Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Euro Sụt Giá Kích Thích Lòng Tham của Trung Quốc Đối Với Châu Âu - Trọng Nghĩa

(RFI) Ngày 22/3/2015, Ý Ðại Lợi như đã không tránh khỏi bàng hoàng: Tập đoàn sản xuất vỏ xe nổi tiếng thế giới Pirelli, niềm tự hào của kinh tế Ý Ðại Lợi, chuẩn bị rơi vào tay ChemChina, một tập đoàn Trung Quốc mà ở phương Tây không ai biết đến. Sự sụt giá của đồng Euro là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

media
(Hình REUTERS/Petar Kujundzic: Nhân dân tệ và đồng Euro.)


Sở dĩ tập đoàn Trung Quốc thành công trong việc mua lại Pirelli, đó là nhờ hiện tượng đồng tiền châu Âu đã tuột giá thê thảm trong thời gian gần đây, một thực tế ngày càng kích thích ý hướng bành trướng qua Châu Âu của Trung Quốc.

Theo các số liệu được tiết lộ, để giành quyền kiểm soát Pirelli, phía Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 7,4 tỷ Euro, chỉ tương đương với 49 tỷ yuan theo thời giá vào lúc này. Nếu thương vụ diễn ra cách đây một năm, cụ thể là vào tháng 5/2014, thì phía Trung Quốc sẽ phải chi thêm 14 tỷ nhân dân tệ nữa!

Tính ra, từ tháng 5/2014 đến nay, đồng Euro đã giảm 20% so với đồng Mỹ kim, và theo một tỷ lệ tương tự so với đồng Nhân dân tệ Trung Quốc. Điều này đã không thoát khỏi sự chú ý của Trung Quốc, sẵn sàng dùng khối dự trữ ngoại hối khổng lồ có trong tay để tung ra kiếm lợi.

Phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc, ông Thẩm Đan Dương (Shen Danyang) đã không ngần ngại công khai tỏ ý vui mừng: “Sự sụt giá của đồng Euro là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp Trung Quốc để thực hiện các khoản đầu tư và mua lại” các công ty ngoại quốc với giá hời.

Tuyên bố của viên chức nói trên chỉ khẳng định một chính sách được chế độ Bắc Kinh thực hiện từ lâu: Khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc “quốc tế hóa”, để bảo đảm các nguồn cung cấp nguyên liệu và các thị trường tiêu thụ cho nền kinh tế Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc mua lại các tập đoàn ngoại quốc, đặc biệt là Châu Âu, còn phục vụ một lợi ích chiến lược hơn: Cho phép Bắc Kinh chiếm hữu kỹ thuật học của phương Tây vào lúc Trung Quốc nuôi tham vọng biến các sản phẩm “Made in China” thành mặt hàng cao cấp. Việc làm chủ các công ty phương Tây tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng lấy các kỹ thuật họ cần.

Với đà tuột giá của đồng Euro, kèm theo với tình trạng phát triển khựng lại của nền kinh tế Trung Quốc, giới quan sát không loại trừ khả năng các thương vụ mua lại các công ty châu Âu tăng vọt trong thời gian sắp tới. Trả lời thông tấn xã AFP, ông Joerg Wuttke, Chủ Tịch Phòng Thương mại của Liên Hiệp Âu Châu tại Trung Quốc không ngần ngại dự đoán: Bắc Kinh đang chuẩn bị “một cuộc tấn công quy mô lớn” tại châu Âu.

Chỉ riêng trong hai tháng 1 và 2/2015, đầu tư của Trung Quốc tại vào Liên Hiệp Âu Châu đã tăng gấp mười lần tình theo nhịp độ thường niên, để đạt mức 3,36 tỷ Mỹ kim, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.

Việc Trung Quốc thâu tóm các tập đoàn châu Âu dĩ nhiên đã khuấy động dư luận nhiều nước. Cho đến nay, người Pháp vẫn bất bình trước việc tập đoàn du lịch Club Med bị rơi vào tay Trung Quốc, hay việc phi trường Toulouse ở miền Nam Pháp sẽ bị một tập đoàn Trung Quốc khống chế.

Ví dụ tại Pháp không thiếu: Từ các khách sạn, nhà hàng, cho đến các vườn nho, thậm chí ngay cả tập đoàn sản xuất xe hơi PSA Peugeot Citroën, hầu như không có khu vực nào tránh khỏi tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Tình hình nghiêm trọng đến mức mà cựu Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Romano Prodi đã phải than thở rằng: “Chính sách công nghiệp ngày nay được quyết định ở Bắc Kinh”. 

Sự sụt giá của đồng Euro tuy nhiên, không hoàn toàn bất lợi cho Châu Âu. Đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ là một trở ngại lớn đối với Bắc Kinh vì làm suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của các nhà xuất cảng nước này trong thị trường Liên Hiệp Âu Châu, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: