Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Hai Khía Cạnh Của Các Cuộc Biểu Tình ở Mỹ Trong Tuần Qua - Đặc San Lâm Viên





Một tuần sau khi một người đàn ông Mỹ gốc Phi châu (da đen) ở Minneapolis bị chết trong lúc một cảnh sát viên giữ anh ta bằng cách dùng đầu gối đè lên sau gáy khi anh ta đang nằm xấp mặt xuống đất, những cuộc biểu tình của dân chúng đã bộc phát và lan dần trên nhiều thành phố của nước Mỹ, bất chấp lệnh giới nghiêm và kiểm soát nghiêm ngặt của cảnh sát ở nhiều nơi. Trong những ngày qua, hàng ngàn người đã xuống đường ở Minneapolis, Orlando, New York, Denver, Boston, Seattle, Phoenix, Los Angeles, Houston, Washington D.C., và nhiều thành phố khác, để biểu lộ sự tức giận và bất mãn với việc cảnh sát quá mạnh tay và có ý kỳ thị người da đen. Dưới đây là một số hình ảnh về các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trên nước Mỹ đã xảy ra trong mấy ngày qua.<!>


Đám đông biểu tình xung quanh đài tưởng niệm của tướng Robert E. Lee đã bị vẽ đầy graffiti ở Monument Avenue in Richmond, Virginia, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám người biểu tình trước trụ sở cảnh sát ở Seattle, Washington, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở New York City, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám đông biểu tình đang nghe một diễn giả nói chuyện ở Foley Square, New York City, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Hình chụp từ trên không đám biểu tình của dân New York ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở Minneapolis, Minnesota, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám đông biểu tình ở toà đô chánh ở Saint Paul, Minnesota, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở Salt Lake City, Utah, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình trước trụ sở cảnh sát ở Norman, Oklahoma, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Bác sĩ Zola Chihombori Quao phát biểu tại một cuộc biểu tình của các nhân viên ngành y tế gần Tòa Đô Chánh của California ở Sacramento, California.


Biểu tình ở Redwood City, California, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình với biểu ngữ được tổ chức bởi Charlotte NAACP ở Charlotte, North Carolina, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Cảnh sát của thành phố Charlotte-Mecklenburg thuộc Charlotte, North Carolina đứng dàn hàng ngang để ngăn chặn biểu tình ngày 2 tháng 6 năm 2020.



Biểu tình trước toà đô chánh ở Denver, Colorado,  2 tháng 6 năm 2020.


Đoàn biểu tình ở Washington D.C. đang bước trên đường 16 tiến đến công viên Lafayette Park và Toà Bạch Ốc, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Vệ Binh Quốc Gia của Washington D.C. đứng trên những bực thềm của Lincoln Memorial để ngăn chặn sự phá hoại của đám biểu tình ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Một phụ nữ la hét trước hàng ngũ của cảnh sát và hàng rào sắt vừa được dựng lên ở công viên Lafayette Square gần toà Bạch Ốc, để ngăn chặn đám biểu tình, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở Washington D.C. ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Lực lượng cảnh sát đứng dàn hàng ngang cùng với hàng rào sắt để chặn dân biểu tình gần toà Bạch Ốc, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám biểu tình ở Carrollton, Texas, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám đông biểu tình ở công viên Franklin Park in Boston, Massachusetts, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Một phụ nữ biểu lộ sự tức giận với nhân viên cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Boston, Massachusetts, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình đang nghe lời nói chuyện của một diễn giả ở toà hành chánh thị xã Orlando, Floria, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình cưỡi ngựa trên đường phố ở Houston, Texas, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở Houston, Texas, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở thư viện Bethesda Library ở Bethesda, Maryland, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Biểu tình ở Oakland, California, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám biểu tình ở New Orleans, Louisiana chiếm giữ cầu xa lộ 10, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám biểu tình ở gần toà thị chánh ở Philadelphia, Pennsylvania, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Vệ binh Quốc gia dàn hàng ngang trước những người biểu tình ở Los Angeles, California, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình diễn hành qua Hollywood sau giờ giới nghiêm tại Los Angeles, California, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Đám đông biểu tình ở Miami, Florida, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Người biểu tình đối đầu với cảnh sát ở Phoenix, Arizona, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình giơ tay và hô khẩu hiệu ở Minneapolis, Minnesota, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


Những người biểu tình giơ tay và hô khẩu hiệu ở Minneapolis, Minnesota, ngày 2 tháng 6 năm 2020.


oOo


Chúng ta đều biết bàn tay có xấp có ngửa, đồng tiền có mặt trái mặt phải ... Những hình ảnh bên trên là mặt phải của những cuộc biểu tình được hầu hết giới truyền thông và báo chí dòng chính, chống chính phủ, đăng tải.

Như chúng ta cũng biết, giới truyền thông chống chính phủ chỉ đăng những hình ảnh và tin tức cho thấy dân chúng biểu tình trong tinh thần ôn hoà và tôn trọng pháp luật. Thế nhưng trên thực tế, mặt trái của nó hoàn toàn không phải như vậy. Hầu hết các thành phố giàu có với các cửa tiệm sang trọng, đắt tiền đều bị những kẻ nhân cơ hội biểu tình cướp phá, đôi khi còn bị thiêu huỷ. Tệ trạng này luôn xảy ra trong cùng lý do là "chống hành động hung bạo của cảnh sát" và "chống kỳ thị đen-trắng" của cảnh sát và tư pháp.

Dưới đây là những hình ảnh và video clip cho thấy những kẻ "thừa nước đục thả câu", lợi dụng sự biểu tình, đã đốt phá và cướp bóc các cửa hàng. Trong cơn hỗn loạn của đám đông, cảnh sát cũng bó tay vì không đủ lực lượng và e ngại rằng sẽ lại gây ra những điều xáo trộn mạnh mẽ hơn. Cảnh sát chống biểu tình và vệ binh quốc gia không được điều động đến để dẹp đám cướp của, vì thế sự tàn phá đã trở nên khủng khiếp và lan rộng qua những thành phố khác, như một quốc gia vô chính phủ.


 Thế cho nên những chính trị gia, chuyên nghiệp cũng như đua đòi, hô hào và ủng hộ biểu tình mà không có biện pháp phòng ngừa phá hoại là hành động vô ý thức, đáng nguyền rủa hơn những kẻ, vốn dĩ thuộc thành phần gian manh, chuyên làm tội ác.






Hình ảnh một trong nhiều tiệm bán nữ trang ở New York bị đập phá và cướp.
(AP: Photo/Wong Maye-E)




Hình ảnh các cửa hàng của một khu buôn bán bị cướp và đốt phá.
(AP: Julio Cortez)


Biểu tình bạo động ở Minneapolis, Minnesota


Đập phá, cướp, hôi của ở Los Angeles (7NEWS)


Đập phá, hôi của ở Manhattan


Náo loạn, hôi của ở California (GMA)


Hôi của, cướp của, đốt phá ở thành phố New York.

Tham khảo: 

Không có nhận xét nào: