(Kính dâng: thân phụ.)
Định niệm là gì? - Là danh từ thường chỉ rõ việc trầm tư mặc tưởng, suy luận một điều gì mà trong Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) coi trọng cho việc tu tập thiền. Định niệm dưới mọi hình thức khác nhau nhưng tựu chung là thức tỉnh / awakening; là vỗ nhẹ vào tiềm lực của trí tuệ / Tapping Mind’s Potential. Đúng nghĩa của định niệm / meditation ; theo Nhật ngữ phân tích với một độc âm ghép ‘Zazen’ bao hàm qua hai chức năng của za và zen. <!>
Nếu đem ra phân tích hai độc âm này để trở nên nguyên âm cho rõ nghĩa văn chương thì ‘za’ là Tọa ngồi xếp bàn, lưng thẳng đứng, còn ‘zen’ là tập trung tư tưởng của trí tuệ (trong tạp chí Shibayama 1993.P.78). Đó là phép tu tập qua từng tiến trình trên chặn đường (path) đi tới định trong thiền. Bởi; Thiền/Zen là một trải nghiệm, một phong cách qua kinh nghiệm, là đi thẳng vào chính đối tượng và nhìn nó, nói đến nó từ bên trong. Gọi là định niệm.
Có nhiều cách để hòa hợp vào đó, khởi từ khi chiêm nghiệm ra được thì đó là cốt tủy (core) của Thiền. Đến với Thiền là khai triển toàn bộ tâm thức một cách khéo léo: được phép vận dụng trong tư duy một cách linh động và mở rộng tâm thức để khám phá bên trong; giúp cho ta nhập-thiền, là nẻo về của ý trong Thiền. Vậy thì; đặc tính chính của thiền là làm nổi bật, là nhận thức thực tại của khoa học là mô tả một đối tượng; nói về nó, đi vào với nó nắm bắt bất cứ gì do từ cảm thức và loại trừ ra khỏi đối tượng, qua ý niệm khác nhau để thành lập và phân tích là kết quả đạt được của đối tượng nghĩ đến. Với tinh thần Phật giáo là một nỗ lực để nhận thấy, im lặng, nhập thể trong tâm tĩnh là an bình, phẳng lặng không giao động trước ngoại cảnh. Thiền có cái nhìn xa hơn là trong cái giáng sinhcó cái thoát sinh.
Lý cái sự này có tính chất siêu hình trừu tượng nhưng nó lại là đặc chất của Thiền: xác thịt là phi xác thịt, hồn là phi hồn là vô-tâm không còn lời lẽ nào bởi chính trong lời là phi lời là vô-ngôn; vì nó tương đồng với tính-không (sũnyatà).‘Tuy nhiên; trong một lối khác, đi trước hay đi sau những gì khoa học là để nhận thức thực tại. Tôi gọi nó là nhận thức của Thiền’. (D.T. Suzuki).Tinh thần của Bồ Đề Đạt Ma chú tâm hơn hành và từ đó Thiền đã tìm thấy cái nghĩa lý trong đó là trống không –Zen finds meaning in emptiness. Trong tất cả mọi thứ đều trống không, không thể, không sắc, không màu…mà trong cái sự thật tự nhiên của nó (true nature). Đạo /Toaist của Lão Tử thấy được ý nghĩa quan trọng của nó về tính không; đúng tinh thần Lão giáo: ‘Tiện ích trong cái tách là trong đó chứa cái trống không của nó / The usefulness in a cup is in its emptiness’. Mỗi khi rót đầy tách thì nó có thể không còn dùng lâu dài hơn. Vậy thì; trống ở chính ta và ta nhận được một vài thứ hữu ích khác với những gì có thể coi là bất tận.
Nói Thiền là nói đến siêu lý như nhiên trong định niệm. Ngó dễ thực hiện nhưng thiền để ngoài tâm thì thiền trở nên bí tỉ làm chao đảo tâm tư mà động tới cái tinh túy cốt tủy của thiền muốn nói. Lấy cái gì tựa vào đó? Thí dụ: quỳnh hoa hay cúc sao là hoa, cả hai là đóa hoa, một bên nở ngày, một bên nở đêm là hoa của hoa nở; sự này nó tợ như một sự cộng hưởng của mặt trời, của mưa rơi. Khi cái sự đã là thế thì hoa và người là có một sự ẩn tàng hay bí mật nào đó: bao trùm vui buồn, đau đớn nghĩa là tất cả đều rung động trong chính nó. Khi định niệm ra được thế nào là thế nào về hoa và hoa nở là do từ nhận thức khơi dậy từ trí tuệ nhân biết của tri thức là biết được bí ẩn vạn vật trong vũ trụ.
Nhận thức này gần như nhận thức của thi nhân nó quấn quanh trong mô thức của vũ trụ thi ca; nó bao hàm bí ẩn của cái Ngã vì ngã là Ta là theo đuổi giữa hai trạng huống, như thế; cái tôi xâm chiếm giữa theo đuổi và đối tượng là đụng phải phép nhị-nguyên là mâu thuẩn với Thiền định; thiền là thoát ra khỏi cái ngã; nhất là bản ngã tự tại là ‘selfishness’ thì không thể nhập-thiền rốt ráo. Thiền là giải phóng toàn bộ cá thể để đi tới tánh-không. Nhận thức này là lối nhận thức tiền khoa học hay siêu khoa học có thể cho đó một cái gì phản đề. Vậy thì vai trò của Thiền là gì với chức năng của nó? -Thiền phải lao vào nguồn sáng tạo, hít thở, ăn, nếm, ngửi những gì có trong đó thì những sáng tạo của người nghệ sĩ đã nhập-thiền một cách chân thật. Hoa là đóa hoa, và; chính bản thân thiền đánh thức nó ra khỏi vô-thức. Thí dụ: vẽ hoa nếu nó nở ra từ vô thức là đóa hoa mới chớ không vẽ bằng sự mô phỏng của thiên nhiên. Hoa thực hoa là thứ hoa ngã vị.
Lý cái sự này có tính chất siêu hình trừu tượng nhưng nó lại là đặc chất của Thiền: xác thịt là phi xác thịt, hồn là phi hồn là vô-tâm không còn lời lẽ nào bởi chính trong lời là phi lời là vô-ngôn; vì nó tương đồng với tính-không (sũnyatà).‘Tuy nhiên; trong một lối khác, đi trước hay đi sau những gì khoa học là để nhận thức thực tại. Tôi gọi nó là nhận thức của Thiền’. (D.T. Suzuki).Tinh thần của Bồ Đề Đạt Ma chú tâm hơn hành và từ đó Thiền đã tìm thấy cái nghĩa lý trong đó là trống không –Zen finds meaning in emptiness. Trong tất cả mọi thứ đều trống không, không thể, không sắc, không màu…mà trong cái sự thật tự nhiên của nó (true nature). Đạo /Toaist của Lão Tử thấy được ý nghĩa quan trọng của nó về tính không; đúng tinh thần Lão giáo: ‘Tiện ích trong cái tách là trong đó chứa cái trống không của nó / The usefulness in a cup is in its emptiness’. Mỗi khi rót đầy tách thì nó có thể không còn dùng lâu dài hơn. Vậy thì; trống ở chính ta và ta nhận được một vài thứ hữu ích khác với những gì có thể coi là bất tận.
Nói Thiền là nói đến siêu lý như nhiên trong định niệm. Ngó dễ thực hiện nhưng thiền để ngoài tâm thì thiền trở nên bí tỉ làm chao đảo tâm tư mà động tới cái tinh túy cốt tủy của thiền muốn nói. Lấy cái gì tựa vào đó? Thí dụ: quỳnh hoa hay cúc sao là hoa, cả hai là đóa hoa, một bên nở ngày, một bên nở đêm là hoa của hoa nở; sự này nó tợ như một sự cộng hưởng của mặt trời, của mưa rơi. Khi cái sự đã là thế thì hoa và người là có một sự ẩn tàng hay bí mật nào đó: bao trùm vui buồn, đau đớn nghĩa là tất cả đều rung động trong chính nó. Khi định niệm ra được thế nào là thế nào về hoa và hoa nở là do từ nhận thức khơi dậy từ trí tuệ nhân biết của tri thức là biết được bí ẩn vạn vật trong vũ trụ.
Nhận thức này gần như nhận thức của thi nhân nó quấn quanh trong mô thức của vũ trụ thi ca; nó bao hàm bí ẩn của cái Ngã vì ngã là Ta là theo đuổi giữa hai trạng huống, như thế; cái tôi xâm chiếm giữa theo đuổi và đối tượng là đụng phải phép nhị-nguyên là mâu thuẩn với Thiền định; thiền là thoát ra khỏi cái ngã; nhất là bản ngã tự tại là ‘selfishness’ thì không thể nhập-thiền rốt ráo. Thiền là giải phóng toàn bộ cá thể để đi tới tánh-không. Nhận thức này là lối nhận thức tiền khoa học hay siêu khoa học có thể cho đó một cái gì phản đề. Vậy thì vai trò của Thiền là gì với chức năng của nó? -Thiền phải lao vào nguồn sáng tạo, hít thở, ăn, nếm, ngửi những gì có trong đó thì những sáng tạo của người nghệ sĩ đã nhập-thiền một cách chân thật. Hoa là đóa hoa, và; chính bản thân thiền đánh thức nó ra khỏi vô-thức. Thí dụ: vẽ hoa nếu nó nở ra từ vô thức là đóa hoa mới chớ không vẽ bằng sự mô phỏng của thiên nhiên. Hoa thực hoa là thứ hoa ngã vị.
Cái ngã nầy đã chạm vào vô-thức là ngọn nguồn vô-khả-nhiễm-tính là vô biên nó không trụ vào bản thể mong muốn. Đã nói Thiền là ‘phóng sinh’ của cái giáng sinh trong đó để ngã trở thành vô-niệm.Nhưng nhớ cho điểm này vô-thức của Thiền là cái huyền nhiệm là cái vô-tri; không phải vì thế mà nó vượt tầm ý thức để nhận biết về Thiền. Mà nó là cái gì cần thiết trong việc tu tập thiền. Trong vô-thức được xem là hình trạng của Pháp Thân là Tàng thức hay còn gọi là A-Lại-Da-Thức (alayavijnana) là tâm thức siêu việt mà a-lại-da là tánh-không là con đường đi tới của thiền tính. Nhưng; cái gì trút hết là thoát sinh (emptying) mà ở chính mình là chỉ một nửa sự thật.
Trong Đa-tâm kinh (the Heart Sutra) nói: ‘hình thái là trống không và trong trống không là hình thái / Form is emptiness and emptiness is form’. Trong lúc hành trình dọc theo con đường mòn của Thiền (Zen path) là ý thức tới những vấn đề, là nhằm phát hiện sự thật một cách sâu lắng, tợ như người lạc giữa sa mạc đang tìm nước, chính ý nghĩ riêng tư đó là cả quyết để hiểu mình giữa lúc đó của chính mình và thế giới của mình đang sống giữa đời thường. Thiền là hành trình đi vào trống không có thể là vấn đề của trí tuệ và ảo ảnh; giữa hai trạng huống đó cho ta một phân định nhận thức mới. Nếu như cảm thấy bối rối thì đó là điều tốt cho sự khởi đầu. Bước vào lộ trình thiền là tự tin một cách cả quyết không do dự, ngập ngừng, hoài nghi mà nhập vào để giải thoát. Luận cái này cho sáng tỏ: giải thoát là ngộ là đi tới tánh-không hay còn gọi là ‘kiến thức’. Trong Thiền và Phật giáo gọi cái sự đó do phiền não (klessha) vì phiền não che mờ tấm gương Bát Nhã (prajnã). Theo Ramakrishna cho trạng huống đó là ‘trực giác hình tướng’ có thể nguy hại cho việc tu tập, chính hình tướng đó là ‘bát nhã bất động’ (lời của Trạch Am Tôn Cổ (1573-1645) hoặc do từ vô-thức mà ra.
Trong Đa-tâm kinh (the Heart Sutra) nói: ‘hình thái là trống không và trong trống không là hình thái / Form is emptiness and emptiness is form’. Trong lúc hành trình dọc theo con đường mòn của Thiền (Zen path) là ý thức tới những vấn đề, là nhằm phát hiện sự thật một cách sâu lắng, tợ như người lạc giữa sa mạc đang tìm nước, chính ý nghĩ riêng tư đó là cả quyết để hiểu mình giữa lúc đó của chính mình và thế giới của mình đang sống giữa đời thường. Thiền là hành trình đi vào trống không có thể là vấn đề của trí tuệ và ảo ảnh; giữa hai trạng huống đó cho ta một phân định nhận thức mới. Nếu như cảm thấy bối rối thì đó là điều tốt cho sự khởi đầu. Bước vào lộ trình thiền là tự tin một cách cả quyết không do dự, ngập ngừng, hoài nghi mà nhập vào để giải thoát. Luận cái này cho sáng tỏ: giải thoát là ngộ là đi tới tánh-không hay còn gọi là ‘kiến thức’. Trong Thiền và Phật giáo gọi cái sự đó do phiền não (klessha) vì phiền não che mờ tấm gương Bát Nhã (prajnã). Theo Ramakrishna cho trạng huống đó là ‘trực giác hình tướng’ có thể nguy hại cho việc tu tập, chính hình tướng đó là ‘bát nhã bất động’ (lời của Trạch Am Tôn Cổ (1573-1645) hoặc do từ vô-thức mà ra.
Ngoài việc tu tập Thiền là định niệm giúp cho bản ngã thức tỉnh và nhận thức được ‘vô vị chân nhân’ họ còn xử dụng lối đột khẩu, đột hứng; Nhật gọi là ‘koan / Công án’. Cái sự lãnh đạm thờ ơ như Bồ Đề Đạt Ma với Huệ Khả. Mục tiêu cứu cánh vẫn là Thiền; nó nằm trong nội vi của một bên thuộc cơ cấu chủ thể và trí năng của khách thể. Gọi chung là công-án (Trung Hoa) nghĩa đen là công-văn đưa ra như thách đố, đánh động là hình thức thức tỉnh, bởi; con người luôn sống trong thứ ảo hóa về tương lai (the Future of an Illusion) kiểu thức tâm sinh lý của S. Freud.. Công án có hai tác dụng: thứ nhất thâm nhập vào miền sâu và kích thích tận căn nguyên của mối u tâm; một là giấu kín cho một ngã thức.
Thứ hai thức tỉnh những gì còn chất chứa trong nội tâm chưa được giải thoát. Câu chuyện công án giữa thầy trò gần như vấn đáp. Lối này như thách thức, đòi hỏi mà thức tỉnh bản ngã sống thực cho một tâm hồn như nhiên, không vướng, không lụy mà giữ cho tâm trong bóng là sự phân ly giữa chủ thể và khách thể không bao giờ chiếm cứ; cái sự tĩnh tâm là tỉnh ngộ để đạt tới nhân tâm. Định niệm qua một vai trò khách thể là nhận ra mình cái đúng cái sai cái có trước và cái có sau; ở đây chúng ta không đặc vấn đề của tiền-ngã-thức (pre-ego-consciousness) là sự khởi đầu của những gì ngoài vòng cương tỏa của Thiền.Vì; trong cái tiền-ngã-thức là thứ ngã thức cằn cỗi của kẻ ngu (nhận định, xét đoán sai lầm), một thứ ngu xuẩn không thấy ở mình vì cái tâm u minh che ánh sáng là do ý thức chậm trễ đi tới chậm tiến nhưng vì ngã thức lớn quá cho nên không thấy ngã thức bại hoại như kẻ loạn tâm thần ăn nói tục tằng, vô phép, vô tắc; vô hình chung hủ hóa ở chính mình mà hủ hoá cả cuộc đời, cái u mê của kẻ thất đảm, một thứ ngã thức đình chỉ gieo rắc tác hại vào người khác, một thứ ngã thức đãi nọa của kẻ hôn mê.
Hết thuốc chửa; vẫn mang tiếng là đốn mạt, thời tất chưa nói tới đốn ngộ là bước đi ngắn nhất (short-cut) của Thiền. Trạng thái phi-ngã đó chính là phi-khách-thể và phi-chủ-thể. Nó âm u, mù tịt! Nhờ có định niệm là phát tỉnh gọi là phá-thấu của thiền đốn ngộ đồng thời là phát-tỉnh tự-thể nó ra khoải vòng luẩn quẩn, u mê. Bản ngã tự tại là tướng-vô-tướng (Tiếng Nhật gọi là Muso). Không chừng đi tới tâm bịnh (mental-illness). Nói chung con người ở dưới dạng thức nào mang chứng tâm thần là thứ dục tính loạn tâm và trí.
Thứ hai thức tỉnh những gì còn chất chứa trong nội tâm chưa được giải thoát. Câu chuyện công án giữa thầy trò gần như vấn đáp. Lối này như thách thức, đòi hỏi mà thức tỉnh bản ngã sống thực cho một tâm hồn như nhiên, không vướng, không lụy mà giữ cho tâm trong bóng là sự phân ly giữa chủ thể và khách thể không bao giờ chiếm cứ; cái sự tĩnh tâm là tỉnh ngộ để đạt tới nhân tâm. Định niệm qua một vai trò khách thể là nhận ra mình cái đúng cái sai cái có trước và cái có sau; ở đây chúng ta không đặc vấn đề của tiền-ngã-thức (pre-ego-consciousness) là sự khởi đầu của những gì ngoài vòng cương tỏa của Thiền.Vì; trong cái tiền-ngã-thức là thứ ngã thức cằn cỗi của kẻ ngu (nhận định, xét đoán sai lầm), một thứ ngu xuẩn không thấy ở mình vì cái tâm u minh che ánh sáng là do ý thức chậm trễ đi tới chậm tiến nhưng vì ngã thức lớn quá cho nên không thấy ngã thức bại hoại như kẻ loạn tâm thần ăn nói tục tằng, vô phép, vô tắc; vô hình chung hủ hóa ở chính mình mà hủ hoá cả cuộc đời, cái u mê của kẻ thất đảm, một thứ ngã thức đình chỉ gieo rắc tác hại vào người khác, một thứ ngã thức đãi nọa của kẻ hôn mê.
Hết thuốc chửa; vẫn mang tiếng là đốn mạt, thời tất chưa nói tới đốn ngộ là bước đi ngắn nhất (short-cut) của Thiền. Trạng thái phi-ngã đó chính là phi-khách-thể và phi-chủ-thể. Nó âm u, mù tịt! Nhờ có định niệm là phát tỉnh gọi là phá-thấu của thiền đốn ngộ đồng thời là phát-tỉnh tự-thể nó ra khoải vòng luẩn quẩn, u mê. Bản ngã tự tại là tướng-vô-tướng (Tiếng Nhật gọi là Muso). Không chừng đi tới tâm bịnh (mental-illness). Nói chung con người ở dưới dạng thức nào mang chứng tâm thần là thứ dục tính loạn tâm và trí.
Sự thức tỉnh trọn vẹn trước thực tại, nói theo thuật ngữ tâm sinh lý học là đạt tới chân tâm viên mãn, tức là không còn biên giới giữa không và hư không bởi; hư không gần như giải thoát ra khỏi địa ngục và niết bàn, không còn ngăn cách tôi ra khỏi cái ‘không tôi’. Đối tượng không còn là đối tượng. Để rồi những gì chống cái tôi thì lại theo tôi. Cho nên chi nhập định để tìm thấy chân lý tánh-không trong Thiền. Một thiền sư (Khuyết danh. Có lẽ tác giả phỏng dịch và dựa ý của thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín) có nói: ‘Trước khi tôi ngộ sông là sông, núi là núi. Đến khi ngộ viên mãn thì sông lại là sông, núi lại là núi’.
Lần nữa chúng ta thấy đây là nhận thức mới. Thiền nhắm tới mục đích biết được ở chính mình; biết ở đây là tri-trí tự biết mình như đối tượng; biết trong Thiền là cái biết không có tính cách trí thức, cái biết không ‘vong thân’ là trong kinh nghiệm tu tập của trí năng và sở tri để trở thành thiền tính. Cho nên chi mục tiêu trong Thiền là ngộ. Ngộ ở đây là lãnh hội trước thực tại một cách trực tiếp, không biện minh, lý giải mà phi-tự-biện là hoá giải (chemically) để không còn chi là phiền não, bận tâm mà tri thức hóa vấn đề giữa ngã vị và vũ trụ. Một vũ trụ không biên giới mà thoát tục để về với như-nhiên tức là ‘hoại diệt’ (visankara) khi Phật đặc vấn đề ‘ãtman’ là nêu cái Ngã tự-tri từ bên trong chớ không bao giờ từ bên ngoài, bởi; khách quan tính hay chủ quan tính không phải là vấn đề nêu ra đây. Nói thế có phần nghịch lý trong Thiền? -Không! giữa hai bề mặt khách thể (hay tha thể) và chủ thể là xác nhận cụ thể con người thiền là tự-tri không bao giờ lý thuyết hóa vấn đề, không dự cuộc mà sống trong định-thức; nói rộng ra là độc đáo với cái ngã như nhiên không vướng, không lụy mà sáng tạo tự do ở chính mình.
Tinh thần của Thiền nằm trong dạng thức hữu-thức mà vô-thức, vô thức mà hữu thức; theo nhà phân tâm học S.Freud phát biểu là mục tiêu thay thế vào nhau giữa Ngã là cái Ta xác nhận (Id) còn bản ngã Ngã tự tại (Ego) là đặc thù của triệu chứng nào đó trong tận cùng sâu thẳm của trí tuệ, là khơi lên từ ngã và bản ngã. Thế nhưng; mục đích chính của Freud là khai mở một tâm thức lồng vào đó hai trạng huống của vô-thức và hữu-thức là ‘phóng sinh’ ra khỏi bản năng bị chôn vùi trong tiềm thức; khả năng này đưa tới nhập định để tri thức cái gì ta (ngã) và cái gì không ta (vô-ngã) mà cho đó là kinh nghiệm toàn diện; một mục tiêu toàn diện là vượt qua mọi ngăn cách, phân ly và chia sẻ giữa hai chủ thể và khách thể trong cái việc tri giác vũ trụ; có nghĩa là không còn sự phân cực: ý thức và vô thức mà nhận thức để lãnh hội trực tiếp với thực tại, không còn chấp-trượt nghĩa là không dính vào, hệ lụy vào bất luận đối tượng nào trong phạm trù tri-thức có tính chất triệt để hơn là tổng quát phân tâm học: không còn dị biệt giữa con người và vũ trụ.
Ngặt một điều; Thiền phải dung thông vào vũ trụ mới đạt tới tánh khhông của vũ trụ giới. Có lẽ Freud hướng trạng thái này như triệu chứng thuộc tâm sình lý, một thứ hóa trị từ tinh thần tới thể xác. Người tu thiền không lâm vào hoàn cảnh đó. Mà tâm tĩnh là phương thuốc khống chế để trí tuệ đi tới trong bóng. Phương pháp trị liệu phân tâm (psychoanalytic therapy) của Freud chưa hẳn đạt hiệu năng ngay cả phép chửa trị chỉ dành cho thân hơn tâm. Đấy cũng là một trường hợp khó phân biệt.
Tôi còn nhớ; khi tôi ở tuổi mười lăm (15) cha tôi có giảng qua khi ông đọc xong Kinh Lăng Nghiêm, cha tôi kể sơ lược giữa vô và hư vô, giữa tâm và vô tâm. Chuyện kể: Lúc Phật Thích ca (Siddhartha Gautama (563-483 BC ) tham thiền. Giữa lúc đó một thiếu phụ chạy qua, quần áo tả tơi, tóc tai bù rối, miệng chưởi bới, văng tục. Đến gần Phật và hỏi rằng: -Ông ngồi đây có thấy ai chạy ngang qua đây không? Phật thức tỉnh trước việc xẩy ra. -‘ta chỉ thấy khí trời, hơi nước, mây gió và bốn bề phẳng lặng’. Phật nói. Cha tôi dừng lại ở đó…(VCL). Giờ đây; tính không trong thiền là giải thoát toàn bộ tri giác: không nói, không nghe, không thấy, không biết. Nhưng nói, nghe, thấy và biết để làm chi, vì; đó là khổ-nghiệp (Karma). Do đó Thiền là tiếng nói vô-tâm-trí / no-mind là chân lý tối thượng của Thiền.
Lịch sử của Thiền là nguồn gốc đưa tới giải thoát của con người –The history of Zen is traced back to the enlightenment of one man. Bởi; trong Thiền qui vào cái ngã và diệt ngã tức là giải thoát từ chỗ ‘enlightement’ đến ‘sũnyata’ là không còn trong vòng luẩn quẩn loanh quanh giữa xác và tâm. Ngã là điểm chủ thể tính, diệt ngã là điểm vô-chủ-thể-tính có nghĩa là bất động và tĩnh lặng, là chân không. Đó là đặc chất thiền. Thiền thành tựu ở chỗ là dứt điểm; điểm của vòng tròn và vòng tròn là điểm, hai thứ tựa vào nhau của cái bất khả tri. Sao vậy? -Vì nó là chủ thể tính tuyệt đối, nó thoát ra khỏi mọi định vị khác.
Trong nó và ngoài nó (của thiền) quá uyển chuyển, quá vi diệu pháp-tính hay còn gọi là pháp luân (dharmacakra) một sự gì không thể bắt chụp được nhưng có thể đến trong xuất thần nào đó của Thiền.
Trong phép tu tập Thiền là nhập thế trong tinh thần tinh khiết và phẳng lặng, không vướng, không lụy. Mục đích là nhận thấy sự vật như chúng là, quan sát sự vật như chúng là, và; để cho mọi thứ đi như nó đi. Đây là những gì đặc dưới sự kiểm soát trong cảm thức bao la vi diệu của nó –The purpose is to see things as they are, to observe things as they are, and; to let everything go as its goes. This is to put everything under control in its widest sense (D.T. Suzuki trong Zen Buddhism and Psychoanalysis 1979)
Trong phép tu tập thiền chia ra mấy điểm như sau:
- Vượt qua mọi bối rối trong Định niệm / Surmounting Difficulties in Meditation.
- Chuẩn bị (tinh thần và thể xác ngồi và niệm) trong Định niệm / Preparing for Meditation.
- Tư thế và Thái độ Định niệm / Meditation Postures.
- Phấn khích (làm ấm lên) để đến với Định niệm / Warming Up to Meditation.
1- Thế tọa thiền.
2- Trí óc thanh thản.
3- Kể cả tập trung hơi thở.
Trong những phép tu tập Thiền đều tập trung vào đó như một thứ nghệ thuật của Thiền. Một thứ nghệ thuật được khai triển từ mushin là những gì thuộc về trí (the mental) là phẩm chất của trống không. Mu-Shin đi thẳng vào Thiền như một thứ võ nghệ (martial arts). Không nhất thiết coi đó là võ thuật mà là thứ Thiền thuật (Zen arts) dùng để hướng dẫn cho việc tu tập đúng đường lối của thiền thực hành. Mushin là một hợp âm của hai chữ mu: có nghĩa là trống không (mậu) là không có chi trong đó, (tránh xa mọi thứ). shin: có nghĩa là tâm và trí. Gom chung cho trọn nghĩa lý vô-tri (no-mind). Được thừa nhận ‘mu’ khởi từ khi có công án/koan, công văn (mumonkan) và ‘shin’ có trong Kinh Lăng-già (Lankavatara Sutra).
Mushin là ở trong trạng thái trống không của kỳ vọng đạt tới; mà hẳn trọn vẹn và đầy đủ cho hiện nay trong việc tu tập thiền. Nếu không duy trì ‘mu’ thời còn vọng động, tức tâm trí rối bời, Thiền tuyệt nhiên không chấp nhận trạng huống đó khi nhập cũng như khi tham thiền. Hành vi đó là ‘phản động’ tư tưởng là một tác động nguy hại mà vận dụng vào học và tập; có cái cần cho nó đi và có cái cần phải giữ, cần phải mở rộng mà hãy để nó là; vô-tri –to be able to let it go and keep the mind open or let it be, no-mind. Võ sĩ đạo (samurai Nhật) ngoài kiếm thuật họ còn luyện khí công trong vô-tri/no-mind trong cách xử thế. Vô-tri là đường lối vô ngại mà là sẳn lòng (open-minded) là tác động trong mỗi trạng huống với một đáp ứng mới. Mushin/no-mind/vô-trí-tri là tập trung và nhận thức giữa tha thể và chủ thể là trọn ý nghĩa của hiểu biết.
Như đã nói, cốt tủy của Thiền là giải thoát để đi tới tính-không là tuyệt chiêu của cách hành đạo. Vì; đời Thiền là đời Ta /Zen life are your life. “Tĩnh lặng là đang ở giữa của hành động là cơ bản chính của nhập thể định niệm / Stillness in the midst of action is the fundamental principle of Zazen” (Thiền sư Rosen Takashina). Tựu chung định niệm là cốt lõi đi tới giải thoát là chứng giác ngộ tối thượng, là cứu cánh cho người tu tập về Thiền, nhất là đối với Thiền Phật giáo. Trong mọi khuynh hướng của đạo Phật (Tiểu thừa hay Đại thừa) đều một tôn chỉ trong việc thực hành qua phép định niệm. Thể tính Thiền là đi từ chủ thể thức tỉnh là khai mở qua nhận thức trọn vẹn ý nghĩa thâm hậu việc tu chứng; đó là nền tảng tối hậu. Chủ thể ở đây biểu thị vào tác năng ở tự nó.
Giữa chủ thể và khách thể là một tác động liên trình như một cái gì thuần túy, vô điều kiện, quấn quýt vào nhau để đi tới nhận thức tức giác ngộ .Tự thể là nguồn cơn như bản ngã. Tiếng Nhật gọi trạng huống tâm thức là trạng huống ‘tướng vô tướng /muso’. Chính cái gọi là tướng vô tướng là cơ bản của vô-tận nghĩa là không có hình tướng nhất định mà cũng chẳng phải là bất biến. Sao gọi tướng rồi vô tướng? –Cái vô-tướng chính là tự thể là ngọn nguồn của tướng. Nghe ra mơ hồ, trừu tượng. Không! đó là thực chất của hình tướng, có thể coi là tự-thể-ngã; siêu lý ở chỗ có ta mà không ta, là chính nó mà không chính nó là hình tướng trong không gian và hiện hữu trong thời gian. Vào với thiền là nắm vững nồng cốt trước khi nhập thiền hay tham thiền.
Còn nói thiền tập là luyện khí công thuộc thân chớ chưa lấy tâm ra để an tâm. Trong Thiền mỗi thứ có một vai trò cần thiết cho việc tu tập; có nghĩa là dấn thân toàn diện để tri nhận thiền. Thực ra trong thiền nó chứa vào đó một sự mê hoặc ngất ngây ecstatic để mỗi khi thực hiện. Trạng huống đó xâm nhập làm cho linh hồn thiền phá thể là giao động tâm tư mà phải vượt ra khỏi nó mà cần lắng đọng tâm tư để không còn ở chính nó, vượt không phải vượt qua bờ bỉ ngạn như quan niệm Phật giáo để đến bờ bên kia. Thiền không có bờ bến để đến và đi mà vượt của thiền là vượt qua hữu thể và phi hữu thể. Có thể xác nhận nó vô điều kiện của cái tôi là và cái tôi không là mà chỉ có tôi là tôi khi không có tôi là cái tôi hiện thể.
Thi nhân Vũ Hoàng Chương viết: ‘khi chưa có ta hề đường đi thênh thang / Đến khi có ta hề đường đi chông gai’. Vị chi giữa tôi là và tôi không là, một cái tôi ngã vị không nhận ra hiện thể của cuộc đời. Nhận và phủ nhận có nghĩa đưa cái tôi ra khỏi cái tôi để không còn cái tôi tha hóa mà chỉ còn cái tôi hiện thể trước vũ trụ là không dành cho mình tức không vọng tưởng mà nó đi vào như nhiên của thiền tính là giữa vũ trụ quan và con người thiên nhiên; đó là vũ trụ của thực tính.
Nói tóm lại; trong Thiền chứa gì và ngoài Thiền có gì? – Đó là câu hỏi trọng tâm, là thấy được ở chính mình, tức là thấy ở mình từ quá khứ hiện tại và vị lai. Thiền cho ta nhận thức và phân biệt: Ngã (tức ngã mạn (ta là ta) và phi-ngã tức không còn thấy ta. Tất nhiên Thiền đã biến dạng vào trống không / emptiness cái sự đó gọi la Thiền-đốn-ngộ. Lúc đó tự thể không dùng đến thân: nói nghe thấy biết mà chỉ còn cái vô-trí-tri / no-mind là xác nhận hiện thực, là nhân tố của ‘đạo Thiền’.
Vì Thiền cho rằng kiếp nhân sinh hoàn toàn và thành tựu vượt qua mọi mâu thuẩn hiện sinh để sống lại cái ngã thức và cái vô ngã thức là hình thức chuyển hóa mình để đi vào hư không; nghĩa là không còn trói buộc, hệ lụy hay vướng mắc mà thoát tục để về với như nhiên. Thiền chỉ rao báo có chừng đó không ngoài gì hơn ./.
VÕ CÔNG LIÊM
(ca.ab. yyc. Cuối 9/2017)
(tác giả gởi)
(ca.ab. yyc. Cuối 9/2017)
(tác giả gởi)
SÁCH ĐỌC:
- ‘Zen in Ten’ by C. Alexander Simpkins, Ph. D. & Annellen M. Simpkins, Ph. D. Tuttle Pub. Boston, Rutland, Tokyo 2003.
- ‘The Future of an Illusion’ by Sigmund Freud. Tras. By James Strachey. W.W. Norton&Company . New York . London 1989.
- ‘The Zen Doctrine of No-mind’ by Suzuki, Daisetz Teitaro. Samuel Weiser York Beach, Maine. USA 1969.
- ‘Thiền Tập Trong Đời Thường’ của Nguyên Giác Phan Tấn Hải. NXB: Ananda Viet Foundation. CA. USA 2017.
ĐỌC THÊM:
-‘Triết thuyết Hiện sinh và Thử thách’(2014) / -‘Nghệ thuật Hội họa trong Phật giáo’(2014) / -‘Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả’ (2015) / -‘Liên hoa Kinh’(2015) / -‘Bí truyền về Thiền’ (2015) / -‘Bồ Đề Đạt Ma’ (2015) / ‘Lối về của ý’ (2015) / -‘Vi diệu Pháp kinh’ (2016) / -‘Thiền Nhật’(2016) / -‘Pháp giới The Dhammapada’ (2016) / -‘Thiền truyện’ (2016) / -‘Đạo Phật’ (2017) / -‘Lời Phật dạy’ (2017.
Những bài đọc trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
TRANH VẼ: “Lối xưa / Yellow-path” . Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed vcl# 1102015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét