao Malaysia mô tả hành động này là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia". Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết máy bay của họ hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế.

Phát ngôn viên Vương Văn Bân của Bộ Ngoại giao TQ nhấn mạnh là "Trung Quốc và Malaysia là láng giềng tốt". Malaysia cho biết máy bay Trung Quốc bao gồm máy bay vận tải chiến lược Xian Y-20 bay qua vùng biển mà các báo quốc tế như BBC, Đài France24 gọi là "vùng biển tranh chấp".

Vấn đề liên quan nhiều nước

Khi các phi cơ TQ bay cách bờ biển đảo Borneo, phần thuộc Malaysia có 110 km, phía Malaysia đã liên hệ với các đội bay Trung Quốc nhưng không được hồi đáp.
Ngay sau đó, chiến đấu cơ Malaysia bay lên giám sát chuyến bay của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Khi quay về, các phi cơ Trung Quốc đã "bay vào không phận Malaysia trên vùng nước chủ quyền của Malaysia", theo Không quân Hoàng gia Malaysia.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein nói đội bay Trung Quốc đã "bay vào vùng biển" của nước ông và đây là vụ "vi phạm chủ quyền, không phận Malaysia" trong vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 31/05/2021.

Ông Hishammuddin Hussein cũng chia sẻ nội dung phản đối của nước ông trên mạng xã hội.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có các tuyên bố chủ quyền ở các khu vực khác nhau, đôi khi chồng lấn, tại vùng Biển Đông mà tên tiếng Anh là "South China Sea" (Biển Nam Trung Hoa).

Năm ngoái, một tàu thăm dò hải dương của TQ đã đối đầu kéo dài với tàu thăm dò dầu khí The West Capella của Malaysia ngoài khơi Borneo.

Tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) đã tới vùng biển cách Borndeo 371 km. Ba tàu chiến Mỹ và một tàu hải quân Úc đã đến tập trận ngay gần địa điểm mà tàu thăm dò TQ và hoạt động thăm dò dầu của công ty Malaysia Petronas.

Tháng 5/2020, tàu Haiyang Dizhi 8 cùng các tàu hải cảnh của Trung Quốc rút đi "sau nhiều tháng hoạt động" ở vùng biển ngoài khơi Borneo.
Từ tháng 3/2021, chừng 200 tàu cá của Trung Quốc kéo đến vùng biển của Philippines nói là để "tránh bão", trong lúc có nghi ngờ các tàu Trung Quốc là loại tàu bán vũ trang.

Đầu tháng 4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Manila "có động cơ thầm kín và ý đồ thù địch" sau khi Philippines yêu cầu Bắc Kinh rút tàu khỏi Đá Ba Đầu.

Nguồn hình ảnh, Gallo Images. Chụp lại hình ảnh. Ảnh chụp từ trên không của đá Ba Đầu, Quần đảo Trường Sa, Biển Đông ngày 19/3/2021

Không có nhận xét nào: