Bị ghép tội “gây rối trật tự ” vì ôn hòa lên tiếng cho môi trường
Cho đến hôm nay, Cali Today đã nhận được thông tin là số người bị bắt do thực hiện chuyến đi bộ vì môi trường từ Sài Gòn ra vùng biển Bình Thuận vào hôm 15/07/2017 cơ bản đã được phía Công an ở Quận 09, Sài Gòn thả ra hết. Tình hình sức khỏe và tinh thần của mọi người đa phần đã bình thường trở lại. Cali Today liên lạc với một bạn trẻ có Facebook Trần Quỳnh Như Uyên, cũng là một trong số gần 10 người đã tham gia chuyến đi bộ vào ngày hôm ấy để được biết diễn biến như sau:
Theo bạn Như Yên, nhận lời kêu gọi về chuyến đi bộ từ trang Facebook của cô giáo Ngô Thị Thứ, có ghi rõ thời gian và địa điểm chọn xuất phát là trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật. Mục đích chung của chuyến đi mọi người đều biết là lên tiếng cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói chung và ở vùng biển xã Vĩnh Tân, Bình Thuận nói riêng, nơi đây đang sắp phải nhận hàng triệu m3 khối chất thải và bùn thải từ các nhà máy điện.
“Hôm đó tôi có ra địa điểm đó. Khi ra thì cô Thứ và số người đã đi khoảng mấy trăm mét rồi. Tôi đến sau và đi sau. Có một người anh đến đưa cho tôi một tờ giấy A4 có ghi những chữ. Mọi người đi khoảng chừng 3km thì công an đến gây sức ép, ngăn chặn không cho đi nhưng mọi người vẫn cứ đi thêm khoảng 1km nữa họ đưa xe đến, người của họ rất đông, họ bắt mọi người và đánh một chú tên Hải. Anh Châu đi trong nhóm cùng với chú Hải nói chuyện với họ nhưng cuối cùng họ vẫn tống anh Châu và chú Hải lên xe một cách thô bạo. Con gái tụi tôi thì bị họ nắm cổ, nắm tóc kéo lên xe đưa về đồn.”- Lời bạn Như Uyên.
Đồn Công an mà mọi người bị giải về là đồn công an phường Tân Phú, Quận 9. Bạn Như Uyên cho biết phía Công an đã gán ghép mọi người vào cái tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng mọi người không có làm gì để vi phạm pháp luật cả. Phía công an gán ghép tội người đi bộ vì môi trường như vậy là không đúng.
Đồn Công an mà mọi người bị giải về là đồn công an phường Tân Phú, Quận 9. Bạn Như Uyên cho biết phía Công an đã gán ghép mọi người vào cái tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng mọi người không có làm gì để vi phạm pháp luật cả. Phía công an gán ghép tội người đi bộ vì môi trường như vậy là không đúng.
“Lúc đầu họ bắt mình làm theo những gì họ nói. Họ bắt ký nhận mình có tội trong khi tụi tôi không làm gì sai, không có tội.”
“Không đúng. Tại vì chúng tôi chỉ đi bộ, không la lối, hò hét gì hết, mọi người đi nép trong vỉa hè chứ không đi ra giữa đường, lòng đường gì hết.”
Dư luận Việt Nam mấy ngày gần đây dậy sóng với những thông tin Bộ Tài nguyên& Môi trường Việt Nam cấp phép cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhấn chìm gần 1 triệu m3 chất thải ra biển Bình Thuận. Chưa dùng, như đổ thêm dầu vào sự phẫn nộ của dư luận, Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO3) thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thông tin cho báo chí biết là đang xúc tiến xin phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân cách Khu Bảo tồn Biển Hòn Cau khoảng 10km chừng 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét. Mặc dù đại diện chủ quản của các nhà máy điện cũng như đại diện Bộ Tài nguyên& Môi trường xác nhận những chất được đề nghị nhận chìm là cát, vỏ sò, sạn sỏi…là những chất không gây ô nhiễm môi trường nhưng không thể tránh khỏi những phản đối đến từ người dân và giới chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực môi trường, hải dương và biến đổi khí hậu, cho đây là hành động hủy hoại môi trường biển, giết chết sinh vật biển như san hô, xâm phạm đến Khu bảo tồn biển Hòn Câu là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, thông điệp mà những người ở Sài Gòn lựa chọn cho chuyến đi bộ ra Bình Thuận chính yếu xoay quanh vấn đề môi trường, bảo vệ vùng biển Bình Thuận như: “Không đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt” “Không thể đổ chất thải xuống biển” “Nối bước chân ra Bình Thuận” “Chúng tôi đi Bình Thuận ôm biển”…như lời bạn Như Uyên nói:
“Có rất nhiều nội dung như; Chúng tôi đi Bình Thuận ôm biển! Phá hoại môi trường là tội ác! Rất nhiều nên không nhớ hết được”
Thảm họa môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra vào đầu tháng 04/2016 ở bốn tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đến nay vẫn chưa dứt thì nay lại thêm thảm họa đến từ nhà máy điện ở Bình Thuận khiến dư luận Việt Nam không thể không lo lắng. Đây cũng là trăn trở của bạn Như Uyên, người tuổi trẻ cần phải lên tiếng, cần phải mạnh mẽ đấu tranh cho quyền sống chứ không thể sống im lặng, sống hèn:
“Quê của tôi ở Nghệ An nên có ảnh hưởng từ Formosa, bây giờ mình không thể lên tiếng ở nhà được, không làm gì được thì ở đây thấy mọi người kêu gọi vậy mình có thể đi tiếp mọi người một quãng đường cũng như mình muốn lên tiếng ngăn chặn việc xả thải ra biển, nhấn chìm bùn đây là quyền của con người. Không lên tiếng thì đồng nghĩa là mình hèn, nhất là mình đang người trẻ mà không lên tiếng chẳng lẽ bắt người già người ta lên tiếng”
Bạn Như Uyên bày tỏ thái độ việc những người đi bộ vì môi trường bị các lực lượng chức năng và Công an Quận 9 bắt bớ, đánh đập vì cho là vi phạm pháp luật Việt Nam là không thể chấp nhận được:
Bạn Như Uyên bày tỏ thái độ việc những người đi bộ vì môi trường bị các lực lượng chức năng và Công an Quận 9 bắt bớ, đánh đập vì cho là vi phạm pháp luật Việt Nam là không thể chấp nhận được:
“Tại đó họ tách riêng ra mỗi người mỗi phòng, mấy anh chị kia tại vì trong người có áo No Formosa, áo nhân quyền, áo xương cá, vòng tay nhân quyền….nói chung liên quan đến Formosa và Nhân quyền là họ tịch thu hết. Họ có giữ của cô Thứ và một người nữa. Tại vì tách riêng nên mình không biết ai bị đánh, riêng tôi bị họ tát cho một cái, nắm tóc…”
Chuyến đi bộ vì môi trường của gần 10 người dân sinh sống ở Sài Gòn vào hôm 15/07/2017 đã không thành công nhưng đã để lại những thông điệp hết sức ý nghĩa và thiết thực qua lời của bạn Như Uyên:
Chuyến đi bộ vì môi trường của gần 10 người dân sinh sống ở Sài Gòn vào hôm 15/07/2017 đã không thành công nhưng đã để lại những thông điệp hết sức ý nghĩa và thiết thực qua lời của bạn Như Uyên:
“Tôi mong mọi người biết lên tiếng, biết bảo vệ môi trường của mình khi mà sự việc đã như vậy mà mình cứ im lặng thì chẳng làm được gì hết.”
Và hành động của lực lương chức năng và công an Quận 9, Sài Gòn không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn góp tay cho tội ác tước đoạt quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền bày tỏ chính kiến của người dân Việt Nam./.
THIÊN HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét