Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Nhà văn Trần Thùy Mai được vinh danh

 “Giải sách hay là giải chứ không có thưởng, không có hiện vật, không có hiện kim. Trải qua hành trình 10 năm và vẫn có thể trao giải, mà lại thu hút sự chú ý của công chúng, các bạn trẻ đến kín hết cả khán phòng thế này, chúng tôi rất xúc động” – Nhà giáo dục Giản Tư Trung nói.

Nhà giáo dục Giản Tư Trung tự sự: “Trước kia, người Việt mình không đọc sách vì thiếu sách còn ngày nay thì không đọc sách vì quá nhiều sách nên không biết đọc sách gì. Chính vì thế giải Sách hay ra đời có tác dụng thiết thực là khuyến khích độc giả đọcnhững cuốn sách hay”.

<!>

“Ví dụ cuốn “Khuyến học” của tác giả người Nhật Fukizawa Yukichi, hồi chưa đoạt giải chỉ in có 1.000 cuốn mà bán mãi không hết, nhưng sau khi được vinh danh ở Giải Sách hay năm 2011 thì “Khuyến học” đã tái bản tới mấy chục lần, với con số ấn bản đáng tự hào” – Nhà giáo dục Giản Tư Trung chia sẻ - “Tầm nhìn 10 năm tới của giải Sách hay, chúng tôi sẽ khuyến đọc sách hay để bớt đi sách dở và khuyến đọc sách thật để bớt đi sách giả”.

Nhà văn Trần Thùy Mai được vinh danh

Hạng mục sách Văn học vinh danh bộ tiểu thuyết Thái hậu Từ Dụ của nhà văn Trần Thùy Mai, NXB Phụ Nữ ấn hành năm 2019. Bộ tiểu thuyết lịch sử dày dặn gần 600 trang (Quyển Thượng và Quyển Hạ) viết về người phụ nữ đặc sắc bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ ở nước ta.



Nhà Văn Phan Nhật Chiêu công bố Hạng mục Văn Học


Bằng một lối viết trân trọng và khoan thai(?), nhẹ nhàng mà sâu sắc, thận trọng tỉ mỉ mà không rối rắm, tác giả dựng lại chân dung của một người đàn bà, vừa dân dã vừa quý tộc, quê đất Gò Công nay thuộc Long An, tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân gia đình danh giá bậc nhất, từ cao tổ, tằng tổ, tổ phụ đều nho học và quý phái, thân phụ là thượng thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, gia phong vừa nghiêm khắc vừa giản dị, 14 tuổi đã được tuyển làm phủ thiếp cho cháu đích tôn Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Gia Long, người sau này là vua Thiệu Trị, từ đó sống giữa một triều đình tiếp mấy đời vua, một nội cung đầy mưu mô hiểm nguy mà người phụ nữ Nam Bộ này dần từng bước làm chủ bằng chính tình thương người chân thật và cách sống cứ đơn sơ, thanh bạch giữa vàng son nhung lụa.

Một người phụ nữ kỳ lạ, có thể kết hợp cái trang trọng phù hoa của một triều đại lớn vừa đang lên đã rối rắm dấu hiệu lúng túng, suy đồi trước áp lực xâm lăng hung hãn của phương Tây, với cái chân chất hiền hòa dân dã, thậm chí có màu sắc đôi chút quê mùa tự nhiên của phương Nam, hóa giải thành hài hòa ổn định nhẹ nhõm, rất Việt, rất Huế, ngay giữa một thời hỗn loạn của đất nước.

 
Khán phòng không còn một ghế trống 
Khán phòng đông kín người tham dự, ở lại đến phút cuối để đón chờ thông tin về các cuốn sách hay (Ảnh: Hòa Bình)   


Thiệu Trị đã phong bà từ phu thiếp, lên đến cung tần, rồi nhất giai quý phi, chỉ chưa kịp chính thức tấn phong Hoàng hậu trước lúc ông qua đời. Ngay từ khi ông còn sống, mỗi lần thiết triều, bà đều được ngồi sau màn, cùng vua toan tính việc nước. Hồng Nhậm Tự Đức, con trai bà lên ngôi, mới tôn vinh bà là Thái hậu Từ Dụ … Đã có bao nhiêu giai thoại về Thái hậu, từ việc tự bà đã tìm đến khâm sứ Pháp ở Huế kiên trì xin miễn thuế giảm sưu cho dân khi người Pháp huy động quá đáng sức người sức của để xây cầu Tràng Tiền, đến chuyện bà sai Nguyễn Tri Phương đi tìm Tự Đức đến sắp ngày giỗ Tiên đế rồi mà còn mải mê đi săn, khi Tự Đức về chịu tội bà một mực quay mặt vào tường không thèm nghe, khiến nhà vua phải tự mình đi tìm một cây roi rồi nằm sấp chờ mẹ đánh phạt …

“Dưới ngòi bút đã thật chín muồi của Trần Thùy Mai, chúng ta không chỉ có được chân dung đậm nét về một người đàn bà đặc sắc và hết sức độc đáo của lịch sử, mà còn cả một bức tranh triều chính và chừng nào đó cả xã hội thật sinh động” – Đại diện Hội đồng trao giải Sách hay 2020 nói về bộ sách của nhà văn Trần Thùy Mai được trao giải.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC

VỀ GIẢI SÁCH HAY, HÀNG MỤC VĂN HỌC, NĂM 2020

Thưa quý vị,
Tôi rất xin lỗi, vì điều kiện sức khỏe, không thể có mặt cùng quý vị trong lễ trao giải Sách
Hay trang trọng hôm nay. Tôi xin nhờ Ban thư ký công bố kết quả chung khảo phần Sách
Văn học, theo điều lệ chỉ chọn xét các tiểu thuyết được viết, in trong nước và dịch của nước
ngoài.
Chúng tôi nghĩ ở hạng mục này năm nay chúng ta đã chọn được tác phẩm thật xứng đáng
để giới thiệu cùng bạn đọc.
Về sách viết, đó là bộ tiểu thuyết hai tập Thái hậu Từ Dụ của nhà văn Trần Thùy Mai, ra
mắt ở NXB Phụ Nữ năm 2019. Đây là môt bộ tiểu thuyết lịch sử dày dặn gần 600 trang, viết
về một nhân vật ta khá quen tên, nhưng chắc không nhiều lắm những ai biết tường tận đó là
một người phụ nữ đặc sắc bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ ở nước ta. Bằng một lối
viết trân trọng và khoan thai, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thận trọng tỉ mỉ mà không rối rắm, tác
giả dựng lại chân dung suốt 30 năm của một người đàn bà, lạ vậy, vừa dân dã vừa quý tộc,
quê đất Gò Công nay thuộc Long An, tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân gia đình danh
giá bậc nhất, từ cao tổ, tằng tổ, tổ phụ đều nho học và quý phái, thân phụ là thượng thư Bộ
Lễ Phạm Đăng Hưng, gia phong vừa nghiêm khắc vừa giản dị, 14 tuổi đã được tuyển làm
phủ thiếp cho cháu đích tôn Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Gia Long, người sau này là
vua Thiệu Trị, từ đó sống giữa một triều đình tiếp mấy đời vua, một nội cung đầy mưu mô
hiểm nguy mà người phụ nữ Nam Bộ này dần từng bước làm chủ bằng chính tình thương
người chân thật và cách sống cứ đơn sơ, thanh bạch giữa vàng son nhung lụa. Đấy là con
người có thể coi là kỳ lạ, có thể kết hợp cái trang trọng phù hoa của một triều đại lớn vừa
đang lên vừa đã rối rắm dấu hiệu lúng túng suy đồi trước áp lực xâm lăng hung hãn của
phương Tây, với cái chân chất hiền hòa dân dã thậm chí có màu sắc đôi chút quê mùa tự
nhiên của phương Nam, hóa giải thành hài hòa ổn định nhẹ nhõm, rất Việt, rất Huế, ngay
giữa một thời hỗn loạn của đất nước. Thiệu Trị đã phong bà từ phu thiếp, lên đến cung tần,
rồi nhất giai quý phi, chỉ còn tiếc chưa kịp chính thức tấn phong Hoàng hậu trước lúc ông
qua đời. Ngay từ khi ông còn sống, mỗi lần thiết triều, bà đều được ngồi sau màn, cùng vua
toan tính việc nước. Hồng Nhậm Tự Đức, con trai bà lên ngôi, mới tôn vinh bà là Thái hậu
Từ Dụ … Đã có bao nhiêu giai thoại về Thái hâu, từ việc tự bà đã tìm đến khâm sứ Pháp ở
Huế kiên trì xin miễn thuế giảm sưu cho dân khi người Pháp huy động quá đáng sức người
sức của để xây cầu Tràng Tiền, đến chuyện bà sai Nguyễn Tri Phương đi tìm Tự Đức đến
sắp ngày giỗ Tiên đế rồi mà còn mãi mê đi săn, khi Tự Đức về chịu tội bà một mực quay
mặt vào tường không thèm nghe, khiến nhà vua phải tự mình đi tìm một cây roi rồi nằm sấp
chờ mẹ đánh phạt …
Dưới ngòi bút đã thật chín muồi của Trần Thùy Mai, chúng ta không chỉ có được chân dung
đậm nét về một người đàn bà đặc sắc và hết sức độc đáo của lịch sử, mà còn cả một bức
tranh triều chính và chừng nào đó cả xã hội thật sinh động.
Chúng ta chân thành chúc mừng thành công mới của chị Trần Thùy Mai, cám ơn chị, cám
ơn NXB Phụ nữ.

Nguyên Ngọc

Không có nhận xét nào: