Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Cảm xúc từ cuộc tranh luận Trump-Biden đầu tiên

 Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ông Donald Trump và đối thủ Joe Biden đã được hàng triệu người ở cả trong và ngoài nước Mỹ quan tâm theo dõi.

Dưới đây là một vài chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương sau khi theo dõi toàn bộ diễn biến cuộc tranh luận này. Báo VietNamNet xin gửi tới bạn đọc.

<!>

Ông Trump cá tính, ông Biden uyển chuyển

Suốt 90 phút tranh luận, đương kim Tổng thống Mỹ chỉ vài lần nhìn xuống, còn lại ông nhìn vào đối thủ hoặc người dẫn chương trình. Sự tự tin, vâng, nhưng đó còn thể hiện một ông Trump cá tính, muốn áp đảo đối thủ, khát vọng chiến thắng.

Cảm xúc từ cuộc tranh luận Trump-Biden đầu tiên
Suốt cuộc tranh luận, ông Trump thể hiện mình là một Tổng thống Mỹ quyết đoán, còn Biden luôn thấu hiểu, lắng nghe tư vấn và trầm tĩnh quyết định.

Trong khi đó, ông Biden có lúc không nhìn vào ông Trump phát biểu. Việc ông Biden nhìn xuống phải chăng vì trong quá khứ ông chưa từng là ông chủ Nhà Trắng?

Phản ứng với đáp trả của đối thủ, ông Biden nhiều lần cười và lắc đầu, bất bình nhưng biết kiềm chế cảm xúc, biểu thị sự “tấn công” uyển chuyển, nét văn hóa của Đảng Dân chủ? Còn ông Trump không ngại “va chạm”, như muốn làm chủ cuộc tranh luận. Ông Trump chỉ hai lần cười nhạt trong 90 phút “thi đấu”.

Hai đối thủ nặng nề công kích lẫn nhau

Từ những vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước, đến cả những vấn đề riêng của mỗi gia đình, có lúc họ nói với nhau những lời cay nghiệt. Từ lâu tôi cảm nhận cũng như được nhiều người chia sẻ rằng, người Mỹ thực dụng, sòng phẳng.

Thời toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, nước Mỹ trong quá khứ và hiện tại họ dẫn đầu, làm nên “nước Mỹ vĩ đại”. Nét văn hóa ấy, mình cũng cần suy ngẫm, có một sự giao thoa, nên không?

Người dẫn chương trình cứng rắn

Một trong những điểm nhấn của cuộc tranh luận là người dẫn chương trình Chris Wallace. Ông trầm tĩnh, uyển chuyển nhưng kiên quyết, nhờ vậy cuộc tranh luận không rơi vào tình huống “hung”. Ứng viên Tổng thống Mỹ cũng phạm lỗi tranh nói, “trọng tài” buộc phải “thổi còi”.

Tôi miên man, ở vị trí cao cả nhưng trong guồng quay xã hội, kinh tế, chính trị - họ cần được giám sát, “nhốt trong lồng cơ chế” để tuân thủ pháp luật, tròn vai phụng sự Tổ quốc.

Trump diễn thuyết, Biden có lúc như… “trả bài”?

Thể hiện nắm chắc chủ đề tranh luận, Trump nêu và trả lời câu hỏi suôn sẻ, toát lên phong cách một chính trị gia giỏi giang, một đương kim Tổng thống Mỹ tài năng và nhiều tiềm năng. Ông trả lời như một diễn giả, thu hút người nghe.

Còn Biden trầm tĩnh, sâu lắng, vẻ từng trải trên chính trường, như muốn dẫn dắt một nước Mỹ - vị trí số một mà đậm chất nhân văn. Đôi lúc, Biden không nhìn vào Trump nói, phải chăng trước câu hỏi hóc búa, ông nhìn xuống tìm trợ giúp rồi… “trả bài”?

Suốt cuộc tranh luận, ông Trump thể hiện mình là một Tổng thống Mỹ quyết đoán, còn Biden luôn thấu hiểu, lắng nghe tư vấn và trầm tĩnh quyết định. Nước Mỹ chọn ai đây?

Nơi tranh luận được bố trí ý nghĩa

Theo hình bầu dục, hai góc là ông Trump (bên trái), Biden (bên phải), khoảng giữa là quốc huy của nước Mỹ, đối diện là người dẫn chương trình. Họ như muốn gửi đi thông điệp, ứng viên Tổng thống Mỹ là bình đẳng, nước Mỹ trên hết, nhân dân Mỹ công tâm?

Cuối cùng là yêu thương

Chấm dứt cuộc tranh luận, Melania Trump bước lên sân khấu nhìn phu quân. Bà cười thật tươi, nụ cười yêu thương, nụ cười tin vào chiến thắng. Còn Jill Biden, bước lên sân khấu, tiến về Biden ôm chặt lấy ông như muốn chia sẻ nhọc nhằn và quyết cùng ông chiến đấu để chiến thắng. Cuối cùng, tổ ấm vẫn là nơi chốn trở về sau bao lo toan chuyện quốc gia đại sự.

TS. Nguyễn Hoàng Chương

Không có nhận xét nào: