Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Thời Ông Trùm, nhân quyền ở Việt Nam đội nón ra đi không trở lại

Inline image

Khi Trùm cầm cờ Việt Cộng và " hân hoan hồ hởi phấn khởi " vẫy nó  ,thì Nhân Quyền ở xứ Cộng Sản Việt Nam  " đội mũ " ra đi . Các chiến dịch đàn áp , bắt giam người khác chính kiến xảy ra từng ngày và vô cùng khốc liệt ..  Down with Trùm . Down , Down , Down . WL "Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nhìn vào Trump, họ thấy một vị tổng thống Hoa Kỳ, người tỏ rõ quan điểm là ông ta không quan tâm đến nhân quyền và dường như tỏ ra thích những kẻ độc tài,"  Obama buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải cho phép các công đoàn độc lập hoạt động, tăng cường bảo vệ môi trường và cho phép Internet tự do và cởi mở. "Khi Obama thăm Việt Nam lần cuối cùng, ông đã gặp một nửa tá nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. Những thứ như thế này tuy mang tính biểu tượng, nhưng cũng gửi một thông điệp quan trọng."<!> 

Khi Trump làm TT, Cộng sản Việt Nam đã xóa bỏ các kế hoạch cho phép các tổ chức công đoàn hoạt động và tiến hành cuộc trấn áp gay gắt nhất từ trước đến nay đối với giới bất đồng chính kiến

 

Trump đang đẩy lùi tiến trình dân chủ ở Việt Nam?

·          
Chính quyền Trump có đang tác động đến sự dân chủ hóa ở Việt Nam?
Chính quyền Trump có đang tác động đến sự dân chủ hóa ở Việt Nam?
Chính sách đối ngoại của Washington dựa trên quan điểm "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều tác động lớn nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Và Việt Nam là một trong những nước chịu một sự ảnh hưởng không nhỏ từ sự thay đổi này, bắt đầu từ những hiệp ước thương mại cho đến tiến trình dân chủ hóa, theo như hai nhà báo Simon Denyer và David Nakamura của Washington Post.
"Không còn ràng buộc bởi các điều kiện do chính quyền Barack Obama áp đặt để  gia nhập hiệp ước thương mại, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã xóa bỏ các kế hoạch cho phép các tổ chức công đoàn hoạt động và tiến hành cuộc trấn áp gay gắt nhất từ trước đến nay đối với giới bất đồng chính kiến," Denyer và Nakamura viết trong một bài bình luận trên tờ Washington Post.
Tác giả cho rằng Việt Nam là một ví dụ điển hình cho sự suy thoái vốn ít được để ý đến kể từ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Trump.
Khi xây dựng thỏa thuận thương mại TPP, chính phủ Hoa Kỳ khi đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải cho phép các công đoàn độc lập hoạt động, tăng cường bảo vệ môi trường và cho phép Internet tự do và cởi mở.
Và bằng cách thành lập một trật tự dựa trên quy tắc của Washington, nó cũng là một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Khi TPP đang được đàm phán, trên mạng xã hội Việt Nam cũng đã xuất hiện một phong trào do các nhà hoạt động Việt Nam khởi xướng để truyền bá về quyền lợi người lao động, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và thậm chí về sự dân chủ, bài của WP viết.
"TPP đã có thể là một làn gió xuôi cánh buồm của các nhà hoạt động Việt Nam, các công đoàn và các nhà môi trường," Brad Adams, giám đốc khu vực Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. "Việc rút khỏi TPP là một bước thụt lùi lớn."
Bài viết của Nakamura và Denyer sau đó đã được toàn ban biên tập Washington Post ủng hộ.
"Thay đổi không dễ dàng... Nhưng từ bỏ cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì sẽ luôn luôn khiến tình trạng đàn áp ngày càng nhiều hơn, trong khi việc đấu tranh cho những giá trị này có thể thu nhận được kết quả, dù không đồng đều và không hoàn hảo," bài bình luận thể hiện quan điểm của toàn ban biên tập Washington Post viết hôm 21/10.
Paul Mooney, một nhà báo tự do ở khu vực châu Á hơn 30 năm qua cho biết đã trao đổi với một vài nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến Việt Nam và một vài tổ chức nhân quyền thì tất cả đều "xác nhận rằng Trump không nói một lời về nhân quyền, hay nhắc đến tên những người đã bị trấn áp khi ông ta đến thăm Việt Nam".
"Và họ nói rằng tình trạng nhân quyền đã xấu đi đáng kể kể từ khi ông Trump nhậm chức vì chính phủ Việt Nam và những nước trong khu vực - biết rằng họ không phải phản hồi lại áp lực của Mỹ đối với những vấn đề này nữa."
"Tôi biết rằng các chính quyền Cộng hòa và Dân chủ trước đây luôn lên tiếng thúc đẩy về nhân quyền ở nhiều quốc gia khi tôi còn đưa tin từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và các nước khác trong gần 30 năm qua, và nó đã có một tác động nhất định."

Paul Mooney, một nhà báo tự do ở khu vực châu Á hơn 30 năm qua
Paul Mooney, một nhà báo tự do ở khu vực châu Á hơn 30 năm qua

"Khi Obama thăm Việt Nam lần cuối cùng, ông đã gặp một nửa tá nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. Những thứ như thế này tuy mang tính biểu tượng, nhưng cũng gửi một thông điệp quan trọng."
"Ông có thể đưa ra bằng chứng nào chứng minh Trump đã làm gì thúc đẩy nhân quyền ở đó không? Số người Việt Nam bị bắt đang tăng lên đáng kể kể từ khi ông ta được bầu. Nhưng Trump có bao giờ nhắc đến nổi một cái tên không?" ông Mooney, người từng làm tại hãng tin Reuters đặt câu hỏi cho Robinson.

Kém so với chính quyền của Obama?

Nhà báo Nakamura và Denyer cũng chỉ ra sự khác biệt về phong cách đối ngoại của hai tổng thống Obama và Trump.
Cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Việt Nam tương tự như Obama theo hai cách: Tập trung mạnh vào việc phát triển mối quan hệ quân sự và an ninh, và giúp giới lãnh đạo Việt Nam tiếp cận tới cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ.

Cuộc gặp hồi tháng 7/2015 giữa Tổng thống Barack Obama với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cuộc gặp hồi tháng 7/2015 giữa Tổng thống Barack Obama với Tổng Bí thư VN Nguyễn Phú Trọng

Kết quả của cuộc gặp này là hàng loạt các thỏa thuận song phương chấn động, như việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí vào 2016 và một lá thư về thoả thuận TPP, trong đó Hà Nội hứa sẽ cho phép thành lập công đoàn độc lập, theo Evan Medeiros, giám đốc cấp cao về Châu Á cho Hội đồng An ninh Quốc gia.
"Tiền đề cơ bản dưới sự cai trị của một đảng là đảng kiểm soát tất cả mọi thứ. Để thiết lập các hiệp hội độc lập về mặt chính trị có thể được cho là mang tính khá cách mạng," Tom Malinowski, trợ lý thư ký về dân chủ, nhân quyền và lao động dưới thời Obama, cho biết.
Nhưng về những mặt khác thì nó rất khác.
Vào tháng 5/2017, khi ông Trump đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vị cố vấn an ninh khi đó H.R. McMaster chỉ có đúng 5 phút để cố vấn ông Trump, theo như cựu đại sứ Osius.
Nhưng hầu hết cuộc gặp đó là ông Trump nói những câu đùa thô thiển, theo ông Osius.
"Khá là rõ ràng là ngài tổng thống đã không biết người ông ấy sẽ gặp là ai, gặp về điều gì và thậm chí cũng không hề hứng thú về cuộc gặp đó," ông Osius nói thêm.
Trong chuyến đi đến Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với giới bất đồng chính kiến và các thanh niên trẻ.
Còn Trump thì nhấn mạnh vào tình trạng thâm hụt thương mại và tìm cách bán vũ khí Hoa Kỳ cho Hà Nội, bài báo của WP viết.
"Tình hình này đang quá xấu," viên chức này nói. "Tôi nghĩ đó là một trở ngại cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam."
Chính quyền Cộng sản hiện nay phần lớn lờ đi những khiếu nại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khi họ nhìn vào Trump, họ thấy một vị tổng thống Hoa Kỳ, người tỏ rõ quan điểm là ông ta không quan tâm đến nhân quyền và dường như tỏ ra thích những kẻ độc tài,"

Không có nhận xét nào: