Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Quân đoàn 8 của tướng Lương Xuân Việt sẵn sàng đánh chặn hỏa tiễn xuyên lục địa Bắc Hàn

Raw video: US and South Korea launch missiles into water off peninsula 
US, South Korea launch missiles into ocean after ICBM test
Image result for have a great day gif
andynguyen

Vào ngày 5 tháng 7 năm 2017, quân đoàn 8 và quân đội Nam Hàn đã tổ chức tập trận lớn. Trong cuộc diễn tập, quân đoàn 8 đã tung một loạt hỏa tiễn chiến thuật bắn vào vùng lãnh hải biên giới phía đông Nam Hàn. Đây chính là câu trả lời cho sự đe dọa đến từ Hàn Cộng.
Các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tiến hành một bài tập vào sáng sớm ngày 5/7 để phản ứng với việc phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Hàn, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Ngũ Giác Đài Jeff Davis nói với các phóng viên. Ông nói: "Đây là một hệ thống có thể được triển khai nhanh chóng, cung cấp chính xác và cho phép liên minh Nam Hàn-Mỹ tham gia vào một loạt các mục tiêu quan trọng trong mọi điều kiện thời tiết."
Trước đó vào ngày 27 tháng 6 năm 2017, nữ bộ trưởng ngoại giao Nam Hàn Kang Kyung-wha cũng đi thăm quân đoàn 8. Sự kiện kỷ niệm 67 năm ngày nổ ra chiến tranh Cao Ly . Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, quân đoàn 8 đã anh dũng đẩy lui lực lượng hung hãn Hàn Cộng khỏi Nam Hàn và dành độc lập tự do cho Nam Hàn.

Ảnh bộ trường Kang Kyung-wha họp báo cùng quân đoàn 8
 

Hiện trong tay quân đoàn 8 có lữ đoàn pháo binh phòng không số 35 sở hữu hệ thống tên lửa Patriot. Hệ thống Patriot là hỏa tiễn chống hỏa tiễn đạn đạo (anti-ballistic missile - ABM) tầm thấp giai đoạn cuối. (1) Patriot tỷ lệ thành công gần 100% khi đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn (TBM). Tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn từ 70-160 km, trần bắn cao nhất tới 24 km và có thể bắn được những mục tiêu đang di chuyển với vận tốc Mach 5, tương đương gần 6.200 km. Hệ thống này có thể nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau cùng một lúc và theo sát tối đa 8 mục tiêu liên tục. Lữ đoàn 35 hiện đang đóng tại căn cứ không quân Osan, cách 64km về phía nam Thủ Nhĩ (Seoul) Hán Thành có nhiệm vụ đánh chặn hỏa tiễn của Hàn Cộng.

Ảnh biểu đồ hoạt động của Patriot (Rồng Lửa)



Từ năm 1992 đến năm 2000, một hệ thống chống hỏa tiễn đạn đạo của Lục quân Mỹ mang tên Terminal High Altitude Area Defense (THAAD), formerly Theater High Altitude Area Defense (THAAD tạm dịch "Phòng thủ khu vực trên độ cao lớn giai đoạn cuối) mang tính thử nghiệm đã được triển khai tại Bãi phóng tên lửa White Sands. Quân đoàn 8 cũng đang triển khai THAAD nhưng vấp phải sự phản đối của nhiều người nơi đây. Phát biểu vào ngày 6 tháng 7 năm 2017, tổng chỉ huy Liên Quân, đại tướng Vincent K. Brooks chia sẻ quân đoàn 8 tại Nam Hàn đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Ảnh biểu đồ hoạt động của THAAD
 

Ảnh lữ đoàn pháo binh phòng không số 35 giới thiệu với phóng viên vào cuối tháng 6 năm 2017 tại căn cứ không quân Osan.
 
 


Theo Wiki, Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống hỏa tiễn đạn đạo) năm 1972 hạn chế việc triển khai các hỏa tiễn chống hỏa tiễn đạn đạo chiến lược (không phải chiến thuật) giữa Liên Xô và Mỹ. Dưới hiệp ước ABM 1972 và hiệp ước sửa đổi 1974, mỗi quốc gia chỉ được phép triển khai một hệ thống ABM với chỉ 100 hỏa tiễn đánh chặn nhằm bảo vệ một mục tiêu quan trọng. Liên Xô đã triển khai hệ thống A-35 (sử dụng hỏa tiễn đánh chặn Galosh), nhằm bảo vệ Mạc Tư Khoa. Mỹ triển khai hệ thống Safeguard (sử dụng tên lửa đánh chặn Spartan/Sprint) để bảo vệ căn cứ hỏa tiễn đạn đạo tại Căn cứ không quân Grand Forks, North Dakota, năm 1975. Hệ thống Safeguard của Mỹ chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. Hệ thống của Nga đã được cải tiến với tên gọi A-135 và hiện vẫn đang bảo vệ quanh Mạc Tư Khoa. Vào ngày 13 tháng 6 năm 2002, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên hỏa tiễn đạo và sau đó bắt đầu phát triển lại các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn mà trước đây bị ngăn cấm bởi hiệp ước song phương. Hành động này được thực hiện dưới lý do cần thiết phải bảo vệ nước Mỹ chống lại khả năng của một cuộc tấn công tên lửa từ một quốc gia thù địch, ví dụ như Hàn Cộng.

(1) Đối với Nga là các hệ thống đất đối không tầm thấp giai đoạn cuối là S-300 và S-400, tầm trung và cao là hệ thống A-135.

Không có nhận xét nào: