Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Việt Nam thả Mẹ Nấm ngay lập tức
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ "vô cùng quan ngại" về việc Việt Nam kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm. Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sáng 29/6, người phát ngôn Heather Nauert nói với báo giới Hoa Kỳ, "Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước. Cách đây không lâu, cô đã được vinh danh Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm bởi Phu nhân Tổng thống Melania Trump."<!>
Bà Nauert kêu gọi Việt Nam "thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa."
Bà Nauert nói mặc dù "Việt Nam đã có một số bước tiến tích cực về nhân quyền thì xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và kết tội những người biểu tình ôn hòa từ đầu 2016 rất đáng quan ngại."
"Tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp mối quan hệ song phương Mỹ-Việt đat được tiềm năng tối đa," bà nói.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói "cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền."
"Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm."
Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm
Phản ứng trước bản án, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm, nói bản án này là một "đòn thù" và gia đình sẽ kháng án.
Nói với BBC từ Bangkok hôm 30/06, bà Tuyết Lan kể lại gia cảnh và trao đổi ngắn với con gái trước phiên xử:
"Khoảng không trước mắt tôi mênh mông u ám lắm…An ninh Khánh Hòa tới nhà tôi nói vô thăm Quỳnh, đầu giờ chiều tôi dẫn Nấm đi.
Gấu đang bị tốn thương quá nhiều. Đi học về không thấy mẹ. Về nhà nó cứ đi tìm mẹ, nếu không thấy nó rất hoảng sợ. ..Quỳnh dặn Nấm là phải chăm học, phải viết nhật ký hàng ngày.."
Tôi đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô. Tôi đi vào phòng sát bên. Tôi không được ngồi chung với con tôi. Tôi chỉ thấy Quỳnh qua màn hình. Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó.
Nấm về Nấm buồn lắm.. Hôm qua đi xử Quỳnh về, Nấm hỏi rồi ra sao rồi bà. Tôi mới nói 'Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau'. Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi..."
Ở trong nước, một số cá nhân là luật sư, nhà hoạt động và người dân thường cũng đã lên tiếng phản ứng trước bản án của Mẹ Nấm.
Luật sư Vũ Văn Hải nói ông "khâm phục và ngưỡng mộ" Mẹ Nấm.
"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị toà sơ thẩm kết án 10 năm tù, quá bất nhẫn đối với người mẹ đơn thân có hai con nhỏ. Mặc dù đối mặt với bản án nặng nề, nhưng Mẹ Nấm vẫn ngẩng đầu, khẳng định mình đã lựa chọn hành động đúng vì tương lai nước Việt, trong đó có tương lai hai con chị. Rất nhiều người Việt, trong đó có tôi khâm phục và ngưỡng mộ chị," luật sư Hải viết trên Facebook.
Mẹ Nấm đã bị tuyên án 10 năm tù hôm 29/6
Còn luật sư Lê Công Định, cũng là một cựu tù nhân lương tâm thì bình luận:
"Bản án 10 năm tù thật bất ngờ với tôi. Không phải vì tính chất phi nhân tàn bạo của nhà cầm quyền đối với một bà mẹ trẻ đơn thân, mà bởi tôi không ngờ đảng cầm quyền hoảng loạn đến mức như vậy. Có vẻ càng ngày nhịp độ hoảng loạn càng gia tăng.
"Tuy nhiên, có một điều quan trọng, không phải chế độ này có thể tồn tại thêm ít nhất 9 năm nữa để có thể giam cầm chị Mẹ Nấm hay không, mà chắc chắn trong cuộc đời của mình, chị sẽ có dịp nhìn thấy sự cáo chung của chế độ đã kết án chị."
Một số độc giả cũng bình luận trong bài đăng trên Facebook "Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù" của BBC:
Một số người thì cho rằng bản án này là thỏa đáng:
Truyền thông chính thống nói gì?
Báo chí tại Việt Nam cũng dẫn lại cáo trạng. Báo Vietnamnet viết:
"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;"
"Xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước; tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội."
Bản quyền hình ảnh STR/Getty Images Image caption Phiên xử hôm 29/06 đã thu hút dư luận ở Việt Nam và quốc tế
Trước phiên xử, báo Nhân Dân có bài với tựa Vì sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đưa ra xét xử. Bài này cáo buộc Như Quỳnh làm điều mà họ gọi là "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ và nhiều bài viết trong đó có nội dung sai sự thật, đả kích, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó tác động, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước".
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."
Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Giải thưởng Của Năm.
Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger ‘‘Mẹ Nấm’’
Trọng Thành Đăng ngày 30-06-2017 Sửa đổi ngày 30-06-2017 15:21
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, "Mẹ Nấm", trước tòa án Nha Trang, ngày 29/06/2017. STR / Vietnam News Agency / AFP
Hôm qua, 29/06/2017, ngay sau khi một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm”, trong một phiên xử kín, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền.
Thông cáo của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tòa án Việt Nam kết án tù đối với blogger tranh đấu ôn hòa, người được trao tặng Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm. Bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Việt Nam ‘‘trả tự do ngay lập tức cho ‘‘Mẹ Nấm’’ và tất cả các tù nhân lương tâm khác, và để cho bất kể ai tại Việt Nam cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tập hợp một cách ôn hòa, mà không sợ bị đàn áp’’.
Theo Washington, trong những năm gần đây, chính quyền Việt Nam đã đạt được ‘‘một số bước tiến trong lĩnh vực nhân quyền’’, tuy nhiên, xu hướng gia tăng các bắt bớ và án phạt đối với những người phản kháng ôn hòa kể từ đầu năm 2016 gây "lo ngại sâu sắc’’. Bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh là ‘‘tiến bộ trong lĩnh vực quyền con người mới cho phép quan hệ đối tác Mỹ-Việt phát triển hết tiềm năng’’.
Về phía Việt Nam, cũng hôm qua, trả lời báo giới trước khi phiên tòa kết thúc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : ‘‘Phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh diễn ra công khai, đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam’’.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979 là một người hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Từ 2009 đến 2016, Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, phản đối dự án bô-xít có vốn đầu tư Trung Quốc đe dọa môi trường Tây Nguyên, phản đối công ty Formosa Đài Loan gây thảm họa cá chết tại miền trung.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam và là người nỗ lực đưa các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ra quốc tế.
Ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt tại nhà riêng ở Nha Trang. Cơ quan công an Việt Nam quyết định khởi tố bà căn cứ trên 400 bài viết trên Facebook cá nhân (gồm 1.180 trang) và tập tài liệu “Stop police killing civilians’’ do bà Quỳnh biên tập, in ấn, tổng hợp 31 trường hợp người dân bị chết sau khi đến cơ quan công an, đã được đăng tải trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử trong nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét