Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại trong khuôn khổ mậu dịch quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng Mỹ và các nước phương Tây không liên kết được một đối sách chung cho phù hợp để chống Trung Quốc. Nhìn chung, phong trào bài Hoa lan tràn khắp nơi và chuổi cung ứng sản phẩm công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng suy yếu. Tính từ tháng 5/2019 cho đến nay, Mỹ đã ra lệnh cho phong tỏa 152 chi nhánh của doanh nghiệp Hoa Vi đang hoạt động trên 21 quốc gia. Và gần đây nhất, trong cuộc họp với khối ASEAN, Mỹ đã kêu gọi hợp tác để phong tỏa hoạt động của 11 doanh nghiệp Trung Quốc đang xây dựng các công trình tại Biển Đông.<!>
Các biện pháp này của Mỹ khó khả thi cho dù các quốc gia bị lệ thuộc kỹ thuật với Mỹ, nhưng sản phẩm của Hoa Vi có đặc điểm khác hẳn. Quan trọng nhất là vì Mỹ vi phạm chủ quyền hoạt động độc lập kinh tế của từng quốc gia và các quyền lợi khi đối tác với Hoa Vi là khác nhau. Do đó, các quốc gia, dù có nguy cơ an ninh quốc gia, tùy tình hình cụ thể, không nhất thiết phải hợp tác với Mỹ để bài Hoa.
Mỹ không còn muốn nắm vai trò lãnh đạo trong các hợp tác quốc tế và tôn trọng tinh thần tự do mậu dịch trong khuôn các luật lệ của WTO. Các cường quốc phương Tây có lý do, Mỹ từ bỏ chủ thuyết đa phương để không còn tin Mỹ quyết tâm lãnh đạo một sách lược bài Hoa cho một nền mậu dịch thế giới được công bình hơn và cùng chung hưởng thịnh vượng, mà thực tâm là trên hết bảo vệ cho nền kinh tế Mỹ.
Trường hợp của Việt Nam là thí dụ. Dù được Mỹ hậu thuẫn chính trị để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông, nhưng Việt Nam cũng không hợp tác để phong tỏa Hoa Vi. Khối ASEAN cũng lâm vào tình trạng tương tự; bản Tuyên Bố gần đây tại Hà Nội cho thấy, ASEAN không ủng hộ lập trường quyết liệt của Mỹ. Mỹ quan tâm sâu xa về an ninh quốc gia, còn ASEAN thì không; ngược lại, Việt Nam đang tự hào là vẹn toàn lãnh thổ bên cạnh Trung Quốc và không quan tâm khởi động tố quyền trong tranh chấp biển Động với Trung Quốc. Đó là sự dị biệt về nhận thức.
Vậy Việt Nam thật sự muốn gì nơi Mỹ? Mỹ nên xét xem sự hợp tác nào mà Việt Nam hoan nghênh. Cuối cùng, điểm chủ yếu là Mỹ nên đưa chính sách bài Hoa vào trong khuôn khổ điạ chính trị quy mô hơn để tạo niềm tin trong sự hợp tác quốc tế.
Ngày nay, chế độ thương mại quốc tế không được phác hoạ cho thế giới của dữ liệu, phần mềm và thông minh nhân tạo. Vốn dĩ đã phải chịu áp lực nghiêm trọng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng dữ dội chống lại trào lưu siêu toàn cầu hóa, việc đối phó với ba thách thức chính mà các công nghệ mới này đặt ra là hoàn toàn không phù hợp.
Chế độ thương mại quốc tế mà chúng ta đang có, được thể hiện trong các luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định khác, nó không phải của thế giới này. Nó được thiết kế cho một thế giới của ô tô, thép và dệt, không phải cho một thế giới của dữ liệu, phần mềm và thông minh nhân tạo. Vốn dĩ đã phải chịu áp lực nghiêm trọng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng dữ dội chống lại trào lưu siêu toàn cầu hóa, việc đối phó với ba thách thức chính mà các công nghệ mới này đặt ra là hoàn toàn không phù hợp.
Đầu tiên, đó là vấn đề địa chính trị và an ninh quốc gia. Các công nghệ kỹ thuật số cho phép các cường quốc nước ngoài xâm chiếm các mạng lưới công nghiệp, thực hiện các hoạt động gián điệp trên không gian mạng và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội. Nga đã bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác thông qua các trang tin tức giả mạo và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội. Chính phủ Mỹ đã thẳng tay đàn áp doanh nghiệp khổng lồ Hoa Vi của Trung Quốc vì lo ngại rằng mối liên hệ của doanh nghiệp này với chính phủ Trung Quốc khiến thiết bị viễn thông của họ thành mối đe dọa an ninh.
Thứ hai, có những lo ngại về quyền riêng tư của cá nhân. Các nền tảng thuộc Internet có thể thu thập một số lượng lớn dữ liệu về những gì mọi người thực hiện trên mạng và ngoài mạng, và một số quốc gia có quy định chặt chẽ hơn những quốc gia khác để điều chỉnh những gì họ có thể làm với việc này. Ví dụ như Liên minh châu Âu đã đưa ra án phạt tiền đối với các doanh nghiệp không bảo vệ các dữ liệu cho cư dân Liên Âu.
Thứ ba liên hệ đến kinh tế học. Các công nghệ mới mang lại lợi thế cạnh tranh cho các đại doanh nghiệp, nó có thể tích lũy quyền lực thị trường to lớn trên toàn cầu. Các nền kinh tế về quy mô và phạm vi cũng như hiệu ứng do mạng lưới tạo ra kết quả là có người toàn thắng và các chính sách trọng thương cũng như các phương sách thực hành khác của chính phủ có thể dẫn đến việc một số doanh nghiệp có những lợi thế không công bằng. Ví dụ, giám sát của nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc tích lũy lượng dữ liệu khổng lồ, từ đó giúp họ có thể chinh phục thị trường nhận dạng khuôn mặt trong toàn cầu.
Một phản ứng chung cho những thách thức này là kêu gọi sự phối hợp quốc tế và các quy tắc toàn cầu rộng lớn hơn. Hợp tác về lập quy xuyên qua nhiều quốc gia và các chính sách chống cạnh tranh bất chánh có thể tạo ra các tiêu chuẩn và cơ chế thực thi mới. Ngay cả khi một phương sách thực sự chung cho toàn cầu là không thể thực hiện – chẳng hạn như vì các nước độc tài và dân chủ có những bất đồng sâu xa về quyền riêng tư – thì các nền dân chủ vẫn có thể hợp tác với nhau và phát triển các quy tắc chung.
Lợi ích của các quy tắc chung là rõ ràng. Nếu không có nó, các cách thực hành như bản địa hóa các dữ liệu, các đòi hỏi về cục bộ cho kỹ thuật cloud và phân biệt đối xử đem lợi cho các quốc gia thành nhà vô địch, tất cả tạo ra sự kém hiệu quả kinh tế trong phạm vi phân chia trong thị trường quốc gia. Chúng làm giảm lợi nhuận từ thương mại và ngăn cản các doanh nghiệp thu được lợi ích do quy mô. Và các chính phủ phải đối mặt với mối đe dọa thường trực rằng các quy định của họ sẽ bị phá hoại bởi các doanh nghiệp hoạt động từ các hệ thống pháp lý với các quy tắc lỏng lẻo hơn.
Nhưng trong một thế giới nơi mà các quốc gia có những ưu đãi khác nhau, các quy tắc toàn cầu – ngay cả khi chúng là khả thi – theo nghĩa rộng hơn là không hiệu quả. Bất kỳ trật tự toàn cầu nào cũng phải cân bằng lợi ích từ thương mại (tối đa khi các quy định được hài hòa) đối nghịch với lợi ích từ sự đa dạng về các quy định (tối đa hoá khi mỗi chính phủ quốc gia hoàn toàn tự do làm những gì mà họ muốn). Nếu trào lưu siêu toàn cầu hóa đã tỏ ra mong manh, thì một phần là do các nhà hoạch định chính sách đã ưu tiên cho những lợi ích từ thương mại hơn lợi ích của sự đa dạng về lập quy. Sai lầm này không nên lặp lại với các công nghệ mới.
Thật ra, các nguyên tắc hướng dẫn suy nghĩ của chúng ta về công nghệ mới không khác gì các nguyên tắc dành cho các lĩnh vực truyền thống. Các quốc gia có thể đưa ra các tiêu chuẩn quy định riêng và xác định các yêu cầu an ninh quốc gia của riêng mình. Họ có thể làm những gì được yêu cầu để bảo vệ các tiêu chuẩn này và an ninh quốc gia của họ, bao gồm thông qua các hạn chế thương mại và đầu tư. Nhưng họ không có quyền quốc tế hóa các tiêu chuẩn của mình và cố gắng áp đặt các quy định của họ lên các quốc gia khác.
Hãy xét đến các nguyên tắc này sẽ áp dụng như thế nào đối với Hoa Vi. Chính phủ Mỹ đã ngăn chặn Hoa Vi mua lại các doanh nghiệp Mỹ, hạn chế hoạt động tại Mỹ, khởi động các thủ tục pháp lý chống lại giới lãnh đạo cấp cao của họ, gây sức ép buộc các chính phủ nước ngoài không làm việc với Hoa Vi và gần đây nhất là cấm các doanh nghiệp Mỹ bán các chip cho chuỗi cung ứng của Hoa Vi bất cứ nơi nào trên thế giới.
Có rất ít bằng chứng cho thấy là Hoa Vi đã thay mặt cho chính phủ Trung Quốc tham gia công việc gián điệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Vi sẽ không làm như vậy trong tương lai. Các chuyên gia kỹ thuật phương Tây đã kiểm tra mã số của Hoa Vi và đã không loại trừ khả năng này. Sự thiếu trong sáng trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Trung Quốc có thể làm che khuất các mối liên hệ của Hoa Vi với chính phủ Trung Quốc.
Trong những trường hợp này, lý do an ninh quốc gia để cho Hoa Kỳ – hoặc bất kỳ quốc gia nào khác – hạn chế hoạt động của Hoa Vi trong phạm vi biên giới của mình là lập luận chính đáng. Các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, không có khả năng xét lại quyết định này.
Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ khó được biện minh vì lý do an ninh quốc gia hơn là lệnh cấm đối với các hoạt động của Hoa Vi tại Hoa Kỳ. Nếu các hoạt động của Hoa Vi ở các quốc gia thứ ba gây ra rủi ro an ninh cho các quốc gia đó, thì chính phủ của họ có thẩm quyền nhất để đánh giá các rủi ro và quyết định xem việc ngừng hợp tác hoạt động có phù hợp không.
Hơn nữa, lệnh cấm của Hoa Kỳ phải đối mặt với hậu quả kinh tế nghiêm trọng đối với quốc gia khác. Nó tạo ra những tác động bất lợi đáng kể cho các doanh nghiệp viễn thông quốc gia như BT, Deutsche Telekom, Swisscom và những doanh nghiệp khác tại không dưới 170 quốc gia dựa vào bộ dụng cụ và phần cứng của Hoa Vi. Có lẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia nghèo ở châu Phi, họ đang phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị rẻ hơn của doanh nghiệp.
Tóm lại, Mỹ có tự do để đóng cửa thị trường của mình đối với Hoa Vi. Nhưng các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm quốc tế hóa cuộc áp đặt các biện pháp trong nước của họ là thiếu tính hợp pháp.
Vụ việc của Hoa Vi báo hiệu về một thế giới trong đó các vấn đề an ninh quốc gia, quyền riêng tư và kinh tế sẽ tương tác theo những cách phức tạp. Quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương thường sẽ thất bại, vì cả lý do tốt và xấu. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể mong đợi là một sự chắp vá về quy định, dựa trên các quy tắc cơ bản rõ ràng giúp ủy quyền cho các quốc gia theo đuổi lợi ích quốc gia cốt lõi của họ mà không xuất khẩu vấn đề của họ cho người khác. Hoặc là chúng ta tự phác hoạ sự chắp vá này, hoặc chúng ta sẽ kết thúc với một phiên bản lộn xộn, kém hiệu quả và nguy hiểm hơn.
______
Dani Rodrik: Giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế tại trường John F. Kennedy Khoa học Công quyền, thuộc Đại học Harvard. Ông còn là tác giả sách “Straight Talk on Trade: Ideas for a Sane World Economy“.
* Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét