Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Mộ Đức quốc công Phạm Đăng Hưng ​ở Gò Công

Mộ Đức quốc công Phạm Đăng Hưng
 ​ 
 Đất Gò Công (Tiền Giang) chưa từng là nơi đóng đô của một triều đại phong kiến nào. Cũng chưa có ông vua bà chúa nào được an táng ở đây. Thế nhưng vẫn có một khu lăng mộ cổ độc đáo ở Gò Công được gọi là lăng Hoàng Gia.
<!>
Là con đường nối từ TP HCM qua Cần Giuộc, Cần Đước (Long An) rồi tới Gò Công (Tiền Giang), nên QL 50, dù không thể so sánh với QL 1A, nhưng cũng thường xuyên ồn ào xe cộ qua lại. Vậy mà nằm cách con đường này không xa, chừng chưa tới 100 mét, khuôn viên khu lăng mộ Hoàng Gia ở ấp Lăng Hoàng Gia (xã Long Hưng, thị xã Gò Công) lại yên tĩnh đến lạ. Dường như mọi sự ồn ã của cuộc sống thường nhật đều đã phải dừng lại ở bên ngoài bức tường bao quanh khu lăng mộ này.
Anh Phan Văn Dũng mới nhận nhiệm vụ coi sóc khu lăng mộ chưa tròn năm. Công việc chính của anh chỉ là bảo vệ, quét dọn, lau chùi sạch sẽ khu lăng mộ cùng ngôi từ đường Đức quốc công Phạm Đăng Hưng. Còn việc hướng dẫn, giới thiệu cho du khách tìm hiểu về khu lăng mộ này, thuộc trách nhiệm của các cán bộ Phòng Văn hóa thị xã. Nhưng do cán bộ văn hóa không thường xuyên túc trực ở khu lăng, mà du khách gần xa lại thường đến bất chợt, nên Dũng tự nguyện kiêm thêm công việc hướng dẫn viên không thù lao.
Anh Dũng tâm sự: “Khách từ xa lặn lội đến thăm mà không được biết về những cái hay, cái đẹp của khu lăng mộ này thì uổng lắm”. Vì thế, anh đã bỏ thời gian ra tìm hiểu về lịch sử khu lăng mộ qua sách vở, qua cán bộ văn hóa và những người già cả trong vùng, nên giờ đây đã có thể giới thiệu vanh vách về lịch sử, những câu chuyện và từng chi tiết trong khu lăng mộ này.


“Sở dĩ khu lăng mộ này được gọi là lăng Hoàng Gia vì có mộ và nhà thờ Đức quốc công Phạm Đăng Hưng. Ông là bố vợ của vua Thiệu Trị, là cha của Hoàng Thái hậu Từ Dũ và là ông ngoại của vua Tự Đức nhà Nguyễn. Vì thế, lăng mộ của ông cũng được xây dựng đúng theo kiến trúc lăng mộ triều đình ngoài Huế”, anh Phan Văn Dũng cho biết.
 ​ ​
 Nói rồi, anh dẫn tôi tới chỗ ngôi mộ Đức quốc công tọa lạc trên Gò Rùa, cách ngôi từ đường vài trăm mét. Đó là một ngôi mộ lớn tới vài trăm mét vuông, được xây dựng từ năm 1825. Mộ có hình bát giác, mà theo giải thích của anh Dũng là giống hình một chiếc nón lá buông từng rất phổ biến với người Gò Công nói riêng cũng như
 ​ ​
 người dân Nam Bộ nói chung.

Phía sau mộ là một bức hoành phi lớn, mà bên trên là 4 con rồng đang ngự trị với những cặp mắt to sáng. Bên dưới là ngũ linh khảm trai, tượng trưng cho sự danh giá của dòng họ Phạm Đăng trên đất Gò Công dưới triều Nguyễn, với 5 tước vị ứng cho 5 thế hệ: công, hầu, bá, tử và nam. Trước mộ là 4 trụ nhỏ với cặp cá chép đang trong tư thế vượt vũ môn để hóa rồng. Ngôi từ đường của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng cũng được xây cất theo lối kiến trúc cổ ngoài Huế, với những cột, kèo, bao lam, cửa gỗ … được chạm khắc rất tinh xảo bởi bàn tay của thợ địa phương kết hợp với thợ từ ngoài Huế vào. Bởi thế, khu lăng mộ Hoàng Gia này không giống với bất kỳ khu lăng mộ cổ nào trên đất Nam Bộ.
Trong khuôn viên lăng mộ có 2 tấm bia đá lớn do ghi công trạng của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng. Nếu như tấm bia bên trái (theo hướng từ ngôi mộ nhìn ra) do vua Thành Thái sai làm vào năm 1899 không có gì đặc biệt, thì tấm bia bên phải lại đã trải qua hơn trăm năm lưu lạc đầy thăng trầm.
Đưa tôi đến sát bên tấm bia, anh Dũng chỉ vào một hình thánh giá nhỏ khắc đè lên mấy chữ Hán đã mờ, rồi nói: “Năm 1859, tấm bia đá trắng này được triều đình nhà Nguyễn cho chuyển từ Huế vào Gò Công để đặt bên mộ Đức Quốc công. Nhưng khi thuyền đến cửa Ô Cấp - Vũng Tàu, tấm bia này bị quân Pháp cướp mang đi. Người cướp tấm bia là viên quan ba Barbé. Viên quan ba này si mê một cô gái bản xứ gọi là cô Hai Bến Nghé, do y tình cờ cứu được trong một lần đi săn. Mặc dù cô Hai Bến Nghé không ưng thuận, nhưng viên quan ba này vẫn quyết ép cô phải làm vợ y".
Theo anh Dũng: "Biết được chuyện đó, nghĩa quân Trương Định đã thuyết phục cô Hai Bến Nghé tham gia chống quân xâm lược, giả vờ ưng thuận để dùng kế mỹ nhân, dụ Barbé ra khỏi đồn Chí Hòa. Đúng như sự tính toán của nghĩa quân Trương Định, Barbé đã mắc mưu cô Hai Bến Nghé và bị nghĩa quân chém chết vào một buổi tối cuối năm 1860. Khi đem chôn Barbé, quân Pháp đã lấy ngay tấm bia đá trắng mà chúng cướp được, khắc hình thánh giá và tên viên quan ba lên đó rồi đem đặt trước mộ của y. Trải qua thời gian mưa nắng, tấm bia đó bị đổ nằm chỏng gọng bên cạnh mộ Barbé trong sự quên lãng của người đời".
Mãi đến năm 1983, khi TP HCM quyết định di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nơi có mộ Barbé) để xây dựng công viên Lê Văn Tám, người ta mới lại để ý tới tấm bia này. Sau khi được chùi rửa sạch sẽ và đọc được các chữ Hán trên bia, người ta mới biết đây là tấm bia vua Tự Đức cho làm để dựng bên mộ ông ngoại mình hơn trăm năm trước. Tuy nhiên, mãi tới năm 1999, tức là tròn 140 năm lưu lạc, và 7 năm sau khi khu lăng mộ Hoàng Gia được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia (2/12/1992), tấm bia đá đó mới được đưa về dựng bên mộ Phạm Đăng Hưng cho tới tận bây giờ.
 
ảnh đính kèm: 
 ​B​
 ảy Hiền
Cỗng Lăng và Nhà thờ.

   

     

Không có nhận xét nào: