Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Bài Toán Cam Ranh - Vi Anh

000_Hkg7400179.jpg
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên của tàu USNS Richard E. Byrd khi con tàu thả neo tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam hôm 03 tháng 6 năm 2012
Tin Mỹ yêu cầu Hà nội ngưng cho phép Nga dùng Cảng Cam Ranh tiếp tế xăng cho phi cơ chiến lược Nga gây căng thẳng trong vùng và khiêu khích căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam, là một bài toán, một phương trình ba ẩn số của Mỹ. 

Tin này được tung ra khá dồn dập  trong thời sự kỷ niệm 20 năm Washington và Hà nội bình thường hoá ngoại giao tỏ ra thân thiết nhau hơn. Với sự kiện nổi bật năm 2015, TT Obama của Mỹ viếng thăm VN và Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng được Mỹ đặc cách mời thăm Mỹ có thể đi vào tháng Năm và Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang đang viếng thăm Mỹ gặp giới chức Bộ Tư Pháp, Nội An và FBI. Thêm vào đó Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội hồi ngày 6 tháng 3 báo tin vui, Mỹ sẽ cấp  cho VN 6 tàu tuần tra  và  hỗ trợ “trọn gói” để Việt Nam có thể vận hành hiệu quả các tàu này. Và ngày 13/3, Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam  báo một tin vui nữa, Thượng úy phi công Trịnh Công Huy là sĩ quan Việt Nam đầu tiên được Mỹ  đài thọ trọn gói  gởi đi Mỹ  tham dự khóa huấn luyện Lãnh đạo Hàng không trong vòng một năm, theo chương trình của Mỹ, đó là “các học viện, nhà trường thuộc quân đội hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu trên các lĩnh vực mà quân đội hai nước cùng quan tâm.”

Trong bầu không khí lạc quan ngoại giao đánh dấu 20 năm bang giao Hà nội-Washington, đùng một cái, thông tấn xã Anh là  Reuters hôm 11/3  loan tải  Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu Hà nội ngưng cho phép Nga dùng hải cảng Cam Ranh tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ chiến lược của Nga có khả năng ném bom nguyên tử đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Reuters còn dẫn lời của Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters  được VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ xác ngữ trên bản tin của VOA,“Rằng những máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay "khiêu khích," trong đó có những chuyến bay quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn. Tướng Brooks nói trong một cuộc phỏng vấn, nhận định rằng những chuyến bay này cho thấy Nga, đồng minh thời Chiến tranh Lạnh của Việt Nam, xử sự như một “kẻ phá bĩnh những lợi ích của [Mỹ] và của những nước khác.”

VOA nghị luận, “Sự việc này cho thấy vị thế phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đối đầu địa chính trị giữa một bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á khác… Dù đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam vẫn là đối tác thân thiết với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và năng lượng.”

Sau những tin đó, chính phủ Nga cho là Mỹ có phản ứng “khó hiểu” và “kỳ lạ”. Và một giới chức của viện nghiên cứu thân chánh quyền Putin nói trên đài phát thanh nhà nước của Nga nhận định phản ứng của Mỹ là “thô bạo”.

Còn Hà nội thì vẫn im lặng. Theo Reuters, Mỹ có đầy đủ hình ảnh, tin tức này  lâu rồi. Nhưng Mỹ chỉ kín đáo, yêu cầu riêng tư VN và còn nói Mỹ tôn trọng lập trường của VN cộng tác với các nước. Nhưng Mỹ yêu cầu Hà nội vì việc sử dụng căn cứ Cam Ranh của Nga có thể là mối đe dọa an ninh trong vùng Á Châu Thái bình Dương và có vẻ khiêu khich đối với Mỹ. Có lẽ vì VN im lặng, không “trao đổi” riêng và kín gì ráo nên Mỹ mới gián tiếp và trực tiếp cho xì tin này ra.

Có thế thấy thâm ý của Mỹ khi làm việc này. Một, Mỹ ngăn chận Nga dùng Cam Ranh để xuất hiện trong trận đồ Á châu Thái bình dương, thêm nanh thêm vuốt cho Trung Cộng. 

Hai, Mỹ lo ngại chế độ TC hiện CS và Nga hậu CS kết hợp lại sẽ gây thêm khó khăn, trở ngại cho chiến lược Mỹ chuyển truc quân sự về Á Châu Thái bình dương. Mỹ không muốn TC lợi dụng tình thế Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt, Nga đang chới với, cần TC hỗ trợ kinh tế, TC kéo Nga đi sát với TC.

Ba, Mỹ muốn tách VNCS ra khỏi TC  và Nga như TT Nixon từng dùng kế này để tách TC ra khỏi Liên xô. Mỹ phá thế cờ của Nga chận đường VN đi  gần hơn với Mỹ. Nga hiện thời là nước bán nhiều vũ khi cho VNCS nhứt. Vũ khí VNCS đang xài đa số có nguồn gốc của Liên xô mà Nga là hậu thân. Nhiều chuyên gia theo sát tình hình Á châu Thái bình dương, như Ông Collin Koh Swee Lean, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định có thể Mỹ buộc phải công khai câu chuyện Cam Ranh để tăng sức ép với Việt Nam. Qua việc này, Mỹ muốn nhấn mạnh lời cam kết lâu nay của Hà nội với quốc tế, rằng Việt Nam khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào “mục đích quân sự” và VN không tham gia liên minh quân sự hay liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài.

Còn Hà nội thí né, im lặng là vàng, coi “các chuyến bay của chiến đấu cơ Nga là vấn đề giữa Nga và Mỹ”, như nhận định của Giáo sư người Úc Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam sự vụ.

Các giới quan sát khác nghĩ rằng Hà nội sẽ cố gắng đi đu dây giữa Nga và Mỹ nữa. Hà nội không thể xa Nga một nước cung cấp vũ khí mới và cơ phận thay đổi, thiếu không được cho VNCS. Nhu cầu này quan trọng, thiết bách hơn những lời hứa mà không có hẹn, mông lung như của Mỹ hứa bán vũ khi sát thương từng món, từng phần cho VN, trong khi Hà nội cần tăng cường và hiện đại hoá quân đội trước nguy cơ bành trướng của TC.

Nga cũng khéo léo giúp Hà nội trong việc bảo vệ Biển Đông. Như khi TC đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN, TC ra bạch thư biện minh với thế giới, dù TC ký mua dầu khí cả 400 tỷ Đô la, 30 năm của Nga, nhưng Nga vẫn không lên tiếng ủng hộ TC.

Trước những tình thế khó xử như vậy, thông lệ của Hà nội là im lặng, cố gắng để lâu cho cức trâu hoá bùn. Phương chi điều mà Mỹ yêu cầu cũng không có gì lớn, không phải việc Nga làm  thường xuyên. Nó không quan trọng bằng nhu cầu Mỹ có mặt ở Biển Đông của VN đang bị TC đe doạ.. Hà nội cũng  thấy Mỹ  chỉ nhắc nhở để rút kinh nghiệm, chớ không phải để chế tài.

Vi Anh

Không có nhận xét nào: