Một năm sau khi lên làm tổng thống Mỹ, Ô Trump sắp công du Á Châu Thái bình dương (ACTBD), chuyến đầu tiên.Về hình thức, đây là một chuyến công du dài ngày, từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 11 năm 2017 đối với một tổng thống Mỹ rất bận bịu nội trị và ngoại giao của một đệ nhứt siêu cường như Mỹ. TT Trump sẽ dự hai hội nghị, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam và Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á tại Philippines. Ông còn đến viếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Hawaii.<!>
Về nội dung, nhiều vấn đề liên quan đến vùng, đến quốc gia đồng minh, đối tác phức tạp, tế nhị nhưng rất quan trọng trong tương quan giữa Mỹ và các thực thể này, ở Á châu Thái bình dương đang chờ Ông.
Trong khi đó TT Trump là vị tổng thống Mỹ mà báo chí nói chung cho là nhân vật không thể đoán, không thể biết trước Ông sẽ nói gì và làm gì.
Nhưng xuyên qua một số chuyến công du của Ông tại một số nước ở Liên Âu, Pháp và Liên hiệp Quốc, đại ý của mọi cuộc đàm phán, thương lượng của Ông cho thấy Ông không ngần ngại đòi công bình cho Mỹ trong nghĩa vụ đóng góp quân phí cho lực lượng bảo vệ hoà bình. Thí dụ Ông đòi hỏi Đức không lý do gì giàu mạnh nhứt Liên Âu lại đóng quá ít như khỏi đóng so với Mỹ quá nặng nề. NATO mỗi nước vì thế đã đồng ý tăng 2% quân phí.
TT Trump cũng cương quyết rút Mỹ khỏi thỏa thuận về biến đổi khí hậu vì quá bất công, bất lợi cho Mỹ. Mỹ phải đóng lệ phí quá lớn cho các nước xài và Mỹ lại bị cấm khai thác than đá. Trong khi TQ khỏi đóng mà còn được cấp quỹ giảm ô nhiễm và được khai thác than đá.
Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Ông mạnh dạn tuyên bố tiêu diệt CS Bắc Hàn để trừ khử tai hoạ nguyên tử, hoả tiễn mà Kim Jong un đe dọa các nước trong đó có Mỹ và đồng minh.
TT Trump không giấu là tổng thống tăng ngân sách quốc phòng, tăng quân lực, để Mỹ trở thành vĩ đại.
Đối với TC, Ông tháo cáy TC khi bất chấp nguyên tắc một TQ của Bắc Kinh, Ông điện thoại thẳng cho Tổng Thống Đài Loan, khiến TC phản đối kịch liệt, và Chủ Tịch Tập cận Bình phải bay sang viếng TT Trump trước, TT Trump không tiếp tại Toà Bạch Ốc mà tiếp tại tư dinh của Ô Trump ở Florida.
Sau đó TT Trump đã ký lịnh cho cơ quan thương mại Mỹ mở cuộc điều tra hành động TC liên tục ăn cắp bản quyền của Mỹ, mỗi năm Mỹ thiệt hại cả 600 tỷ Đô la.
Đối với hai đồng minh Nhựt và Nam Hàn, thế nào TT Trump cũng phải củng cố những cam kết bảo vệ an ninh quốc phòng và trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc về chiến lược đối phó vấn đề vũ khí nguyên tử và chương trình hoả tiễn đạn đạo của CS Bắc Hàn.
Đối với Phi luật tân, TT Duterte oán giận TT Obama chê trách chiến dịch bài trừ ma tuý, nên Ông trở cờ bay sang Bắc Kinh tuyên bố “ly khai Mỹ” và kiếm chút cháo đầu tư của TQ. Nhưng khi có tin TT Trump sẽ đến Phi trong chuyến công du, tin RFI của Pháp ngày 10/10 cho biết, “Philippines “đảo trục” hướng về Mỹ?” “Trong bối cảnh Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác, trong đó có Mỹ – gọi tắt là ADMM+ - sắp tiến hành cuộc họp thường kỳ vào ngày 24/10/2017 tại Philippines, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines vừa loan báo quyết định «nâng cấp» trở lại các cuộc tập trận chung với Mỹ cho năm 2018, vốn đã bị Manila cắt giảm sau khi tổng thống Duterte lên cầm quyền vào năm ngoái. Câu hỏi nhiều nhà quan sát đặt ra là phải chăng sau khi tuyên bố «bỏ» Mỹ để xoay trục qua Trung Quốc, tổng thống Philippines đã lại đổi ý và quyết định đảo trục trở lại, nhất là khi vào tháng 11 sắp tới, ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump khi tổng thống Hoa Kỳ đến Manila dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.” Như đã biết TT Trump từng điện thoại cho TT Duterte, hài hoà, vui vẻ, và mời TT Duterte công du Mỹ. TT Trump có thể thư giãn ở Phi, tình nghĩa Mỹ, Phi đã 72 năm, vợ chồng cũ không rủ cũng đến kia mà.
Tại Trung Quốc, TT Trump sẽ có một nhiệm vụ gay go, là giải quyết cuộc chiến tranh thương mại với TQ mà chánh quyền Mỹ đã công bố. TT Trump là người cả đời sống bằng kinh doanh, đàm phán thương mại, ắt hiểu được câu của Tập cận Bình, rằng Á châu Thái binh dương quá rộng cho Mỹ và TQ. Cuộc gặp gỡ và mật đàm chắc sẽ đi đến thoả hiệp, mà cái giá phải trả là CS Bắc Hàn. Liu Weidong, một chuyên gia về Mỹ tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ làm rõ lập trường về vị trí của Trung Quốc trong chiến lược khu vực của họ. "Khi Mỹ làm rõ lập trường của họ về Trung Quốc, hai nước sẽ vạch ra được rõ hơn hướng làm việc trong tương lai", Liu nói.
Tại Việt Nam, là nơi TT Trump thi hành mật kế chia rẽ hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á châu: CSTQ và CSVN. TT Trump đã mở đường cho phía Nhà Nước CSVN đẩy mạnh thoả ước phát triển hợp tác toàn diện với Mỹ, qua việc mời và tiếp Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc, Bộ Trưởng Quốc Phòng công du Mỹ một cách trọng thể tại Toà Bạch Ốc với chính TT Trump và tại Ngũ Giác Đài với chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Tướng Mattis.
Trên đường về ghé Nhựt đồng minh thân thiết của Mỹ “lợi quả” cho VN một gói đầu tư 22 tỷ Mỹ kim. TC muốn yên thân với Mỹ chắc cũng không gây trở ngại vì TC thấy Mỹ không có tham vọng đất đai cũng như Mỹ đã tuyên bố Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.
Sự có mặt của TT Trump tại hai hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN cho các nước trong tổ chức ASEAN thấy Mỹ thời TT Trump không lơ là trong vấn đề Biển Đông, mà đi sâu, đi sát hơn. Hải Quân Mỹ đã tuần tra và có kế hoạch tuần tra một tháng 2 lần sâu sát vào bên trong vùng 12 hải lý mà TC đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Richard Heydarian, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, cho rằng chuyến đi "là cơ hội quan trọng để Trump nhấn mạnh và khẳng định lại sự dẫn dắt của Mỹ ở Đông Á, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghi ngờ về cam kết của Washington đối với khu vực".
TT Trump muốn Mỹ “trước tiên và vĩ đại”, không lý do gì Mỹ rút ảnh hưởng khỏi Á châu Thái bình dương. Thế kỷ 21 là thế kỷ của ACTBD. Mỹ lúc nào cũng tuyên bố mình là nước ACTBD./.(VA)
_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét