Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

'BẤT NGỜ THÁNG 10' CÓ GIÚP TỔNG THỐNG TRUMP XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ?

Nhiều chuyên gia cho rằng vụ lùm xùm liên quan đến FBI của bà Clinton đã xoay chuyển cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Ảnh: CBS News. Giới quan sát cho rằng đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ đang dè chừng lẫn nhau vì lo ngại một diễn biến bất ngờ trước tháng 11 sẽ làm xoay chuyển cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng.-Đại Hoàng - Theo SCMP - Lịch sử bầu cử Mỹ cho thấy lượng cử tri trung lập có thể là nhân tố phân định thắng thua trong các cuộc đua giằng co, đặc biệt là vào những tuần ngay trước khi ngày bầu cử diễn ra.Ngày 28/10/2016, James Comey, giám đốc FBI thời điểm đó, đã thông báo với Quốc hội Mỹ về việc nối lại các cuộc điều tra đối với ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton.
<!>
Tin tức về cuộc điều tra đã thu hút giới truyền thông của Mỹ trong nhiều ngày liền. Đáng nói hơn, sự việc nói trên diễn ra chỉ 11 ngày trước khi cử tri Mỹ đến phòng bỏ phiếu và đưa ra quyết định của mình.
Thực tế từ lịch sử

Theo một số chuyên gia, việc FBI nối lại điều tra đối với bà Clinton đã phần nào làm giảm uy tín của ứng viên đảng Dân chủ trong mắt cử tri, từ đó đem lại những lợi thế nhất định giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Theo tính toán của FiveThirtyEight, tin tức về vụ điều tra nói trên đã làm đảo chiều ít nhất 1% tỷ lệ ủng hộ của cử tri tại các bang chiến trường như Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, nơi lợi thế không nghiêng hẳn về ứng viên tổng thống nào.

Nhiều chuyên gia cho rằng vụ lùm xùm liên quan đến FBI của bà Clinton đã xoay chuyển cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Ảnh: CBS News.

Trong giới chính trị Mỹ, những trường hợp tương tự vụ điều tra đối với bà Clinton được gọi với thuật ngữ “bất ngờ tháng 10”. Điểm chung của các sự kiện là đều có ảnh hưởng đáng kể đến cục diện và kết quả cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào đầu tháng 11.

“Lịch sử chỉ ra rằng cử tri thường bị ảnh hưởng bởi những tin tức gần ngày bầu cử hơn là các sự việc đã xảy ra từ lâu”, ông James Carafano, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Douglas và Sarah Allison, bình luận.

Ông Carafano cũng cho rằng thời điểm sự kiện xảy ra là yếu tố quyết định tất cả. Ông lấy ví dụ về trường hợp George W. Bush thất bại trong cuộc bầu cử năm 1992 dù trước đó nhiều người dự đoán ông sẽ đắc cử, nhờ vào thành tựu quân sự buộc quân đội Iraq phải rời khỏi Kuwait trong một năm trước ngày bầu cử.

“Vào thời điểm cuộc bầu cử diễn ra, không ai quan tâm đến kết quả cuộc chiến (vùng Vịnh) cả, cử tri chỉ tập trung vào những gì diễn ra ngay lúc đó mà thôi”, ông Carafano nói.
Những kịch bản khả dĩ về một "bất ngờ tháng 10"

Các cựu thành viên của chính quyền Tổng thống Trump cho biết nhà lãnh đạo 74 tuổi đang trông chờ một “bất ngờ tháng 10” sẽ thay đổi diễn biến cuộc bầu cử hiện tại và giúp ông tại vị ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa.

Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton viết trong cuốn hồi ký xuất bản vào tháng 6 rằng thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên có khả năng sẽ trở thành một “bất ngờ tháng 10”.

Mặt khác, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang là tâm điểm chú ý của cả thế giới, ông Bolton cho rằng một thông báo mang tính tích cực về tình hình sản xuất vaccine cũng có thể trở thành “bất ngờ tháng 10” trong cuộc bầu cử lần này.


Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton từng đưa ra dự đoán về "bất ngờ tháng 10" của năm 2020. Ảnh: New Yorker.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, diễn biến bất ngờ xảy ra vào tháng 10 có thể đem lại lợi thế cho ông Joe Biden, đối thủ của ông Trump, thay vì bản thân tổng thống.

Một trong những vụ lùm xùm xoay quanh người đứng đầu Nhà Trắng trong thời gian gần đây là các cáo buộc nhắm vào Tổng thống Trump hồi tháng 9.

Cụ thể, tạp chí Atlantic trích dẫn một số nguồn tin ẩn danh cho rằng ông Trump không đề cao lính tử trận Mỹ và gọi họ là “những kẻ chiến bại”. Nhà Trắng đã phủ nhận các cáo buộc này và cho biết Tổng thống Trump coi trọng quân đội ở mức độ cao nhất.

Hồi tháng 9, Tổng thống Trump vướng vào cáo buộc không tôn trọng lính Mỹ tử trận. Ảnh: Getty.
Vào ngày 15/9, phóng viên Bob Woodward đã xuất bản cuốn sách dựa trên những cuộc phỏng vấn với ông Trump. Một trong số những trích dẫn trong ấn phẩm này cho thấy tổng thống đương nhiệm dường như cố tình giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 2.

“Nếu hai cáo buộc nói trên được công bố vào cuối tháng 10 tương tự như trường hợp của bà Clinton vào năm 2016, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ không cứu vãn nổi tình thế”, chuyên gia John Hudak thuộc Viện Brookings ở Washington nhận xét.

Giới quan sát cũng dự đoán rằng nếu ông Trump thua trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng về hồ sơ thuế thu nhập của mình, nhiều khả năng tổng thống đương nhiệm sẽ thất trận vào đầu tháng 11.

Sự ra đi của Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg hôm 18/9 cũng khiến cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trở nên khó lường hơn.

Sự ra đi của Thẩm phán Ginsburg nhiều khả năng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc bầu cử Mỹ sắp sửa diễn ra vào tháng 11. Ảnh: ABC News.
Tổng thống Trump có cơ hội đề cử một người thuộc đảng Cộng hòa để kế nhiệm vị trí của cố Thẩm phán Ginsburg, từ đó giúp gia tăng sức ảnh hưởng của đảng này lên cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống tư pháp Mỹ.

Nhiều đảng viên đảng Dân chủ, bao gồm cựu Tổng thống Barack Obama, đã lên tiếng kêu gọi hoãn việc lấp chỗ trống của bà Ginsburg cho đến khi cuộc đua vào Nhà Trắng ngã ngũ.
Toan tính của hai đảng

Chuyên gia chính trị Marco Carnelos nhận xét rằng trong bối cảnh Tổng thống Trump đang thu hẹp khoảng cách với ông Biden, một “bất ngờ tháng 10” có thể đóng vai trò định đoạt kết quả cuộc bầu cử.

Cũng theo ông Carnelos, cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa đều đang dè chừng phe còn lại và trông chờ đối thủ sẩy chân, đồng thời tận dụng tình hình để kéo lợi thế về phía mình.

Trong bối cảnh Mỹ hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, hai đảng lo ngại rằng đối phương sẽ dùng chiêu bài đại dịch để tấn công bất ngờ.

Tin tức tích cực về vaccine Covid-19 được dự đoán có thể trở thành một "bất ngờ tháng 10". Ảnh: Reuters.
Đảng Cộng hòa đã khiến đảng Dân chủ phẫn nộ khi cố chặn nguồn tài chính cho bưu điện Mỹ nhằm hạn chế số lượng cử tri bỏ phiếu qua thư, từ đó làm suy giảm lợi thế của ông Biden.

Tổng thống Trump tuyên bố rằng quá trình bỏ phiếu qua bưu điện nhiều khả năng dẫn đến sự gian lận và thiếu minh bạch, tuy nhiên không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho khẳng định của mình.
Bà Hillary Clinton cũng đã công khai đưa ra lời khuyên cho ông Biden rằng ông “không nên nhượng bộ trong bất kỳ trường hợp nào” vì bà cho rằng chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump có thể sẽ làm đảo lộn quy trình bỏ phiếu.

Không có nhận xét nào: