Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 29/9/2020 - Hoa Tự Do

Bắc Kinh lại tổ chức cùng lúc nhiều cuộc tập trận Bắc Kinh đã bắt đầu đồng thời tổ chức 5 cuộc tập trận quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc vào thứ Hai (28/9), đây là lần thứ hai trong hai tháng họ thực hiện các cuộc tập trận đồng thời như vậy, theo ReutersHai trong số các cuộc tập trận đang được tổ chức gần quần đảo Hoàng Sa, một cuộc tập trận diễn ra ở Biển Hoa Đông và một cuộc diễn tập quân sự nữa ở Biển Bột Hải, Cục An toàn Hàng hải cho biết trong một thông báo trên trang web của họ. Ở phần phía nam của biển Hoàng Hải, quân đội Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận bao gồm hoạt động bắn đạn thật từ thứ Hai đến thứ Tư, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết trong một thông báo khác.
<!>

Reuters cho hay, chính quyền Trung Quốc thường tổ chức các cuộc tập trận quân sự theo định kỳ, nhưng hiếm khi diễn ra nhiều cuộc tập trận cùng một lúc như thế này.

Tranh luận: Biden sẽ tấn công Trump bằng hai ‘vũ khí’

Tổng thống Trump và đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng Joe Biden sẽ có cuộc tranh luận đầu tiên vào tối thứ Ba (29/9, giờ Mỹ). Theo AP, cuộc tranh luận này sẽ cung cấp một nền tảng lớn để ông Trump và ông Biden vạch ra tầm nhìn hoàn toàn khác nhau của họ về một quốc gia đang đối mặt với nhiều vấn đề.

AP dự đoán, vấn đề về đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể sẽ là chủ để chính trong cuộc tranh luận. “Nếu Biden không thể buộc tội ông Trump về tất cả những gì tổng thống Mỹ đã làm, thì (đó) sẽ là thất bại lớn”, Steve Schmidt, trợ lý chiến dịch cấp cao trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và cũng là người thường xuyên chỉ trích ông Trump, nhận định.

Ngoài ra, những cáo buộc về trốn thuế của ông Trump hay việc ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm đề cử ứng viên thẩm phán tối cao cũng có thể là một chủ điểm để ông Biden tấn công đối thủ.

Bốn năm trước, nhiều người nhìn nhận rằng Đảng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã chiếm ưu thế trước ông Trump trong ba cuộc tranh luận, nhưng rốt cuộc cựu đệ nhất phu nhân đã thua trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11. Vào năm 2012, Mitt Romney đã đè bẹp Barack Obama trong lần tranh luận đầu tiên nhưng lại yếu thế trong các trận tái đấu.

Lo ngại Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ-Nhật tập trận trong dịp bầu cử 3/11

Mỹ và Nhật Bản sẽ tập trận trước các cảnh báo Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, theo Taiwan News.

Quân đội Mỹ thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận “Keen Sword” với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Nhật Bản vì lo ngại Trung Quốc có thể khai thác tình trạng mất cảnh giác (xao lãng) vào thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 tới.

Trong bài xã luận đăng trên tờ The Hill hôm 17/9, Seth Cropsey, một cựu sĩ quan hải quân và là thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Washington, đã cảnh báo rằng “không có thời điểm nào tốt hơn tuần có ngày bầu cử 3/11 để Trung Quốc tấn công [Đài Loan]”.

Một tuần sau bài viết này, ngày 24/9, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ thông báo sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung với tối thiểu 46.000 binh sĩ cùng JSDF và Hải quân Hoàng gia Canada, bao gồm các tập trận đổ bộ lên một số hòn đảo của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 26/10 đến ngày 5/11.

Trong bài viết của mình, ông Cropsey viết rằng kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan trên toàn cầu vào tháng 4, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều máy bay chiến đấu xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ). PLA đã điều động nhóm tác chiến tàu sân bay qua eo biển Miyako, và tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn gần eo biển Đài Loan. Ông Cropsey cảnh báo đây “không chỉ là một dạng tín hiệu chính trị phức tạp”, mà là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan, với mục tiêu là “khuất phục hòn đảo này trước khi Mỹ và các đồng minh kịp phản ứng”.

Hiện tại, sự thù địch giữa hai chính đảng Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống đang ngày càng gia tăng, khi Tổng thống Donald Trump không cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Nguyên nhân là ông Trump quan ngại về các phiếu bầu, nhất khi ông cho rằng sẽ có gian lận khi bỏ phiếu qua thư. Ông Cropsey lập luận rằng nếu Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến chuyển giao quyền lực do một cuộc bầu cử gây tranh cãi tạo ra, thì nước này sẽ ít có khả năng tham dự vào một “cuộc xung đột giữa các cường quốc cấp cao”.

Do đó, theo quan điểm của Trung Quốc, ‘có thể không bao giờ có một thời điểm tốt hơn’ để nước này tấn công vào tuần diễn ra ngày bầu cử, ông Cropsey khẳng định. Tuy nhiên, quân đội Mỹ thông báo rằng họ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung với cả Nhật Bản và Canada từ 26/10 đến 5/11, từ đó làm phức tạp thêm các tính toán của Bắc Kinh.

Theo báo cáo của tờ Minaminihon Broadcasting (MBC), JSDF sẽ điều động khoảng 37.000 binh lính, 20 tàu chiến và 170 máy bay trong cuộc tập trận cứ hai năm một lần. Phía Mỹ sẽ điều động khoảng 9.000 binh sĩ từ Hải quân, Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân, trong khi một tàu khu trục nhỏ lớp Halifax của Hải quân Hoàng gia Canada sẽ tham gia các cuộc tập trận trên biển.

Trong cuộc tập trận, các lực lượng quân đội Mỹ sẽ huấn luyện với các đối tác Nhật Bản từ các căn cứ quân sự trên đất liền Nhật Bản, tỉnh Okinawa và “vùng lãnh hải xung quanh họ”. Các mục tiêu trong hoạt động bao gồm đào tạo cho các tình huống thực tế, “tăng cường tính sẵn sàng, khả năng tương tác và xây dựng khả năng răn đe đáng tin cậy”.

Thủ tướng Đức đã tới thăm ông Navalny ở bệnh viện

Reuters đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm ông Alexei Navalny tại bệnh viện Berlin nơi vị chính trị gia đối lập Nga đang được điều trị vì bị đầu độc, vụ việc mà Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Hai (29/9) gọi là “một cuộc tấn công giết người”.

“Đó là một chuyến thăm ông Navalny trong bệnh viện với tính chất cá nhân”, phát ngôn viên của bà Merkel, Steffen Seibert, nói trong một cuộc họp báo thường kỳ, đồng thời từ chối tiết lộ chi tiết nội dung và thời lượng cuộc gặp.

Trong khi đó, ông Navalny viết trên Twitter rằng đó là “một cuộc gặp gỡ và trò chuyện riêng tư với gia đình”. Ông nói thêm: “Tôi rất biết ơn Thủ tướng Merkel đã đến thăm tôi trong bệnh viện”.

Theo Reuters, bình luận của ông Scholz và tin tức về chuyến thăm ông Navalny của Thủ tướng Merkel có thể sẽ gây khó chịu cho Moscow, lực lượng đã bác bỏ kết luận của các chuyên gia Đức, Pháp và Thụy Điển rằng ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok ở Nga vào tháng trước.

Úc, Nhật lo ngại sự hiện diện của Trung Quốc trong RCEP

Úc và Nhật đang tham gia vào cuộc họp trực tuyến với sự tham dự của 15 quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương để hướng tới một Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, Nikkei sáng thứ Ba (29/9) cho hay Úc và Nhật bên cạnh những hi vọng thì đều tỏ ra lo ngại với một hiệp ước có sự hiện diện của Trung Quốc.

Một quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cơ quan giám sát các cuộc đàm phán RCEP, cho biết: “Chúng tôi cần đảm bảo rằng [thỏa thuận cuối cùng] không giống như thể Nhật Bản đang tham gia vào một sáng kiến do Trung Quốc dẫn đầu”.

Sự bất an của Úc có thể còn gay gắt hơn, do mối quan hệ của nước này với Trung Quốc đã nhanh chóng xấu đi. Căng thẳng về cáo buộc can thiệp chính trị của Bắc Kinh, vấn đề 5G và các vấn đề khác đã đưa mối quan hệ Trung-Úc đến điểm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Khi RCEP lần đầu tiên được công bố tại hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012, nó bao gồm một cường quốc mới nổi khác: Ấn Độ. Nhóm được xây dựng như một không gian hợp tác bao gồm hơn 3,5 tỷ người và khoảng một phần ba GDP toàn cầu, vượt qua Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Năm 2016, Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính RCEP sẽ tạo ra lợi ích thu nhập toàn cầu trị giá 260 tỷ USD.

Mỹ tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Mỹ và Hàn Quốc vẫn cam kết thúc đẩy nỗ lực phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại với Bắc Hàn, phái viên hạt nhân hàng đầu của Washington cho biết hôm thứ Hai (28/9), theo Yonhap.

“Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiếp tục cam kết hoàn toàn về ngoại giao như một cách để đạt được hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên, tiến tới phi hạt nhân hóa, mang lại tương lai tươi sáng hơn cho tất cả người dân Triều Tiên và đem lại mối quan hệ bình thường hóa giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên “, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun nói với các phóng viên.

Phát biểu của ông được đưa ra ngay sau khi ông và người đồng cấp Hàn Quốc, Lee Do-hoon, có cuộc thảo luận. Nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đánh giá cao một “ý tưởng sáng tạo” mà ông Lee đề cập trong cuộc họp.

“Nhưng chúng tôi không thể tự mình làm điều đó. Mỹ và Hàn Quốc không thể tự mình làm được. Chúng tôi cần CHDCND Triều Tiên tham gia và chúng tôi vẫn cởi mở thảo luận với họ khi họ đã sẵn sàng”, ông nói.

Bắc Kinh tiếp tục ra lệnh kỳ dị: Đi vệ sinh, mua dao, gas phải đăng ký tên thật

Thậm chí nếu bạn vào nhà vệ sinh công cộng quá lâu, sẽ phải viết tường trình lý do…

Dưới sự thống trị chuyên chế của chính quyền Trung Quốc, sự đối kháng của người dân ngày càng trở nên phổ biến. Gần đây, ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn ở cộng đồng quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn phải đối mặt với những nguy cơ trong nước, vì vậy, họ đã tăng cường sự kiểm soát của mình đối với người dân Trung Quốc.

Bắt đầu từ năm sau (2021), thủ đô Bắc Kinh sẽ thực hiện “chế độ dùng tên thật” để mua bình gas sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Đây không phải lần đầu tiên “chế độ” này được thực hiện, trước đó, từ năm 2012, thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc, đã áp dụng “chế độ dùng tên thật” với người dân khi mua các dụng cụ cắt gọt gia đình, theo Soundofhope.

Ngày 25/9, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Bắc Kinh của ĐCSTQ đã thông qua “Điều lệ quản lý khí đốt thành phố Bắc Kinh”, quy định người dân phải đăng ký tên thật khi mua các bình gas tại Bắc Kinh và các công ty cung cấp khí đốt phải “ghi lại đúng sự thật các thông tin cơ bản của người tiêu dùng cũng như số lượng bình gas mà người sử dùng đã mua”.

Điều lệ còn quy định rằng, các công ty cung cấp khí đốt phải vào nhà khách hàng định kỳ để kiểm tra an toàn miễn phí. Theo đó, người tiêu dùng không được phép từ chối việc kiểm tra an toàn khi không có lý do chính đáng. Tại những nơi có nguy cơ tiềm ẩn thiếu an toàn và người sử dụng từ chối sửa chữa, thì nhà cung cấp khí đốt phải tạm ngừng cung cấp gas hoặc hạn chế việc mua gas của các hộ gia đình đó.

Điều lệ được quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Ngay từ năm 2012, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã thực hiện “chế độ dùng tên thật” đối với người dân khi mua dao làm bếp. Vào trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ năm 2017, chính quyền đã ra lệnh cho tất cả các siêu thị ở Bắc Kinh bỏ tất cả các loại dao ra khỏi kệ hàng, không được bày bán cho đến khi Đại hội toàn quốc lần thứ 19 kết thúc. Ngoài việc không được mua dao và mang theo dao, thì những dụng cụ cắt gọt nhà bếp trong gia đình của người dân Tân Cương đều phải đánh dấu số ID hoặc mã QR.

Vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ĐCSTQ, chính quyền Bắc Kinh đã ra các lệnh cấm kỳ lạ như: Cấm các siêu thị bán dao cũng như các dụng cụ cắt gọt khác; cấm thả chim bay, thả diều, máy bay không người lái; hạn chế bệnh nhân “chỉ được ra, không được vào” bệnh viện; và thậm chí “đi vệ sinh cũng phải đăng ký tên thật”. Những người muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh phải cung cấp chứng minh thư để đăng ký, kể cả số điện thoại di động, tiểu tiện hay đại tiện, cũng như thời gian đi vệ sinh đều phải ghi lại. Nếu ai đó ở trong nhà vệ sinh quá lâu, thì người đó phải viết một bản diễn giải hơn 200 chữ để giải thích tại sao đã ở trong nhà vệ sinh lâu như vậy.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, sự phản kháng của người dân Trung Quốc đối với chính quyền đã tăng lên. Đối với lần này, bình gas đã trở thành là một loại vũ khí được người dân dùng để phản kháng chính quyền bạo ngược ĐCSTQ, không ít người bị cưỡng chế dỡ bỏ nhà đối kháng với chính quyền địa phương, nhiều người trong số đó đã vác bình gas ra và đứng đối đầu với phía chính quyền, một số người khác thậm chí còn cho nổ bình gas, liều mạng với các quan chức an ninh.

Quan chức Hàn Quốc: Triều Tiên đã thiêu thi thể người bị bắn

Yonhap đưa tin, lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc hôm nay khẳng định Triều Tiên đã ra lệnh hỏa thiêu thi thể của quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc bị bắn.

“Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã xác minh qua thông tin tình báo đặc biệt rằng Triều Tiên đã ra lệnh cho các quan chức của họ tẩm xăng và hỏa thiêu thi thể”, lãnh đạo đảng đối lập Quyền lực Nhân dân (PPP) Joo Ho-young cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài Hàn Quốc YTN, đề cập vụ một quan chức Bộ Đại dương và Nghề cá nước này bị lính Triều Tiên bắn chết ở vùng hải giới.

“Đó không phải những gì Bộ Quốc phòng tự đánh giá, mà là thông tin họ nghe được chính xác thông qua tình báo đặc biệt”, ông Joo nhấn mạnh.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 24/9 nói rằng một quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Ngư nghiệp mất tích khỏi con tàu 499 tấn trưa 21/9 khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong. Sau đó, Seoul hôm 25/9 cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xin lỗi về vụ việc. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố các binh sĩ chỉ đốt những vật liệu trôi nổi gần người đàn ông, không thiêu xác người này.

Tổng thống Philippines bất bình với Facebook

Reuters cho biết, Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 28/9 nói rằng Facebook cần xem lại mục đích hoạt động ở Philippines khi không giúp chính phủ nước này làm điều có ích cho dân.

“Nghe này Facebook, chúng tôi cho phép các ông hoạt động ở đây với hy vọng các ông có thể giúp chúng tôi. Nhưng giờ đây, khi chính phủ không thể tán thành hay ủng hộ điều gì đó vì lợi ích của người dân, thì mục đích của các ông tới đất nước tôi là gì?”, ông Duterte phát biểu trên truyền hình hôm 28/9.

Tuyên bố trên được ông Duterte đưa ra sau khi Facebook hôm 22/9 thông báo xóa một loạt tài khoản ảo, trong đó có các tài khoản từ Philippines, được cho là chuyên chia sẻ nội dung ủng hộ Tổng thống và những lời chỉ trích nhắm vào nhóm vũ trang chống chính phủ Quân đội Quốc gia Mới (NPA).

Facebook cho rằng một số tài khoản ảo này có liên quan tới quân đội và cảnh sát Philippines, tuy nhiên, họ đều phủ nhận.

Mỹ giam giữ người Canada gửi thư chứa chất độc cho Tổng thống Trump

Reuters đưa tin, ngày 28/9, H. Kenneth Schroeder Jr., một thẩm phán liên bang Mỹ ở Buffalo, New York ra lệnh giam giữ Pascale Cecile Veronique Ferrier, 53 tuổi, một cư dân của tỉnh Quebec, Canada. Người phụ nữ bị bắt vì tình nghi gửi bức thư chứa chất độc ricin cho Tổng thống Donald Trump.

Kenneth Schroeder cho biết ông đã xem xét bằng chứng của chính phủ cho thấy Ferrier đã mang gần 300 viên đạn vào thời điểm bà bị bắt khi cố gắng nhập cảnh vào Mỹ hồi đầu tháng, cũng như dấu vết của ricin được tìm thấy tại nhà của Ferrier ở Quebec.

Veronique Ferrier sẽ được áp giải đến Washington, DC, nơi bà bị truy tố.

Bộ trưởng Quốc phòng: Không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sắp gây chiến với Đài Loan

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Yen De-fa hôm nay nói trước nghị viện: “ĐCSTQ vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích chống lại Đài Loan, nhưng hiện không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng phát động một cuộc chiến toàn diện”.

Ông Yen cho biết thêm, một trong những dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công sắp xảy ra là quân đội từ các vùng đất liền của Trung Quốc bắt đầu đổ bộ dọc theo phía đông, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó đang xảy ra.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Yen De-fa, các lực lượng của Đài Loan đang duy trì tinh thần chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong thời bình và chưa tăng cường mức độ cảnh giác. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của hòn đảo.

Thủ tướng Su Tseng-chang cũng phát biểu trước nghị viện, cảnh báo những kẻ tấn công sẽ phải trả giá đắt vì người dân Đài Loan kiên trì bảo vệ bản thân và lãnh thổ của họ.

Xung đột khốc liệt nhất giữa Armenia – Azerbaijan kể từ năm 1990

Căng thẳng giữa hai quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết tái bùng phát, liên quan vùng Nagorno – Karabakh. Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hỗ trợ Azerbaijan.

Reuters đưa tin, tình trạng giao tranh tại vùng Nagorno – Karabakh đã leo thang mạnh trong hôm thứ Hai (28/9) giữa người Azerbaijan và người thiểu số Armenia ở đây, ít nhất 55 người đã thiệt mạng trong ngày thứ hai tiếp diễn của một cuộc đụng độ nặng nề, gây lo ngại bất ổn tái bùng phát tại vùng Caucasus giữa 2 quốc gia đã có quan hệ căng thẳng kéo dài một phần tư thế kỷ.

Nagorno – Karabakh, còn được biết với tên gọi Cộng hòa Artsakh, là một khu vực nằm trên lãnh thổ Azerbaijan với tuyệt đại đa số là người gốc Armenia sinh sống. Vùng đất này nằm giáp với Armenia và thường xuyên nhận sự hỗ trợ từ Armenia.

Xung đột nổ ra từ ngày 27/9 tại khu vực tranh chấp, hai bên đã nã tên lửa và pháo vào nhau, với nhiều xe tăng và máy bay được huy động vào cuộc chiến.

“Đây là một cuộc chiến sống – chết”, hãng Reuters dẫn lời Arayik Harutyunyan, người đứng đầu khu vực Nagorno – Karabakh nói trong một cuộc họp.

Theo Reuters, bất kỳ động thái nào dẫn đến chiến tranh tổng lực đều có thể kéo theo các cường quốc khu vực là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhảy vào. Nga hiện có quan hệ đồng minh quân sự với Armenia, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan.

“Chúng ta đã không chứng kiến kiến bất kỳ thứ gì như thế này kể từ thỏa thuận ngừng bắn từ những năm 1990. Giao tranh đang diễn ra dọc tất cả các khu vực của chiến tuyến”, nhà phân tích Olesya Vartanyan, chuyên khu vực Nam Caucasus, tại Nhóm Khủng hoảng (Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ, bình luận, Reuters dẫn lời.

Phía Nagorno – Karabakh cho biết, 53 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh với lực lượng Azeri hôm thứ Hai (28/9), và 31 binh sĩ đã thiệt mạng hôm Chủ nhật (27/9) và 200 người bị thương trong khi bị phía Azerbaija tấn công.

Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), Nagorno – Karabakh, nguồn cơn của mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng Armenia và Azerbaijan, là một vùng đất đồi núi và nhiều rừng rậm. Đây là khu vực mà cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố chủ quyền. Vào những năm 1920, chính phủ Xô Viết đã thành lập khu tự trị Nagorno – Karabakh, nơi có 95% dân số là người sắc tộc Armenian – trong Azerbaijan.

Reuters thông tin, thời điểm nổ ra các cuộc đụng độ đầu tiên ở khu vực giữa đa số tín hữu Kito Armenia và các láng giềng sắc tộc Azeri ở Nagorno – Karabakh là vào cuối những năm 1980, khi đảng Cộng sản Liên Xô ở Moscow bắt đầu tan rã.

Theo CFR, vào năm 1988, cơ quan lập pháp Nagorno – Karabakh bỏ phiếu sáp nhập khu vực với Armenia mặc dù vị trí của khu vực này là nằm trong biên giới Azerbaijan. Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, khu tự trị chính thức tuyên bố độc lập. Chiến tranh nổ ra giữa Armenia và Azerbaijan trong khu vực, khiến khoảng 30.000 người thương vong và hàng trăm ngàn người phải sơ tán tị nạn. Đến năm 1993, Armenia kiểm soát Nagorno – Karabakh và chiếm 20% lãnh thổ Azerbaijan xung quanh. Năm 1994, dù đạt thỏa thuận ngừng bắn dưới sự hòa giải của các nước Nga, Mỹ và Pháp, tiến trình hòa đàm vẫn bế tắc và các vụ đụng độ thường xuyên xảy ra tại Nagorno – Karabakh, và dọc biên giới Armenia và Azerbaijan.

Vào tháng 4/2016, hai bên đụng độ tại Nagorno – Karabakh làm chết khoảng 110 người, và đây là cuộc xung đột khốc liệt nhất sau thỏa thuận ngừng bắn. Một vụ đụng độ khác mới xảy ra vào tháng 7 khiến ít nhất 17 binh sĩ thuộc 2 bên thiệt mạng.

Đài Al Jazeera cho biết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lên án “sự xâm lược” của Armenia đối với Azerbaijan và kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột giữa hai nước.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi “nhất thiết phải ngừng ngay lập tức các cuộc giao tranh và nối lại các cuộc đàm phán mà không điều kiện tiên quyết”, theo UN.

Cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Nga, Iran và các cường quốc châu Âu khác đã kêu gọi chấm dứt thù địch và khởi động các cuộc đàm phán.

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin ngoại giao nói rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức họp khẩn theo hình thức họp kín trong ngày 29/9 để bàn về vấn đề Nagorny – Karabakh.

Thị trưởng Romania tái đắc cử nhiệm kỳ 3 dù đã qua đời

AP đưa tin, thị trấn Deveselu ở Romania hôm 28/9 đã công bố kết quả bầu cử với phần thắng thuộc về thị trưởng Ion Aliman, 57 tuổi. Đây là nhiệm kỳ thứ 3 của ông Aliman. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ông Aliman đã qua đời 2 tuần trước đó vì biến chứng của viêm phổi Vũ Hán.

Nhiều người dân sau đó đã ra thăm mộ và thắp nến tưởng niệm ông Aliman. Một người đàn ông nói: “Đây là chiến thắng của ông. Chúng tôi biết ông sẽ tự hào về chúng tôi. Hãy yên nghỉ nhé. Ông là thị trưởng đích thực của chúng tôi”.

Ông Aliman, một cựu quan chức hải quân, qua đời hôm 17/9 tại một bệnh viện ở Bucharest. Tên của ông đã được in trên phiếu bầu cử và không thể xóa đi. Một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức.

Nỗi lo dịch bệnh tái bùng phát ở Trung Quốc dịp Trung Thu khi 600 triệu dân đi du lịch

Tết Trung Thu đang đến gần với nỗi lo dịch bệnh “thăm viếng” tại Trung Quốc

Tết Trung Thu năm nay, Trung Quốc ước tính có khoảng 600 triệu người sẽ đi du lịch. Trước tình hình dịch bệnh đang có khả năng tái bùng phát, giới quan sát lo ngại việc người dân di chuyển trên diện rộng có thể làm tình hình dịch bệnh thêm trầm trọng, theo bài viết của tác giả tác giả Yuan Ming Qing trên tờ Sound of Hope hôm 28/9.

Tết Trung Thu năm nay trùng với ngày quốc khánh Đảng Cộng sản Trung Quốc 1/10, Trung Quốc có kỳ nghỉ lễ liên tục 8 ngày bắt đầu từ ngày 1/10. Theo báo cáo do trang web du lịch của Trung Quốc (Ctrip.com) công bố, ước tính lượng khách du lịch nghỉ dưỡng dài ngày có thể lên tới 600 triệu lượt, phục hồi 70% đến 80% trước khi có dịch.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc dự đoán ngày 1/10 sẽ có 13 triệu người di chuyển bằng đường sắt, mức cao kỷ lục kể từ khi có dịch đến nay. Các nhà chức trách dự đoán rằng hơn 100 triệu người sẽ chọn đi đường sắt trong suốt kỳ nghỉ.

Dữ liệu của tổ chức Cirium Core vào ngày 23/9 cho thấy có hơn 164.000 chuyến bay nội địa theo lịch trình trong “Tuần lễ vàng” năm nay, tăng hơn 11% so với 148.000 chuyến trong cùng kỳ năm 2019. Trong “Tuần lễ vàng” năm nay, sẽ có hơn 27,8 triệu hành khách trên các chuyến bay nội địa. Ngày bận rộn nhất sẽ là ngày 7/10, khi đó sẽ có hơn 13.800 chuyến bay, tăng 9,6% so với ngày bận rộn nhất năm ngoái (6/10).

Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh đã được kiểm soát, gần đây nhiều nơi cũng lần lượt báo cáo về sự xuất hiện của các ca nhiễm không triệu chứng.

Ngoài ra, hôm 27/9, huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây ghi nhận thêm một ca lây nhiễm không triệu chứng, đây là một trường hợp nhập cảnh tại Quảng Châu từ Philippines và đã được cách ly 14 ngày. Trong quá trình cách ly, cả hai lần xét nghiệm axit nucleic của người này đều cho kết quả âm tính. 

Sau khi hết thời hạn cách ly vào ngày 24/9, buổi tối hôm đó người này đã đáp chuyến bay từ sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu đến sân bay quốc tế Xương Bắc Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 26/9 đã có thông báo rằng người này dương tính với kết quả xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể huyết thanh (IgM, IgG).

Đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy toàn bộ làng Độ Khẩu, thị trấn Đường Nam, huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã thực hiện cách ly xã hội, và tất cả dân làng đều bị buộc phải xét nghiệm axit nucleic.

Trước đó (20/9), ông Trương Văn Hồng  (Zhang Wenhong), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Hoa Sơn thuộc trường đại học Phục Đán đã tuyên bố trong một diễn đàn rằng 80% người nhiễm bệnh là không có triệu chứng, điều này rất đáng sợ. Ông tin rằng đợt dịch thứ hai là không thể tránh khỏi.

Mới đây, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Quốc gia về bệnh đường hô hấp và dẫn đầu đội ngũ các nhà khoa học tham vấn chính phủ Trung Quốc, trong một cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch tại khu phức hợp Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, nơi vẫn được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, cũng chỉ ra rằng dịch bệnh vẫn tồn tại tiếp tục trong mùa đông năm nay và mùa xuân năm sau, và có thể tiếp tục phát triển, đặc biệt là bùng phát ở một số khu vực.

Các nhà phân tích cho rằng chuyến du lịch sắp tới của 600 triệu người chắc chắn sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, và đây là điều rất đáng lo ngại.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ

Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương         

Không có nhận xét nào: