Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Ngày 30/4/1975 và Con Tầu Trường Xuân - Trần Hoàn


 
Đã nhiều lần Sơn giải thích cho Mỹ hiểu là qua nước Hoa Kỳ, có việc nào kiếm tiền là cứ làm. Ở nước Mỹ bằng cấp chỉ là một phương tiện để sinh nhai, chứ không phải dùng để đánh bóng, để nở mặt nở mày với thiên hạ như phong tục tập quán nhà mình, nhưng Mỹ vẫn cứ ngần ngại nói với Sơn:“Dù sao em cũng là cô gíao bên Việt Nam, dù cô gíao daỵ tiểu học nhưng đi làm waitress em thấy nó kỳ kỳ”


Sơn thông cảm cho vợ, vì khi chân ướt chân ráo qua đây, anh cũng đi làm cỏ. Lúc đầu anh ái ngại lắm, dù sao ở Sài gòn anh cũng là Sĩ quan, bao nhiêu năm lính, lặn lội khắp chiến trường nam bắc, từ Pleime, Bình giả, Cam lộ, Đức Cơ anh đã góp phần cho cuôc chiến, máu và vài bộ phận thân thể Sơn cũng đã bỏ lại trên chiến trường, đã ba lần bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện Măng cá, rồi Cộng hoà.

Sau khi trở thành phế nhân, Sơn được phục vụ tại Sài Gòn trong những ngày cuối cùng năm tháng tư đen năm 75. Qua đến nước Mỹ, với Sơn, cũng là một sự ngẩu nhiên. Khi Cọng quân tiến chiếm Sài Gòn, mợ Tâm đã nói thẳng với Sơn:
“Lâu nay cậu mợ đối đãi với con ra sao, con cũng biết. Con đừng giận cậu mợ, và hiểu lầm cậu mợ không chịu chứa chấp con. Tuy nhiên trong hàng xóm mợ nghe có du kích Cộïng Sản rình rập, nhìn qua nhà mình chỉ chỏ, hay con hãy về quê trốn đi, khi nào quân đội quốc gia mình thắng lại được như kỳ Mậu Thân thì con hảy trở về”

Không muốn trở thành gánh nặng nguy hiểm cho người thân, sáng sớm hôm sau 30/4 mới 4 giờ, Sơn lái xe gắn máy lang thang khắp Sài gòn, trên mình vẫn còn bộ quân phục và chiếc áo lạnh không quân do Hoài, bạn học lớp đệ nhất tặng Sơn. Chỉ vài tháng sau khi gặp nhau và trao cho Sơn chiếc áo lạnh, Hoài đã tử nạn trong một phi vụ trực thăng tại Đà nẵng.

Sơn dừng lại tại bến Bạch Đằng, vì chỗ này ồn ào náo nhiệt bất thường. Sơn thấy lố nhố rất nhiều người tại cửa ra vào căn cứ Hải Quân. Sơn tò mò len tới đó, chợt một thanh niên mặc quân phục Hải quân chận xe Sơn lại:
“Đại úy, em chờ Đại úy lâu rồi. Sao giờ này ông mới tới. Đại tá biêủ em ra đón Đại úy, phi cơ chờ Đại úy.”

Sơn chẳng hiểu anh này muốn nói gì, chưa kịp phản ứng thì chàng thanh niên nhảy vọt lên ngôí sau xe, nắm tay Sơn bảo rồ gas cho xe chạy. Viên Quân cảnh bât thình lình không ngờ tới, đã đề cho hai người lọt vào khuôn viên Hải Quân.

Sơn tính dừng lại chàng thanh niên tiếp tục:
“Anh chay mau lên, họ tửơng anh là phi công của Hải quân, chạy mau lên, đừng để họ băt lại.”

Sau này Sơn mới biết là trong căn cứ Hải Quân lúc đó có mấy chiếc trưc thăng. Đại đa số Hải Quân đã di tản ra hạm đội ngày trước, vị Sĩ quan tình nguyện ở lại nay lại đổi ý muốn đi, nên liên lạc với viên phi công đề đưa gia đinh ra hạm đội Mỹ. Té ra cái áo lạnh Hoài tặng, có thêu hình cánh bay đã giúp Sơn vào tân căn cứ Bạch đằng. Chắc Hoài chỉ lối đưa đường cho bạn mình, nên đưa đẩy Sơn vào tận căn cứ, dù đang được canh gác cẩn mật, và dù Sơn không chủ tâm muốn vào .

Chàng thanh niên tên Tâm, Trung sĩ Hải quân, vì đi phép nên không kịp đi di tản cùng đơn vị. Trở về lại không được vào căn cứ vì đã có lệnh trên, “ngoại bất nhập, nộâi bất xuất”. Nhưng Tâm cũng nghe lén đựơc quân cảnh đang chờ vị phi công do lệnh của cấp trên. Do đó với bản tính láu cá Tâm đã lợi dụng Sơn để vào cổng căn cứ. Lúc đầu Tâm cũng lầm tưởng vì Sơn là phi công thật vì chiếc áo lạnh không quân, nhưng sau đó thấy bộ mặt ngơ ngác của Sơn nên Tâm biết đã lầm, nhưng đã lỡ rồi thì phải cho lở luôn.

Sơn và Tâm vào tận bến của căn cứ. Một vị thượng sĩ già đón Sơn, ông ta nói :
“Máy bay đã sẵn sàng, chỉ còn chờ vài người, còn gia đình Đai úy đâu? Nghe nói Đại Úy phu nhân cũng đi theo mà?”

Đến cớ sự này Sơn bắt đầu xanh mặt, Sơn muốn nói thật anh chẳng phải phi công, phi đội gì cả, lại chả biết lái máy bay bao giờ, mà cũng tại vì anh cũng đâu muốn đi di tản, chàng chỉ đi lang thang giết thì giờ trước khi đến nhà Hoa từ biệt người yêu, rồi mua vé xe về quê. Nhưng Tâm nhanh nhẫu kéo Sơn ra chổ riêng và nói cho Sơn biết “Họ sẽ nhốt cả hai nếu anh nói là không phải phi công, em van anh mà. Để coi, em sẽ tuỳ cơ ứng biến với anh.”

“Ầm , ầm, bùng, bùng” hai qủa đạn pháo kích của Cộng Sản pháo vào căn cứ vào sáng 30/4. Vị Thượng sĩ có nhiệm vụ tiếp đón đẩy Sơn và Tâm cùng với ông váo chiếc PCF, một chiếc tàu chiến đấu nhỏ của Hải Quân có súng, tàu này chỉ chạy trong sông. Để tránh pháo kích, vị thượng sĩ cho tàu ra sông. Tàu chạy tới chạy lui trên sông Sài gòn, chợt bản tin đầu hàng đã được đọc ra và trên khách sạn Majestic đã thấy lấp ló mờ mịt lá cờ 2 màu của giải phóng.

Vị Thượng Sĩ cho tàu vô đại trong bờ và nhảy lên, trước khi đi ông còn cho Sơn biết chiếc PCF này không thể nào ra đại dương đựơc. “Đại úy phải kiếm tàu lớn hơn mà đi”. Thế là ông biến mât. Cứ mỗi lần tàu ngừng là đồng bào hai bên bờ lại nhảy lên, có người nhảy xuống cho nên giờ này cũng đã có chừng vài chục người trên tàu.

Vị thượng sĩ đi rồi, Tâm đã trở thành thủy thủ bất đăc dĩ.

Và ông thầy Sơn trở thành vị chỉ huy tàu. Tàu lắc lư tròng trành vì Tâm rất ít khi được lái tàu.

Thời gian căng thẳng cũng đã lắng diụ bớt, Sơn nhìn số người trong tàu ai cũng hoang mang hoảng hốt, nhất là có vài cô gái, vài bà hơn bốn mưoi vái trời vái đất luôn miệng. Sơn chợt nhớ đén Hoa, cô học trò Trưng Vương mà Sơn đã quen biết bao năm trời. Anh muốn trở về ôm người yêu trong vòng tay, nổi nhớ nhung Hoa xâm chiếm Sơn kỳ lạ, anh nói như quát với Tâm :
“Anh cho tàu vô bờ, tôi muốn xuống”

Tâm khóat tay ra hiệu là anh không biết lái tàu, thì làm sao anh cho tàu vô bờ theo ý muốn được. Nghe thấy Sơn định lên bờ, một cô gái trẻ đã cầm tay anh nhắc nhở:
“Đại úy nguy hiểm lắm đó, Việt Cộng nó giết anh liền đó”. Có người nhắc đến Cộng Sản là Sơn tỉnh giấc mộng trở về thực tại ngay, tay Sơn đã từng quơ đại liên giết từng đám Cộng Sản tại U Minh, ném lựu đạn tiêu diệt hậu cần của chúng tai Ban mê Thuộc, Sơn chính là kẻ thù không chiến tuyến với Cộng Quân, anh có hèn nhát đầu hàng cũng chưa chác cứu được mạng sống mình, mà tại sao phải đầu hàng bọn chúng? Maú anh hùng đã nồi dậy.

Chợt tiếng cô gái vẫn văng vẳng bên tai:
“ Anh đừng lên bờ, đừng bỏ tụi em”

Thằng Tâm cũng khóc:
“Đừng bỏ em nghe Đại úy, đi theo tụi em, có gì mình nương tựa vào nhau, dì em đang ở Mỹ chờ em qua”.

Sơn vừa mới biết Tâm chưa qúa hai tiếng đồng hồ, còn cô gái kia chàng cũng chưa nhìn rõ dung nhan, nhưng giọng nói rất thành thật, van lơn. Chợt cô gái mở dây kéo chiếc áo lạnh không quân của Sơn: “Anh cởi bộ đồ lính đi, tụi Cọng Sản nhìn thấy anh, nó sẽ bắn sẻ đó.”

Sơn từ từ cởi bỏ bộ đồ lính, thằng Tâm chuẩn bị sẵn một bộ đồ civil, vứt đại qua Sơn. Anh thay vội vàng chiếc quần, đang chuẩn bị tròng thêm chiếc áo, thì cô gáí đã nhanh tay cài khuy cho Sơn, và nói rất nhanh “Coi chừng lạnh, em tên Mỹ, còn anh tên Sơn, em đã nhìn thấy bảng tên anh”.

Nhiều chiếc ghe nhỏ đã tấp vào chiếc PCF, mỗi lần như vậy là vài chục người lên thêm, may mắn thay có vài thủy thủ rành nghề lên tàu và thay tay lái cho Tâm. Chiếc tàu có người lái giỏi chạy như bay trên sông Sài Gòn. Chợt Sơn nhớ đến câu nóí vị thượng sĩ “tàu này không ra đại dương được”.

Tự nhiên bổn phận của một viên sĩ quan cao cấp nhất trên tàu, Sơn nhắc nhở đồng bào đang nhốn nháo:
“Chiếc này không thể ra hải phận quốc tế được, ai theo tôi thì lên chiếùc tàu lớn kia, chiếc màu xám đó, còn ai muốn ở lại chiếc này thì tùy ý các vị.”

Nói xong Sơn ra hiệu cho Tâm và các anh lái tàu cập sát chiếc tàu lớn đang đậu tại cảng, trên tàu đã lố nhố vài ngàn người. Các sợi dây thừng, thòng lọng là phưong tiện duy nhất để leo lên. Thật khó xử cho Sơn, vì vài thanh niên nghi ngờ Sơn, bảo Sơn phải lên trước tiên, họ không tin tưởng chiếc tàu lớn sẽ di tản, có lẽ chiếc tàu nhỏ này qúa đông, nên Sơn lừa họ lên tàu khác chăng.

Sơn ra hiệu cho Tâm lên sau cùng khi đẩy các bà các cô lên tàu lớn trước. Tâm có lẽ hơi bực bội nghĩ thầm, đến nứơc này mà còn tính galant, nhưng nghĩ sao Tâm gật đầu. Sau cả tiếng vất vả, đại đa số lên được chiếc Trường Xuân đang chết máy. Qủa thật giờ này Sơn mới hoảng hồn, mình đề nghị đồng bào lên chiếc tàu chết máy, có sao không? Chợt nghe giọng nói của một anh bạn trẻ nói với vợ:
“Ông thuyền trưởng đã kiếm được thợ máy và tài công, gìờ đang sửa chữa, đừng lo quá nhe em.

Tâm và Mỹ ngồi co ro một bên Sơn. Trời đã sáng tỏ, nhìn lên đấùt liền, Sơn thấy lố nhố dồng bào trên bờ, nhìn thấy chiếc cờ hai màu của giải phóng mà Sơn đau nhói ở lồng ngực, anh nghĩ biết bao nhiêu người lính bỏ mạng trên chiến trường, bao thanh niên ngả gục cho hai chữ Tự do, thế mà bị quốc tế lừa bịp, cấp lảnh đạo cứ xua binh lính rút lui, giặc chưa đến mà đã chạy. Nhục nhả thay khi chiếc cờ sọt rác giải phóng chểm chệ rủ rựợi trên cao ốc của khách sạn Sài gòn.”

“Em có chút mì gói, ăn đỡ đi Đại úy” thằng Tâm khều khều, tay đang nắm vài cọng mì khô. Sơn không hiểu sao lại bực mình: “Anh gọi tôi là Sơn, bây giờ chả có ai tướng ai úy nữa” Thằng Tâm rụt tay lại nói nhỏ “Dạ em biết.”

Thế rồi chiếc tàu Trường Xuân nổ máy, đồng bào reo hò, cũng khoảng mười phút sau tàu mới rục rịch di động, tàu rời xa Sài Gòn. Trên boong tàu cả ngàn người ngồi đứng la liệt, người nọ ngồi sát người kia như cá đóng hộp. Những bộ mặt ngơ ngác khó hiểu, không biết buồn hay vui, vui vì ít ra có cơ hội thoát ách cọng sản, được ra nước ngoài, buồn vì xa cách người thân, bỏ lại hết gia sản sau mấy chục năm dành dụm, lo vì không biết tương lai mình sẽ ra sao, tàu có bị Cọng Sản bắt lại?

Đã xế chiều mà chiếc tàu cà rịch cà tang vẫn còn trên sông, chưa ra đến Vũng Tàu, rồi đột nhiên trên tàu có người la lên “tàu gãy bánh lái rồi”. Chiếc tàu không bánh lái không quẹo được vào khúc quanh, đâm sầm vào đất liền, một phần tư tàu đã bị mắc cạn.

Lợi dụng cơ hội này vài chục đồng bào nhảy xuống đất liền, chạy trốn trước khi Cọng sản lùng bắt. Chiếc PCF đã chạy cặp theo từ cảng Sai gòn, ghé lại hỏi thăm, nó cố gắng kéo tàu lớn ra bờ nhưng vô hiệu, chiếc này nhỏ quá không đủ sức.

Trơờitối dần, mọi ngừời hiện ra vẻ thất vọng qua những lòi than vãn. Xa xa có ánh đèn, một chiếc tàu buôn trên đường về lại Sai Gòn đã bị chận lại bởi chiếc PCF. Dù nhỏ con nhưng chiếc này có trang bị súng ống, giống như chó sói vồ bắt con hươu.

Đã có sự dàn xếp gía cả để chiếc tàu này kéo chiếc Trường Xuân ra hải phận quốc tế. Có lẽ vì lòng nhân đạo, tàu này chỉ nhỏ bằng nửa chiếc Trường Xuân nhưng cũng đủ sức để kéo chiếc này ra khỏi vùng mắc cạn và di chuyển ra hải phận quốc tế.


Tầu Trường Xuân tự nó đã chạy chậm, nay lại được một chiếc khác kéo, lại chậm rì chậm rịt thêm, đôi khi mắc cả lưới đánh cá vì di chuyển trái phải như cua bò. Trên trời vài chiếc máy bay lượn qua lượn lại. Ngọn hải đăng của Vũng Tàu đã hiện ra. Nếu một qủa bom từ chiếc phi cơ nhả xuống thì hàng ngàn người sẽ là mối ngon cho cá. Nhưng hình như cả bọn Cộng đang hí hửng vui mừng cưỡng chiếm được miền Nam như chú mọi đen cưới được công chúa, nên chả ai thèm để ý hai chiếc tàu nhỏ đang đi lần về hải phận quốc tế.

Đến hải phận quốc tế rồi, sau khi trao hết nước uống cho người trên Trường Xuân, chiếc tàu nhỏ đã từ giã về lại Sài gòn. Chiếc Trường Xuân không bánh lái, ì ạch ra đại dương.

“Tin mới nhất, tin mới nhất, chúng tôi đã liên lạc với hạm đội Mỹ và họ trên đường tìm tọa độ đi đón chúng ta.” Tin này truyền ra từ loa phóng thanh làm cả ngàn người phấn chấn, thức tỉnh, họ vui mừng qúa độ, dùng nước để dội lên đầu cho mát, tha hồ, có người dùng để đánh răng. Riêng thằng Tâm cứ ôm chặt 5 gallon nước, đang múc một ly nhỏ cho Mỹ uống.

Nhưng rồi một ngày, rồi hai, ba ngày chả thấy hạm đội nào đến rước, máy tàu cũng đã ngưng chạy. Có người trộ thêm “cứ đà này thì tàu trôi dạt vào Nha Trang”. Vài người qúa thất vọng hay vì các lý do riêng tư đã tự sát bằng súng hay nhảy xuống biển trong đêm khuya, một tiếng tỏm khô khan nhỏ bé so với tiếng sóng biển là một mạng người ra đi.

“Thuyền đã ngập nước, thanh niên hãy giúp chúng tôi tát nước” loa lại vang dội trong đêm trường khi cả ngàn người đang kiệt sức vì thiếu ăn, thiếu uống, say sóng. Sơn vùng dậy bảo Tâm “đi theo tôi”. Tâm chỉ cái bình nước đang được ôm chặt, Sơn chỉ qua Mỹ nàng đang ngồi dã dượi như không còn chút sinh lực. Sơn lấy cái áo lạnh Hoài tặng đắp lên bình nước và bước qua đầu từng người để đi về phía hầm tàu tát nước, Tâm bải hoải theo sau.

Sở dĩ Sơn Tâm còn sức lực đi lui tới vì có vài miếng khô bò trong túi, thêm mì khô của Tâm và nhất là nước uống, dù chia sẻ với các bà con chung quanh nhưng cũng còn hơn một nửa. Vị thuyền trưởng khả kính, vỗ vai từng anh em đi tát nước, sau khi xong xuôi ban chỉ huy còn tặng Sơn và Tâm hai miếng cơm cháy nhỏ bằng ba đốt ngón tay. Có lẽ đó là hai miếng cơm cháy qúi gía nhất đời của Sơn và Tâm.

Thuyền trưởng yêu câù anh em đi theo các vị bác sĩ bơm nước cho từng người, nhất là con nít. Tất cả đều nằm chồng lên nhau chứ không ai còn sức để ngồi. Tất cả mọi người, một chút sinh khí cũng không còn.

Sợ đồng bào qúa tuyệt vọng, thuyền trưởng cho biết vẫn còn nước trong hầm tàu, đủ để giữ sinh mạng cho tất cả ít ra cho đến khi có tàu khác đến cứu.

Sau một vòng xịt nước vào miệng cho nhóm đồng bào phía phải cánh tàu, chừng trăm người, theo lời dặn của bác sĩ , Sơn cứ mở miệng nạn nhân ra và xịt nước vào cuống họng, nhất là các trẻ em. Lải rải chỉ cho nước chừng vài chục người mà vị bác sĩ và Sơn đã kiệt sức vì khom lên khom xuống, vài thanh niên khác lại tiếp tục công việc.

Sơn trở lại chỗ cũ, Mỹ ngồi bất động, bình nước đã biến mất. Sơn còn một ít nước dư trong chai xịt, mở miệng Mỹ, xịt cho nàng mấy hớp. Nàng tỉnh lại, Sơn cầm miếng cơm cháy sót lại bỏ vào thêm và xịt thêm ít nước. Thần diệu thay chỉ nửa tiếng sau, thần sắc Mỹ đã thấy khá hơn. Chiếc áo lạnh không quân dùng để che chở bình nước uống, nay được Mỹ ôm chặt vào lòng để che lạnh, mở măt nhìn thấy Sơn nàng vội đưa lại chiếc áo.

“Cô cứ mặc đi, tôi còn cái khác”.

Sơn lấy trong xách tay chiếc áo lính có ba bông mai vàng rực, chàng mặc vội vào như thể trong tương lai chàng sẽ không bao giờ có dịp để mặc nó nữa.

Thêm một ngày đêm trôi qua không thấy tàu bè nào qua lại tiếp cứu, mặc dù tấm vải trắng đã được treo lên, cạnh lá cờ vàng.

“Có tàu lớn đến, có tàu đến” cả mấy chục người reo hò.

Liên lạc giữa Trường Xuân và chiếc tàu Đan mạch lớn đó đã thông. Tàu Trường Xuân cử đại diện qua tàu lớn thượng lượng và cho biết tình hình đồng bào kiệt sức trên tàu nhất là trẻ em và phụ nữ. Thuyền trưởng Đan Mạch phải xin lệnh được cấp cứu từ chính phù họ. Có lẽ cả vài ngàn xác không hồn nằm bất động trên khoang tàu, đã làm thế giới xúc động, họ đồng ý tiếp cứu, không những cho lương thực mà còn cho đồng bào lên tàu vì con tàu Trường Xuân hư máy móc, không bánh lái thì không thể di chuyền đi đâu được.

Việc di chuyền đồng bào từ Trường Xuân sang Đan Mạch rất khó, vì tàu Đan mạch rất cao, như ta đúng dưới đất nhìn lên hai tầng lầu. Mà đa số đòng bào chả còn sức lực để leo lên tàu lớn bằng một cuộn dây lưới do thủy thủ Đan mạch treo lên. Sơn dìu Mỹ lên tàu không khó khăn vì nàng nhỏ con. Sơn lại xuống giúp các đồng báo khác. Có một cô gái nhỏ con nhưng không còn sức để leo lên, dù chỉ là một nấc Sơn khinh thường dùng một tay trái để đẩy nàng lên, rồi lại hai tay nhưng vẫn không nhúc nhích, có khi làm chàng té nhào ra sau. Tâm hóm hỉnh nói “người không lớn, nhưng chiếc áo gíap đặc biệt của cô nàng nặng lắm”. Sơn mệt qúa không còn cười nổi với câu khôi hài của Tâm.

Thằng Tâm đưa cho Sơn lon xúp do thủy thủ Đan Mạch cho, xúp đã nguội nhưng khi uống vào Sơn thấy khoan khoái và khoẻ hơn.

Vài tiềng đồng hồ trôi qua, tất cả đồng bào đã sang tàu Đan mạch, vài chục thanh niên còn lảng vảng đi nhặt đồ rơi, từ vài đô, vài chỉ vàng, áo quần. Chợt Tâm kêu Sơn xuống, chỉ một người đang nằm, một ông cụ. Vài thanh niên ngăn Sơn:
“Xác chết đó anh, thân nhân đã quyết định để ông cụ theo chiếc tàu”.

Thủy thủ Đan mạch dùng loa kêu lớp thanh niên lên tàu để họ cuốn lưới lại. Khi mọi người cùng leo lên một lần thì rất dễ lên xuống vì thăng bằng, khi còn lại vài người thì chòng chành khó leo. Mỹ đứng trên tàu lớn lo lắng cho Sơn và Tâm có lên kịp không.

Tâm đi lấy thức ăn, cứ mỗi lần là một chén xúp va một hộp sừa bằng giấy. Sau khi ăn thêm một chén xúp nữa và uống một bịch sữa, Sơn bị đau bụng dữ dội, hình như bao tử bị xót.

Chàng ra nơi chỗ vệ sinh bên hông tàu, cầu vệ sinh được làm như các nhà Việt Nam trên sông, ngồi nhìn thấy cả sao trời và sóng vỗ. Tâm đang ở trên hỏi vọng xuống “anh có đi được không?, em xuống mấy lần, đau bụng muốn chết mà không đi được”.

Tâm nói đúng, sau bốn năm ngày trời không đụng đến cầu tiêu, nay đại tiện hay tiểu tiện cũng không thực hiện được. Mất nước, mất gia đình nay mất đi nhiệm vụ thông thường của cơ thể....

Hồng Kông ánh đèn rực sáng chói, bán đảo đứng sừng sững như một thiên đường hạ giới, tự do là đây sao? hạnh phúc là đây sao? tương lai đang mở cửa đón chào cả ngàn con tim thổn thức, buồn vui lẫn lộn, vừa háo hức vừa ngại ngùng. Một chân trời mới đã hiện ra, rồi mình sẽ ra sao như con chim non tung cánh khắp mọi hướng trong vòm trời tự do này. Từ đây, Mỹ trở thành người bạn đời của chàng.

Cám ơn Thế giới Tự do, cho chúng tôi cơ hội làm người mà chúng tôi đã mất trên chính quê hương mình!


Trần Hoàn

Không có nhận xét nào: