Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Đại Tá Nguyễn Văn Cư, Vị Anh Hùng, Người Yêu Nước, và Chiến Sĩ sẵn sàng hy sinh cho niềm tin và lý tưởng của mình


Tác Giả:  Colonel John B. Haseman
(Trích trong Vietnam magazine October 1992)
Chuyển Dịch:  Yvonne Mộng Thu Nguyễn

Đại Tá Nguyễn Văn Cư, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đối với tất cả những người biết ông đều cho rằng ông là người có cá tính mạnh mẽ. Người Việt Nam xem ông là một tướng lãnh oai hùng dũng cảm đối với đồng đội chiến hữu nhưng lại là đối thủ không dung với kẻ địch. Cố Vấn Mỹ không thể lường được những chiến thuật bất ngờ dường như luôn đạt được hiệu quả, và họ cũng khó lòng di dịch hoặc thay đổi những quyết định đột kích đánh phá địch táo bạo quá nguy hiểm của ông. Ông là một người trung trực, ngay thẳng dám nói ra ý tưởng của mình, và dám tranh cãi những khác biệt với cấp trên trong một xã hội đầy bảo thủ, hệ thống và coi trọng giai cấp quyền lực.
Hào hùng và can đảm một cách tuyệt vời trên chiến trường, ông là điều bí ẩn khó hiểu đối với tất cả những người biết ông. Tuy nhiên, trên tất cả, ông là người có tấm lòng chân chính yêu quê hương, yêu tổ quốc một cách sâu đậm; tin vào sức mạnh, danh dự và giá trị của toàn dân. Ông là người trí thức không chịu khuất phục theo khuôn phép xã hội.

Nguyễn Văn Cư là Quận Trưởng Quận Mõ Cày, Tỉnh Kiến Hòa, thuộc phía bắc đồng bằng Sông Cửu Long. Mõ Cày chỉ là một trong 254 quận ở Việt Nam, nhưng lại là nơi rất đặc biệt.  Chính Mõ Cày là nơi Việt Cộng đã chủ trương dùng làm trụ sở để kết nối và vận chuyển vũ khí vào miền Nam Việt Nam. Nơi đó đã trở thành một địa danh căn cứ quân sự của Cộng Sản Bắc Việt. Là một Quận Trưởng, ngoài việc làm thay đổi lòng trung thành của người dân và nguồn gốc lịch sử ở đó, Đại Tá Cư còn đảm trách các chức năng của một viên chức cao cấp dân sự và quân sự của khoảng 72,000 dân. Với những trách nhiệm khác nhau từ hoạt động chiến thuật đến việc xây cất trường học. Thật là khó khăn để quản lý một huyền thoại, và trong quá trình đó Nguyễn Văn Cư đã tự mình trở thành kỳ tích của huyền thoại.
Cư sinh trưởng tại Huế, miền Trung Việt Nam, và lớn lên trong tình trạng hỗn loạn của cuộc nổi dậy Việt Minh chống Pháp. Sau Hiệp Định Geneva 1954, gia đình ông  di cư vào miền nam, sau nhiều lần di chuyển, cuối cùng định cư tại vùng biển Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định, nơi cư trú của "lò" Cách Mạng Cộng Sản nằm vùng trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong 20 năm phục vụ trong quân ngũ, ông rất ít dịp được gần gũi gia đình, cuộc đoàn tụ với vợ và 12 người con trong chuyến viếng thăm Mõ Cày đối với ông rất đặc biệt và riêng tư, không chia sẻ với người ngoài. *Tuy tiền đồn khu vực trại của ông nhỏ hẹp, ông vẫn sắp xếp cho gia đình có chỗ ở tạm và luôn luôn nói về giấc mơ hòa bình thật sự để gia đình có thể chung sống với nhau dưới một mái nhà. Là một người cha tận tụy theo truyền thống của người Việt Nam, ông dùng tất cả nguồn năng lực để các con ông phát triển học vấn và thường nói một cách hãnh diện trước những thành công của chúng.
Lòng ái quốc, yêu chuộng tự do và tinh thần chống cộng mãnh liệt đã khiến ông trở thành kẻ thù không đội trời chung với Việt Cộng. Ông thề sẽ không bao giờ để gia đình ông sống dưới chế độ Cộng Sản ngày nào ông còn sống và sẽ chiến đấu chống Cộng Sản đến hơi thở cuối cùng. Sự dấn thân chống cộng quyết liệt đó đã làm ông trở thành người lý tưởng nhất để trao trách nhiệm càn quét Cộng Sản, mật khu, cơ sở hạ tầng của chúng ra khỏi Mõ Cày. Những năm trước khi ông nhậm chức, trừ ra cái ghế Quận, chuỗi các tiền đồn giữa Mõ Cày và Bến Tre ra, phần quận lỵ là thuộc sự kiểm soát và điều khiển một cách hiệu quả của Việt Cộng. Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng đã chiếm đóng và tàn phá Mõ Cày.  Họ đã thành công trong việc tiếp thu khu nông nghiệp màu mỡ và kinh tế cũng như sự giao thông qua lại giữa các quận lỵ phụ thuộc lân cận. Trong tình trạng vô vọng đó, Cư đã đến năm 1968.
Đại Tá Cư đã thành công một cách đáng kinh ngạc.  Dựa vào cá tính tuyệt đối và lực lượng của ông, từ đó cải thiện được tình hình an ninh địa phương. Thái độ phổ biến của sự thờ ơ và sợ hãi được thay thế bằng một tinh thần phấn khởi và thái độ lạc quan.  Với sự hỗ trợ ban đầu là một Đại Úy trẻ người Mỹ, phục vụ như là một cố vấn cao cấp của Quận. Ông Cư tái khẳng định sức mạnh của chính phủ thân thiện lần đầu tiên trong một thập kỷ. Sự thành tựu trong phạm vi của ông thật tuyệt vời và kết quả sau đó có thể viết thành anh hùng ca!
Năm 1968, Mõ Cày là khu vực của Việt Cộng, đến năm 1971 đã trở thành một quận có lực lượng quân sự mạnh mẽ bởi sự hiện diện của chính phủ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với sức mạnh đổi mới nền kinh tế. Những chiếc cầu được xây dựng để tái lập giao thông sau bao năm bị hư hỏng. Thực phẩm được tràn ngập vào các chợ, và phố quận Mõ Cày đã được xây lại từ đống tro tàn. Hãy nhớ rằng chính Mõ Cày chứ không phải Bến Tre là chủ đề của khúc anh hùng ca trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân "Chúng ta phải phá hủy thị trấn để cứu nó".  Các thượng cấp cả người Việt lẫn người Mỹ đều công nhận rằng sự thành công có được ở Mõ Cày là do quyết tâm và những ảnh hưởng của Quận Trưởng Nguyễn Văn Cư. Khi thì ông mềm mỏng, khi thì ra lệnh, quát tháo giận dữ chỉ huy, lúc to nhỏ thông đồng  và sử dụng chính trị để thực hiện mục đích và những điều như thế đó, đã đạt được kết quả khá lớn. Phương pháp hoạt động của ông không chánh thống ngay cả ở Việt Nam. Ông kết hợp sự bướng bỉnh và kiến thức chân chính của mình và nhu cầu cần thiết của quận, với mục đích duy nhất đặt ra là để đạt được mục tiêu của mình.
          Ông thật sự là một điển hình thách thức cho các cố vấn Mỹ. Ông là người có khả năng, có tầm nhìn và chiều sâu; Ông cũng là một người vị chủng đến mức độ cao, một thuyết tự ngã chí thượng to lớn và là một nhà lãnh đạo tự mình thành lập và điều khiển thứ tự những việc ông cho là ưu tiên. Điều này dẫn đến kết quả các mối quan hệ cộng tác chặt chẽ chuyển sang những cuộc xung đột với các cố vấn Mỹ của ông.  Ông không bao giờ ngần ngại bày tỏ những khác biệt chính kiến với những lãnh đạo của quận, đồng đội hoặc cấp trên của mình. Ông có khả năng thực hiện bất chấp hàng loạt cuộc đối đầu liên tục và đã giành được sự ngưỡng mộ thầm kín của các đồng nghiệp ngay cả khi ông sử dụng nhiên liệu tài sản dự kiến để sử dụng những nơi khác trên phạm vi địa bàn Tỉnh. Ông giữ vững quan điểm và lập trường về vai trò quận truởng và đội ngũ cố vấn Mỹ được giao để giúp ông, và thường là quan điểm của ông mâu thuẫn với đường lối chính thức đặt ra bởi cấp trên của mình.
Ông vô cùng tôn trọng sức mạnh quân sự của Mỹ, cũng như những bí quyết kỹ thuật, và mang ơn sâu sắc sự hỗ trợ kinh tế của Mỹ dành cho người dân trong quận. Nhưng ông không thể thực hiện những gì ông coi là sự thiếu hiểu biết của người Mỹ về bản chất xung đột ở Việt Nam, và cho rằng sự thất bại của họ là không hiểu biết về văn hoá Việt Nam trong cách tiến hành cuộc chiến tranh. Ông là một chuyện gia về Chủ Nghĩa Cộng Sản và chiến tranh “Du Kích”, ông dã xem chính sách của Mỹ chiếm đóng một cách thật ngây ngô với dụng cụ và máy móc và cho rằng Mỹ đã thiếu sáng suốt và ngây thơ về thực tế của cuộc chiến tranh du kích. Ông cũng cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng chiến tranh cần phải được chiến đấu như một cuộc chiến tranh Việt Nam chứ không phải là một cuộc chiến tranh của Mỹ. Vì thế ông vẫn giữ vững lập trường của mình trong công cuộc chiến đấu với Cộng Sản tại Mõ Cày.  Ông cũng tỏ ra cay đắng những gì ông coi là sự thiếu hiểu biết và chân thành của hầu hết những người Mỹ tại Việt Nam. Ông cảm thấy khinh miệt đối với những quan chức đến Việt Nam chỉ để được bấm thẻ tiến thân vào sự nghiệp cá nhân của họ.
Mặc dù tất cả đều tranh luận về phương pháp làm việc của ông, không ai đặt vấn đề gì về khả năng của ông, sự lãnh đạo của ông thường ngoạn mục, và ông kiểm soát lực lượng quân sự của mình với một bàn tay sắt! Ông được đánh giá ngang hàng với bất cứ các chỉ huy cao cấp của Hoa Kỳ, nhưng thiếu đào tạo hiện đại và thiếu những thiết bị có sẵn dành cho quân đội Mỹ. Ông đã trở nên thất vọng khi không thể thực hiện những cuộc hành quân vì thiếu quân đội hoặc vũ khí, và phản ảnh sự thất vọng của mình bằng cách cố tình lờ đi sự hiện diện của các cố vấn và bất chấp những lời khuyên của cấp trên. Về phần Mỹ, các cố vấn giận dữ buộc tội ông thiếu quyết đoán, thiếu quan tâm. Sự thật đúng ở cả hai bên, nhưng bi kịch của sự rạn nứt ngày càng gia tăng, giữa ông và người Mỹ là sự thiếu hiểu biết của hai quan điểm tham gia hoàn toàn khác nhau. Sự bế tắc là một khoảng cách văn hóa, và là một vấn đề quan tâm nghiêm trọng về khả năng tiếp tục của chính phủ với cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.
Trong tình trạng rạn nứt ấy, một sĩ quan cao cấp Mỹ lỗi lạc được điều động đến Mõ Cày. Chính George B (Byron) Reed là một Đại Úy trẻ tuổi nhưng giàu kinh nghiệm tư vấn, anh ấy tóc bạch kim, người gốc Carolina. George đã từng là sinh viên chuyên về lịch sử văn hóa Việt, cố vấn mới này nhanh chóng phát triển một mối quan hệ đối tác đáng chú ý với Cư. Hai người đàn ông này đã dùng tình yêu chung về Lịch Sử và Triết học của họ hổ tương và kết hợp tình bạn chặt chẽ.  Trong khi lịch sử và triết học dường như là những đề tài không liên quan đối với chiến trường.  Họ say mê thảo luận thâu đêm suốt sáng những đề tài về Việt Nam, xen kẻ với các chủ đề về hoạt động chiến thuật và kế hoạch chiến lược về bình định dân sự.  Thông hiểu Triết học Á Đông và là người trí thức, Cư vui mừng khi so sánh nền văn hóa Việt và Mỹ. Ông đã từng thăm viếng các tiểu bang Hoa Kỳ và hài lòng khi tìm có được một người bạn rất thông thái và am hiểu nền văn hóa Á Đông sâu sắc, ông có thể trao đổi về sự khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây.
Về phía Cư, người Mỹ đã tận dụng cơ hội này để gài đặt ý tưởng của họ vào tâm trí của Cư và xem xét kế hoạch những hoạt động tương lai. Trong những tình huống bất thường  đó đã tạo những cơ hội bàn thảo mà trước đây thiếu vắng vì những hiểu lầm đáng tiếc. Cố Vấn Mỹ, Đại Úy George B (Byron) đã cứu cánh và đem lại kết quả mỹ mãn.  Nguồn lực phân bổ cho Mõ Cày được đưa vào sử dụng tốt. Cư lên kế hoạch và xây dựng những cây cầu mới, chợ, trường học.  Lực lượng quân sự được đào tạo và khả năng chiến thuật của ông chứng thực những chiến thắng tuy nhỏ nhưng đáng kể. Thái độ cay đắng trước đó của ông về chiến lược bế tắc đã biến mất. Ông vẫn chọn các viên chức địa phương vì lòng trung thành cá nhân chứ không phải là khả năng, nhưng ông có một ý thức cấp tính bén nhạy để biết những gì cần thiết cho người dân ở Mõ Cày.
Đại Tá Cư thù ghét chế độ Cộng Sản dữ dội nên không chấp nhận đối với việc đàm phán với Việt Cộng. Khi Cố Vấn của ông hỏi ông sẽ làm gì nếu kế hoạch ngừng bắn có hiệu lực, Cư trả lời với tính thẳng thắn: "Việt Cộng sẽ không bao giờ thực sự ngừng bắn, tôi cũng thế, tôi sẽ chiến đấu cho đến khi chết". Câu nói này được bày tỏ trước khi ký hiệp định Hoà Bình Paris năm 1973, là hình ảnh minh hoạ cảm xúc của người chiến sĩ chiến đấu trong cuộc chiến này. Cư xem cái chết trên chiến trường như một lý do duy nhất ông sẽ ngừng chiến đấu.  Tin vào thuyết tâm linh và là một phật tử (hầu như phần đông người Phật GiáoViệt Nam), Cư tin rằng ông sẽ quay trở lại chống kẻ thù mình trong một kiếp khác. Ông thường gọi sự kiện xa trong tương lai bằng cụm từ "khi tôi quay trở lại", cách gọi này đã bắt rễ sâu của tín ngưỡng Phật Giáo tin vào sự luân hồi.  Lý luận như vậy của một người kỹ sư trí thức hiện đại thật khó cho tư tưởng người phương Tây chấp nhận, nhưng nó đóng một vài trò quan trọng trong việc tìm hiểu Cư.
Bởi vì tin rằng ông sẽ quay trở lại để chiến đấu một lần nữa sau khi chết, Cư hoàn toàn không sợ hãi trên chiến trường. Ông thường tản bộ vào gần các hoạt động của địch như thách thức kẻ thù dám bắn vào mình. Có một lần ông dẫn đầu một cuộc hành quân băng qua căn cứ của Việt Cộng với rất nhiều hầm bẫy mà không xảy ra thương vong. Trong một lần khác, hành quân vào ban đêm, bất chấp sự nguy hiểm của mìn, bẫy và súng bắn tỉa của đối phương, ông đã càn quét phá tan những sào huyệt của địch, bắt tóm nguyên ổ của bọn cộng sản nằm vùng và tịch thu nhiều vũ khí.  Những lần hành quân như thế tạo thành những huyền thoại hiện thực.
Trong cuộc tấn công của Bắc Việt, mùa hè đỏ lửa 1972, quận Mõ Cày đã bị ảnh hưởng nặng nề. Bảy tiểu đoàn địch đã tàn phá Quận, Cư đã hiện diện ở khắp mọi nơi để tập hợp lực lượng không tương xứng của mình để đánh bại những chuỗi liên tục tấn công của địch.  Ở đỉnh cao của cuộc phản công, các lực lượng của tỉnh nối kết hoạt động với quận Mõ Cày, nhưng chỉ đặt một sĩ quan tham mưu tỉnh để chỉ huy các lực lượng. Niềm tự hào và tự ái bị thương, Cư tự đặt kế hoạch hoạt động song song của mình mà không bàn thảo ý kiến của Tỉnh Trưởng. Kế hoạch của Cư là hoạt động giải cứu phe ta bằng cách phá tiền đồn đang bị tràn ngập bởi đối phương với đầy đủ sức mạnh trang bị của quân đội Bắc Việt.  Đó là một sai lầm khủng khiếp, đã thực hiện trong lúc nóng nảy nhất thời.  Đại Tá Cư khăng khăng dẫn đầu các binh lính ra chiến trường thay vì duy trì tại Bộ  chỉ huy của mình, một lỗi chiến thuật mà cố vấn Mỹ và bạn bè cố thuyết phục ông không cần phải thực hiện lúc bâý giờ. Bị ray rức, bị chạm tự ái bởi sự hiện diện của quân đội không dưới sự chỉ huy của mình và đau lòng cho các đồng đội chiến hữu ngã gục và đang bị bao vây, Cư bỏ qua những lời khuyên can, và tiếp tục ở lại mặt trận, nhưng địch đã có nguồn tin tình báo và đang chờ đợi Đại Tá Cư. Rừng đã bùng nổ ra trong bạo lực của một cuộc phục kích lớn, không chút sợ hãi, xông pha tiến thẳng vào, kêu gọi những người lính của mình thông qua khu vực phục kích, giúp đỡ những người bị thương đến nơi an toàn và chỉ huy  bắn lại địch trên bãi chiến trường. Đó là một hiệu suất vô cùng dũng cảm. Chính Reed sau này mô tả một cách súc tích là "Tuyệt John Wayne"! Lực lượng thân thiện và phe ta tiếp tục chiến đấu với số lượng mạnh hơn của địch và giải thoát khỏi một tình huống chiến thuật gay cấn khốc liệt. Nhưng Nguyễn Văn Cư đã liều lĩnh quá nhiều lần. Một hoả tiễn của đối phương phóng vào giữa nhóm phe ta và "Người Hùng Mõ Cày" đã bị giết chết ngay lập tức. Cố vấn Mỹ, Captain George B (Byron) Reed cận kề ông cũng dũng cảm và đau đớn bị thương (sau này Reed đã nhận được Silver Star, huy chương Bạc cuối cùng được trao thưởng cho người chiến đấu bộ binh tại Việt Nam), ông đã đưa đơn vị đang bị choáng váng ra khỏi bẫy phục kích.
Cái chết của một huyền thoại là khó chấp nhận. Nguyễn Văn Cư quả thực là một vị anh hùng của dân tộc. Quan điểm của ông thường xuyên mâu thuẫn với những cấp trên, đồng nghiệp và cố vấn của ông. Ông nói ra những suy nghĩ của mình khi thấy phù hợp và thể hiện lý tưởng mạnh mẽ trong một xã hội phát biểu bằng sự im lặng. Ông rất tự hào về đất nước và di sản và xác định trách nhiệm bảo vệ tự do độc lập và hạnh phúc người dân. Ông là người Việt Nam yêu đất nước yêu quê hương và văn hoá của mình. Ông đã kiên định rằng kẻ thù Cộng Sản không thể lật đổ miền nam và đồng minh sẽ không bỏ qua cho chúng. Ông yêu đất nước tổ quốc của ông với sự nhiệt tình, sai sót hay nhược điểm duy nhất của ông có lẽ là những người nào đã phản bội lý tưởng âý. Ông thường bị hiểu lầm bởi những mâu thuẫn của chính trị, nhưng là một trong những người đứng ra bảo vệ niềm tin của mình.  Khi thời điểm của sự phán xét đến, ông chết để bảo vệ lý tưởng, để gìn giữ cho một Việt Nam độc lập, tự do nhân bản, những điều mà ông tin nhất. Không ai có thể làm nhiều hơn thế nữa.

Ghi Chú:

*Cuộc viếng thăm Mõ Cày vớí vợ và 12 người con đoàn tụ gia đình rất riêng tư đặc biệt mà tác giả Cố Vấn Colonel Haseman nhắc đến trong bài viết này chính là cuộc di tản của gia đình từ Quy Nhơn trong mùa hè đỏ lửa 1972.  Tạm ở trong  quận Mõ Cày vài ngày  với Ba tôi, Mẹ và các chị em khác phải  về nhà người Bác ở Vũng Tàu.  Chỉ có tôi và 2 người chị ở lại với Ba tôi đến khi ông mất, chị Trang, sau này là nhạc sĩ Thảo Trang đã sáng tác rất nhiều nhạc đấu tranh, trở về Quy Nhơn để tiếp tục học thi tú tài. Người anh cả, Nguyễn Thái Sơn, đang tác chiến ngoài Quảng Trị được lệnh gọi về Mõ Cày khi Ba tôi mất, trở lại đơn vị trình diện thì mới hay cả tiểu đoàn đã tiêu tan không còn ai sống sót. Anh vẫn ngậm ngùi ưá nước mắt mỗi khi nhớ lại “mạng sống của anh là được Ba đánh đổi”. Tháng 7, ngày 17 năm 1972, sau khi Ba tôi mất, gia đình dọn vào Sài Gòn theo ước nguyện của Ba tôi, và may mắn rời Việt Nam 30 tháng tư năm 75.

Colonel Nguyen Van Cu was a maverick, a patriot
and soldier who was willing to die for his beliefs.

By Colonel John B. Haseman
Lieutenant Colonel Nguyen Van Cu, Army of the Republic of Vietnam, was a man who called forth-strong emotions from all who knew him. Vietnamese found him to be a good friend and a ruthless opponent. American advisers found him unpredictable, effective most of the time but seemingly immovable at others. Outspoken in a society that valued discretion, argumentative with superiors in a culture that valued hierarchy and status; breathtakingly courageous on the battlefield, Nguyen Van Cu was an enigma to all who knew him.
Above all else, however, he was a patriot who deeply loved his country and who believed in his people’s strength and dignity. He was a maverick. Nguyen Van Cu was the district chief of Mo Cay district, Kien Hoa province, I the northern part of the Mekong Delta. Mo Cay was only one of 254 districts in Vietnam, but it was a very special one. It was in Mo Cay that the Viet Cong movement was alleged to have had its beginnings in South Vietnam. It became legendary as a stronghold of Viet Cong military and political strength. As district chief in this area of shifting loyalties and radical history, Colonel Cu functioned as the top civilian and military official of some 72,000 people, with responsibilities ranging from tactical operations to school construction. It is difficult to govern a legend, and in the process Nguyen Van Cu became a legend himself.
         Cu was born and raised in northern Vietnam and grew up in the turmoil of the Viet Minh revolt against the French. Following the 1954 Geneva Accords his family moved south, settling in coastal Binh Dinh province, a communist hotbed throughout the war period. During his 20-odd years of military service, he was separated from his family much of the time. Arrival of his wife and 10 children on visits to Mo Cay was a major event for him, an occasion of close family association not shared with outsiders. Although his quarters at the cramped district headquarters compound were hardly adequate for a family of 12, Cu always found room. Often he spoke of his hopes for a time of real peace so he and his family could stay together. A devoted father in the Vietnamese tradition, Cu used his every resource for his children and proudly talked of their accomplishments.
         Cu’s intense patriotism made him an implacable foe of the Viet Cong. He vowed that he would never permit his family to live under Communist rule and swore to fight against the Communists as long as he lived. His aggressiveness made him ideal for Mo Cay. For years prior to his arrival, except for the district seat and a string of outposts between Mo Cay and the provincial capital of Ben Tre, the district had been effectively controlled by the Viet Cong. During the 1968 Tet Offensive, the Viet Cong entered and destroyed most of Mo Cay itself. They had effective control of the rich agricultural economy of the district, and travel to adjacent districts was impossible. It was to this almost hopeless situation that Cu came in 1968.
         He had amazing success. Through sheer force of personality he slowly improved the local security situation. The prevalent attitude of apathy and defeat was replaced by an attitude of optimism. Aided initially by a young American captain who served as a district senior adviser, Cu reasserted friendly government strength for the first time in a decade. His accomplishments were awesome in scope and epic in their results.
What was in 1968 a Viet Cong district became by 1971 a district of strong governmental presence with renewed economic vigor and aggressive military forces. New bridges opened up areas closed to traffic for years. Produce flowed to markets, and the district town was rebuilt from the ashes. (It was Mo Cay, not Ben Tre, that was the subject of the epic quotation of the Tet Offensive: “We had to destroy the town in order to save it.”) Officials at higher levels, both Vietnamese and American, attributed the success in Mo Cay to Cu’s force and influence. He bullied, commanded, connived, cajoled, yelled, whispered and politicked, and in so doing, achieved results of heroic proportions. His methods of operation were unorthodox even in Vietnam. Cu combined stubbornness with genuine knowledge of his district’s needs, and with single-minded purpose he set out to accomplish his goals.
         Cu presented a real challenge to his American advisers. He was a man of great ability, vision and depth. He was also ethnocentric to a high degree, a tremendous egotist and a leader who established his own order of priorities. As a result, the counterpart relationship between Cu and his advisers was a stormy one that ranged from close cooperation to open conflict. Cu never hesitated to disagree with his advisers, his fellow district chiefs or his superiors. His ability to get things done despite this constant series of confrontations won him the secret admiration of his peers even when he was using assets originally scheduled for use elsewhere in the province. Cu held firm views on the relative roles of the district chief and the American advisory team assigned to assist him, and often his views conflicted with the official line laid down by his superiors.
         Cu had tremendous respect for American military might and technical know how, and he was deeply appreciative of America’s economic assistance to the people of his rural district. But he could not abide what he considered to be the Americans’ woeful lack of insight into the nature of the conflict in Vietnam and their failure to understand the Vietnamese culture in waging war. He was an expert on communism and guerilla warfare, and he viewed the American policy as naively preoccupied with machines and computers. He felt Americans were foolish and naïve in their ignorance of the realities of guerrilla warfare. He felt strongly that the war should be fought as a Vietnamese war, not as an American war, and he vigorously pursued his own concepts of fighting in Mo Cay district.
         Cu was also bitter at what he considered to be a lack of understanding and sincerity on the part of most Americans in Vietnam. He felt contempt for officers who came to Vietnam to get their tickets punched and move on in their careers. As a Vietnamese fighting for the life of is country, he believed too many Americans were in Vietnam only for personal advancement.
         Despite all the controversy about his methods, there was little question about his ability. Cu’s leadership was often spectacular, and he controlled his military forces with an iron hand. He was the equal of any American commander, but he lacked the extensive modern training and equipment available to American forces. He became frustrated when he could not accomplish a task because of a lack of troops or tactical assets, and reflected his frustration by deliberately ignoring his advisers or defying his superiors.
          For their part, angry advisers accused Cu of indecisiveness, lack of interest, and corruption. There was truth on both sides, yet the tragedy of the growing rift between Cu and the Americans was the lack of understanding for the two completely different viewpoints involved. The impasse was a cultural gap, and an issue of grave concern for the continued ability of the government in Mo Cay to resist the enemy.
         Into this badly deteriorating situation came a remarkable American officer as the new district senior adviser to Mo Cay. Major George B. (Byron) Reed was a prematurely gray Carolinian with a wealth of prior advisory experience. He rapidly developed a remarkable counterpart relationship with Cu. A student of Vietnamese history and culture, the American major was able to discuss these subjects intelligently, and the two men used their mutual love of history and philosophy to cement their association into firm respect and friendship. While history and philosophy seem unusual subjects for the battlefield, the discussions rescued on adviser-commander relationship that was in danger of complete collapse.
         Cu spent hours with his new adviser, discoursing long into the night on subjects Vietnamese, interspersed with the more prosaic topics of tactical operations and strategic plans for civilian pacification. An Oriental philosopher and intellectual, Cu delighted in comparing the Vietnamese and American cultures. He had visited the United States and was pleased to find a friend with whom he could converse on the vagaries between East and West.
          For his part, the American took advantage of the opportunity to plant ideas in Cu’s mind for future consideration. In these highly unusual circumstances, it was an opportunity for communication that had been sorely missed. The unorthodox system worked. Resources allocated to Mo Cay were put to good use. Cu planned and built new bridges, markets and schools. Well –trained military forces attested to his tactical ability with a series of small but significant victories. Cu’s previous attitude of obstructionism and bitterness disappeared. He still chose local officials because of their personal loyalty rather than ability, but he had an acute sense of popular moods and he knew what the people of Mo Cay needed most.
         Colonel Cu’s hatred of the Vietnamese Communists made him an intense foe of a negotiated settlement with the Viet Cong. When his adviser once asked him what he would do if a cease-fire plan came in effect, Cu replied with characteristic candor: “The Viet Cong will never really cease their fire, and neither will I. I will fight them until I die.” This fervor, expressed months before the signing of the 1973 Paris Peace Accords, was a graphic illustration of the feelings of the fighters in this war.
         Nguyen Van Cu viewed death on the battlefield as the sole reason he would stop fighting. An animist as well as a Buddhist (as are most Vietnamese), Cu believed that he would return to fight his enemies in another life. He often referred to events far in the future with the phrase “when I return,” invoking the deeply rooted Vietnamese belief in reincarnation. Such reasoning by a modern, well-educated engineer officer is hard for the Western mind to accept, but it plays a major role in understanding Nguyen Van Cu.
         Because of his belief that he would return to fight again after death, Cu was absolutely fearless on the battlefield. He strolled along almost casually on tactical operations as if daring the enemy to fire. On one occasion he led an operation through a heavily booby-trapped enemy base area without casualties; on another operation he took the point on a night march, disregarding the danger of mines, booby traps, and enemy snipers. Of such performances are legends made.
         During the 1972 North Vietnamese offensive, Mo Cay district was hard hit. Seven enemy battalions were ravaging the district, and Cu was everywhere, rallying his outnumbered troops to beat back a continuous series of major attacks. At the height of the offensive, provincial forces mounted a major operation in Mo Cay district but placed a province staff officer in command of the forces. Pride and vanity wounded, Cu planned his own parallel operation without consulting the province chief. Ostensibly a small operation to reconstitute an outpost overrun by enemy forces, Cu’s plan was, in reality, a major operation against a full-strength North Vietnamese battalion. It was foolish mistake, undertaken in a fit of pique.
         Colonel Cu insisted on leading the operation himself instead of remaining at his command post, a tactical error of major proportions and a step his American adviser and friend urged him no tot take. Stung by the presence of troops not under his command and aching for combat, Cu disregarded the advice and continued on in the field. But the enemy had intelligence sources, too, and was waiting for Colonel Cu. The jungle erupted in the violence of a major ambush. Fearlessly marching erect, Cu urged his men through the ambush zone, helping wounded men to safety and directing fire on the battlefield. It was an incredibly brave performance. Major Reed later described it succinctly as “sheer John Wayne.” Friendly forces carried the fight to the numerically stronger enemy forces and extricated themselves from a bad tactical situation.
         But Nguyen Van Cu had tempted fate once too often. An enemy rocket explored in the midst of the command group, and the “Maverick of Mo Cay” was killed instantly. A valorous company commander and the painfully wounded Reed (he later received the last Silver Star Medal awarded for ground combat in Vietnam) brought the stunned forces out of the trap.
         The death of a legend is hard to accept. Nguyen Van Cu was indeed a maverick. His views often conflicted with those of his superiors, his peers and his advisers. He spoke his mind as he saw fit and expressed himself forcefully in a quiet-voiced society. Cu was proud of his country and its heritage and was determined to defend them. He was Vietnamese, proud of his patriotism, his people and his culture. He was determined that no enemy would subvert them and no friend would disregard them. He loved his country with great fervor, and his flaws were those on the side of his love. He was a man of great contradictions and of misunderstood values, but one who stood up for his beliefs. When the moment of reckoning arrived, he died fighting to preserve those things in which he believed most. No man can do more.

John B Haseman
555 W Saddle Dr
Grand Junction, CO 81503-9758
Tel.: (970) 256-9421
Email : jhaseman@gj.net

Không có nhận xét nào: