Cuộc họp, được tổ chức tại một dinh thự gần Cung điện Buckingham ở trung tâm London, là lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính gặp mặt trực tiếp kể từ khi bắt đầu đại dịch. Mỹ, Anh và các quốc gia giàu có khác đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào ngày thứ Bảy nhằm buộc các công ty đa quốc gia như Amazon và Google phải đóng thuế nhiều hơn và hạn chế khả năng của họ chuyển lợi nhuận sang các nơi lánh thuế ở nước ngoài. Hàng trăm tỉ đôla có thể chảy vào kho bạc của các chính phủ túng thiếu về tài chính vì đại dịch COVID-19 sau khi Nhóm Bảy nền kinh tế tiên tiến (G7) nhất trí ấn định mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu là 15%.
<!>
Facebook cho biết họ dự kiến sẽ phải đóng thuế nhiều hơn ở nhiều quốc gia hơn do thỏa thuận này. Thỏa thuận đạt được sau tám năm đàm phán và đạt được động lực mới trong những tháng gần đây sau đề xuất từ chính quyền mới của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
“Các bộ trưởng tài chính G7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm cải cách hệ thống thuế toàn cầu để phù hợp với kỉ nguyên kĩ thuật số toàn cầu,” Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nói sau khi chủ trì cuộc họp hai ngày ở London.
Cuộc họp, được tổ chức tại một dinh thự gần Cung điện Buckingham ở trung tâm London, là lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính gặp mặt trực tiếp kể từ khi bắt đầu đại dịch, Reuters cho biết.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói “cam kết quan trọng, chưa từng có tiền lệ” này sẽ kết thúc điều mà bà gọi là cuộc chạy đua xuống tận đáy về thuế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nói rằng thỏa thuận này là “tin xấu đối với nơi lánh thuế khắp thế giới.”
Bà Yellen cũng xem cuộc họp G7 đánh dấu sự quay trở lại chủ nghĩa đa phương dưới thời Biden và trái ngược với phương sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người khiến nhiều đồng minh của Mỹ xa lánh.
“Những gì tôi đã thấy trong thời gian làm việc tại G7 này là sự hợp tác sâu sắc và mong muốn phối hợp và giải quyết một loạt các vấn đề toàn cầu,” bà nói.
Các bộ trưởng cũng đồng ý tiến tới việc yêu cầu các công ty tuyên bố tác động môi trường của họ theo một cách thức chuẩn mực hơn để các nhà đầu tư có thể quyết định dễ dàng hơn có nên tài trợ cho họ hay không, một mục tiêu chính của Anh.
Các quy tắc thuế toàn cầu hiện tại có từ những năm 1920 và đã chật vật thích ứng với những đại công ty công nghệ đa quốc gia bán các dịch vụ trên mạng và thu phần lớn lợi nhuận của họ nhờ tài sản trí tuệ được nắm giữ ở các khu vực thẩm quyền tư pháp có thuế suất thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét