Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 29/6/2020


Ấn Độ đang theo dõi sát sao các hoạt động của các căn cứ không quân Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương  Ấn Độ chuẩn bị cho ‘trận đánh tổng lực’ với Trung Quốc Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ các căn cứ không quân của Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi đang dự trữ nhiều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay không người lái và các thiết bị quân sự khác khi căng thẳng biên giới leo thang ở khu vực, nhưng Ấn Độ không quá lo lắng về khả năng của lực lượng chiến đấu trên không dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), với việc Không quân Ấn Độ (IAF) đã tập hợp một lực lượng đủ mạnh, theo Indian Defense NewsTheo các nguồn tin quốc phòng Ấn Độ, chưa có động tĩnh “mới hoặc lớn” ở khu vực của Quân đội Trung Quốc tại Hotan và Kashgar ở Tân Cương, cũng như Gargunsa, Lhasa-Gonggar và căn cứ không quân Shigatse. Quân đội Ấn Độ và IAF đã triển khai cho “khả năng trận đánh tổng lực” dọc theo 3.488 km LAC sau các cuộc giao tranh biên giới ở Ladakh. Ấn Độ đã chuyển tới khu vực tên lửa đất đối không và các hệ thống tương tự nhằm ứng phó những mối đe dọa trên không.<!>
Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua eo biển Miyako, tiếp cận Đài Loan từ phía Đông
Hai máy bay ném bom của Trung Quốc đã bay qua eo biển Miyako vào Chủ nhật (28/6) và tiếp cận Đài Loan từ phía Đông, trước khi quay trở lại và ra khỏi khu vực theo cùng lộ trình, theo Taiwan News.
Theo thông cáo báo chí từ Ban tham mưu Bộ Quốc Phòng Nhật Bản, hai máy bay ném bom chiến lược của Quân đội Trung Quốc là Xi’an H-6 đã bay từ biển Hoa Đông và qua eo biển Miyako giữa các đảo Okinawa và Miyakojima của Nhật Bản. Trong một hành động đáp lại, Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản đã phóng máy bay chiến đấu để theo dõi máy bay ném bom Trung Quốc. Hai chiếc H-6 sau đó đã bay về phía tây nam và tiếp cận không phận Đài Loan từ phía đông, theo bản đồ đường bay do phía Nhật Bản công bố.

Ít nhất 4 trinh sát cơ Mỹ bay đến Đài Loan và Biển Đông

Hai kênh theo dõi lộ trình hàng không Callsign: CANUK7 và Golf9 đã phát hiện có ít nhất 4 máy bay do thám Mỹ và một máy bay tiếp nhiên liệu bay đến phía nam và tây nam Đài Loan vào hôm nay (29/6), trong khoảng thời gian từ 8:53 đến 11:27 sáng, theo Taiwan News.
Kênh Callsign: CANUK78 cho biết: Lockheed EP-3E ARIES II, một máy bay trinh sát và chiến đấu bay qua kênh Ba Sĩ ngay ngoài khơi bờ biển phía nam Đài Loan hướng về Biển Đông và Nga Loan Tị (Eluanbi); một máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon bay qua kênh Ba Sĩ trên hành trình của nó đến Biển Đông.
Kênh Golf9 báo cáo: một máy bay tiếp nhiên liệu Boeing KC-135R Stratotanker bay qua Biển Đông, ngay phía tây nam Đài Loan; một máy bay trinh sát Boeing RC-135U cất cánh từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản và bay qua kênh Ba Sĩ cũng trên đường đến Biển Đông.

Va chạm với tàu Trung Quốc, 14 ngư dân Philppines mất tích ở Biển Đông

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) hôm nay (29/6) đang tìm kiếm 14 ngư dân mất tích một ngày trước đó ở Biển Đông, sau khi tàu của họ va chạm với một tàu chở hàng Trung Quốc.
Theo tờ International Business Times (IBT), ông Armando Balilo, phát ngôn viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Philppines cho biết tàu chở hàng MV Vienna Wood đã va chạm với tàu cá Liberty 5 của Philippines vào sáng sớm Chủ nhật (28/6) tại Cabo Calavite, ngoài khơi đảo Mindoro. Tàu MV Vienna Wood trước đó đã rời đô thị Subic của Philippines và di chuyển đến Úc thì va chạm với tàu Philippines.
Tờ IBT đưa tin MV Vienna Wood là tàu Trung Quốc, cụ thể AFP cho biết con tàu này được đăng ký tại Hồng Kông. Cũng theo AFP, trong số 14 người mất tích, có 12 thủy thủ đoàn Philippines và 2 người khác.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã triển khai các tàu đến vùng biển ngoài khơi đô thị Mamburao, tỉnh Occidental Mindoro vào hôm 28/6 để tìm kiếm những người mất tích. Vì biển động mạnh nên việc tìm kiếm bị gián đoạn, nhưng cơ quan chức năng đã bắt đầu trở lại vào sáng sớm ngày 29/6. Giới chức cũng đã điều thêm máy bay để phục vụ công tác tìm kiếm.
Theo AFP, ngày 9/6/2019, một tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam đã giải cứu 22 người Philippines. Sau vụ va chạm đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải đối mặt với làn sóng chỉ trích rằng ông đã mềm yếu trước Bắc Kinh. Ông Duterte lúc bấy giờ đã tìm cách hạ thấp mức độ nghiêm trọng của sự việc, gọi đây là một “tai nạn” và chấp nhận đề nghị của Trung Quốc về việc mở cuộc điều tra chung.
‘Gã khổng lồ’ luyện kim Nga thừa nhận làm ô nhiễm vùng đài nguyên Bắc Cực
Norilsk Nickel, công ty khai thác và luyện kim niken của Nga đứng phía sau một vụ tràn nhiên liệu khổng lồ ở Bắc Cực hồi tháng trước, theo Aljazeera.
Trong một bản báo cáo hôm 28/6, Norilsk Nickel đã đưa ra các lý do cho việc “vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc vận hành” đồng thời tuyên bố họ đã đình chỉ các nhân viên chịu trách nhiệm xả nước thải từ một hồ chứa bị tràn ngập vào khu vực có động vật hoang dã.
Sau một tháng kể từ vụ rò rỉ nhiên liệu chưa từng có khiến Tổng thống Vladimir Putin phải ban bố tình trạng khẩn cấp, công ty này mới cho biết, vụ tràn dầu đã xảy ra tại nhà máy làm giàu Talnakh, gần Norilsk, thành phố nằm phía trên Vòng Bắc Cực.
Vào tháng trước, hơn 21 tấn dầu diesel bị rò rỉ từ bể chứa nhiên liệu tại một trong những nhà máy của công ty nằm gần Norilsk. Nhiên liệu thấm vào đất và nhuộm màu nước gần đó biến nó thành màu đỏ tươi.

Bắc Kinh buộc ngành ngân hàng gánh chịu 212 tỷ USD để vớt vát nền kinh tế

Bắc Kinh buộc ngành ngân hàng gánh chịu 212 tỷ USD để vớt vát nền kinh tế
Chính quyền Trung Quốc muốn ngành ngân hàng trong nước chia sẻ nỗi đau và giúp thúc đẩy nền kinh tế đang lao dốc bằng cách giảm bớt 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 212 tỷ USD) lợi nhuận.
Để chống lại tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm qua khi nước này cố gắng phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19, chính phủ ĐCSTQ đã yêu cầu các ngân hàng trong nước từ bỏ khoản lợi nhuận lên tới 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Đây là một yêu cầu gây sốc và chưa từng có tiền lệ, đóng vai trò như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, Trung Quốc về cơ bản vẫn là một nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa.
Có rất nhiều thứ Bắc Kinh sẽ làm. Đầu tiên, Bắc Kinh đang vượt ra bên ngoài khuôn khổ bộ công cụ chính sách tiền tệ truyền thống nhằm đạt mục đích vực dậy nền kinh tế. Thứ hai, các ngân hàng sẽ chịu tổn hại tài chính khi chính phủ trung ương siết chặt lợi nhuận của nó trong một khoảng thời gian, và trong khoảng thời gian đó mức lợi nhuận có thể trở nên rất mỏng đến mức gần như không còn gì, trước bối cảnh số lượng các khoản vỡ nợ dự kiến là lớn.
Thứ ba và quan trọng nhất, điều này sẽ gửi một thông điệp tồi tệ tới các cổ đông – mà rất nhiều người trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài. Các cổ đông có rất ít quyền hành trong việc vận hành các công ty mà họ tin rằng họ sở hữu, và các công ty hoạt động vì lợi nhuận này có thể, dù không cần thông báo, trở thành các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ ĐCSTQ. Đây có lẽ không phải là những gì các cổ đông muốn khi họ mua cổ phiếu các ngân hàng Trung Quốc này.

Siết chặt lợi nhuận ngành ngân hàng

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố thúc đẩy chính sách này vào giữa tháng 6. Mặc dù hình thức sẽ có sự đa dạng và khác biệt, nhưng các ngân hàng dự kiến sẽ phải giảm lãi suất cho vay, cắt giảm phí và phí dịch vụ, hoãn nợ cho các khoản vay hiện có và cung cấp nhiều khoản vay không đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay không bảo đảm là các khoản vay được cung cấp mà không có tài sản thế chấp, từ đó thiếu đi sự đảm bảo nếu người đi vay không thể trả nợ.
Về mặt kinh tế, tuyên bố này gần giống với một chính sách kích thích kinh tế, mặc dù Bắc Kinh không phải hy sinh ngân sách nhà nước. Nó đã đẩy chi phí rủi ro cho các tổ chức tài chính, và rốt cục người chịu thiệt hại sau chót là các nhà đầu tư. 
Ở mức vĩ mô, mô hình kinh doanh của một ngân hàng là kiếm tiền từ khoản chênh lệch lãi suất. Ngân hàng cố gắng cho vay hoặc đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất mà nó phải trả cho người gửi tiền. Việc buộc các ngân hàng phải cho vay với lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm doanh thu trong khi không cùng lúc giảm chi phí vốn, tức giảm lợi nhuận.
Trên thực tế, các ngân hàng Trung Quốc đã phải đối mặt với căng thẳng chưa từng thấy ngay cả trước khi chính sách hy sinh lợi nhuận được ban hành.
Nhiều người đi vay đang phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, và tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng. Tập đoàn tài chính S&P Global ước tính tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc là khoảng 2,2% vào năm 2020, tăng nhẹ so với mức 1,74% vào năm 2019. S&P cũng ước tính các khoản cho vay không tạo thu nhập của ngành sẽ đạt mức 7,25% vào năm 2020, tăng 2% so với năm ngoái.
Theo một báo cáo của Bloomberg, ngân hàng UBS ước tính rằng trong trường hợp tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 4,8% và duy trì cho đến năm 2021, ngành ngân hàng Trung Quốc sẽ chứng kiến mức lợi nhuận giảm 39%.

Phớt lờ cổ đông 

Cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc đã giảm tại các sàn giao dịch Hồng Kông và Trung Quốc đại lục kể từ ngày 16/6, khi các biện pháp trên được đưa ra.
Một mệnh lệnh từ Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận – về cơ bản ép buộc các chủ sở hữu ngân hàng phải gánh chịu tổn thất – là vi phạm các giao thức quản trị doanh nghiệp cơ bản. Đây như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng các công ty Trung Quốc không thích hợp để đầu tư.
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung Quốc – Mỹ (USCC) đã ban hành một báo cáo ngày 27/5 cảnh báo các nhà quản lý Hoa Kỳ rằng các ngân hàng Trung Quốc đang tạo nên một mối đe dọa hệ thống ngày càng đáng lo ngại, khi ngày càng nhiều các quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí và tài khoản hưu trí của Mỹ sở hữu cổ phiếu Trung Quốc, bao gồm cổ phiếu của các tổ chức tài chính nước này.
Báo cáo cho biết, “giới ngân hàng đại lục vẫn đang chịu sự chi phối và được chống lưng bởi chính quyền Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ duy trì quyền can thiệp một cách quyết đoán vào hệ thống ngân hàng để đạt được kết quả mong muốn”.
Các công ty Trung Quốc, bao gồm nhiều ngân hàng, là một phần của các chỉ số chứng khoán bám sát các thị trường mới nổi và thị trường toàn cầu của MSCI và FTSE Russell. Trái phiếu nội địa Trung Quốc cũng chiếm một phần trong Chỉ số Tổng hợp Toàn cầu Bloomberg Barclays Global Aggregate Index. Nhiều quỹ đầu tư phổ biến ở Mỹ cũng được yêu cầu mô phỏng biến động của các chỉ số này khi mua chứng khoán do các công ty Trung Quốc phát hành.
Chỉ trong vài tuần tới, báo cáo của USCC đã trở thành một lời cảnh báo rất thiết thực.

Va chạm tàu ngoài khơi Philippines, nhiều người mất tích

Ít nhất 12 ngư dân Philippines mất tích vào sáng sớm hôm thứ Hai, sau vụ va chạm giữa tàu đánh cá của họ với một tàu chở hàng nước ngoài, The Straits Times dẫn tin từ truyền thông tại Philippines cho biết.
Vụ va chạm xảy ra vào Chủ nhật ở vị trí ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của tỉnh Occidental Mindoro, Philippines, hai trang tin Inquirer và Rappler dẫn nguồn từ cảnh sát cho biết.
Theo Rappler, tàu chở hàng trong vụ va chạm là tàu Trung Quốc, trong khi đó trang Inquirer cho biết con tàu này cắm cờ Hồng Kông.
Vào ngày 9/6, một tàu đánh cá Trung Quốc đã tấn công và đánh chìm một chiếc thuyền của Philippines ở vị trí cách xa hơn 300km về phía tây nam bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa. Ngư dân Việt Nam đã giải cứu 22 người Philippines. Sau vụ va chạm đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải đối mặt với làn sóng chỉ trích rằng ông đã mềm yếu trước Bắc Kinh.

Ông Pompeo đang thúc đẩy liên minh chống chính quyền Trung Quốc

News Week cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đang hối thúc việc thành lập một liên minh quốc tế chống chính quyền Trung Quốc thông qua hàng loạt chỉ trích nhắm vào chính quyền này.
Vào Chủ nhật, ông Pompeo viết trên Twitter: “Mỹ và các quốc gia châu Âu đã thức tỉnh trước các thực tế về Trung Quốc khi một chế độ độc tài đang nổi lên, và những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội tự do của chúng ta. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy đại dịch từ Vũ Hán, khiến hàng ngàn người tử vong, đã đẩy nhanh sự thức tỉnh của chúng ta”.
Cùng ngày, ông Pompeo đăng một tweet khác với nội dung mà ông từng phát biểu tại một diễn đàn vào tuần trước: “Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu phải hợp tác để tiếp tục thức tỉnh về chướng ngại Trung Quốc, vì lợi ích duy trì xã hội tự do, thịnh vượng và tương lai của chúng ta”.
Covid-19 bùng phát, Trung Quốc phong tỏa thêm nửa triệu người
Giới chức Trung Quốc hôm 28/6 thông báo áp lệnh phong tỏa đối với gần nửa triệu người ở gần Bắc Kinh để ngăn chặn đợt bùng phát tiếp theo của dịch viêm phổi Vũ Hán, theo AFP.
Các quan chức y tế cho biết, huyện An Tân thuộc thành phố Bảo Định, cách Bắc Kinh khoảng 150 km, sẽ được “bao vây và kiểm soát hoàn toàn”, giống như cách mà chính quyền Trung Quốc đã áp dụng cho thành phố Vũ Hán vào đầu năm nay.
Quyết định này được chính quyền Trung Quốc đưa ra sau khi có thêm 14 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán ở Bắc Kinh được báo cáo vào hôm Chủ nhật, nâng tổng số bệnh nhân tại khu vực này lên 311, tính từ giữa tháng Sáu.

Hồng Kông: Nhiều người biểu tình bị bắt vì phản đối luật an ninh

Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ít nhất 53 người vào Chủ nhật với cáo buộc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối việc Bắc Kinh đang triển khai kế hoạch áp luật an ninh quốc gia đối với họ, theo Reuters.
Hàng trăm người đã tập trung ở Jordan để tuần hành tới Mong Kok, nhưng ngay sau đó đoàn người biểu tình phải đối mặt với lực lượng cảnh sát có vũ trang.
Nói về lý do tham gia cuộc biểu tình, anh Roy Chan, 44 tuổi cho biết: “Chúng tôi phải đứng dậy và đánh bại những kẻ đang tước đoạt quyền tự do của Hồng Kông”.

Video: Đập Tam Hiệp khẩn cấp xả lũ, thành phố Nghi Xương thành biển nước

Ngày 27/6, việc xả lũ khẩn cấp đập Tam Hiệp đã khiến thành phố Nghi Xương ở hạ du đập gặp phải lũ lụt, toàn bộ thành phố chìm ngập trong nước.
Có cư dân mạng đã đăng tải video hiện trường nói rằng, “thành phố Nghi Xương hầu như không có góc nào thoát, đâu đâu cũng bị ngập”.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 27/6, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bắt đầu mưa xối xả. Lúc 12 giờ 40 phút, thành phố đưa ra mức báo động đỏ. Nhiều video đăng trên Twitter cho thấy toàn bộ thành phố Nghi Xương đã bị ngập lụt. Độ sâu của nước ở trung tâm thành phố đã vượt qua thắt lưng, nhiều xe cộ bị ngâm trong nước, có người ngồi trong xe không ngừng kêu cứu.
Có cư dân mạng đã đăng tải dòng trạng thái lên Twitter với nội dung: “Đập Tam Hiệp và đập Cát Châu đều ở thượng nguồn của thành phố Nghi Xương! Thành phố Nghi Xương bị ngập nặng như vậy, cho thấy hai con đập này liên tục mở áp xả lũ”.
Trước đó trên Internet đã từng có người cảnh báo rằng rất có thể sẽ có lũ lụt siêu lớn trong năm nay, đập Tam Hiệp đang đứng trước nguy cơ vỡ đập, và nhắc nhở cư dân của thành phố Nghi Xương, thành phố đầu tiên ở hạ du con đập (vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình), hãy cố đào thoát cho mau, càng sớm càng tốt. Nhưng bây giờ có vẻ như người dân thành phố Nghi Xương dù muốn chạy cũng không chạy được nữa. 

Trung Quốc phát hiện giếng nước ngọt trên đảo nhân tạo

Trung Quốc đã phát hiện một giếng nước ngọt trên một đảo nhân tạo mà họ tự ý bồi đắp thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, SCMP đưa tin vào tối Chủ nhật.
Giếng nước ngọt được phát hiện tại đảo Đá Chữ Thập, được cho là đang lan rộng ra khoảng 1 mét mỗi năm, gấp hơn hai lần tốc độ phát triển quan sát được tại các giếng nước ngọt ở những hòn đảo tự nhiên.
Nó có thể “phục vụ như một nguồn nước quan trọng cho người và hệ sinh thái trên đảo”, nhóm nghiên cứu do nhà địa chất biển Xu Hehua đứng đầu viết trong một báo cáo đăng trên Tạp chí Thủy văn vào tháng trước.

Áo, Bỉ lên án Bắc Kinh thu hoạch nội tạng cưỡng bức

image.png
Hoạt động thu hoạch nội tạng sống (mổ cướp nội tạng) của Bắc Kinh một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý trong tháng này khi hai quốc gia châu Âu lên tiếng phản đối các thương vụ giao dịch bất hợp pháp, theo The Epoch Times.
Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Trung Quốc đã phải đối mặt với các cáo buộc chồng chất rằng nó đang sát hại các tù nhân lương tâm để bán nội tạng của họ trên thị trường cấy ghép.
“Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này, nó chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được”, bà Gudrun Kugler, thành viên Nghị viện Áo, nói hôm 23/6, sau khi ủy ban nhân quyền của Nghị viện nước này nhất trí thông qua nghị quyết chống nạn buôn bán nội tạng và con người.
“Hết lần này đến lần khác các báo cáo về nạn buôn bán bất hợp pháp các bộ phận cơ thể người ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện. Đây là hành vi đi ngược lại tất cả các tiêu chuẩn nhân quyền và đạo đức”, trích báo cáo từ văn phòng của bà Kugler.
Các dân tộc thiểu số và tôn giáo, bao gồm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các tín đồ Kitô giáo là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi những lạm dụng như vậy, bà nói thêm.

Liên Hợp Quốc nói rằng thế giới không thể quay trở lại ’tình trạng bình thường trước đó’ sau đại dịch

Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed đã nói trên một diễn đàn quốc tế hôm thứ Sáu (26/7) rằng xã hội không thể trở lại “trạng thái bình thường trước đó” khi ông đệ trình các giải pháp đối phó kinh tế xã hội trong bối cảnh đại dịch, theo Fox News.
“Chúng ta phải quan sát mức độ nghiêm trọng của tình hình”, ông Mohammed nói. “Sự trở lại bình thường tại một số khu vực không nên khiến chúng ta hình thành một cảm giác an toàn giả tạo”.
Ông Mohammed nói rằng nhiều quốc gia vẫn chưa qua đỉnh địch, và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính có thể mất 300 triệu việc làm toàn cầu – một con số cao gấp 15 lần so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Đến nay, dịch Covid-19 đã lây nhiễm hơn 10 triệu người và giết chết hơn 500.000 người trên toàn cầu.

Phẫn nộ gia tăng trước báo cáo Nga cung cấp tiền thưởng cho các chiến binh Afghanistan sát hại lính Mỹ

Các quan chức Mỹ tin rằng một đơn vị tình báo Nga đã cung cấp tiền thưởng cho các chiến binh có liên hệ đến Taliban để sát hại lính nước ngoài ở Afghanistan, bao gồm lính Mỹ.
Câu chuyện xuất hiện lần đầu trên Thời báo New York, trích dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên, và theo sau bởi tờ Washington Post. Các báo cáo nói rằng Mỹ đã đi đến kết luận về hoạt động này vài tháng trước và rằng Nga đã cung cấp phần thưởng cho các cuộc tấn công thành công vào năm ngoái.
Tờ New York Times viết: “Kết quả phát hiện tình báo đã được thông báo cho tổng thống Trump, và Hội đồng Bảo an Quốc gia thuộc Nhà Trắng đã thảo luận về vấn đề này tại một cuộc họp liên ngành cuối tháng 3”. 
Các quan chức Nhà Trắng dường như đã đưa ra một số giải pháp để đáp trả Điện Kremlin, từ khiển trách ngoại giao cho đến việc áp các lệnh trừng phạt mới. 

Mỹ nhấn mạnh các trại giam người Duy Ngô Nhĩ trong thông điệp ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn trên thế giới

Mỹ đã nhấn mạnh việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Trung Quốc trong bình luận tôn vinh các nạn nhân bị tra tấn trên toàn thế giới hôm thứ Sáu, khi các nhóm bảo vệ nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho việc lạm dụng quyền con người, theo RFA.
“Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Kazakhstan, Kyrgyz và thành viên các nhóm thiểu số theo Hồi giáo chủ yếu khác ở Tân Cương đã bị bắt giam một cách tùy tiện trong các trại giam, nơi có nhiều báo cáo về việc tra tấn”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói trong một tuyên bố. 
Những nhận xét này đã được ban hành cho Ngày Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân bị Tra tấn, một hoạt động thường niên vào ngày kỷ niệm ngày Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn bắt đầu có hiệu lực vào năm 1987.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: