Tôi thiếu điều muốn tự vận (luôn) vì xấu hổ về đồng bào, đồng loại, và thời đại
của mình.
tnt
<!->
Thỉnh thoảng, tôi vẫn
gặp
phải một câu hỏi
khó:
-
Thế những tác
giả ngoại quốc ông thường đọc là những ai?
Tôi
lí nhí:
-
Gần như chả có ai ngoài
Kim Dung và Remarque. Lâu lâu tôi cũng
có đọc Ernest Hemingway, Mario Puzo, Boris Pasternak,
hay Solzhenitsyn thôi...
-
Úy Trời! Sao
cũ mèm hết trơn vậy,
cha nội?
-
Bị hồi
đó, ở miền Nam, hầu hết sách của những tác giả này
đều được dịch ra tiếng
Việt.
-
Bộ không đọc
được tiếng Anh, tiếng Pháp gì sao?
-
Dạ, ráng
thì cũng được nhưng ... ngại lắm!
Nói nào ngay thì khi còn trẻ tôi cũng có ráng, với đôi chút làm dáng, khi vào cà phê Tùng với La 25ème Heure hay Of Mice and
Men trên tay. Cái thời sung sức, và hơi
nặng phần trang
sức, này đã qua lâu lắm rồi.
Cũng từ lâu lắm
rồi,
tôi đã thôi mặc áo
quần từ tiệm giặt ủi, thôi soi
gương, thôi chải đầu, và gần như chỉ đọc những tác giả đang sống ở Việt Nam: Nguyễn Quang Lập,
Đinh Tấn
Lực,
Huy Đức,
Tuấn Khanh, Huỳnh Ngọc Chênh, Cánh Cò, Nguyễn Ngọc
Già, Trương Duy Nhất, Võ Thị Hảo, Đoan Trang, Huỳnh
Thục Vy ...
Đọc
họ rất “khoẻ,” trừ Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn này làm
tôi hay bị ... mệt. Đang đọc
phải bỏ ngang.
Bà hay đặt những vấn đề gây quá nhiều xúc
cảm
quá khiến tôi, đôi khi, cảm thấy bị chới
với.
Riêng bài
này
(“Có
Còn Người Không?”) tôi đọc
cho tới
dòng
chữ cuối vì nó quá ngắn,
chưa kịp bỏ xuống
thì đã tới câu kết mất rồi:
Câu
hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo,
khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và
kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó
dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên
đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Nhưng
tôi tưởng tượng thôi, trong lúc ngồi uống một ly cà phê mặn chát. Dường như cả quán
hôm đó cũng có cùng cảm giác, sau khi giở tờ báo sáng, và nhìn thấy hình ảnh của thằng bé ăn xin. Nó nhỏ đến mức chỉ biết khóc. Ở truồng và
khóc. Ướt và khóc. Bị đánh
đau và khóc. Chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như con vịt con ngơ ngác mà người ta dùng
để câu nhắp cá
lóc. Em bé – con mồi sống không nói gì hết, mà tôi tưởng như nó
hỏi, người ơi, người ở đâu?
Tôi
đã nhận được câu hỏi đó
bao nhiêu lần trong đời? Không đếm được. Có đứa thậm chí
còn không khóc. Nó ngủ mềm oặt, xanh rớt
trên
tay người đàn ông ngồi ở một góc
đường. Một kiểu ngủ mụ mị vì tác dụng của thuốc. Buổi tối tôi đi qua chỗ đó và em lại hỏi bằng vẻ câm lặng im lìm. Như cái chết. Có còn người không?
Đám
đông không lên tiếng. Không Lục Vân Tiên nào, đại diện công quyền nào
đưa cả hai con người rách rưới về, gạn hỏi coi có thật là
cha con như gã đàn ông phân trần, hay chỉ
là
kẻ chăn dắt với con mồi. Em bé ngủ vì thuốc ngủ hay vì
sốt cao? Em cần một mái ấm hay một bệnh viện cho qua cơn đau? Bàn tay mỏng đó không quá khó để người đời nắm lấy. Nhưng dòng người lũ lượt không ai dừng lại.
Chính
xác là cũng có người bước tới cho vào cái ca nhựa bạc màu chút tiền lẻ, nghĩ sau đó mình sẽ nhẹ lòng.
Tôi cũng vậy, tự lừa mình. Và cái góc đường trước Trung tâm văn hóa thông tin ám ảnh tôi dai dẳng dù
em bé chỉ ở lại hai đêm rồi biến mất. Cuộc ra đi gây bất an hơn cả khi xuất hiện, bởi linh cảm em lại vạ vật ở
một góc
đường khác, bị nhấn chìm
trong giấc ngủ khác. Ngủ là
một cách hỏi, người đâu
mất rồi?
Cũng
như những em bé ăn xin mà bất cứ ai cũng có thể gặp một đôi
lần trên đất nước này,
chúng gọi con người bằng nhiều cách, bằng ánh mắt thất thần, bằng vẻ ngoài trần trụi và
lem luốc, bằng tiếng khóc, tiếng hát, bằng bàn
tay bẩn thỉu xòe ngửa, bằng những vết thương bầm tím trên da thịt… Ai đó
nghe thấy tiếng gọi đó nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng
có
kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết…
Và
những đứa trẻ đường phố vẫn tồn tại, như một phép thử.
Thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao nhiêu? Bao nhiêu người đã từng đi qua, chứng kiến những thân phận nhỏ bé
khốn khổ. Dù ngoái lại, dù
áy náy, dù thấy thương và bất an… nhưng chậc, mình
lại phải đi rồi… Họ không làm gì mà kêu mấy ông nhà nước làm
gì đi chớ…
Ảnh: Dân Trí
Tôi
không thể đoán được “cái góc đường trước Trung Tâm Văn
Hóa
Thông
Tin”
của Nguyễn Ngọc Tư nằm
trong cái thành phố nào, ở đất nước mình. Tôi đã đành
đoạn quay lưng, bỏ cái quê hương khốn khổ của mình
đi biền biệt từ lâu lắm rồi. Người xưa, cảnh cũ đều đã trở thành
nhạt
nhoà và phai mờ hết ráo.
Tôi hiện đang ở một đất nước
khác. Chỗ tôi tạm cư có tên là Silicon
Valley
(hay còn gọi là Thung Lũng
Hoa Vàng) nơi có vài chục sắc dân cùng
ở bên nhau, cùng chia sẻ
một cuộc sống an bình và phú túc. Những đứa bé ăn xin “trần trụi, lem luốc “với “những
vết thương bầm tím trên da thịt” – tất nhiên – không thể hiện hữu ở một chốn văn minh như
thế.
Tuy thế, từ cái Ngã Tư Quốc Tế này (hàng ngày) tôi
vẫn nhìn thấy “ánh mắt thất thần
...chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như
con vịt con ngơ ngác mà người ta dùng
để câu nhắp cá
lóc” của vô số trẻ thơ – qua những phương tiện truyền thông.
Trẻ con Bắc
Hàn. Nguồn
ảnh: VOA
Từ đây, tôi cũng nhìn thấy hàng trăm người đã mang
thân mình làm đuốc, với hy vọng gây được sự chú ý của nhân loại về
thảm kịch bị mất quyền tự chủ và nguy cơ bị đồng hoá của dân tộc
họ.
Và cũng từ cái Ngã Tư Quốc Tế này – thỉnh
thoảng – tôi vẫn được xem một cái thư kêu cứu, gửi từ những trại tù
của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Nơi còn có tên gọi khác là Trung
Quốc Đại Lục, hay Trung Cộng.
Thư sau được đăng tải trên New
York Times, vào ngày 11 tháng 6 năm
2013, rồi được phổ biến rộng rãi khắp nơi, kể cả những trang tiếng
Việt:
Bức
thư được viết với những dòng chữ tiếng Anh nguệch ngoạc trên một tờ giấy mỏng
và người viết nói rằng ông bị giam giữ tại một trại cải tạo lao động ở thị trấn
phía Đông Bắc Trung Hoa. Ông cho biết ở đó các tù nhân phải làm việc vất vả bảy
ngày một tuần, 15 giờ trong ngày họ bị ám ảnh về sự giám sát ác nghiệt của bọn
cai tù tàn bạo.
“Quý vị: Nếu quý vị
thỉnh thoảng mua sản phẩm này, xin vui lòng chuyển thư này đến Tổ chức Nhân
quyền Thế giới.
Đó là một đọan trong bức
thư được nằm giữa hai ngôi mộ đá giả, nó rơi ra khi bà Julie Keith mở chiếc hộp
trong phòng khách nhà bà vào tháng 10 năm ngoái. "Hàng ngàn người tù ở
đây, những người đang bị nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Cộng hành hạ, sẽ
tri ân và nhớ đến quý vị mãi mãi.”
(Đằng
Sau Tiếng Khóc Kêu Cứu Từ Trại Cải Tạo Lao Động Trung Quốc" - "Behind Cry for Help From
China Labor Camp". Như
Ngọc chuyển ngữ).
Thư kế tiếp theo xuất hiện trên tờ Belfast Telegraph vào ngày 26 tháng 6 năm 2014. Qua ngày hôm sau trang web của Time đã có bản
tin (“Another
SOS Note From China Has Been Found In a Piece of Store-Bought Merchandise”) với đầy đủ những chi tiết cần thiết:
“SOS! SOS! SOS!...
We
are prisoners in the Xiang Nan Prison of the Hubei Province in China. Our job
inside the prison is to produce fashion clothes for export. We work 15 hours
per day and the food we eat wouldn’t even be given to dogs or pigs. We work as
hard as oxen in the field.”
(SOS!
SOS! SOS!... Chúng tôi là tù nhân tại nhà tù
Xiang Nan ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công việc trong tù của chúng tôi là sản xuất
quần áo thời trang đem xuất khẩu. Chúng tôi làm việc 15 tiếng một ngày, thực phẩm
chúng tôi ăn thì đến chó và lợn cũng không thèm ăn. Chúng tôi phải làm việc nặng
nhọc như trâu bò ở ngoài đồng. Dương Long chuyển ngữ).
Những tiếng kêu cứu thảm thiết như trên, tuy được
nhanh chóng phổ biến khắp mọi nơi nhưng rồi đều rơi ngay vào quên
lãng, tựa như những viên sỏi nhỏ ... rơi tõm xuống một cái ao bèo! Thái độ của cư dân nơi những cái Ngã Tư Quốc Tế,
buồn thay, cũng (hờ hững) y như cái đám
đông ở góc đường trước Trung Tâm
Văn Hóa Thông Tin – gần nhà Nguyễn Ngọc Tư – thôi.
Không Lục Vân Tiên nào, đại diện công quyền nào bận tâm cả.
Nhân loại (chắc) cũng có ai đó nghe thấy tiếng gọi đó
nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng có
kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết… ráo!
Đã thế, ở nhiều nơi, những
kẻ nhởn nhơ ăn mòn tấm thân của hàng triệu nạn nhân (khốn khổ) còn được long trọng đón
tiếp nữa cơ:
-RFA: Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trước
Quốc hội Việt Nam.
-RFI: Luân Đôn Trải Thảm Đỏ Đón Chủ Tịch Trung Quốc.
--BBC: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Anh trong
chuyến thăm bốn ngày mà Thủ tướng Anh David Cameron gọi là 'kỷ nguyên vàng'
trong quan hệ hai nước.
Photo: Arthur Edwards
Tôi thiếu điều muốn tự vận (luôn) vì xấu hổ về đồng
bào, đồng loại, và thời đại của mình.
Cái tốt sao mà nhỏ nhoi, lẻ loi, yếu
đuối, cô đơn vậy. Công lý sao mà chậm chạp, nhợt nhạt vậy – hả Trời?
AFP5. 015.
Nguồn: UK Times
1 nhận xét:
Một bài viết đọc đi đọc lại sau khi N.Thương chuyển đi rồi vẫn thấy xót xa và nghẹn ngào!
Đăng nhận xét