Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Ẩn ý về ĐCSTQ trong sáng tác của Kim Dung, Nghê Khuông - An Nhiên

Ẩn ý về ĐCSTQ trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung
Rất nhiều người bị hấp dẫn bởi tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung nhưng bạn có biết trong những cuốn tiểu thuyết này đều hàm chứa sự trào phúng về chính trị thời hiện đại hay không? Kim Dung đã nói rằng Thần Long Giáo trong Lộc Đỉnh Ký ám chỉ ĐCSTQ. Một số tác phẩm sau này của ông cũng có một phần ẩn ý về Đại Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.Thần Long Giáo trong Lộc Đỉnh Ký là một tôn giáo giả trên một hòn đảo vào thời kỳ Minh mạt Thanh hưng. Giáo phái này lập ra với mục đích là để thống nhất giang hồ và chinh phục thiên hạ. Tác phẩm Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung được viết vào năm 1969, khi Đại Cách mạng văn hóa đang quét qua vùng đất Tân Trúc.
<!>
Thần Long Giáo chủ Hồng An Thông là một kẻ tàn nhẫn và xảo quyệt, thích được xu nịnh. Những bài viết, lời nói, lời khen ngợi công lao của ông được đánh giá là giống với những gì Mao Trạch Đông đã làm trong Đại Cách mạng văn hóa. Việc Hồng An Thông cho phát triển mạnh mẽ giáo đoàn trẻ em dưới sự kiểm soát của vợ mình để đàn áp giáo đoàn thế hệ cũ ngụ ý rằng Hồng vệ binh đã chỉ trích và đấu tranh với các nhà cách mạng cũ. Vợ của Hồng An Thông và các đoàn giáo thanh niên từ đầu đến chân đều có bóng dáng của Giang Thanh (vợ của Mao Trạch Đông) và Hồng vệ binh.

Kim Dung đã miêu tả ĐCSTQ thế nào qua tiểu thuyết võ hiệp?

Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang và chuyển đến Hồng Kông vào năm 1948. Từ năm 1950 ông đã sáng tác một số tiểu thuyết võ hiệp dưới bút danh ‘Kim Dung’. Cha của ông là Tra Xu Khanh bị quân đội của ĐCSTQ sát hại năm 1950. Tra Xu Khanh tốt nghiệp trường đại học Chấn Đán và được giáo dục theo kiểu phương Tây. Ông bị quy là người đứng đầu giai cấp địa chủ và phần tử phản cách mạng. Tra Xu Khanh bị xử tử ngay trước mặt gia đình sau khi bị chỉ trích và đấu tố vào năm 1950. Gia đình ông được ĐCSTQ bồi thường 10 vòng đồng nhân dân tệ cho giá của viên đạn lấy mạng của ông. Kim Dung từng nói rằng việc cha mình bị giết là một bi kịch không thể tưởng tượng nổi và khó chấp nhận.
Tra Xu Khanh chết, gia sản bị chiếm đoạt chỉ còn lại một ngôi nhà cũ hai phòng. Mẹ kế của Kim Dung, Cố Tú Anh, trong hoàn cảnh không đủ khả năng nuôi các con, đã bán ngôi nhà cũ để duy trì kế sinh nhai. Vậy mà cuộc sống quá đỗi nhiêu khê. Quan chức ĐCSTQ cho rằng “vợ của địa chủ đang cố gắng lấy lại tài sản của mình bằng cách phản công và đấu tranh”, và tra tấn bà thậm tệ suốt 3 ngày đêm khiến tâm thân đau đớn.
Nhận thấy hành vi ác độc của ĐCSTQ, Kim Dung đã dùng ngòi bút của mình để phản kháng. Năm 1957, khi Đại Công Báo Hồng Kông không đăng bài phản đối cuộc vận động Đại Nhảy Vọt của ĐCSTQ, Kim Dung đã ôm nỗi bất mãn này và thành lập Minh Báo 2 năm sau đó.
Nhà văn Kim Dung 
Năm 1963, Khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đương thời ĐCSTQ Trần Nghị tuyên bố rằng: “Sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân kể cả khi phải thế chấp cả chiếc quần”, ngay sau đó Kim Dung đã đưa ra lời phê phán “có đòi cái quần đi chăng nữa thì bom hạt nhân là không thể”. ĐCSTQ “đặt ưu tiên hàng đầu vào sức mạnh quân sự, sau đó mới đến cuộc sống của dân. Thành thật mà nói, đó không phải là một chính phủ tốt ”. Ông đặt câu hỏi về việc ĐCSTQ tạo vài quả bom nguyên tử rồi để chúng ở đâu? Và ông kêu gọi ĐCSTQ “hãy làm thêm vài cái quần cho dân mặc”.
Tiểu thuyết của Kim Dung nhận được sự tán dương từ đông đảo mọi người nhưng ít ai để ý đến thông điệp đằng sau nó. Anh Hùng Xạ Điêu là câu chuyện về một cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào Trung Nguyên, gợi những vết thương về sự chiếm đóng Trung Quốc Đại lục của ĐCSTQ. Nhân vật chính trong câu chuyện phải đối mặt với những thử thách giống như thế hệ của Kim Dung. Họ phải quyết định giữa việc gia nhập chính quyền phía bắc đang nổi lên hay chạy về phía nam và trở thành một người yêu nước. Như sự thật đã chứng minh, hầu hết những người còn lại ở Trung Quốc Đại lục đều bị ĐCSTQ bức hại.

Nghê Khuông: “Yêu nước là chống ĐCSTQ, chống ĐCSTQ chính là yêu nước”

Năm 1957, Nghê Khuông, 22 tuổi, trốn thoát khỏi trại cải tạo lao động của Nội Mông và tị nạn vào Hồng Kông. Nhiều năm sau, nhìn lại quãng thời gian này, ông nói: “Nếu không đến Hồng Kông, tôi chắc sẽ không có cơ hội để viết và tiếp tục sống, và chắc hẳn tôi đã không thể trải qua “cuộc đấu tranh chống lại lẽ phải” và cũng sẽ không thể chịu đựng được cuộc Đại cách mạng văn hóa, thật may mắn vì tôi đến Hồng Kông”.
Ở Hồng Kông, Nghê Khuông vừa lao động cực nhọc và vừa cho ra mắt tiểu thuyết “Chôn sống”. Cuốn tiểu thuyết này là câu chuyện về người vợ của một địa chủ chôn sống cháu mình trong cuộc cải cách ruộng đất. “Khi đất lấp đầy đến ngực, người bà vừa vỗ cho cháu trai mình và nói: “Gắng chịu một chút nữa, rồi sẽ không khó thở nữa đâu”. Cuốn tiểu thuyết được viết chỉ trong nửa buổi này đã được đón nhận nồng nhiệt và thu về 90 tệ phí bản thảo, bằng hơn một tháng lương khi ấy. Kể từ lúc này, Nghê Khuông chuyên tâm vào việc viết lách và nhờ khả năng sáng tạo của mình, ông được mệnh danh là người nhanh nhẹn đệ nhất thiên hạ.
Lập trường chống ĐCSTQ của Nghê Khuông rất vững chắc. Ông nhận ra rằng ĐCSTQ đã hoàn toàn huỷ hoại nền văn minh lịch sử của nhân loại. “Điều đáng sợ hãi nhất của ĐCSTQ là tẩy não và kiểm soát ý chí tư tưởng của người khác. Con người bị biến thành một cỗ máy hoàn toàn phục tùng trong hệ thống ĐCSTQ”.
Từng trải qua cuộc cải cách ruộng đất ở Quảng Đông, Nghê Khuông chỉ ra rằng nhiều người vẫn còn ảo tưởng về cựu lãnh đạo ĐCSTQ. “Không có đảng viên ĐCSTQ nào mà không phạm tội”. Mỗi khi nghe thấy những gì như “ĐCSTQ tiến bộ” ông đều nói như vậy. Nếu hỏi rằng “thủ lĩnh tộc ăn thịt người thời này như thế nào?” thì ông sẽ nói “tiến bộ rồi bây giờ ăn thịt người bằng dao, cái gọi là tiến bộ của ĐCSTQ chính là dùng con dao bàn để ăn thịt người”.
Ba mươi năm trước, trong cuốn tiểu thuyết “Truy Lon ”, Nghê Khuông đã “tiên tri” rằng một đô thị ở phía đông sẽ bị diệt vong. “Một thành phố lớn có thể bị phá hủy hoàn toàn chỉ với những quyết định thiếu hiểu biết của một vài người. Nguyên nhân không phải là thiên tai, mà là vì đã đánh mất sức mạnh của nó”. Sau này, Nghê Khuông đã đề cập về Hồng Kông. Ông nói rằng những gì biến mất ở Hồng Kông là lợi thế của việc “tự do”. “Chủ yếu là tự do ngôn luận, và tự do ngôn luận là mẹ của mọi tự do”, “Không có tự do nào khác nếu không có tự do ngôn luận”. Khi đối chiếu với đạo luật An ninh Quốc gia Hồng Kông năm 2020 dưới bức màn sắt của ĐCSTQ, dự đoán của Nghê Khuông bất ngờ phù hợp.
Nghê Khuông đã sớm biết rằng cái gọi là “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia hai chế độ) ấy chính là một sự lừa dối. “Tôi hoàn toàn chẳng tin vào nhất quốc lưỡng chế”. “Nếu ĐCSTQ quyết định theo ý muốn, thì nhất quốc lưỡng chế là gì? Đến khi nào mới có thể tin vào cái mà ĐCSTQ nói? Trong nhiều thập niên qua, không hề có một từ nào được thực hiện hóa cả”.
Nghê Khuông là một người yêu nước: “Tôi yêu đất nước đến cực điểm!”. Ngay từ rất sớm ông đã viết khẩu hiệu: “Yêu nước là chống ĐCSTQ, chống ĐCSTQ chính là yêu nước”.
 Nghê Khuông – là một tiểu thuyết gia và nhà biên kịch người Mỹ gốc Hồng Kông 

Danh hiệu “anh cả chống ĐCSTQ” khiến ĐCSTQ sợ hãi

Vào thế kỷ 20, ông là con người có cuộc đời khá bi đát. Là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng sớm gia nhập ĐCSTQ và giữ chức Bí thư chi bộ ĐCSTQ thời kỳ đầu, sau đó ông đi học tại Đại học Trung Sơn ở Moscow. Khi trở về nước, ông tham gia vào cuộc bạo động của ĐCSTQ và bị Quốc Dân Đảng bắt giữ. Lạ thay ông đã không chết dù bị bắn 2 phát súng tại trường xử bắn. Sau đó ông tiếp tục làm việc cho ĐCSTQ và khi lần nữa bị Quốc Dân Đảng bắt, ông đã chọn gia nhập Quốc Dân Đảng. “Sau khi nghiên cứu Chủ nghĩa Tam Dân, tôi đã dành 40 năm ở Đài Loan kiên quyết chống Cộng, viết bài phê phán ĐCSTQ và lập trường không đứng cùng ĐCSTQ”. Chính vì lý do này mà ông nằm trong danh sách “tội phạm chiến tranh của ĐCSTQ”. Người này là Nhậm Trác Tuyên, với bút danh Diệp Thanh được đông đảo công chúng biết đến.
Diệp Thanh sau khi quyết định rời khỏi ĐCSTQ, đã nói với Tá Quốc Ung, Phó viện trưởng tòa án Trường Sa của Quốc Dân Đảng rằng: “Cuộc sống chính trị ĐCSTQ trong tôi đã chết rồi! Từ giờ tôi sẽ theo đuổi cuộc sống mới của mình”. ĐCSTQ khó tin vào “sự phản bội” của ông, Trần Độc Tú và Chu Độc Lai cũng đã phải nhận nhiều tổn hại lớn.
Sau cuộc nổi dậy của quân đội Tây An năm 1936, Quốc Dân Đảng buộc phải đồng ý với yêu sách “đoàn kết chống Nhật” của ĐCSTQ. Đối với Diệp Thanh, việc kết hợp các đảng, các phái, các quân đội vào để chống Nhật rõ ràng là có lợi cho ĐCSTQ và quân đội của nó và bất lợi cho quân đội Quốc Dân Đảng. Nhưng sau đó Diệp Thanh đã phát biểu tuyên ngôn và chủ trương rằng thay vào đó hãy “giải cứu thống nhất đất nước”. ĐCSTQ không thể phản đối lại nhưng điều này có thể gây thiệt hại cho ĐCSTQ. Để cứu đất nước thống nhất, ĐCSTQ phải giao quyền quản lý quân sự “vùng biên giới” cho chính phủ Quốc Dân Đảng.
Trước đề xuất của Diệp Thanh, ĐCSTQ và phe cánh tả vô cùng tức giận. ĐCSTQ đã gửi một bức điện trực tiếp đến Tưởng Giới Thạch để buộc tội “phá hủy mặt trận thống nhất” cho Diệp Thanh nhưng các lãnh đạo cấp cao Quốc Dân Đảng là Tưởng Giới Thạch và Trần Thành đã đến gặp Diệp Thanh và trao lời khen ngợi.
Tháng 7 năm 1949, Diệp Thanh được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Cục Tuyên truyền Quốc Dân Đảng, và sau đó giữ chức bộ trưởng của Quốc Dân Đảng. Diệp Thanh đi về phía tây nam, lãnh đạo công tác tuyên truyền, phân tích các góc nhìn của thời cuộc, kêu gọi và đi tiên phong trong “chiến trường thứ 2”, “chiến tranh kinh tế”, “chiến tranh ý thức hệ” “chấn hưng tinh thần tấn công phương Bắc”, đồng thời khích lệ tinh thần của Đảng Quốc Dân bằng cách tổ chức “Quốc tế chống Cộng ở Viễn Đông”.
ĐCSTQ vô cùng ghét Diệp Thanh vì đã đâm vào đúng điểm yếu của nó. Mao Trạch Đông, Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Trần Bá Đạt, Nghệ Tứ Kỳ, Ngô Lê Bình… lần lượt đưa ra các chủ trương bác bỏ lý luận của Diệp Thanh.  Ví dụ, ngày 10 tháng 6 năm 1939, Mao Trạch Đông đã phản bác lại báo cáo trong Hội nghị cán bộ cấp cao Diên An rằng: “Trong hai năm, đặc biệt là nửa năm gần đây những người viết thư thay mặt cho Quốc Dân Đảng, bao gồm cả Diệp Thanh đã phát biểu rất nhiều tư tưởng sai trái, không chỉ phản đối chủ nghĩa cộng sản mà còn chống đối lại cái chân trong Chủ nghĩa Tam Dân… Thực tế, chúng chỉ thích hợp với quản lý nhà nước của cái gọi là Tam dân và Quốc Dân Đảng, tức là Tam Dân giả và Quốc Dân Đảng giả, không thích hợp nhất với quản lý nhà nước, còn ĐCSTQ hoàn toàn phù hợp với quản lý nhà nước”. Tuy nhiên, đã nhiều thập kỷ trôi qua, Đài Loan đang hướng tới một xã hội dân chủ còn người dân Trung Quốc vẫn bị ĐCSTQ bức hại và đàn áp. Điều này chứng tỏ lời nói của Mao chỉ là lời nói dối.

Nhà sử học Dư Anh Thì: Bản chất của “Đảng Thiên Hạ” vẫn sẽ xuất hiện theo một cách mới”

Dư Anh Thì, nhà sử học trứ danh chuyên ngành nghiên cứu lịch sử tư tưởng đã được trao giải trướng Hán học tưởng trong lễ trao giải Đường Tưởng lần thứ nhất năm 2014. Năm 2002, trong một cuộc phỏng vấn, Dư Anh Thì cho biết “Trung Quốc đại lục không có lịch sử từ năm 1949 đến nay. Một số “lịch sử” là giả mạo và được tạo ra để tuyên truyền chính trị. Để phanh phui lịch sử giả mạo, sau này khi nền học thuật trở nên tự do, chúng ta cần công khai những dữ liệu này và phát biểu dựa trên những dữ liệu thô”.
Dư Anh Thì đã phát biểu về cái gọi là “Đảng Thiên Hạ” của 漢學獎 như sau: “Cái gọi là “chế độ Lênin, Stalin” là chế độ độc tài. Thái độ cơ bản của nó đối với giáo dục văn hóa là phản đối trí thức và chống lại trí thức theo bản năng. Do đó chế độ độc tài chắc chắn buộc phải áp dụng cái gọi là phương áp “Đảng Thiên Hạ” của Trữ An Bình. Tức là một bên của đảng tàn sát toàn bộ thiên hạ và nhân dân. Vì lý do này, Đảng phải sử dụng tất cả các phương tiện có thể để duy trì chế độ bạo lực tước đoạt, bao gồm cả lừa đảo và tàn ác. Việc Đảng này mất đi chính quyền chẳng khác gì vũ trụ bị hủy diệt. Nói theo quan điểm của cá nhân thì “đảng viên” phải dùng mọi cách để duy trì “quyền lực” trong tay, chỉ có thể tăng chứ không thể giảm. Nguyên lý cơ bản của “đảng viên” là nếu bạn có quyền lực thì bạn có tất cả, và nếu bạn không có quyền lực thì bạn sẽ mất tất cả. Stalin đã từng nói rằng: “Các đảng viên cộng sản được làm từ những vật liệu đặc biệt”. Trên thực tế, ngụ ý chính xác là vậy.
Vì lý do này, cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng sẽ mãi mãi không ngừng. Tính hợp pháp của “Đảng Thiên Hạ” hoàn toàn được xây dựng dựa trên một hệ tư tưởng độc đoán. Hệ tư tưởng này là chân lý tuyệt đối và không bao giờ cho phép ai nghi ngờ bất cứ điều gì. Vì nếu nghi ngờ thì nền tảng cơ bản của “Đảng Thiên Hạ” sẽ có thể bị lung lay. Vậy nên “Đảng Thiên Hạ” phản đối tri thức và và chống lại trí thức một cách bản năng.
“Chế độ Lênin, Stalin” của Liên Xô cũ đã triệt để thể hiện tinh thần phản tri thức ngay từ đầu. Bất kể triết học, văn học, xã hội, khoa học và lịch sử… nó phải tuyệt đối nhất quán với hệ tư tưởng chính thức dưới sự kiểm soát của Đảng. Khoa học tự nhiên cũng không ngoại lệ. Chúng ta biết rõ cái nực cười gọi là “Ngôn ngữ học Stalin” và “Sinh học của Risenko”.
Sau khi thành lập chính quyền, đầu tiên, Lênin đưa ra đặc điểm trong giáo dục. Một là hạ thấp tiêu chuẩn học thuật của quá khứ, hai là làm tổn hại đến thẩm quyền của giáo viên. Chế độ cho giáo viên trung học cơ sở bị coi là thấp nhất với mức lương hàng tháng là 45 rúp, nhưng lương của những người làm việc ở trường là 70 rúp. Đảng còn dẫn dụ một cách có kế hoạch để các học sinh xúc phạm giáo viên khiến họ không thể ngóc đầu lên được. “Đảng Thiên Hạ” của ĐCSTQ là một hệ thống rập khuôn lại của Liên Xô cũ. Vì thế mà ban đầu Đảng này miệt hạ giáo viên thành công dân hạng ba và khuyến khích học sinh gây công kích với giáo viên.
Do đó, Đại Cách mạng văn hóa không phải là một sự kiện lịch sử biệt lập, mà là đỉnh cao của một trong những quá trình phát triển thể hiện bản chất chân thực nhất của “Đảng Thiên Hạ”. Chỉnh phong Diên An 1942 và cuộc đấu tranh phản phái hữu năm 1957 chính là khúc dạo đầu của nó. Không chỉ vậy, Cách mạng văn hóa không phải là kết thúc của quá trình được đề cập trên đây mà còn là sự xuất hiện của bản chất “Đảng Thiên Hạ” trong giai đoạn lịch sử mới bằng một phương thức hoàn toàn mới.
Dư Anh Thì nói rằng Chủ nghĩa cộng sản độc quyền đối với tất cả các nguồn lực sản xuất và sinh hoạt trong một quốc gia, kiểm soát hoàn toàn tâm trí và cơ thể của một người, là điều chưa từng có trong lịch sử ở phương Đông và phương Tây. Nhưng hiện nay con người cũng dần có có trí huệ. Họ đã thoát khỏi con thú trong ĐCSTQ và thúc đẩy công lý vượt ra bên ngoài Trung Quốc Đại lục, vạch trần sự thật đen tối của ĐCSTQ. Trong lịch sử, những nỗ lực không ngừng để củng cố cái đúng và loại bỏ cái ác cuối cùng đã tạo thành một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới là xóa bỏ ĐCSTQ trong thế kỷ 21. Nhân tâm con người đã thức tỉnh nên đây chính là thời khắc quan trọng của lịch sủ, thời khắc Trời diệt Trung Cộng!
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương       

Không có nhận xét nào: